Chuyên đề Trải nghiệm sáng tạo trong giảng dạy thực tế - Trường THCS Triệu Phước
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Trải nghiệm sáng tạo trong giảng dạy thực tế - Trường THCS Triệu Phước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- chuyen_de_trai_nghiem_sang_tao_trong_giang_day_thuc_te_truon.doc
Nội dung text: Chuyên đề Trải nghiệm sáng tạo trong giảng dạy thực tế - Trường THCS Triệu Phước
- Trường THCS Triệu Phước Tổ: Toán - Tin CHUYÊN ĐỀ “TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG GIẢNG DẠY THỰC TẾ” I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Trong quá trình dạy học việc quan trọng nhất vẫn là đảm bảo kiến thức cho các em. Tuy nhiên với đời sống hàng ngày thay đổi tầm hiểu biết của các em được nâng cao nên bản thân mỗi người Thầy cần phải tìm hiểu, nâng cao kiến thức, trau dồi bản thân, bắt nhịp được các phương pháp dạy học hiện đại. Bên cạnh đó giáo viên luôn luôn phải chú ý đến việc lấy “ học sinh làm trung tâm” nên phải làm thế nào để tiết học không còn nàm chán, tẻ nhạt đặt ra trong mỗi tiết học. Yêu cầu mỗi em phải có sự chuẩn bị bài ở nhà, nghiên cứu trước bài mới. Vì vậy để tạo cho các em sự tìm tòi kiến thức cũng như trong đời sống hàng ngày nên chúng tôi thực hiện chuyên đề “TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG GIẢNG DẠY THỰC TẾ” Thông qua hoạt động TRảI nghiệm giúp các em hợp tác thành nhóm nhỏ mỗi em học sinh đều đóng góp một đơn vị kiến thức thông qua tiết thực hành. Các em được tìm tòi cách làm Giác Kế, cách tạo ra Ê ke đạc. Mỗi nhóm tự làm và tự thực hiện đo một số kết quả ở ngay chính địa phương của các em thông qua sự hướng dẫn kĩ càng của giáo viên. Học hợp tác nhóm giúp các em rèn luyện và phát triển kĩ năng làm việc, kĩ năng giao tiếp, tạo điều kiện học sinh học hỏi lẫn nhau. Thông qua hoạt động nhóm, các em có thể cùng làm việc với nhau những công việc mà một mình không thể tự làm được trong một thời gian nhất định. Qua thực tế dạy tại Trường bản thân nhận thấy các em còn e ngại, rụt rè. Nên với “phương pháp trải nghiệm sáng tạo” có thể có phần nào giúp các em làm quen trong công việc tự lập của bản thân, có thể trả lời, có thể tổ chức, có thể đặt câu hỏi dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Vì vậy việc vận dụng kỉ thuật dạy học mới phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, có tính cá nhân trong hoạt động nhóm là rất cần thiết. Chuyên đề trải nghiệm sáng tạo trong giảng dạy thực tế trang 1
- Trường THCS Triệu Phước Tổ: Toán - Tin * Phạm vi chuyên đề: Sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm – trải nghiệm sáng tạo trong thực tế : trong bài dạy “Ứng dụng thực tế các tỉ số lượng giác của góc nhọn - thực hành” • Mục đích: + Nâng cao hiệu quả giờ dạy, phát huy cao độ tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh trong học tập bộ môn toán. + Nâng cao hiệu quả trong ứng dụng thực tế. + Trải nghiệm cho học sinh đo thực tế các con sông, các cột điện bằng đồ dùng tự làm. • Yêu cầu: + Học sinh tìm hiểu bài, nắm được cách thức làm việc của dạy học theo phương pháp trải nghiệm sáng tạo. + Học sinh tìm hiểu về giác kế và cả nhóm cùng đưa ra phương án làm giác kế (trong vòng 1 tuần) + Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm chuẩn bị các dụng cụ để thực hành. • Kĩ năng: +Kĩ năng hoạt động nhóm, kĩ năng sáng tạo. + Kĩ năng giao tiếp theo nhóm, kĩ năng tổ chức nhóm. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1. Cơ sở lí luận: a. Phương pháp dạy học Phương pháp dạy học (PPDH) là lĩnh vực rất phức tạp và đa dạng. Có nhiều quan niệm, quan điểm khác nhau về PPDH. Trong chuyên đề này, PPDH được hiểu là cách thức, là con đường hoạt động chung giữa GV và HS, trong những điều kiện dạy học xác định, nhằm đạt tới mục đích dạy học. Chuyên đề trải nghiệm sáng tạo trong giảng dạy thực tế trang 2
- Trường THCS Triệu Phước Tổ: Toán - Tin Phương pháp dạy học theo quan niệm hiện nay là cách thức hướng dẫn và chỉ đạo của giáo viên nhằm tổ chức họat động nhận thức và hoạt động thực hành của học sinh, dẫn tới việc học sinh lĩnh hội vững chắc nội dung học vấn, hình thành thế giới quan và phát triển năng lực nhận thức. Dạy học trải nghiệm sáng tạo được hiểu theo cách là mỗi học sinh được tham gia tìm tòi các đơn vị kiến thức, tự tìm tòi và sáng tạo ra những đơn vị kiến thức liên quan trong mỗi tiết học từ đó các em có thể khám phá nhiều hơn ngoài kiến thức được học. Mỗi thành viên trong mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước toàn lớp. Nếu phát huy tốt phương pháp dạy học “ trải nghiệm sáng tạo“ thì người thầy sẻ thấy được khả năng của mỗi em trong cuộc sống, đồng thời giúp các em cởi mở hơn trong giao tiếp hàng ngày. * Quy trình thực hiện Tiến trình dạy học trải nghiệm sáng tạo có thể được chia thành 3 giai đoạn cơ bản: a. Làm việc toàn lớp : Phân công nhiệm vụ - Hướng dẫn các nhóm trong việc làm đồ dùng học tập (Giác kế, Ê ke đạc) (1 tuần) - Cách thức thực hiện 1 tiết thực hành - Giao nhiệm vụ cho từng nhóm - Thành lập nhóm b. Làm việc nhóm - Chuẩn bị địa điểm làm việc - Lập kế hoạch làm việc - Thoả thuận quy tắc làm việc - Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ - Chuẩn bị báo cáo kết quả. c. Làm việc toàn lớp: Trình bày kết quả, đánh giá Chuyên đề trải nghiệm sáng tạo trong giảng dạy thực tế trang 3
- Trường THCS Triệu Phước Tổ: Toán - Tin - Các nhóm trình bày kết quả - Đánh giá kết quả. b. Kĩ thuật dạy học Kỹ thuật dạy học là biện pháp, cách thức tiến hành các hoạt động dạy học dựa vào các phương tiện thiết bị nhằm đảm bảo chất lượng và hiệu quả giảng dạy hay có thể nói cách khác đó là cách thức hoạt động dạy học, tổ chức hoạt động giáo dục để bảo đảm hiệu quả, chất lượng giảng dạy. Trải nghiệm sáng tạo là một trong những phương pháp mới, yêu cầu mỗi hs cần có sự tìm tòi và sáng tạo trong mỗi tiết học, cần đưa ra những giải pháp và cách thức học. Đặc biệt các em được tìm hiểu và hứng thú hơn trong việc học, xay dựng tính đoàn kết trong mỗi nhóm để có được những ý tưởng mang lại kết quả thực tế cao. 2. Cơ sở thực tiển: - Đối với giáo viên: Việc áp dụng sáng tạo trong dạy học còn rất hạn chế. Nguyên nhân là do một số giáo viên vẫn còn có quan điểm cho rằng học sinh không thể làm được nên vẫn không phát huy được hết khả năng của các em trong việc tự học và tự sáng tạo. - Đối với học sinh: đa số các em vẫn chưa chịu suy nghĩ, tìm tòi kiến thức trong sách giáo khoa cũng như vận dụng các kiến thức trong thực tế, chỉ rập khuôn theo quy trình giao nhiệm vụ của Thầy cô. Nên khi được tiếp cận với thực tế các em được khám phá các kiến thức trong thực tế và yêu thích hơn môn học. 3. Tiến trình thực hiện: a) Chuẩn bị: Trải nghiệm tại lớp 9C - Giáo viên phân lớp thành 4 nhóm. Mỗi nhóm cử 1 nhóm trưởng và 1 thư kí. - Giáo viên cho học sinh quan sát Giác kế, Ê Ke đạc. Hướng dẫn cách làm cho các nhóm với vật liệu đơn giãn không tốn kém. Chuyên đề trải nghiệm sáng tạo trong giảng dạy thực tế trang 4
- Trường THCS Triệu Phước Tổ: Toán - Tin - Giáo viên phân công nhiệm vụ cho các nhóm trưởng và giao lớp trưởng tổ chức lớp và điều hành dưới sự giám sát của giáo viên. b) Quy trình thực hành: - Lớp trưởng tổ chức, kiểm tra dụng cụ thực hành - Phân công địa điểm thực hành - Giáo viên giao phiếu nhóm về các nhóm: - Các nhóm nêu lại cách đo chiều cao và chiều dài (công thức tính) c) Đánh giá kết quả: - Chuẩn bị đồ dùng dạy học - Ý thức tổ chức từng nhóm - Kết quả thực hiện III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ - Để có được kĩ năng tổ chức tiết dạy trải nghiệm sáng tạo thì yêu cầu mỗi giáo viên phải chuẩn bị trước các nội dung, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm. - Phải nắm vững yêu cầu về quan điểm dạy học, chương trình, nội dung dạy học. - Thấy được tầm quan trọng và ích lợi của hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong quá trình dạy học. - Thực hiện trải nghiệm thường xuyên trên các lớp học. * Kiến nghị, đề xuất: - Giáo viên bộ môn cần nghiên cứu chương trình, chuẩn KTKN, nghiên cứu PPDH Trải nghiệm sáng tạo. - Tăng cường tập huấn các PPDH và KTDH tích cực cho giáo viên để phát huy cao hơn hiệu quả giờ dạy. Trên đây là báo cáo chuyên đề dạy học theo chuyên đề “trải nghiệm sáng tạo trong giảng dạy thực tế” của trường THCS Triệu Phước. Chắc chắn không tránh khỏi các sai sót, các thầy cô giáo về dự chuyên đề góp ý để chuyên đề được hoàn thiện hơn. Triệu Phước, ngày 22 tháng 10 năm 2017 Tổ Toán -Tin Trường THCS Triệu Phước Chuyên đề trải nghiệm sáng tạo trong giảng dạy thực tế trang 5
- Trường THCS Triệu Phước Tổ: Toán - Tin Tiết 15: Ngày soạn: 24-10-2017. §5. ỨNG DỤNG THỰC TẾ CÁC TỈ SỐ LƯỢNG GIÁC CỦA GÓC NHỌN. THỰC HÀNH NGOÀI TRỜI I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: HS biết xác định chiều cao của 1 vật thể mà không cần lên điểm cao nhất của nó. Biết xác định khoảng cách giữa hai điểm, trong đó có một điểm khó tới được. 2. Kĩ năng : HS được TRảI nghiệm trong thực tế, biết chế tạo giác kế phù hợp để đo chiều cao và khoảng cách của các điểm đo mà ta không đến được. Rèn kĩ năng tìm tòi và đối thoại cho học sinh. 3. Thái độ : HS tự giác tích cực chủ động và có ý thức làm việc tập thể II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC: - Thực hành trên sân trường, tìm tòi, nhóm nhỏ III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: - GV: Giác kế, eke đạc. (1 bộ) - HS: Giác kế tự làm, Thước cuộn , Máy tính bỏ túi , giấy ,bút . IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1, Kiểm tra bài cũ: (Kết hợp trong tiết) 2, Bài mới: Hoạt động 1: Ổn định lớp chuẩn bị thực hành Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức - GV yêu cầu lớp trưởng tổ chức lớp 1. Chuẩn bị: - GV yêu cầu các nhóm kiểm tra dụng cụ của nhóm mình trước khi thực hành. - Lớp trưởng và giáo viên kiểm tra cụ thể các dụng cụ thực hành của các nhóm đã chuẩn bị. ? Hãy nêu cách đo chiều cao từ chân mặt - Để đo chân mặt đất đến cột cờ đất đến cột cờ? chúng ta thực hiện các bước sau: + Đo khoảng cách từ chân giác kế đến chân cột cờ. + Đo chiều cao giác kế + Lấy giá trị góc ? Thông qua kết quả ngắm của cả nhóm. Chuyên đề trải nghiệm sáng tạo trong giảng dạy thực tế trang 6
- Trường THCS Triệu Phước Tổ: Toán - Tin * Sử dụng công thức: Tính AD = AB + BD = OC + OB. tan - Để đo khoảng cách ta thực hiện các ? Để đo khoảng cách từ vạch ngang trên bước sau: sân trường đến vạch chân của cổng ta + Dùng giác kế ngắm lấy điểm thẳng làm thế nào? hàng, dùng Ê Ke Đạc lấy đường vuông góc. + Di chuyển giác kế cách vị trí đặt khoảng 1-2m (nằm trên đường vuông gốc) + Ngắm xoay giác kế lấy gốc ? * Tính AB = AC. tan Hoạt động 2: Học sinh thực hành Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức - GV đưa hs tới địa điểm thực hành và 2. Học sinh thực hành: phân công vị trí từng nhóm. - Các nhóm trưởng phân công nhiệm vụ từng thành viên trong nhóm. - GV kiểm tra kĩ năng thực hành của từng nhóm và cách tổ chức của từng nhóm - Sau khi hoàn thành phần đo lần 1 các nhóm đổi chéo thực hiện đo lần 2. Hoạt động 3: Hoàn thành báo cáo - Nhận xét - đánh giá Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức 3. Hoàn thành báo cáo - Nhận xét - - Thư kí nhóm ghi kết quả đo của nhóm đánh giá: Đồng thời nhóm trưởng báo cáo kết quả đo. - Các nhóm tính điểm cho từng cá nhân và tự đánh giá theo mẫu báo cáo - GV thu báo cáo thực hành của từng nhóm - Thông qua báo cáo và thực tế quan sát, kiểm tra, nêu nhận xét - đánh giá và cho Chuyên đề trải nghiệm sáng tạo trong giảng dạy thực tế trang 7
- Trường THCS Triệu Phước Tổ: Toán - Tin điểm thực hành từng nhóm . - Mỗi cá nhân trong mỗi nhóm đặt câu hỏi thảo luận. Vd: - Chiều cao cột cờ tìm được có chính xác không? Lí do vì sao lại đạt kết quả tương đối? - Vì sao có sự chênh lệch kết quả ở mỗi nhóm? BÁO CÁO THỰC HÀNH TIẾT 15 HÌNH HỌC CỦA NHÓM LỚP: 9C 1, Xác định chiều cao: Hình vẽ: a, Kết quả đo: CD = A = OC = b, Tính AD = AB + BD = OC + OB. tan O B C D A, Kết quả đo: 2, Xác định khoảng cách: - Kẻ Ax AB Chuyên đề trải nghiệm sáng tạo trong giảng dạy thực tế trang 8
- Trường THCS Triệu Phước Tổ: Toán - Tin Hình vẽ: - Lấy C Ax Đo AC = B Xác định = B, Tính AB = AC. tan x A C ĐIỂM THỰC HÀNH CỦA NHÓM STT Tên HS Điểm Ý thức kỉ Kĩ năng Kĩ năng Tổng chuẩn bị luật thực Báo cáo và dụng cụ 2đ hành đặt câu hỏi 3đ 3đ thảo luận của nhóm 2đ 1 2 3 3, Củng cố: - Gv nêu những liên hệ thực tế để mỗi cá nhân có thể trải nghiệm qua những bài toán thực tế như: Đo chiều rộng khúc sông bắc phước, hay đo chiều cao của nhà mình, chiều cao của các cây cối - Trải nghiệm nhiều năm: VD: Đo chiều cao của 1 cây trong vườn lúc nhỏ và sau 10 năm, 20 năm để biết được quá trình phát triển của cây. 4, Hướng dẫn về nhà - Chuẩn bị ôn lại kiến thức đã học làm các câu hỏi ôn tập chương để tiết sau ôn tập. V. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY: Chuyên đề trải nghiệm sáng tạo trong giảng dạy thực tế trang 9
- Trường THCS Triệu Phước Tổ: Toán - Tin Chuyên đề trải nghiệm sáng tạo trong giảng dạy thực tế trang 10