Câu hỏi trắc nghiệm môn Tiếng Việt Lớp 2 (Có đáp án)

docx 4 trang Hùng Thuận 40582
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi trắc nghiệm môn Tiếng Việt Lớp 2 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxcau_hoi_trac_nghiem_mon_tieng_viet_lop_2_co_dap_an.docx

Nội dung text: Câu hỏi trắc nghiệm môn Tiếng Việt Lớp 2 (Có đáp án)

  1. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 2 Khoanh vào đáp án đúng: Câu 1: Từ nào là từ chỉ sự vật? A. cô giáo B. nhảy cao C. xinh xắn D. buồn bã Câu 2: Từ nào là từ chỉ hoạt động: A. ngôi nhà B. hồng tươi C. chạy nhảy D. hiền lành Câu 3: Từ nào sau đây là từ chỉ đặc điểm: A. đi chơi B. thông minh C. hoa cúc D. viết bài Câu 4. Câu nào dưới đây là mẫu câu giới thiệu? A. Chúng em đang tập văn nghệ. B. Hà mã kiếm ăn bên sông. C. Cá heo là con vật thông minh. D. Chim chích bông rất xinh đẹp. Câu 5. Câu nào dưới đây là mẫu câu nêu hoạt động? A. Sư tử là chúa tể của rừng xanh. B. Chiếc áo này rất đẹp. C. Mẹ Mai là bác sĩ giỏi. D. Minh đang cùng ông tưới cây. Câu 6. Câu nào dưới đây là mẫu câu nêu đặc điểm? A. Thư viện trường em rất đẹp. B. Bạn Quỳnh là lớp trưởng lớp 2A. C. Cô giáo em đang giảng bài. D. Hoa phượng là loài hoa của học trò. Câu 7: Nhóm từ nào chỉ đặc điểm về ngoại hình của một bạn học sinh? A. vầng trán, đôi mắt, nụ cười B. xinh đẹp, bầu bĩnh, cao lớn C. nhanh nhẹn, thông minh, . D. tiếng cười, chăm chỉ, Câu 8. Dòng nào dưới đây gồm các từ chỉ tính cách của con người: A. Sách, ghế, kính. B. Lẫm chẫm, dạy, múa. C. Cao lớn, thông minh, xinh đẹp. D. vui tính, nghiêm khắc, kiên nhẫn. Câu 9. Trong câu “Em buộc cho búp bê hai bím tóc.” Từ chỉ hoạt động là: A. em B. búp bê C. buộc D. hai bím tóc Câu 10. Câu “Đôi mắt búp bê đen láy.” thuộc mẫu câu nào? A. Câu nêu đặc điểm. B. Câu giới thiệu. C. Câu nêu hoạt động. D. Không thuộc mẫu câu nào. 1
  2. Câu 11. Câu “ Chị Hà là sinh viên đại học.” thuộc mẫu câu nào? A. Câu nêu đặc điểm. B. Câu giới thiệu. C. Câu nêu hoạt động. D. Không thuộc mẫu câu nào. Câu 12. Câu “ Các bạn đang nhảy dây trong sân trường.” thuộc mẫu câu nào? A. Câu nêu đặc điểm. B. Câu giới thiệu. C. Câu nêu hoạt động. D. Không thuộc mẫu câu nào. Câu 13. Từ nào nói về tính tình của một người? A. tốt B. hiền C. ngoan D. Tất cả đều đúng Câu 14. Câu “Em Nụ môi đỏ hồng, trông yêu lắm” thuộc mẫu câu nào? A. Câu nêu đặc điểm B. Câu nêu hoạt động C. Câu giới thiệu D. Không thuộc mẫu câu nào. Câu 15. Trong câu “ Gấu đá bóng ngày càng giỏi hơn.”, có từ nào là từ chỉ đặc điểm? A. Gấu B. đá bóng C. ngày D. giỏi Câu 16. Câu “Mái tóc của ông em bạc trắng” thuộc mẫu câu nào? A. Câu giới thiệu B. Câu nêu đặc điểm C. Câu nêu hoạt động D. Không thuộc mẫu câu nào. Câu 17. Câu “ Bác An là nông dân.” thuộc kiểu câu nào? A. Câu nêu đặc điểm B. Câu nêu hoạt động C. Câu giới thiệu D. Không thuộc mẫu câu nào. Câu 18. Những từ chỉ đặc điểm của người và vật trong câu “Mấy bông hoa vàng tươi như những đốm nắng đã nở sáng trưng.” là: A. vàng tươi, sáng trưng B. đốm nắng, nở C. mấy bông hoa, vàng tươi D. nở, sáng Câu 19. Thêm từ chỉ hoạt động vào chỗ chấm trong câu: “ Trong khu rừng nọ, có chú nhím nâu .” để thành tạo thành câu nêu đặc điểm: A. chạy nhảy B. hiền lành, nhút nhát C. đi D. là nhím trắng Câu 20. Những từ ngữ nào sau đây thuộc nhóm từ chỉ đồ dùng học tập: A. lê-gô, gấu bông, búp bê, bóng bay B. tủ, bàn ghế, giường, chăn màn, C. thước kẻ, bút chì, bảng con, vở, D. tàu hỏa, ô tô, xe đạp, xe máy 2
  3. Câu 21. Những từ ngữ nào sau đây thuộc nhóm từ chỉ đồ chơi: A. tàu hỏa, ô tô, xe đạp, xe máy B. tủ, bàn ghế, giường, chăn màn, C. thước kẻ, bút chì, bảng con, vở, D. lê-gô, gấu bông, búp bê, bóng bay Câu 22. Những từ ngữ nào sau đây thuộc nhóm từ chỉ những người trong gia đình: A. ông bà, bố mẹ, anh, chị, em. B. bác sĩ, y tá, điều dưỡng, C. cô giáo, thầy giáo, học sinh, sinh viên D. ca sĩ, nhạc sĩ, họa sĩ, nhạc công Câu 23: Những từ ngữ nào sau đây thuộc nhóm từ chỉ tình cảm gia đình: A. học bài, lao động, vui chơi B. giúp đỡ, thăm hỏi, tặng quà C. giúp đỡ, kể chuyện, hát múa D. yêu thương, chăm sóc, dạy bảo, Câu 24. Dấu chấm hỏi được đặt ở cuối câu nào? A. Câu kể B. Câu để hỏi C. Câu cảm D. Không đặt ở câu nào Câu 25. Câu “Những con muỗm to xù, mốc thếch” thuộc kiểu câu nào? A. Câu giới thiệu B. Câu nêu hoạt động C. Câu nêu đặc điểm D. Không thuộc mẫu câu nào. Câu 26. “Mái tóc của ông em ” Không thể điền từ nào vào chỗ trống? A. đen láy B. bạc trắng C. hoa râm D. đen nhánh Câu 27. Chọn từ thích hợp để điền vào câu sau: “ Em bé có khuôn mặt ” A. nhăn nheo B. gầy guộc C. khỏe mạnh D. bầu bĩnh Câu 28. Từ ngữ nào không hợp lý khi điền vào câu sau: “ Chị em có nụ cười .” A. duyên dáng B. hồng tươi C. rạng rỡ D. tươi như hoa Câu 29. Ông bà nội là người sinh ra ai? A. bố của em B. mẹ của em C. cậu của em D. dì của em Câu 30. Điền dấu câu nào vào cuối câu sau: “ Bạn đã thực hiện tốt khẩu hiệu 5K chưa” A. dấu chấm B. dấu phẩy C. dấu chấm hỏi D. dấu chấm than 3
  4. ĐÁP ÁN Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10 A C B C D A B D C A Câu 11 Câu 12 Câu 13 Câu 14 Câu 15 Câu 16 Câu 17 Câu 18 Câu 19 Câu 20 B C D A D B C A B C Câu 21 Câu 22 Câu 23 Câu 24 Câu 25 Câu 26 Câu 27 Câu 28 Câu 29 Câu 30 D A D B C A D B A C Đáp án A: 8 câu Đáp án B: 7 câu Đáp án C: 8 câu Đáp án D: 7 câu 4