Câu hỏi ôn tập môn Hóa học Lớp 10 - Bài 3: Cấu trúc lớp vỏ electron của nguyên tử

docx 4 trang binhdn2 3740
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi ôn tập môn Hóa học Lớp 10 - Bài 3: Cấu trúc lớp vỏ electron của nguyên tử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxcau_hoi_on_tap_mon_hoa_hoc_lop_10_bai_3_cau_truc_lop_vo_elec.docx

Nội dung text: Câu hỏi ôn tập môn Hóa học Lớp 10 - Bài 3: Cấu trúc lớp vỏ electron của nguyên tử

  1. BÀI TẬP BÀI 3. CẤU TRÚC LỚP VỎ ELECTRON CỦA NGUYÊN TỬ 1. Bài tập trắc nghiệm Câu 1. Sự chuyển động của electron theo quan điểm hiện đại được mô tả: A. Electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân không theo một quỹ đạo xác định tạo thành vỏ nguyên tử. B. Chuyển động của electron trong nguyên tử theo một quỹ đạo nhất định hình tròn hay hình bầu dục. C. Electron chuyển động cạnh hạt nhân theo một quỹ đạo xác định tạo thành vỏ nguyên tử. D. Electron chuyển động rất chậm gần hạt nhân theo một quỹ đạo xác định tạo thành vỏ nguyên tử. Câu 2. Sự chuyển động của electron theo mô hình hành tinh nguyên tử: A. Chuyển động của electron trong nguyên tử theo một quỹ đạo xác định hình tròn hay hình bầu dục. B. Electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân không theo một quỹ đạo xác định tạo thành vỏ nguyên tử. C. Electron chuyển động xung quanh hạt nhân không theo một quỹ đạo xác định tạo thành đám mây electron. D. Các electron chuyển động có năng lượng bằng nhau. Câu 3. Electron nào quyết định tính chất hóa học của một nguyên tố? A. Electron ở lớp gần nhân nhất. B. Electron ở lớp kế ngoài cùng. C. Electron ở lớp Q. D. Electron ở lớp ngoài cùng. Câu 4. Cấu hình electron của nguyên tử biểu diễn: A. Thứ tự các mức và phân mức năng lượng. B. Sự phân bố electron trên các phân lớp thuộc các lớp khác nhau. C. Thứ tự các lớp và phân lớp electron. D. Sự chuyển động của electron trong nguyên tử. Câu 5. Orbital nguyên tử là: A. đám mây chứa electron có dạng hình cầu. B. đám mây chứa electron có dạng hình số 8 nổi. C. khu vực không gian xung quanh hạt nhân mà tại đó xác suất có mặt electron lớn nhất. D. quỹ đạo chuyển động của electron quay quanh hạt nhân có kích thước và năng lượng xác định. Câu 6. Sự phân bố electron theo ô orbital nào dưới đây là đúng? A. ↑↑ B. ↑ ↑ ↑ C. ↑↓ ↑ D. ↑↑ ↑ ↑ Câu 7. Số electron tối đa trong phân lớp d là: A. 2. B. 10. C. 6. D. 14. Câu 8. Số electron tối đa có thể phân bố trên lớp M là: A. 32. B. 18. C. 9. D. 16. Câu 9. Số electron tối đa trên lớp thứ n (n 4) là: A. n 2. B. 2n 2. C. 2. D. 8.
  2. Câu 10. Sắp xếp các phân lớp sau theo thứ tự phân mức năng lượng tăng dần: A. 1s < 2s < 3p < 3s B. 2s < 1s < 3p < 3d C. 1s < 2s < 2p < 3s D. 3s < 3p < 3d < 4s. Câu 11. Sắp xếp các orbital sau 3s, 3p, 3d, 4s theo thứ tự mức năng lượng tăng dần: A. 3s < 3p < 3d < 4s B. 3p < 3s < 3d < 4s C. 3s < 3p < 4s < 3d D. 3s < 4s < 3p < 3d. Câu 12. Electron thuộc lớp nào sau đây liên kết chặt chẽ nhất với hạt nhân: A. Lớp K. B. Lớp L. C. Lớp M. D. Lớp N. Câu 13. Nguyên tử của một nguyên tố có bốn lớp electron, theo thứ tự từ phía gần hạt nhân là : K, L, M, N. Trong nguyên tử đã cho, electron thuộc lớp nào có mức năng lượng trung bình cao nhất ? A. Lớp K. B. Lớp L. C. Lớp M. D. Lớp N. Câu 14. Nguyên tố lưu huỳnh nằm ở ô thứ 16 trong bảng hệ thống tuần hoàn. Biết rằng các electron của nguyên tử lưu huỳnh được phân bố trên 3 lớp electron (K, L, M). Số electron ở lớp L trong nguyên tử lưu huỳnh là: A. 6. B. 8. C. 10. D. 4 Câu 15. Cấu hình electron của nguyên tử lưu huỳnh (Z=16) ở trạng thái cơ bản là: A. 1s22s22p63s23p5. B. 1s 22s22p63s23p6. C. 1s22s22p63s23p4. D. 1s 22s22p63s23p3. Câu 16. Cấu hình electron của nguyên tử Ca (Z= 20) ở trạng thái cơ bản là: A. 1s22s22p63s23p63d2. B. 1s22s22p63s23p64s1. C. 1s22s22p63s23p64s2. D. 1s22s22p63s23p63d14s1. Câu 17. Nguyên tử X có Z = 24. Cấu hình e nguyên tử X: A. 1s22s22p63s23d44s2 B. 1s 22s22p63s23p63d54s1 C. 1s22s22p63s23p63d6 D. 1s 22s22p63s23p53d54s2 Câu 18. Cấu hình electron của Cu (cho Z = 29) là: A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 4s1. B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d9 4s2. C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d9 D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d10. Câu 19. Nguyên tử của nguyên tố hoá học nào có cấu hình electron là: 1s22s22p63s23p64s1 ? A. Ca (Z = 20) .B. K (Z = 19). C. Mg (Z =12). D. Na (Z = 11). Câu 20. Nguyên tử của nguyên tố hoá học nào sau đây có cấu hình electron là: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6 4s2. A. Ca (Z = 20). B. Fe (Z = 26). C. Ni (Z = 28). D. K (Z = 19). Câu 21. Ion M+ có cấu hình electron là 1s22s22p6. Vậy hạt nhân nguyên từ M có số proton là: A. 10. B. 9. C. 11. D. 13. Câu 22. Hạt nhân nguyên tử X có 17 proton, 18 neutron. Cấu hình electron của ion X- là : A. 1s22s22p63s23p6 B. 1s 22s22p63s23p63d1. C. 1s22s22p63s23p64s1. D. 1s 22s22p63s23p5. Câu 23. Ion R2+ có cấu hình phân lớp cuối cùng là 3d9. Cấu hình electron của nguyên tử R là: A. [Ar]3d94s2. B. [Ar]3d 104s1. C. [Ar]4s 23d9. D. [Ar] 4s 13d10.
  3. Câu 24. Ion X2- có cấu hình e của phân lớp ngoài cùng là 2p6. Cấu hình electron của nguyên tử X là: A. [Ne]2p63s2. B. [Ne]2p 4. C. 1s 22s22p6. D. 1s22s22p4. Câu 25. Nguyên tử của nguyên tố potassium có 19 electron. Ở trạng thái cơ bản, potassium có số orbital chứa electron là: A. 8 B. 9 C. 11 D.10 Câu 26. Tổng số hạt p, n, e trong nguyên tử của nguyên tố A là 21. Vậy cấu hình electron của A là: A. 1s2 2s2 2p4. B. 1s 2 2s2 2p2. C. 1s 2 2s2 2p3. D. 1s 2 2s2 2p5. Câu 27. Nguyên tử của nguyên tố X có electron ở mức năng lượng cao nhất là 3p. Nguyên tử của nguyên tố Y cũng có electron ở mức năng lượng 3p và có một electron ở lớp ngoài cùng. Nguyên tử X và Y có số electron hơn kém nhau là 2. Nguyên tố X, Y lần lượt là: A. Khí hiếm và kim loại. B. Kim loại và kim loại. C. Phi kim và kim loại. D. Kim loại và khí hiếm. Câu 28. Nguyên tử của nguyên tố A và B đều có phân lớp ngoài cùng là 2p. Tổng số e ở hai phân lớp ngoài cùng hai nguyên tử này là 3. Vậy số hiệu nguyên tử của A và B lần lượt là: A. 1 & 2 B. 5 & 6 C. 7 & 8 D. 7 & 9 Câu 29. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số electron trong các phân lớp p là 7. Nguyên tử của nguyên tố Y có tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt mang điện của X là 8. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của Y là: A. 3s23p4. B. 3s 23p5. C. 3s 23p3. D. 2s 22p4. Câu 30. Cấu hình electron nào sau đây không đúng? A. 1s 22s22p5. B. 1s 22s22p63s2. C. 1s22s22p63s23p5. D. 1s 22s22p63s23p34s2. 2. Bài tập tự luận Câu 1. Sử dụng mô hình Rutherford – Bohr, hãy cho biết khi electron của nguyên tử H hấp thụ một năng lượng phù hợp, electron đó sẽ chuyển ra xa hay tiến gần vào hạt nhân hơn. Giải thích. Câu 2. Từ khái niệm: Orbital nguyên tử là khu vực không gian xung quanh hạt nhân nguyên tử mà xác suất tìm thấy electron trong khu vực đó là lớn nhất (khoảng 90%). Phát biểu sau đây có đúng không: Xác suất tìm thấy electron tại mỗi điểm trong không gian của AO là 90%. Câu 3. Trả lời những câu hỏi sau đây liên quan đến mô hình Rutherford – Bohr và mô hình hiện đại về nguyên tử. a. Vì sao còn gọi mô hình Rutherford – Bohr là mô hình hành tinh nguyên tử? b. Theo mô hình hiện đại, orbital p có hình số tám nổi với hai phần (còn gọi là hai thùy) giống hệt nhau. Xác suất tìm thấy electron ở mỗi thùy là khoảng bao nhiêu phần trăm? c. So sánh sự giống và khác nhau giữa mô hình Rutherford – Bohr và mô hình hiện đại về nguyên tử. Câu 4. Nguyên tử Li (Z = 3) có 2 electron ở lớp K và 1 electron ở lớp L. So sánh năng lượng của electron giữa hai lớp theo mô hình Rutherford – Bohr.
  4. Câu 5. Nguyên tố chlorine có Z = 17. Hãy cho biết số lớp electron, số electron thuộc lớp ngoài cùng, số electron độc thân của nguyên tử chlorine. Câu 6. Cho nguyên tố X có 2 lớp electron, lớp thứ 2 có 6 electron. Xác định số hiệu nguyên tử của X. Câu 7. Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố: carbon (Z = 6), sodium (Z = 11) và oxygen (Z = 8). Cho biết số electron lớp ngoài cùng trong nguyên tử của các nguyên tố trên. Chúng là kim loại, phi kim hay khí hiếm? Câu 8. Cấu hình electron của: - Nguyên tử X: 1s22s22p63s23p64s1 - Nguyên tử Y: 1s22s22p63s23p4 a. Mỗi nguyên tử X và Y chứa bao nhiêu electron? b. Hãy cho biết số hiệu nguyên tử của X và Y. c. Lớp electron nào trong nguyên tử X và Y có mức năng lượng cao nhất? d. Mỗi nguyên tử X và Y có bao nhiêu lớp electron, bao nhiêu phân lớp electron? e. X và Y là nguyên tố kim loại, phi kim hay khí hiếm?