Câu hỏi ôn tập học kì I môn Công nghệ Lớp 10 (Có đáp án)

docx 11 trang Đào Yến 11/05/2024 580
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi ôn tập học kì I môn Công nghệ Lớp 10 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxcau_hoi_on_tap_hoc_ki_i_mon_cong_nghe_thiet_ke_co_dap_an.docx

Nội dung text: Câu hỏi ôn tập học kì I môn Công nghệ Lớp 10 (Có đáp án)

  1. CÂU HỎI ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN CÔNG NGHỆ THIẾT KẾ A. NHẬN BIẾT (35 CÂU) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 Đáp án A C B B A D A B B A A D A B D C B D Câu 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 Đáp án D D C A D B B A A A A A A A A A A A Câu 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 Đáp án A A A A A A A A A A A A A A A A A A Câu 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 Đáp án A A A A A A A A A A A A A A A A Câu 1: Khái niệm về khoa học: A. Là hệ thống tri thức về mọi quy luật và sự vận động của vật chất, những quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy. B. Là hệ thống khoa học, công nghệ về mọi quy luật và sự vận động của vật chất, những quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy. C. Là hệ thống tri thức về mọi quy luật và sự vận động của vật chất, những quy luật trái tự nhiên, xã hội và tư duy. D. Là hệ thống tri thức về mọi quy luật và sự ngừng vận động của vật chất, những quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy. Câu 2: Người ta chia khoa học thành: A. Khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật. B. Khoa học xã hội, khoa học con người. C. Khoa học tự nhiên, khoa học xã hội. D. Khoa học tự nhiên tự nhiên, khoa học công nghệ. Câu 3: Khái niệm về kĩ thuật: A. Là việc ứng dụng các nguyên lí công nghệ vào việc thiết kế, chế tạo, vận hành các máy móc, thiết bị, công trình, quy trình và hệ thống một cách hiệu quả và kinh tế nhất. B. Là việc ứng dụng các nguyên lí khoa học vào việc thiết kế, chế tạo, vận hành các máy móc, thiết bị, công trình, quy trình và hệ thống một cách hiệu quả và kinh tế nhất. C. Là các giải pháp để ứng dụng các phát minh khoa học vào mục đích thực tế, đặc biệt trong công nghiệp D. Là việc ứng dụng các nguyên lí khoa học vào mọi việc trừ thiết kế, chế tạo, vận hành các máy móc, thiết bị, công trình, quy trình và hệ thống một cách hiệu quả và kinh tế nhất. Câu 4: Khái niệm về công nghệ: A. Là các giải pháp, quy trình, bí quyết kĩ thuật để biến sản phẩm thành nguồn lực. B. Là các giải pháp để ứng dụng các phát minh khoa học vào mục đích thực tế, đặc biệt trong công nghiệp. C. Là các giải pháp, quy trình, bí quyết kĩ thuật để biến sản phẩm thành dịch vụ. D. Là các giải pháp, quy trình, bí quyết kĩ thuật để biến dịch vụ thành nguồn lực. Câu 5: Đâu là mối quan hệ giữa công nghệ với con người? A. Công nghệ làm con người thất nghiệp. B. Công nghệ giúp con người khám phá tự nhiên đạt thành tựu cao hơn. C. Công nghệ làm con người lệ thuộc vào công nghệ. D. Công nghệ giúp con người ứng phó với biến đổi khí hậu. Câu 6: Công nghệ nano có ứng dụng trong lĩnh vực nào? A. Y tế, trường học, cơ khí, may mặc, điện tử, thực phẩm. B. Trường học, cơ khí, may mặc, điện tử, thực phẩm. C. Y tế, xây dựng, trường học, cơ khí, may mặc, điện tử, thực phẩm. D. Y tế, xây dựng, thực phẩm, môi trường, may mặc. Câu 7: Công nghệ nano là: A. công nghệ phân tích, chế tạo, ứng dụng các vật liệu có kích thước từ một đến vài trăm nano mét. B. việc sử dụng vật chất có quy mô nguyên tử, phân tử, siêu nhân tử. C. việc sử dụng vật chất có quy mô nguyên tử, phân tử, nhân tử. D. công nghệ phân tích, chế tạo, ứng dụng các vật liệu có kích thước từ một đến vài trăm micro mét. Câu 8: Công nghệ CAD/CAM/CNC là công nghệ có đặc điểm gì?
  2. A. Là công nghệ gia công chi tiết bằng máy CNC với sự trợ giúp thiết kế chi tiết của phần mềm CAD và dùng phần mềm CAM để lập quy trình công nghệ sau khi gia công. B. Là công nghệ gia công chi tiết bằng máy CNC với sự trợ giúp thiết kế chi tiết của phần mềm CAD và dùng phần mềm CAM để lập quy trình công nghệ trước khi gia công. C. Sử dụng công nghệ CAM để thiết kế chi tiết sau đó dùng công nghệ CAD để lập quy trình công nghệ và gia công chi tiết bằng công nghệ CNC sau khi gia công. D. Sử dụng công nghệ CAM để thiết kế chi tiết sau đó dùng công nghệ CAD để lập quy trình công nghệ và công nghệ gia công chi tiết bằng CNC trước khi gia công. Câu 9: Công nghệ CAD/CAM/CNC được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực nào? A. Thiết kế thời trang, y học, cơ khí, thực phẩm, xây dựng. B. Chế tạo các chi tiết cơ khí. C. Chế tạo các công trình xây dựng. D. Thiết kế, chế tạo thực phẩm. Câu 10: Công nghệ năng lượng tái tạo là gì? A. Là công nghệ sản xuất năng lượng trên cơ sở chuyển hóa các nguồn năng lượng liên tục, vô hạn, ít tác động tiêu cực đến môi trường. B. Là công nghệ sản xuất năng lượng trên cơ sở chuyển hóa các nguồn năng lượng liên tục, vô hạn, có tác động tiêu cực đến môi trường. C. Là công nghệ tái tạo năng lượng trên cơ sở chuyển hóa các nguồn năng lượng liên tục, vô hạn, ít tác động tiêu cực đến môi trường. D. Là công nghệ mô phỏng năng lượng trên cơ sở các nguồn năng lượng liên tục, vô hạn, ít tác động tiêu cực đến môi trường. Câu 11: Công nghệ kết nối, thu thập và trao đổi dữ liệu với nhau giữa các máy tính, máy móc, thiết bị kĩ thuật số và cả con người là: A. Công nghệ IoT. B. Công nghệ CAD/CAM/CNC. C. Công nghệ AI. D. Công nghệ điện- năng. Câu 12: Công nghệ sử dụng trí tuệ nhân tạo được cải thiện về khả năng “nhận thức”, ra quyết định và thực thi nhiệm vụ theo cách toàn diện hơn. Đó là công nghệ gì? A. Công nghệ IoT. B. Công nghệ trí tuệ nhân tạo. C. Công nghệ AI. D. Công nghệ Robot thông minh Câu 13: Các tiêu chí cơ bản để đánh giá công nghệ: A. Tiêu chí về: hiệu quả; độ tin cậy; kinh tế; môi trường B. Tiêu chí về: hiệu quả; độ tin cậy; kinh tế; môi trường; cấu tạo. C. Tiêu chí về: hiệu quả; độ tin cậy; kinh tế; môi trường; độ bền. D. Tiêu chí về: hiệu quả; độ tin cậy; kinh tế; môi trường; tính thẩm mĩ. Câu 14: Đánh giá công nghệ là: A. những nhận định, phán đoán dựa trên sự phân tích những thông tin thu thập của khoa học được đối chiếu với tiêu chí đề ra. B. những nhận định, phán đoán dựa trên sự phân tích những thông tin thu thập của công nghệ và được đối chiếu với tiêu chí đề ra. C. những nhận định, phán đoán dựa trên sự phân tích những thông tin thu thập của kỹ thuật, công nghệ được đối chiếu với tiêu chí đề ra. D. những nhận định, phán đoán không dựa trên sự phân tích những thông tin thu thập của công nghệ được đối chiếu với tiêu chí đề ra. Câu 15: Một trong những mục đích của đánh giá công nghệ là: A. Lựa chọn các thiết bị điện tử phù hợp với bản thân và gia đình. B. Lựa chọn các kỹ thuật phù hợp với bản thân và gia đình.
  3. C. Lựa chọn các mặt tích cực và tiêu cực của công nghệ cho bản thân và gia đình. D. Lựa chọn các thiết bị công nghệ phù hợp với bản thân và gia đình. Bài 7 Câu 16: Khái niệm ngành nghề kĩ thuật, công nghệ: A. Là ngành nghề thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ, khoa học. B. Là ngành nghề thuộc lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, khoa học. C. Là ngành nghề thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ. D. Là ngành nghề thuộc lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, khoa học. Câu 17: Yêu cầu của nghề thuộc ngành cơ khí là: A. Biết điều khiển bộ lập trình điện tử trong sản xuất công nghiệp B. Biết đọc bản vẽ, phân tích yêu cầu kĩ thuật, lập quy trình công nghệ và chế tạo C. Biết thiết kế hệ thống đa phương tiện phát thanh truyền hình D. Biết sử dụng các thiết bị đo kiểm, lắp ráp mạch điện Câu 18: Yêu cầu của nghề thuộc ngành điện, điện tử, viễn thông: A. Biết sử dụng, vận hành các loại dụng cụ, thiết bị, mô phỏng, chế tạo B. Biết đọc bản vẽ, phân tích yêu cầu kĩ thuật, lập quy trình công nghệ và chế tạo C. Biết sửa chữa các loại đồ gá, khuôn mẫu D. Biết sử dụng các thiết bị đo kiểm, lắp ráp mạch điện Bài 8 Câu 19: Bản vẽ kỹ thuật là: A. tài liệu kỹ thuật được trình bày dưới dạng hình ảnh để diễn tả hình dạng, kết cấu, các thông tin về kích thước, vật liệu, các yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm. B. tài liệu kỹ thuật được trình bày dưới dạng hình vẽ để diễn tả bản vẽ, hình ảnh, các thông tin về kích thước, vật liệu, các yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm. C. tài liệu khoa học được trình bày dưới dạng hình ảnh để diễn tả hình dạng, kết cấu, các thông tin về kích thước, vật liệu, các yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm. D. tài liệu kỹ thuật được trình bày dưới dạng hình vẽ để diễn tả hình dạng, kết cấu, các thông tin về kích thước, vật liệu, các yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm. Câu 20: Trong sản xuất, bản vẽ kỹ thuật có vai trò: A. Minh họa cho hướng dẫn sử dụng sản phẩm. B. Là tài liệu giúp người tiêu dùng sử dụng sản phẩm an toàn, hiệu quả. C. Là tài liệu kĩ thuật khi bảo dưỡng sản phẩm. D. Là tài liệu kĩ thuật để tiến hành chế tạo thi công. Câu 21: Trong đời sống, bản vẽ kỹ thuật có vai trò: A. Thể hiện ý tưởng của nhà thiết kế. B. Là cơ sở để kiểm tra, đánh giá sản phẩm. C. Là tài liệu kĩ thuật khi bảo dưỡng sản phẩm. D. Là tài liệu kĩ thuật để tiến hành chế tạo thi công.
  4. Câu 22: Trong vẽ kỹ thuật, theo quy định TCVN 7285:2003 khổ giấy A4 có kích thước là: A. 297 x 210 (mm) B. 297 x 210 (cm) C. 297 x 420 (dm) D. 420 x 297 Câu 23: Trong vẽ kỹ thuật, theo quy định TCVN 7285:2003 khổ giấy A3 có kích thước là: A. 297 x 210 (mm) B. 297 x 210 (cm) C. 297 x 420 (dm) D. 420 x 297 Câu 24: Giả sử, em có một khổ giấy A2, làm cách nào tốt nhất để em có khổ A3? A. Cắt khổ A2 thành hai phần bằng nhau. B. Cắt khổ A2 thành hai phần bằng nhau theo chiều dài. C. Cắt khổ A2 thành hai phần bằng nhau theo chiều rộng. D. Cắt khổ A2 thành 4 phần bằng nhau Câu 25: Trên mỗi bản vẽ có: A. Khung tên ở góc phải phía trên khổ giấy. B. Khung tên ở góc phải phía dưới bản vẽ. C. Khung tên ở góc phải phía dưới khổ giấy. D. Khung tên ở góc phải phía trên bản vẽ. Câu 26: Khung tên có kích thước: A. 140 x 32 B. 142 x 30 C. 150 x 32 D. 150 x 42 Câu 27: So với tờ giấy, khung vẽ được vẽ như thế nào? A. Cách trái cạnh khổ giấy 20, cách ba cạnh còn lại 10. B. Cách phải cạnh khổ giấy 20, cách ba cạnh còn lại 10. C. Cách dọc cạnh khổ giấy 20, cách ba cạnh còn lại 10. D. Cách ngang cạnh khổ giấy 20, cách ba cạnh còn lại 10. Câu 28: Trong khung tên, người vẽ cần ghi những nội dung nào? A. Tên gọi vật thể, tên vật liệu, tên người vẽ, tên trường - lớp, tỉ lệ bản vẽ, ngày lập bản vẽ. B. Tên gọi vật thể, tên vật liệu, tên người kiểm tra, tên trường - lớp, tỉ lệ bản vẽ, ngày lập bản vẽ. C. Tên gọi vật thể, tên vật liệu, chữ kí người vẽ, tên trường - lớp, tỉ lệ bản vẽ, ngày lập bản vẽ. D. Tên gọi vật thể, tên vật liệu, tên người vẽ, tên trường - lớp, tỉ lệ bản vẽ, ngày kiểm tra. Câu 29: Tỉ lệ là gì? A. Là tỉ số giữa kích thước của vật thể trên bản vẽ so với kích thước thật của vật thể đó. B. Là tỉ số giữa kích thước của vật thể trên thực tế so với kích thướctrên bản vẽ của vật thể đó. C. Là tỉ số giữa chữ số kích thước của vật thể trên bản vẽ so với kích thước thật của vật thể đó. D. Là tỉ số giữa kích thước của vật thể trên bản vẽ so với chữ số kích thước trên bản vẽ của vật thể đó. Câu 30: Tỉ lệ phóng to được kí hiệu: A. TL 2:1; TL 10:1 B. TL 2:1; TL 1:100 C. TL 1:1, TL 2:1 D. TL 1:2; TL 1:10 Câu 30: Tỉ lệ thu nhỏ được kí hiệu: A. TL 1:2; TL 1:10 B. TL 2:1; TL 1:100 C. TL 1:1, TL 2:1 D. TL 2:1; TL 10:1 Câu 31: Nét liền đậm để vẽ:
  5. A. đường bao thấy, cạnh thấy. B. đường bao khuất, cạnh khuất. C. đường tâm, đường trục. D. đường kích thước, đường gióng. Câu 31: Nét đứt mảnh để vẽ: A. đường bao khuất, cạnh khuất. B. đường bao thấy, cạnh thấy. C. đường tâm, đường trục. D. đường kích thước, đường gióng. Câu 32: Đường kích thước thường được vẽ như thế nào? A. Vẽ bằng nét liền mảnh, song song với đối tượng cần ghi kích thước, hai đầu có mũi tên. B. Vẽ bằng nét liền mảnh, vuông góc với đối tượng cần ghi kích thước, hai đầu có mũi tên. C. Vẽ bằng nét liền mảnh, song song với đối tượng cần ghi kích thước, vượt qua đường kích thước một đoạn. D. Vẽ bằng nét liền mảnh, vuông góc với đối tượng cần ghi kích thước, hai đầu vượt qua đường kích thước một đoạn. Câu 33: Đường gióng kích thước thường được vẽ như thế nào? A. Vẽ bằng nét liền mảnh, vuông góc với đối tượng cần ghi kích thước, vượt qua đường kích thước một đoạn. B. Vẽ bằng nét liền mảnh, song song với đối tượng cần ghi kích thước, hai đầu có mũi tên. C. Vẽ bằng nét liền mảnh, song song với đối tượng cần ghi kích thước, vượt qua đường kích thước một đoạn. D. Vẽ bằng nét liền mảnh, vuông góc với đường kích thước, hai đầu có mũi tên. Câu 34: Chữ số kích thước được quy định: A. Không phụ thuộc vào tỉ lệ bản vẽ và không ghi đơn vị nếu là mm. B. Không phụ thuộc vào tỉ lệ bản vẽ và không ghi đơn vị nếu là cm. C. Không phụ thuộc vào tỉ lệ bản vẽ và không ghi đơn vị. D. Không phụ thuộc vào tỉ lệ bản vẽ và ghi đơn vị nếu là bán kính, đường kính. Câu 35: Bề rộng của nét vẽ được quy định như thế nào? A. Nét đứt mảnh bằng nửa nét liền đậm. B. Nét đứt mảnh bằng nửa nét gạch dài chấm mảnh. C. Nét liền đậm bằng nửa nét liền mảnh. D. Nét liền mảnh bằng nửa nét lượn sóng. Câu 36: Theo phương pháp chiếu góc thứ nhất, vị trí các hình chiếu vuông góc được sắp xếp như thế nào? A. Hình chiếu đứng trên hình chiếu bằng và bên trái hình chiếu cạnh. B. Hình chiếu đứng trên hình chiếu bằng và bên phải hình chiếu cạnh. C. Hình chiếu đứng trên hình chiếu cạnh và bên trái hình chiếu bằng. D. Hình chiếu cạnh trên hình chiếu bằng và bên trái hình chiếu đứng. Câu 37: Theo phương pháp chiếu góc thứ nhất, để nhận được hình chiếu đứng, ta phải chiếu vật thể theo hướng: A. từ trước tới B. từ trên xuống C. từ trái qua D. từ sau tới. Câu 38: Theo phương pháp chiếu góc thứ nhất, để nhận được hình chiếu bằng, ta phải chiếu vật thể theo hướng: A. từ trên xuống B. từ trước tới C. từ trái qua D. từ sau tới. B. THÔNG HIỂU (26 CÂU) Câu 39: Chọn đáp án đúng nhất: Trên bản vẽ, chữ viết phải theo quy định ở
  6. A. tất cả các chữ viết trên bản vẽ. B. trong khung tên. C. trong khung tên và ghi yêu cầu kỹ thuật. D. ghi kích thước trên hình. Câu 40: Quan sát hệ thống kĩ thuật của quạt điện trong hình bên và xác định các thông tin còn thiếu. A. Đầu vào: điện năng; đầu ra: cơ năng. B. Đầu vào: cơ năng; đầu ra: điện năng. C. Đầu vào: điện năng; đầu ra: nhiệt năng. D. Đầu vào: nhiệt năng; đầu ra: điện năng. Câu 41: Quan sát hệ thống kĩ thuật của máy tăng âm trong hình bên và xác định các thông tin còn thiếu. A. Đầu vào: âm thanh; đầu ra: âm thanh. B. Đầu vào: điện năng; đầu ra: âm thanh. C. Đầu vào: điện năng; đầu ra: thông tin cần xử lí. D. Đầu vào: điện năng; đầu ra: cơ năng. Câu 42: Hãy nêu tên các lĩnh vực sử dụng công nghệ in 3D có trong hình? A. a - y tế; b – cơ khí; c – may mặc; d – xây dựng. B. a - y tế; b – bảo tàng; c – mỹ thuật; d – xây dựng. C. a – bảo tàng; b – cơ khí; c – may mặc; d – xây dựng. D. a - y tế; b – đồ chơi; c – may mặc; d – xây dựng. Câu 43: Công nghệ robot thông minh và công nghệ AI có đặc điểm gì giống nhau? A. là phần mềm máy tính tự động hóa các hành vi thông minh như con người. B. là công nghệ sử dụng IoT. C. đưa ra quyết định và thực thi nhiệm vụ tốt hơn robot truyền thống. D. là công nghệ kết nối internet giữa các máy tính với nhau. Câu 44: Công nghệ nào sau đây không phải là công nghệ mới A. Công nghệ lắp đặt điện tử- điện dân dụng B. Công nghệ vật liệu nano C. Công nghệ in 3D D. Công nghệ năng lượng tái tạo Câu 45: Công nghệ nào được ứng dụng rộng rãi trong giáo dục? A. Công nghệ AI. B. Công nghệ CAD/CAM/CNC. C. Công nghệ năng lượng tái tạo. D. Công nghệ điện- năng. Câu 46: Hãy cho biết tên gọi của các nét vẽ trong hình sau:
  7. A. a - đường kích thước, b – đường gióng kích thước. B. a - đường gióng kích thước, b – đường kích thước. C. a - đường kích thước, b – đường gióng kích thước. D. a - đường kích thước, b – đường trục Câu 46: Hãy cho biết hình được ghi kích thước đúng: A. H2 và H3 B. H4 và H3 C. H2 và H5 D. H5 và H3 Câu 47: Các hình chiếu vuông góc của vật thể thể hiện: A. kích thước 3 chiều của vật thể. B. kích thước 2 chiều của vật thể. C. hình dạng theo hình chiếu đứng của vật thể. D. hình dạng theo hình chiếu bằng của vật thể. Câu 48: Cho biết nếu không tính kích thước, theo phương pháp chiếu góc thứ nhất, hình nào đặt đúng vị trí các hình chiếu vuông góc của vật thể bên dưới? A. Hình H1 B. Hình H2 C. Hình H3 D. Hình H1 và H3 Câu 49: Cho biết nếu không tính kích thước, theo phương pháp chiếu góc thứ nhất (PPCG1), hình nào là các hình chiếu vuông góc của vật thể bên dưới? A. Hình H4 B. Hình H3 C. Hình H2 D. Hình H1
  8. Câu 50: Hãy chọn hình chiếu bằng (theo PPCG1) đúng nhất của vật thể sau? A. H2 B. H2 và H4 C. H3 D. H5 Câu 51: Hãy chọn hình chiếu cạnh đúng nhất (theo PPCG1) của vật thể sau? A. H3 B. H2 và H4 C. H2 D. H5 Câu 52: Theo PPCG1, đâu là các hình chiếu vuông góc đúng của vật thể? A. H4 B. H1 và H4 C. H2 và H3 D. H3 Câu 53: Theo PPCG1, đâu là hình chiếu cạnh của vật thể? A. H3 B. H2 và H4 C. H2 D. H5 Câu 54: Theo PPCG1, đâu là hình chiếu bằng của vật thể? A. H5 B. H4 C. H2 D. H3 Câu 55: Theo PPCG1, đâu là các hình chiếu vuông góc đúng của vật thể?
  9. A. H5 B. H4 C. H2 D. H3 Câu 56: Theo PPCG1, đâu là các hình chiếu vuông góc sai của vật thể? A. H5 và H4 B. H3 C. H2 D. H3 và H2 Câu 57: Hình chiếu đứng được nhìn từ trước tới. Với vật thể để song song với mắt người quan sát. Vậy người quan sát phải đứng ở vị trí nào của hình để nhận được hình chiếu đứng? A. Đứng vị trí nào cũng được. B. Đứng bên trái hình C. Đứng trước hình D. Đứng bên phải hình Câu 58: Tại sao chúng ta nhận được hình chiếu bằng theo PPCG1? A. Chiếu vật thể lên mặt phẳng nằm ngang bên dưới. B. Chiếu vật thể lên các mặt phẳng hình chiếu. C. Chiếu vật thể lên mặt phẳng thẳng đứng. D. Chiếu vật thể lên mặt phẳng nằm ngang bên trên. Câu 59: Tại sao chúng ta nhận được hình chiếu cạnh theo PPCG1? A. Chiếu vật thể lên mặt phẳng thẳng đứng bên phải. B. Chiếu vật thể lên mặt phẳng thẳng đứng bên trái. C. Chiếu vật thể lên mặt phẳng thẳng đứng bên trên. D. Chiếu vật thể lên mặt phẳng thẳng đứng bên dưới. Câu 60: Tại sao chúng ta nhận được hình chiếu đứng theo PPCG1? A. Chiếu vật thể lên mặt phẳng thẳng đứng. B. Chiếu vật thể lên mặt phẳng thẳng đứng bên trái. C. Chiếu vật thể lên mặt phẳng thẳng đứng bên phải. D. Chiếu vật thể lên mặt phẳng thẳng đứng bên dưới. C. VẬN DỤNG (10 CÂU) Câu 61: Chọn một số sản phẩm sử dụng công nghệ sản xuất điện năng:
  10. A. Năng lượng mặt trời. B. Ô tô điều khiển; Đèn giao thông. C. Động cơ xe máy; Đèn giao thông. D. Đèn giao thông. Câu 62: Trong các vật sau, vật nào được chế tạo từ phương pháp gia công áp lực? A. Kiếm, dao, cuốc B. Dao, kiếm, chảo. C. Dao, chảo, trống đồng. D. Cả 3 phương án trên. Câu 63: Công nghệ nào cho vật có độ chính xác và độ nhẵn cao? A. Gia công cắt gọt B. Công nghệ đúc C. Gia công áp lực D. Gia công luyện kim Câu 64: Một dây chuyền gia công được 100 cái dao bằng công nghệ áp lực. 100 cái dao đó gọi là: A. phôi B. phoi C. sản phẩm D. chi tiết mới Câu 65: Công nghệ điều khiển và tự động hóa, không phải: A. là công nghệ thiết kế, xây dựng, vận hành các hệ thống điều khiển nhằm mục đích tự động hóa các kỹ sư công nghiệp. B. là công nghệ thiết kế, xây dựng, vận hành các hệ thống điều khiển nhằm mục đích tự động hóa các quá trình sản xuất tại các nhà máy, xí nghiệp. C. là công nghệ có sản phẩm là các dây chuyền sản xuất tự động trong công nghiệp. D. là công nghệ mà các thao tác của cong người thay bằng các hoạt động của máy móc, robot tự động. Câu 66: Tại sao chúng ta nhận được hình chiếu cạnh theo PPCG3? A. Chiếu vật thể lên mặt phẳng thẳng đứng bên trái. B. Chiếu vật thể lên mặt phẳng thẳng đứng bên phải. C. Chiếu vật thể lên mặt phẳng thẳng đứng bên trên. D. Chiếu vật thể lên mặt phẳng thẳng đứng bên dưới. Câu 67: Chọn hình chiếu đứng của vật thể theo PPCG3: A. H5 B. H4 C. H2 D. H3
  11. Câu 68: Chọn hình chiếu vuông góc đúng của vật thể theo PPCG1? A. H3 B. H4 C. H2 D. H1 Câu 69: Chọn hình chiếu cạnh đúng của vật thể theo PPCG1? A. H2 B. H4 C. H3 D. H5 Câu 70: Chọn hình chiếu cạnh đúng của vật thể theo PPCG1? A. H4 B. H2 C. H1 D. H3