Cảm nhận của em về hình ảnh người lính trong hai khổ thơ sau: Không có kính... Như sa như ùa vào buồng lái. Liên hệ với một tác phẩm khác cùng viết về người lính để thấy được điểm gặp gỡ của các tác giả khi viết về Đề tài này

docx 3 trang hoaithuong97 12661
Bạn đang xem tài liệu "Cảm nhận của em về hình ảnh người lính trong hai khổ thơ sau: Không có kính... Như sa như ùa vào buồng lái. Liên hệ với một tác phẩm khác cùng viết về người lính để thấy được điểm gặp gỡ của các tác giả khi viết về Đề tài này", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxcam_nhan_cua_em_ve_hinh_anh_nguoi_linh_trong_hai_kho_tho_sau.docx

Nội dung text: Cảm nhận của em về hình ảnh người lính trong hai khổ thơ sau: Không có kính... Như sa như ùa vào buồng lái. Liên hệ với một tác phẩm khác cùng viết về người lính để thấy được điểm gặp gỡ của các tác giả khi viết về Đề tài này

  1. Cảm nhận của em về hình ảnh người lính trong hai khổ thơ sau: Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi Ung dung buồng lái ta ngồi, Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng. Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim Thấy sao trời và đột ngột cánh chim Như sa như ùa vào buồng lái. (Trích Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Phạm Tiến Duật, Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam) Liên hệ với một tác phẩm khác cùng viết về người lính để thấy được điểm gặp gỡ của các tác giả khi viết về đề tài này. Hướng dẫn làm bài Nội dung Điểm a. Đảm bảo cấu trúc một bài văn nghị luận: Trình bày đầy đủ các 0,25 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận hình ảnh người lính 0,25 trong hai khổ thơ trích trong bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Phạm Tiến Duật c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận 4.0 điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm. Học sinh có thể giải quyết vấn đề theo hướng sau: * Giới thiệu tác giả, tác phẩm, khái quát đoạn trích +0,5 * Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm. - Phạm Tiến Duật là nhà thơ khoác áo lính, một gương mặt tiêu biểu cho thế hệ thơ trẻ kháng chiến chống Mĩ. Hình tượng trung tâm trong thơ ông là người lính và cô thanh niên xung phong. Phong cách: Thơ ông giọng điệu sôi nổi, trẻ trung, hồn nhiên, tinh nghịch mà sâu sắc. - Bài thơ về tiểu đội xe không kính viết năm 1969, được in trong “Vầng 1 0986.217.081
  2. trăng quầng lửa”. - Đoạn trích: Phác họa chân dung người lính lái xe Trường Sơn thời kì kháng chiến chống Mĩ: ung dung hiên ngang, bình tĩnh tự tin lạc quan yêu đời, bất chấp khó khăn * Phân tích, chứng minh: 1. Nội dung:Hình ảnh người lính lái xe Trường Sơn trong đoạn trích +2,0 - Phải đối mặt với những khó khăn gian khổ của thời tiết khắc nghiệt: gió làm cay mắt “gió vào xoa mắt đắng”, của chiến tranh khốc liệt “bom giật bom rung” nghĩa là cái chết có thể đến bất cứ lúc nào. Nhưng vượt lên trên tất cả những khó khăn gian khổ thậm chí là mất mát hi sinh hình ảnh người lính vẫn nổi bật lên với những vẻ đẹp ngời sáng. Vẻ đẹp của người lính trước hết được thể hiện qua lời giới thiệu về những chiếc xe không kính “xe không kính không phải vì xe không có kính”. Lời giới thiệu - lí giải rất giản dị tự nhiên như khẩu ngữ thường ngày như người lính đang lí giải với ai đó về nguyên nhân của những chiếc xe không kính của mình. Đó là những chiếc xe vốn bình thường nhưng chiến tranh đã làm mất đi một số bộ phận “không kính không đèn, không mui thùng xe có xước”. Đó là hiện thực của chiến tranh khốc liệt. Từ đó ta cảm nhận được vẻ đẹp chân thực hồn nhiên, tinh nghịch, dí dỏm pha chút ngang tàng của người lính. ->Đoạn trích đã làm nổi bật hiện thực chiến tranh gian khổ khốc liệt nhưng đồng thời cũng làm ánh lên vẻ đẹp anh hùng, dũng cảm, chút tinh nghịch, đầy ngang tàng của người lính lái xe Trường Sơn. Những vẻ đẹp của người lính trong đoạn thơ cũng là một trong những vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ, cứu nước. Chính những vẻ đẹp đó đã tạo nên sức mạnh và góp phần làm hoàn thiện những vẻ đẹp của con người Việt Nam trong kháng chiến. 2.Nghệ thuật xây dựng hình ảnh người lính lái xe. +1,0 - Thể thơ: Kết hợp linh hoạt hai thể thơ 7 chữ và 8 chữ, tác giả tạo được điệu thơ gần với lời nói tự nhiên. Điều này góp phần không nhỏ vào việc ngợi ca, khắc họa hình ảnh người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn. - Giọng thơ ngang tàng, có phần tếu táo rất - Các biện pháp tu từ cũng góp phần làm cho hình tượng người lính trở nên lung linh hơn. 2 0986.217.081
  3. 3. Liên hệ bài Đồng chí để thấy được điểm gặp gỡ +0.5 - Giới thiệu khái quát tác giả Chính Hữu, bài thơ Đồng chí - Vẻ đẹp của người lính trong tác phẩm Đồng chí: - Điểm gặp gỡ giữa hai tác phẩm: + Mục đích chiến đấu: Vì nền độc lập của dân tộc. + Đều có tinh thần vượt qua mọi khó khăn, gian khổ. + Họ rất kiên cường, dũng cảm trong chiến đấu. + Họ có tình cảm đồng chí, đồng đội sâu nặng. -Bên cạnh đó hai tác phẩm này cũng có những điểm khác biệt: * Đánh giá nâng cao d. Sáng tạo: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (Viết câu, sử 0,25 dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm ) thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ 0,25 nghĩa tiếng Việt. Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 3 0986.217.081