Các dạng bài tập nhận biết và phương pháp trình bày

pdf 3 trang mainguyen 7380
Bạn đang xem tài liệu "Các dạng bài tập nhận biết và phương pháp trình bày", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfcac_dang_bai_tap_nhan_biet_va_phuong_phap_trinh_bay.pdf

Nội dung text: Các dạng bài tập nhận biết và phương pháp trình bày

  1. CÁC DẠNG BÀI TẬP NHẬN BIẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP TRÌNH BÀY 1. DẠNG BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN Hình thức được sử dụng phổ biến nhất là chọn phương án đúng , sai từ các phương án đã cho của đề bài . Dạng này lại có 2 kiểu : Kiểu 1 : Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu của câu trả lời đúng nhất Ví dụ 1: Có 3 lọ đựng 3 dung dịch HCl , H2SO4 và Na2SO4, có thể nhận biết dung dịch trong mỗi lọ bằng cách nào sau đây : A. Dùng quì tím . B. Dùng dung dịch AgNO3 . C. Dùng dung dịch BaCl2 D. Dùng quì tím và dung dịch BaCl2 Ví dụ 2 : Dùng thuốc thử nào sau đây để nhận biết các chất chứa trong các ống nghiệm bị mất nhãn sau : NaOH , NaCl , H2SO4 và NaNO3 A. Dùng quì tím và dung dịch BaCl2 . B. Dùng dung dịch phenolphtalein và dung dịch AgNO3 C. Dùng quì tím và dung dịch AgNO3 Ví dụ 3 : Nhận biết các chất chứa trong các lọ mất nhãn sau bằng phương pháp hóa học nào : MgCl2 , BaCl2 , K2CO3 và H2SO4 A. Dùng quì tím và dung dịch H2SO4 B. Dùng dung dịch phenolphtalein và dung dịch AgNO3 C. Lập bảng và cho các chất phản ứng với nhau . Kiểu 2: Điền chữ Đ (đúng) hoặc S (sai) vào ô trống ở sau mỗi câu mà em cho là đúng Ví dụ : Dung dịch NaOH có thể dùng để phân biệt hai muối có trong mỗi cặp dung dịch sau : a. FeSO4 và Fe2(SO4)3 b. Na2SO4 và CuSO4 c. NaCl và CaCl2 2. Dạng bài tập tự luận : Bài tập nhận biết các chất ra theo kiểu tự luận thường được tập trung vào 2 dạng chính sau đây : a. Dạng bài tập không hạn chế thuốc thử hoặc phương pháp sử dụng : Học sinh được quyền sử dụng bất kì phương pháp nào và bao nhiêu loại thuốc thử cũng được , miễn là giải quyết được vấn đề mà đề bài yêu cầu . Ví dụ 1 : Hãy nhận biết 5 lọ mất nhãn đựng 5 dung dịch sau : NaCl , NaOH , Na2CO3 ; Na2SO4 , NaNO3 Ví dụ 2 : Có 3 chất rắn màu trắng đựng trong 3 lọ mất nhãn riêng biệt là NaCl , Na2CO3, và hỗn hợp NaCl với Na2C3. b. Dạng bài tập hạn chế thuốc thử hoặc phương pháp sử dụng : Đây là dạng bài tập yêu cầu HS phải giải quyết vấn đề của bài tập theo một điều kiện nhất định . Ví dụ 1 : Dựa vào tính chất vật lí , hãy nhận biết 3 lọ mất nhãn đựng 3 chất bột sau : bột sắt , bột lưu huỳnh , bột than Ví dụ 2 : Dựa vào tính chất vật lí , nhận biết 3 lọ mất nhãn đựng 3 chất khí sau : khí Clo , khí cacbonddioxxit và khí hiđrosunfua Truy cập vào: để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn - Anh tốt nhất! 1
  2. Ví dụ 3 : Chỉ dùng thêm quì tím , hãy nhận biết 4 dung dịch đựng trong các lọ mất nhãn sau : NaOH , Ba(OH)2 , KCl và K2SO4 Ví dụ 4 : Chỉ dùng thêm một chất thử duy nhất (tự chọn) hãy nhận biết 4 dung dịch đựng trong các lọ mất nhãn sau : Na2CO3, Na2SO4 , H2SO4 và BaCl2 . Ví dụ 5 : Không dùng thêm thuốc thử nào khác hãy nhận biết các lọ mất nhãn đựng các dung dịch sau HCl , NaCl , Na2CO3và MgCl2 . Ví dụ 6 : Không dùng thêm thuốc thử nào khác hãy nhận biết các lọ mất nhãn đựng các dung dịch sau : HCl , NaCl , NaOH và phenol phtalein . (bài tập dành cho HS khá giỏi lớp 9) . Ví dụ 7: Chỉ dùng thêm dung dịch HCl , hãy nêu cách nhận ra từng chất rắn sau đựng trong các lọ mất nhãn sau : Na2CO3 , NaCl , BaSO4 và CaCO3 . (bài tập dành cho HS khá giỏi lớp 9) Ngoài các ví dụ trên đây , dạng bài tập định tính nhận biết các chất còn ở mức độ khó hơn dành cho HS khá giỏi . Đó là dạng bài nhận biết sự có mặt của các chất có trong hỗn hợp . Ví dụ 1 : Có một hỗn hợp gồm 3 khí Cl2 , CO CO2 . bằng phương pháp hóa học hãy chứng minh sự có mặt của 3 chất khí trên trong hỗn hợp . Ví dụ 2: Có một hỗn hợp gồm 3 axit HCl , HNO3 , H2SO4 . Hãy chứng minh sự có mặt của 3 axit trên có trong hỗn hợp . V. Phương pháp chung : Với loại bài tập phân biệt và nhận biết các chất ta sử dụng phương pháp chung là dùng các phản ứng đặc trưng của các chất để nhận ra chúng . cụ thể là những phản ứng gây ra các hiện tương mà ta thấy được như kết tủa đặc trưng , màu đặc trưng , khí sinh ra có mùi đặc trưng . Ví dụ 1: - Cu(OH)2 : kết tủa xanh lam - NH3 : mùi khai . - H2S : mùi trứng thối - Clo : màu vàng lục - NO2 : màu nâu , mùi hắc . Sử dụng các bảng nhận biết mà tôi sẽ trình bày ở phần phụ lục để làm các dạng bài tập nhận biết thường gặp như nhận biết riêng rẽ từng chất va nhận biết hỗn hợp ; nhân biết với số hóa chất làm thuốc thử hạn chế , nhận biết các chất mà không được dùng thêm thuốc thử bên ngoài o Với dạng bài tập hạn chế thuốc thử phải tuân theo nguyên tắc : dùng thuốc thử mà đề bài đã choddeer nhận biết ít nhất một trong các chất cần nhận biết . Sau đó dùng hóa chất vừa mới nhận biết được để nhân biết ít nhất một trong các chất còn lại Ví dụ 2 : Chỉ được dùng thêm một chất thử là kim loại , hãy nhận biết 4 lọ mất nhãn chứa 4 dung dịch : Na2SO4 , HCl , Na2CO3 và Ba(NO3)2 .Học sinh có thể sử dụng sắt để nhận biết HCl (có bọt khí thoát ra) , sau đó dùng HCl nhận biết Na2CO3 ( có bọt khí thoát ra) , rồi dùng Na2CO3 nhận biết Ba(NO3)2 ( có kết tủa trắng) , chất còn lại là Na2SO4. Với dạng bài tập không dùng bất kì thuốc thử nào ta phải lập bảng để nhận biết . Ví dụ 3 : Không dùng hóa chất nào khác , hãy nhận biết 3 lọ mất nhãn chứa riêng biệt 3 dung dịch : HCl , Na2CO3 và BaCl2 . Học sinh có thể kẻ bảng cho các chất trên tự phản ứng với nhau .Dựa vào kết quả của bảng ta có thể nhận biết HCl (1 dấu hiệu sủi bọt khí )Na2CO3,(1 dấu hiệu sủi bọt khí và một dấu hiệu kết tủa) và BaCl2 (1 dấu hiệu kết tủa) VI. Các hình thức thực hiện yêu cầu của bài tập định tính "Nhận biết các chất ": Ví Dụ : Bằng phương pháp hóa học và chỉ dùng thêm thuốc thử là quì tím , hãy nhận biết các dung dịch là Na2SO4 , K2CO3 , BaCl2 và HCl đựng trong các lọ mất nhãn . Khi cho quì tím vào có thể rơi vào trường hợp ngẫu nhiên đã nhân biết HCl (làm quì tím hóa đỏ) , K2CO3 (làm quì tím hóa xanh) mà không cần phải cho quì vào tất cả các lọ . VII. Hướng dẫn và trình bày bài tập : Truy cập vào: để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn - Anh tốt nhất! 2
  3. Về mặt lí thuyết cần phân loại các chất cần nhận biết , xem thử những chất cần nhận biết đó thuộc loại chất nào ? bài tâp đã cho thuộc dạng bài tập nào ? Từ đó nhớ lại những phản ứng đặc trưng của từng loại chất . Từ những phản ứng dặc trưng đó nên vân dụng và nhận biết loại chất nào trước , sau đó lập được sơ đồ nhận biết các chất Ví dụ : Nhận biết 4 lọ mất nhãn , mỗi lọ đựng một trong 4 dung dịch sau NaOH ,Na2SO4 , H2SO4 loãng và HCl . Đặt một số câu hỏi sau : - Hãy đọc tên và phân loại các chất trên ( thuộc loại chất vô cơ nào đã học ) ? - Những phản ứng đặc trưng nào để nhận biết dung dịch axit ? - Những phản ứng đặc trưng nào để nhận biết dung dịch bazơ ? - Dung dịch muối Na2SO4 có làm đổi màu chất chỉ thị (quì tím) hay không ? Sau đó trình bày sơ đồ nhận biết của mình . NaOH Na2SO4 H2SO4 HCl Quì tím Xanh Tím Đỏ Đỏ BaCl2 Đã nhận biết Đã nhận biết ↓ trắng Không có ↓ - Lấy mỗi lọ một ít cho vào 4 ống nghiệm khác nhau . - Lần lượt cho quì tím vào từng ống nghiệm . Ống nghiệm nào làm quì tím hóa xanh là dung dịch NaOH , ống nghiệm không làm đổi màu quì tím là dung dịch Na2SO4, 2 ống nghiệm làm quì tím hóa đỏ là 2 dung dịch H2SO4 và HCl . - Nhỏ vài giọt BaCl2 vào 2 ống nghiệm đựng 2 axit H2SO4 và HCl . Ống nghiệm nào có kết tủa trắng là H2SO4 . Chất còn lại là HCl . - Phương trình phản ứng : H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2HCl Truy cập vào: để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn - Anh tốt nhất! 3