Bồi dưỡng học sinh giỏi Hoá học 9

doc 23 trang hoaithuong97 8370
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bồi dưỡng học sinh giỏi Hoá học 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docboi_duong_hoc_sinh_gioi_hoa_hoc_9.doc

Nội dung text: Bồi dưỡng học sinh giỏi Hoá học 9

  1. BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI HOÁ HỌC 9 Đề ôn tập 2 – Các loại hợp chất hữu cơ và một số dạng bài thi HSG hoá 9 PHẦN HỮU CƠ Bài 1: Viết phương trình hóa học (ở dạng công thức cấu tạo thu gọn) thực hiện các biến hóa theo sơ đồ sau: Axetilen Etilen Etan P.V.C Vinylclorua Đicloetan Etylclorua Bài 2: Cho vào bình kín hỗn hợp cùng số mol C5H12 và Cl2 tạo điều kiện để phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được sản phẩm hữu cơ mà trong mỗi phân tử chỉ chứa một nguyên tử Clo. Viết các công thức cấu tạo có thể có của các sản phẩm hữu cơ đó. Bài 3: Đốt cháy hoàn toàn 1 (g) hỗn hợp X gồm C 2H2, C3H6, C2H6. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào 2 lít dung dịch Ca(OH)2 0,02 M thu được 1 (g) kết tủa. Mặt khác 3,36 lít hỗn hợp X (đktc) làm mất màu tối đa 200 ml dung dịch Br2 0,5 M. Tính thể tích mỗi khí có trong 1 (g) hỗn hợp X. Bài 4: Từ Metan, muối ăn, (các chất xúc tác, dụng cụ cần thiết cho đầy đủ) viết các phương trình hóa học để điều chế ra: điclometan, nhựa P.V.C, nhựa P.E, đicloetilen, etan, etylclorua. Ghi rõ điều kiện của phản ứng nếu có. Bài 5: Chia 9,84 gam hỗn hợp khí X gồm Etilen và 1 hiđrocacbon mạch hở A thành hai phần bằng nhau. - Dẫn phần I qua dung dịch brom dư, sau khi phản ứng kết thúc có V lít khí A thoát ra, khối lượng Brom đã tham gia phản ứng là 8 gam. - Đốt cháy hoàn toàn phần II rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy vào bình có chứa 500 ml dung dịch Ba(OH)2 0,66M. Sau khi phản ứng kết thúc thu được 63,04 gam kết tủa. Dung dịch sau khi lọc bỏ kết tủa bị giảm đi m gam so với khối lượng của dung dịch Ba(OH)2 ban đầu. 1. Viết các phương trình hóa học và xác định công thức phân tử của A. 2. Tính giá trị của m và giá trị của V (đktc). Bài 6: 1. Nêu hiện tượng, giải thích, viết phương trình phản ứng xảy ra khi úp ống nghiệm chứa đầy hỗn hợp khí C2H2 và C2H4 vào chậu thuỷ tinh chứa dung dịch nước brom. 2. Từ nhôm cacbua và các chất vô cơ cần thiết hãy viết phương trình phản ứng điều chế vinyl axetat và hexacloxiclohexan. Bài 7: Đốt cháy hoàn toàn chất hữu cơ Z (chứa C, H và O) thu được CO2 và H2O có tỷ lệ khối lượng là 88:45. 1. Tìm công thức phân tử của Z, biết trong phân tử Z có một nguyên tử oxi. 2. Viết công thức cấu tạo có thể có của Z, biết Z có một số tính chất hoá học giống rượu etylic. Bài 8: Y là chất hữu cơ chứa các nguyên tố C, H, O và N. Đốt cháy hoàn toàn 0,75 gam Y thu được hỗn hợp sản phẩm gồm CO 2, H2O và N2, cho hoàn toàn sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 2 gam kết tủa và khối lượng bình tăng 1,33 gam. Tìm công thức phân tử của Y (biết MY = 75). Bài 9: 1. Polime X chứa 38,4% cacbon; 56,8% clo và còn lại là hydro về khối lượng. Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo của X và gọi tên, cho biết trong thực tế X dùng để làm gì? 2. Từ metan và các chất vô cơ cần thiết khác. Hãy viết các phương trình phản ứng hoá học (ghi rõ điều kiện) để điều chế X nói trên. Bài 10: Hỗn hợp M gồm một hiđrocacbon mạch hở A và một hiđrocacbon X có công thức C xH2x-2 (x 2), có tỉ lệ số mol là 2:1. Tỉ khối của hỗn hợp so với hiđro bằng 25,33. Đốt cháy hoàn toàn 3,36 lít (đktc) hỗn hợp M, sau đó dẫn toàn bộ sản phẩm đi vào 1000 gam dung dịch Ca(OH) 2 7,4% thấy có 55 gam kết tủa. Lọc kết tủa, sau đó nếu đun sôi dung dịch thì không thấy có thêm kết tủa xuất hiện. 1. Tìm công thức phân tử của A và X biết chúng hơn kém nhau 1 nguyên tử cacbon. 2. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch sau khi lọc bỏ kết tủa. Bài 11: 1. Cho các chất: rượu etylic, etilen, benzen, metan, axetilen. BDHSG H9 1
  2. a. Viết công thức phân tử và công thức cấu tạo mỗi chất trên b. X và Y là những chất trong số các chất trên, biết rằng: - Khi đốt cháy 0,1 mol mỗi chất thu được thể tích khí CO2 lần lượt là 2,24 lít và 4,48 lít (ở đktc). - Khi đốt cháy hỗn hợp chứa 0,1mol mỗi chất thì thu được 7,2 gam nước. Xác định X, Y 2. Một dãy hyđrocacbon được biểu diễn bởi công thức chung C nH2n+2. Hãy cho biết thành phần % của hiđro biến đổi như thế nào khi giá trị n thay đổi. Bài 12: Đốt cháy hoàn toàn 2,24 l (đktc) một hiđrocacbon A thể khí. Sau đó dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 có chứa 0,2 mol Ca(OH)2 thì có 10g kết tủa tạo nên, đồng thời thấy khối lượng bình tăng thêm 18,6g. Xác định công thức phân tử của A và công thức cấu tạo có thể của A. Bài 13: Cho 1 anken A kết hợp với H2 (Ni làm xúc tác) ta được ankan B. a/ Xác định công thức phân tử của A, B biết rằng để đốt cháy hết B bằng một lượng O 2 vừa đủ thì thể tích khí CO2 thu được bằng ½ tổng thể tích của B và O2. b/ Một hỗn hợp X gồm A, B và H 2 có thể tích là 22,4 lít. Cho X đi qua Ni nung nóng xúc tác thu được hỗn hợp Y, biết tỉ khối của X so với Y bằng 0,7. Tính thể tích hỗn hợp Y, số mol H 2 và A đã phản ứng với nhau. c/ Biết rằng hỗn hợp Y không làm phai màu nước Br 2 và tỷ khối dY/H2 = 16. Xác định thành phần trăm thể tích của các khí trong hỗn hợp X. Các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Bài 14: 1. Cho hỗn hợp gồm rượu etylic, axit axetic, nước. Trình bày phương pháp tách riêng rượu etylic nguyên chất và axit axetic (có thể lẫn nước) từ hỗn hợp trên? Viết phương trình phản ứng minh họa (nếu có). 2. Khi thực hiện phản ứng chuyển hóa metan thành axetilen thu được hỗn hợp khí X gồm metan, axetilen và hidro. Đốt cháy hoàn toàn X cần 6,72 lít O 2 (đktc). Sản phẩm cháy được hấp thụ hết vào dung dịch chứa 0,1 mol Ca(OH)2. a. Tính khối lượng của hỗn hợp X. b. Hãy cho biết dung dịch thu được sau khi hấp thụ sản phẩm cháy có khối lượng thay đổi như thế nào so với dung dịch Ca(OH)2 ban đầu? Bài 15: Đốt cháy hoàn toàn 6,72 lít hỗn hợp khí gồm hai hidrocacbon mạch hở có công thức C nH2n+2 (A) và CmH2m (B) thu được 13,44 lit CO2 và 14,4gam nước. Các thể tích khí đo ở đktc. 1.Tìm công thức phân tử của hai hidrocacbon. 2. Từ B (mạch không nhánh) viết các phương trình phản ứng điều chế CH 3COONa không quá 3 giai đoạn (không quá 3 phản ứng), các chất vô cơ và điều kiện để phản ứng xảy ra có đủ. 3. Tìm công thức cấu tạo có thể có của B thỏa mãn: khi cho B tác dụng với H 2O, xúc tác H2SO4 thì thu được hỗn hợp hai sản phẩm hữu cơ. Viết các phương trình phản ứng. Bài 16: Có 2 vết bẩn trên quần áo: vết dầu nhờn và vết dầu ăn. Hãy chọn trong số các chất sau để làm sạch vết bẩn, giải thích: nước, nước xà phòng, giấm ăn, ét-xăng, cồn 900. Bài 17: Đốt cháy hoàn toàn chất hữu cơ Y người ta thu được 14,336 lít khí CO 2 (đktc) và 5,76 gam H2O. Ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất thì tổng thể tích CO 2 và hơi nước thu được bằng tổng thể tích của Y và O2 tham gia phản ứng. 1. Xác định công thức phân tử của Y. Biết Y mạch hở, viết công thức cấu tạo của Y. 2. Khi Y tác dụng với dung dịch nước Brom theo tỉ lệ số mol 1:2 thu được chất hữu cơ Z. Viết công thức cấu tạo có thể có của Z. Bài 18: 1. Hoàn thành các phương trình phản ứng của sơ đồ sau. Ghi rõ điều kiện ( nếu có): Saccarozơ glucozơ  ancol etylic axit axetic natriaxetat metan axetilen  benzen nitrobenzen. 2. Một trong những cách làm sạch tạp chất có lẫn trong nước mía dùng sản xuất đường phèn theo phương pháp thủ công trước đây được thực hiện bằng cách cho bột than xương và máu bò vào nước ép mía. Sau đó khuấy kĩ đun nhẹ rồi lọc lấy phần nước trong. Phần nước trong này mất hẳn màu xẫm và mùi mía. Cô cạn nước lọc thì thu được đường phèn. Hãy giải thích việc sử dụng than xương và máu bò trong cách làm này? BDHSG H9 2
  3. 3. Butan có lẫn tạp chất là các khí etilen, cacbonic, axetilen. Nêu cách tiến hành và viết các phương trình phản ứng xảy ra trong quá trình làm sạch khí. Bài 19: Có các chất lỏng A, B, C, D, E. Chất nào là benzen, ancol etylic, axit axetic, dung dịch glucozơ, nước. Biết kết quả của những thí nghiệm như sau: - Cho tác dụng với Na thì A, B, C, D có khí bay ra; E không phản ứng - Cho tác dụng với CaCO3 thì A, B, C, E không phản ứng; D có khí bay ra - Cho tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 thì A, C, D, E bạc không xuất hiện; B có bạc xuất hiện - Đốt trong không khí thì A, E cháy dễ dàng; D có cháy ; B,C không cháy Xác định A, B, C, D, E và viết các phương trình phản ứng hoá học theo các kết quả thí nghiệm trên. Bài 20: Một hỗn hợp khí (A) gồm một hiđrocacbon (X) mạch hở và H 2. Cho 17,6g hỗn hợp (A) vào dung dịch nước brom, sau khi phản ứng hoàn toàn thấy dung dịch brom nhạt màu và khối lượng brom tham gia phản ứng là 96,0g. Khi đốt cháy hoàn toàn 17,6g hỗn hợp (A), dẫn sản phẩm cháy vào nước vôi trong thì toàn bộ sản phẩm cháy bị hấp thụ hết và tạo được 20,0g kết tủa. Lọc bỏ kết tủa thấy khối lượng dung dịch nước vôi tăng thêm m(gam) so với ban đầu. Đun sôi dung dịch còn lại tạo thêm 50,0g kết tủa nữa. 1. Tìm công thức phân tử của (X) và tính thành phần phần trăm số mol hỗn hợp (A). 2. Tính m. Bài 21: Đốt cháy hoàn toàn 5,6 lít hỗn hợp gồm 2 hidrocacbon (tỉ lệ thể tích là 2:3) có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử thu được 11,2 lít khí cacbonic và 11,2 gam nước. Xác định công thức phân tử của 2 hidrocacbon biết các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Bài 22: Có hỗn hợp khí A gồm metan, etilen và axetilen. - Cho 5,6 lít hỗn hợp khí A lội qua dung dịch nước brom dư thì có 52 gam brom tham gia phản ứng. - Đốt cháy hoàn toàn 2,6 gam hỗn hợp khí A thì cần vừa đủ 30,24 lít không khí. Xác định thành phần trăm theo thể tích các khí trong hỗn hợp A, biết các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn, trong không khíoxi chiếm 20% về thể tích còn lại là nitơ. Bài 23: Đi từ các chất ban đầu là đá vôi, than đá và được dùng thêm các chất vô cơ cần thiết, hãy viết các phương trình phản ứng điều chế ra polivinyl clorua, đicloetan. Bài 24: Oxi hóa m gam hợp chất hữu cơ A bằng CuO rồi cho sản phẩm sinh ra gồm CO 2 và hơi H2O lần lượt đi qua bình 1 đựng H 2SO4 đặc và bình 2 đựng 2 lít Ca(OH)2 0,0225 M. Kết thúc các quá trình người ta thấy khối lượng bình 1 tăng 1,08 gam, bình 2 thu được 2 gam kết tủa và khối lượng CuO giảm 3,2 gam. Xác định công thức phân tử của A biết MA < 100. Bài 25: Từ tinh bột, các chất vô cơ cần thiết và các điều kiện có đủ, hãy viết các phương trìnhphản ứng điều chế các chất sau: etyl axetat, etilen, PVC. Bài 26: Viết các phương trình phản ứng theo sơ đồ sau. 15000 C,làmlanhnhanh Akhí  B C D E CH3COOC2H5 NaOH, CaO CH3COONa Xrắn  Ykhí. Bài 27: Hỗn hợp khí A gồm 2 hiđrocacbon. Đốt cháy hoàn toàn 1 lít A trong khí oxi thu được 1,6 lít khí CO2 và 1,4 lít hơi nước. Xác định công thức phân tử các hiđrocacbon có trong hỗn hợp khí A, biết rằng thể tích các khí và hơi nước đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Bài 28: Cho 76,2 gam hỗn hợp A gồm 1 ancol đơn chức (ROH) và 1 axit cacboxylic đơn chức (R’COOH). Chia A thành 3 phần bằng nhau. Đem phần 1 tác dụng hết với Na, thu được 5,6 lít H 2 (đktc). Đốt cháy hết phần 2 thì thu được 39,6 gam CO 2. Đem phần 3 thực hiện phản ứng este hóa với hiệu suất 60%, sau phản ứng thấy có 2,16 gam nước sinh ra. Viết các phương trình phản ứng xảy ra, xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của các chất trong A. Bài 29: Cho 87 gam dung dịch rượu etylic tác dụng với Na lấy dư thì thu được 28 lít khí H2 (đktc). 1. Tính khối lượng của rượu etylic và nước trong dung dịch. 2. Tính độ rượu của dung dịch rượu trên (biết khối lượng riêng của rượu nguyên chất là 0,8 g/ml) Bài 30: 1. Đun nóng glixerol với hỗn hợp hai axit C15H31COOH và C17H35COOH (có H2SO4 đậm đặc làm chất xúc tác) tạo thành hỗn hợp các este. Hãy viết các công thức cấu tạo có thể có của các este. 2. Viết các phương trình phản ứng hoàn thành sơ đồ sau, biết A là hợp chất hữu cơ; F là bari sunfat. BDHSG H9 3
  4. C Y1 D Z1 E T1 F A X,xt Bmen G Y2 H Z2 I T2 F Bài 31: Đốt cháy một hiđrocacbon X ở thể khí với 0,96 gam khí oxi trong bình kín rồi cho các sản phẩm sau phản ứng lần lượt qua bình (1) chứa CaCl 2 khan dư; bình (2) chứa 1,75 lít Ca(OH) 2 0,01M. Sau thí nghiệm thấy ở bình (2) thu được 1,5 gam kết tủa và cuối cùng còn 0,112 lít khí duy nhất thoát ra (đktc). Xác định công thức phân tử của hiđrocacbon X. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Bài 32: Từ đá vôi, than đá và các chất vô cơ cần thiết, hãy viết các phương trình phản ứng điều chế benzen, cao su buna. (Ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có) Bài 33: Hỗn hợp A gồm C 2H2 và H2. Cho 10,08 l A đi qua ống đựng chất xúc tác Ni đun nóng, thu được 6,944 lít hỗn hợp khí B gồm 4 chất. Dẫn B đi chậm qua bình đựng nước brom dư cho phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 4,48 lít hỗn hợp khí C. Biết rằng 1mol A có khối lượng 10 gam và các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Hãy viết các phương trình phản xảy ra và tính thành phần phần trăm theo thể tích của các khí trong hỗn hợp A, B, C. Bài 34: 1. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một hidrocacbon, rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ vào bình đựng lượng dư dung dịch NaOH thấy khối lượng của bình NaOH tăng thêm 23 gam. Xác định công thức phân tử của hidrocacbon và viết công thức cấu tạo rút gọn dạng mạch hở có thể có của hidrocacbon trên. 2. Từ đá vôi và các thiết bị, hóa chất cần thiết hãy viết các phương trình phản ứng điều chế các chất sau: polietilen, este etylaxetat (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có). Bài 35: Khi thực hiện phản ứng crackinh 35 lít butan ở nhiệt độ và áp suất thích hợp thu được 67 lít hỗn hợp khí X theo 3 phản ứng: C4H10  CH4 + C3H6 (1) C4H10  C2H6 + C2H4 (2) C4H10  H2 + C4H8 (3) Chia hỗn hợp X làm 2 phần bằng nhau: - Phần 1: Cho từ từ qua bình đựng nước brom dư, còn lại hỗn hợp khí B không bị hấp thụ. Tách hỗn hợp khí B được 3 hidrocacbon B1, B2, B3 theo thứ tự khối lượng phân tử tăng dần. Đốt cháy B 1, B2, B3 thu được những sản phẩm có thể tích CO2 tỉ lệ tương ứng là 1:3:1. - Phần 2: Cho phản ứng hợp nước nhờ xúc tác đặc biệt thu được hỗn hợp A gồm các rượu khác nhau. 1. Tính tỷ lệ % thể tích butan đã tham gia phản ứng. 2. Tính tỷ lệ % thể tích mỗi khí trong hỗn hợp X. 3. Tính khối lượng của hỗn hợp A. (giả thiết các phản ứng với brom và hợp nước xảy ra hoàn toàn, các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn). Bài 36: Polime X chứa 38,4% cacbon; 56,8% clo và còn lại là hidro về khối lượng. Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo của X và gọi tên, cho biết trong thực tế X dùng để làm gì? Bài 37: Cho 6,72 lít hỗn hợp khí gồm một ankan và một olefin đi qua dung dịch Brom thấy khối lượng bình brom tăng 4,2 gam và thoát ra 4,48 lít khí. Đốt cháy khí thoát ra thu được 8,96 lít khí CO 2. Xác định công thức phân tử của các hiđrocacbon,biết thể tích các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Bài 38: 1. Từ tinh bột và các chất vô cơ cần thiết khác, hãy viết các phương trình phản ứng hóa học để điều chế đibrometan. 2. Đốt cháy 2,7 gam hợp chất A chứa C,H,O cần dùng hết 3,696 lít oxi (đktc), thu được CO 2 và hơi nước theo tỷ lệ V H2O:VCO2 = 5 : 4. Tìm công thức phân tử của A. Biết tỷ khối hơi của A so với N2 là 3,215. Bài 39: Hiđrocacbon X là chất khí (ở nhiệt độ phòng, 25 0C). Nhiệt phân hoàn toàn X (trong điều kiện không có oxi) thu được sản phẩm C và H2, trong đó thể tích khí H2 thu được gấp đôi thể tích khí X (đo ở cùng điều kiện). Xác định các công thức phân tử thỏa mãn X. Bài 40: Ba chất hữu cơ mạch hở A, B, C có công thức phân tử tương ứng là: C 3H6O, C3H4O2, C6H8O2. Chúng có những tính chất sau: - Chỉ A và B tác dụng với Na giải phóng khí H2. BDHSG H9 4
  5. - Chỉ B và C tác dụng được với dung dịch NaOH. - A tác dụng với B (trong điều kiện xúc tác, nhiệt độ thích hợp) thu được sản phẩm là chất C. Hãy cho biết công thức cấu tạo của A, B, C. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. Bài 41: 1. Trình bày phương pháp hoá học làm sạch khí metan bị lẫn một ít tạp chất là CO2, C2H4, C2H2. 2. Có a gam hỗn hợp X gồm một axit no đơn chức A và một este B. B tạo ra bởi một axit no đơn chức A1 và một rượu no đơn chức C (A 1 là đồng đẳng kế tiếp của A). Cho a gam hỗn hợp X tác dụng với lượng vừa đủ NaHCO3, thu được 1,92 gam muối. Nếu cho a gam hỗn hợp X tác dụng với một lượng vừa đủ NaOH đun nóng thu được 4,38 gam hỗn hợp hai muối của 2 axit A, A1 và 1,38 gam rượu C, tỷ khối hơi của C so với hiđro là 23. Đốt cháy hoàn toàn 4,38 gam hỗn hợp hai muối của A, A 1 bằng một lượng oxi dư thì thu được Na 2CO3, hơi nước và 2,128 l CO 2 (đktc). Giả thiết phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tìm công thức phân tử, công thức cấu tạo của A, A1, C, B và tính a. Bài 42: Hãy nhận biết các dung dịch và chất lỏng đựng trong các lọ mất nhãn: dung dịch Glucozơ, cồn 1000 , dung dịch axit axetic, lòng trắng trứng, benzen. Bài 43: Biết axit Lactic có công thức: CH 3–CH(OH) –COOH. Hãy viết phương trình phản ứng xảy ra khi cho axit lactic lầnlượt tác dụng với các chất: a. Na dư. b. C2H5OH (H2SO4 đặc, đun nóng nhẹ). c. Dung dịch Ba(OH)2. d. Dung dịch KHCO3. Bài 44: Cho các phản ứng: Hãy xác định công thức cấu tạo của các chất A, B, D. Biết A có công thức phân tử là C4H6O5. Bài 45: 1. Có hai aminoaxit E và F cùng công thức phân tử C 3H7NO2, dùng công thức cấu tạo của chúng viết phương trình phản ứng giữa một phân tử E và một phân tử F tạo ra sản phẩm mạch hở. 2. Cho A và B là 2 hợp chất hữu cơ đơn chức (chứa C, H, O) đều có khối lượng mol là 74. A phản ứng được với cả Na và NaOH, còn B phản ứng với dung dịch NaOH tạo ra muối có khối lượng mol nhỏ hơn 74. Hãy viết công thức cấu tạo đúng của A, B và viết các phương trình phản ứng minh hoạ. Bài 46: Hai chất hữu cơ X, Y tạo nên bởi các nguyên tố C, H, O. Trong đó C chiếm 40% khối lượng mỗi chất, khối lượng mol của X gấp 1,5 lần khối lượng mol của Y. Khi đốt cháy hoàn toàn 0,03 mol hỗn hợp X, Y cần dùng vừa hết 1,68 lít O2 (đktc). Cho 1,2 gam Y tác dụng hết với dung dịch NaOH thu được m gam muối khan. Cho 1,8 gam X tác dụng hết với dung dịch NaOH thu được 1,647 m gam muối khan. Tìm công thức đơn giản nhất, công thức phân tử và công thức cấu tạo có thể có của X, Y. Bài 47: Hai este P và Q có khối lượng mol hơn kém nhau 28 gam, phâ tử mỗi chất đều chứa C, H và 2 nguyên tử O. Cho 32,4 gam hỗn hợp Z gồm P và Q tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, sau đó cô cạn dung dịch thì thu được 32,8 gam chất rắn khan. Phần bay hơi gồm nước và hai rượu, trong đó phần hơi của hai rượu chiếm thể tích bằng thể tích của 11,2 gam khí N 2 đo ở cùng điều kiện. Khi đốt cháy hoàn toàn một lượng mol như nhau của hai rượu thì số mol CO 2 tạo ra từ các rượu hơn kém nhau 3 lần. Xác định công thức cấu tạo các este và thành phần %m của mỗi chất trong hỗn hợp Z. Bài 48: Đốt cháy hoàn toàn V (lít) mê tan (đktc). Cho tất cả sản phẩm cháy hấp thụ vào bình đựng 500ml dung dịch Ba(OH)2 0,2 M thấy tạo thành 15,76 gam kết tủa. 1. Tính thể tích V. 2. Khối lượng dung dịch trong bình tăng hay giảm bao nhiêu gam? Bài 49: Đốt cháy hoàn toàn 0,324 gam hợp chất hữu cơ X (C, H, O )sản phẩm cháy dẫn qua bình chứa 380 ml dung dịch Ba (OH)2 0,05M ta thấy kết tủa bị tan một phần đồng thời khối lượng bình tăng 1,14 gam. Còn nếu sản phẩm cháy dẫn qua 220 ml dung dịch Ba(OH) 2 0,1M thì thu kết tủa cực đại. Tìm công thức phân tử của X, biết MX = 108 . Bài 50: Chia 39,6 gam hỗn hợp rượu etylic và rượu A có công thức C nH2n(OH)2 thành hai phần bằng nhau. Lấy phần thứ nhất tác dụng hết với Na thu được 5,6 l H2 (đktc). Đốt cháy hết hoàn toàn phần thứ hai thu được 17,92 lít CO2 ( đktc). Tìm công thức phân tử rượu A. BDHSG H9 5
  6. PHẦN VÔ CƠ Bài 51: Hoà tan 34,2 gam hỗn hợp 2 oxit Fe2O3 và Al2O3 vào trong 1 lít dung dịch HCl 2M. Sau phản ứng HCl dư 25% so với lượng ban đầu. Dung dịch A tạo thành cho tác dụng với dung dịch NaOH 1M sao cho kết tủa tạo thành vừa đạt khối lượng bé nhất. 1. Viết các phương trình phản ứng xảy ra 2. Tính khối lượng của mỗi oxit trong hỗn hợp ban đầu. 3. Tính thể tích của dung dịch NaOH đã dùng. Bài 52: Để khử hoàn toàn 24 gam oxit kim loại cần 10,08 lít H2 ( đktc). Lấy lượng kim loại sinh ra hoà tan hoàn toàn vào dung dịch H2SO4 loãng dư, thấy có 6,72 lít H2 ( đktc). 1. Xác định hoá trị của kim loại trong oxit và trong muối tạo thành khi hoà tan vào dung dịch H 2SO4 loãng. 2. Xác định công thức của oxit. Bài 53: Hoàn thành phản ứng theo sơ đồ sau : Cho biết: A1 là oxit kim loại A : A thuộc chu kỳ 4, phân nhóm chính nhóm II trong bảng HTTH B1 là oxit phi kim B; B có hoá trị cao nhất đối với oxi là 4, khi cho oxyt đó tác dụng với KOH sẽ tạo ra một muối có khối lượng phân tử là 138 đvC. Bài 54: Hãy lập biểu thức tổng quát tính nồngđộ % và nồngđộ mol khi pha trộn các dung dịch sau: 1. Phải trộn dung dịch HCl có nồng độ x(M) với dung dịch HCl có nồng độ y(M) theo tỉ lệ thể tích như thế nào để được dung dịch HCl có nồngđộ z(M)? Biết x < z < y 2. Phải trộn dung dịch HCl có nồng độ x(%) với dung dịch HCl có nồng độ y(%) theo tỉ lệ khối lượng như thế nào đểđược dung dịch HCl có nồngđộ z(%) ? Biết x% < z% < y% 3. Trong 2 trường hợp trên, cách lập biểu thức của trường hợp nào là chính xác hơn. Vì sao? 0 0 Bài 55: Ta có một muối sunfat ngậm nước RSO 4.nH2O. Ở 80 C thì có 53,6 gam còn ở 25 C thì có 23 gam muối này tan tối đa trong 100 gam nước (tính theo muối khan RSO 4). Nếu ta làm lạnh 25 gam dung dịch bão hoà muối này từ 80 0C xuống 250C thì có 8,9 gam tinh thể muối sunfat ngậm nước kết tinh. Xác định công thức của muối ở dạng hiđrat, cho biết n có thể có một trong các giá trị 5,7,9. Bài 56: A là hỗn hợp hai muối cacbonat trung hoà của kim loại phân nhóm chính nhóm I và kim loại phân nhóm chính nhóm II. Hoà tan hoàn toàn 18 gam hỗn hợp A bằng 300ml dung dịch HCl vừa đủ thì thu được 3,36 lít khí H2 ( đktc) và một dung dịch B. 1/ Cô cạn dung dịch B thì thu được bao nhiêu gam muối khan. 2/ Tính nồng độ mol/l của dung dịch HCl đã dùng 3/ Nếu tỉ lệ mol của muối cacbonat kim loại hoá trị I và muối cacbonat kim loại hoá trị II trong hỗn hợp là 2 :1. Hãy tìm công thức hai muối. Biết rằng các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Bài 57: 1. Hợp chất của A và D khi hoà tan trong nước cho một dung dịch có tính kiềm. Hợp chất của B và D khi hoà tan trong nước cho dung dịch E có tính axit yếu. Hợp chất A, B, D không tan trong nước nhưng tan trong dung dịch E. Xác định hợp chất tạo bởi A và D; B và D; A, B, D. Viết phương trình phản ứng. 2. Chỉ dùng thêm nước hãy nhận biết 4 chất rắn: Na 2O, Al2O3, Fe2O3, Al chứa trong cáclọ riêng biệt. Viết các phương trình phản ứng. Bài 58: Cho 27,4 g Ba vào 400 g dung dịch CuSO4 3,2% thu được khí A, kết tủa B và dung dịch C. a, Tính thể tích khí A (đktc). b, Nung kết tủa B ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thì thu được bao nhiêu gam chất rắn? c,Tính nồng độ phần trăm của chất tan trong dung dịch C. Bài 59: 1. Hỗn hợp Mg, Fe có khối lượng m gam được hoà tan hoàn toàn bởi dung dịch HCl. Dung dịch BDHSG H9 6
  7. thu được tác dụng với dung dịch NaOH dư. Kết tủa sinh ra sau phản ứng đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi giảm đi a gam so với trước khi nung. Xác định % về khối lượng mỗi kim loại theo m, a. 2. Có 5 chất rắn: BaCl2, Na2SO4, CaCO3, Na2CO3, CaSO4.2H2O đựng trong 5 lọ riêng biệt. Hãy tự chọn 2 chất dùng làm thuốc thử để nhận biết các chất rắn đựng trong mỗi lọ. Bài 60: 1/ Viết 17 PTHH (có bản chất khác nhau) biểu diễn các phản ứng xảy ra để điều chế muối. 2/ Viết các PTHH theo sơ đồ sau: Biết A gồm Mg và Cu. 3/ Trong thành phần khí thải của một nhà máy có chứa các khí CO 2; SO2 và Cl2. Em hãy đề xuất một phương pháp để loại bỏ các khí này trước khí thải ra môi trường. Bài 61: Cho 1,36 gam hỗn hợp gồm Fe và Mg vào 400ml dung dịch CuSO 4 nồng độ a (mol/lit). Sau khi phản ứng xong thu được 1,84 gam chất rắn B và dung dịch C. Thêm NaOH dư vào dung dịch C được kết tủa. Sấy, nung kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi, cân được 1,2 gam chất rắn D. a/ Viết PTHH biểu diễn các phản ứng có thể xảy ra. b/ Tính thành phần % theo khối lượng của 2 kim loại trong A. Tính a. Bài 62: Chia 26,88 gam MX2 thành 2 phần bằng nhau: - Cho phần 1 vào 500ml dung dịch NaOH dư thu được 5,88 gam M(OH)2 kết tủa và dung dịch D. - Cho phần 2 vào 360ml dung dịch AgNO 3 1M được dung dịch B và 22,56 gam AgX kết tủa. Cho thanh Al vào dung dịch B thu được dung dịch E, khối lượng thanh Al sau khi lấy ra cân lại tăng lên m gam so với ban đầu (toàn bộ kim loại thoát ra bám vào thanh Al). Cho dung dịch D vào dung dịch E được 6,24 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. a/ Xác định MX2 và giá trị m? b/ Tính nồng độmol của dung dịch NaOH đã dùng. Bài 63: Chia 17 gam hỗn hợp rắn X gồm: MxOy ; CuO và Al2O3 thành 2 phần bằng nhau. - Hoà tan phần 1 vào dung dịch NaOH dư, còn lại 7,48 gam hỗn hợp rắn A. - Dẫn 4,928 lít khí CO (đktc) vào phần 2 nung nóng được hỗn hợp rắn B và hỗn hợp khí C, có tỉ khối đối với hiđro là 18. Hoà tan B vào dung dịch HCl dư còn lại 3,2 gam Cu. a/ Viết các phương trình hoá học xảy ra. b/ Tính % về khối lượng của mỗi nguyên tố có trong hỗn hợp X.Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. c/ Để hoà tan hoàn toàn A phải dùng hết 12,5 gam dung dịch H 2SO4 98%, nóng. Xác định kim loại M và công thức của MxOy. Biết: MxOy + H2SO4 đặe,nóng > M2(SO4)3 + SO2 + H2O. MxOy bị khử và không tan trong dung dịch NaOH. Bài 64: Hoà tan 19,5 gam FeCl3 và 27,36 gam Al2(SO4)3 vào 200 gam dung dịch H 2SO4 9,8% được dung dịch A, sau đó hoà tan tiếp 77,6 gam NaOH nguyên chất vào dung dịch A thấy xuất hiện kết tủa B và được dung dịch C. Lọc lấy kết tủa B. a/ Nung B đến khối lượng không đổi hãy tính khối lượng chất rắn thu được . b/ Thêm nước vào dung dịch C để được dung dịch D có khối lượng là 400 gam. Tính khối lượng nước cần thêm vào và nồng độ phần trăm của các chất tan trong dung dịch D. c/ Cần thêm bao nhiêu ml dung dịch HCl 2M vào dung dịch D để được kết tủa lớn nhất. Bài 65: Cho 3,16 gam hỗn hợp A gồm Fe và Mg vào 250 ml dung dịch Cu(NO 3)2 khuấy đều hỗn hợp cho đến khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch B và 3,84 gam chất rắn D. Thêm vào dung dịch B một lượng NaOH dư rồi lọc kết tủa đem nung ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi được 1,4 gam rắn E gồm 2 oxit. a/ Tính % theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp A. b/ Tính nồng độ mol/lit của dung dịch Cu(NO3)2. BDHSG H9 7
  8. Bài 66: Hỗn hợp A có khối lượng 8,14 gam gồm CuO, Al2O3 và một oxit của sắt. Cho H2 dư qua A nung nóng, sau khi phản ứng xong thu được 1,44 gam H 2O. Hoà tan hoàn toàn A cần dùng 170 ml dung dịch H2SO4 loãng 1M, được dung dịch B. Cho B tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc lấy kết tủa đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi, được 5,2 gam chất rắn. Xác định công thức của oxit sắt và khối lượng của từng oxit trong A. Bài 67: 1. Bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết 4 kim loại dưới dạng bột: Mg, Al, Fe, Ag, đựng trong 4 lọ mất nhãn. Viết PTHH minh hoạ. 2. Chất rắn A màu xanh lam tan được trong nước tạo thành dung dịch, khi cho thêm NaOH vào dung dịch đó tạo ra kết tủa B màu xanh lam đậm. Khi nung nóng chất B bị hoá đen. Nếu sau đó tiếp tục nung nóng sản phẩm trong dòng khí H 2 thì tạo ra chất rắn C màu đỏ. Chất rắn C tác dụng với một axit vô cơ đặc lại tạo ra chất A ban đầu. Hãy cho biết chất A là chất nào và viết tất cả các PTHH xảy ra. Bài 68: Có V1 lit dung dịch axit HCl chứa 9,125 gam chất tan (dd A) và có V 2 lit dung dịch axit HCl chứa 5,475 gam chất tan (dd B). Trộn V1 lit dd Avào V2 lit dd B thu được dd C có V = 2 lit. a/ Tính nồng độ mol/lit của dung dịch C. b/ Tính nồng độ mol/lit của dung dịch A và B. Biết CM (A) – CM (B) = 0,4 M Bài 69: Cho 14,8 gam hỗn hợp gồm kim loại hoá trị II, oxit và muối sunfat của kim loại đó, tan vào dung dịch H2SO4 loãng dư thì thu được dung dịch A và thoát ra 4,48 lít khí (ở đktc). Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch A, được kết tủa B. Nung kết tủa B ở nhiệt độ cao đến khối lượng khôngđổi được 14 gam chất rắn. Mặt khác cho 14,8 gam hỗn hợp trên vào 0,2 lit dung dịch CuSO 4 2M thì sau khi ứng kết thúc, ta táchbỏ chất rắn rồi đem chưng khô dung dịch thì còn lại 62 gam. a/ Tính thành phần % theo khối lượng của các chất có trong hỗn hợp ban đầu. b/ Xác định kim loại đó. Bài 70: Cho 18,6 gam hỗn hợp 2 kim loại là R có hoá trị II và Zn tác dụng với dung dịch HCl dư. Khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch 2 muối và 6,72 lít khí (đktc). Biết rằng trong hỗn hợp banđầu tỉ lệ số mol R : Zn là 1 : 2. a/ Viết các phương trình phản ứng đã xảy ra. b/ Tính khối lượng mỗi muối thu được sau phản ứng và tính thể tích dung dịch HCl 1,5M tối thiểu cần dùng. c/ Xác định kim loại R. Bài 71: Cho 2,3 gam bột A gồm Al, Fe, Cu tác dụng hoàn toàn với 40 ml dung dịch CuSO 4 1M thu được dung dịch B và hỗn hợp D gồm 2 kim loại. Cho dung dịch NaOH tác dụng từ từ với dung dịch B cho đến khi thu được kết tủa lớn nhất, nung kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 1,82 gam hỗn hợp 2 oxit. Cho D tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 dư, thu được 12,96 gam Ag. Tính số gam mỗi kimloại trong A. Bài 72: Viết các phương trình hoá học thể hiện theo sơ đồ biến hoá sau (ghi rõ điều kiện). Bài 73: Hỗn hợp bột A gồm Fe và Mg có khối lượng 2,72g được chia thành 2 phần bằng nhau. Phần 1: Cho vào 400ml dung dịch CuSO4 a(M) chờ cho phản ứng xong thu được 1,84g chất rắn B và dung dịch C. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch C thu được kết tủa. Sấy nung kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi cân được 1,2g chất rắn D. Tính thành phần % theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp A và trị số a? Phần 2: Cho tác dụng với V(ml) dung dịch AgNO 3 0,1M. Sau khi phản ứng xong thu được chất rắn E có khối lượng 3,36g. Tính thành phần % theo khối lượng các chất trong chất rắn E? Tính V? Bài 74: Hoà tan a(g) hỗn hợp Na 2CO3 và KHCO3 vào nước để được 400ml dung dịch A. Cho từ từ 100ml dung dịch HCl 1,5M vào dung dịch A thu được dung dịch B và 1,008l khí (đktc). Cho B tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 29,55g kết tủa. BDHSG H9 8
  9. a. Tính A. b. Tính nồng độ mỗi muối trong dung dịch A. c. Nếu tiến hành cho từ từ dung dịch A ở trên vào bình đựng 100ml dung dịch HCl 1,5M. Tính thể tích khí CO2 (đktc) được tạo ra. Bài 75: Xác định các chất từ A1 đến A11 và viết các phương trình phản ứng sau: Biết A3 là muối sắt Clorua, nếu lấy 1,27 gam A3 tác dụng với dd AgNO3 dư thu được 2,87 gam kết tủa. Bài 76: Bài 77: Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau đây, biết C là thành phần chính của đá phấn. C +G +H A H2O B E  C  F +G +H D Bài 78: - Thí nghiệm 1: Hoà tan hoàn toàn a gam FexOy bằng H2SO4 đặc, nóng thấy thoát ra khí SO2 duy nhất. - Thí nghiệm 2: Khử hoàn toàn cũng a gam Fe xOy đó bằng CO ở nhiệt độ cao rồi hoà tan lượng sắt tạo thành bằng H2SO4 đặc, nóng thì thu được lượng khí SO 2 nhiều gấp 9 lần lượng khí SO 2 ở thí nghiệm trên. Hãy viết các phương trình hoá học trong hai thí nghiệm trên và xác định công thức hoá học của oxit sắt Bài 79: 1. Hoàn thành các chất A, B, C và viết phương trình hoá học hoàn thành dãy chuyển hoá sau: (5) A (8) (2) (1) B Ca(OH)2 (4) D (6) (3) (7) C 2. Nêu phương pháp hoá học nhận biết các chất bột trong cùng một hỗn hợp: Al, Fe, Mg. 3. Nêu ứng dụng của clo trong đời sống và sản xuất. Bài 80: Hoà tan hoàn toàn 14,2 gam hỗn hợp C gồm MgCO 3 và muối cacbonat của kim loại R vào axi HCl 7,3% vừa đủ, thu được dung dịch D và 3,36 lit khí CO2 (đktc). Nồng độ MgCl2 trong dung dịch D bằng 6,028%. 1. Xác định kim loại R và tính thành phần phần phần trăm khối lượng mỗi chất trong dung dịch C. 2. Cho dung dịch NaOH dư vào D, lọc kết tủa nung trong không khí đến phản ứng hoàn toàn thu BDHSG H9 9
  10. được bao nhiêu gam chất rắn? Bài 81: Khi thêm từ từ và khuấy đều 0,8 lit dd HCl 0,5 M vào dd chứa 35g hỗn hợp A gồm 2 muối Na 2CO3 và K2CO3 thì có 2,24 lit khí CO2 thoát ra (đktc) và dd D. Thêm dd Ca(OH)2 có dư vào dd D thu được kết tủa B. 1. Tính khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp A và khối lượng kết tủa B. / 2. Thêm m (g) NaHCO3 vào hỗn hợp A được hỗn hợp A . Tiến hành thí nghiệm tương tự như trên, thể / / tích dd HCl 0,5M thêm vào vẫn là 0,8 lit, dd thu được là dd D . Khi thêm Ca(OH)2 dư vào dd D được / kết tủa B nặng 30 g. Tính V (lit) khí CO2 thoát ra (đktc) và m(g). Bài 82: Nêu hiện tượng phản ứng và các phương trình hoá học khi cho hỗn hợp gồm các chất rắn Al, Fe, KClO3 vào HCl (màu vàng) sao cho HCl thiếu (không dư, cả ba chất rắn đều chưa tan hết), cho tiếp vào NaOH dư. Ở hai lần cho thực hành thí nghiệm đều thu lại đầy đủ hỗn hợp khí thoát ra. Thổi hỗn hợp khí này qua dung dịch sau phản ứng. Bài 83: 1. Cho 2,4 gam kim loại M tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng thì thu được 0,1 mol khí H2. a) Tìm M. b) Viết các phương trình phản ứng điều chế MCl2, M(NO3)2 từ đơn chất và hợp chất của M. 2. Cho 3,42 gam Al2(SO4)3 phản ứng với 50 ml dung dịch NaOH thu được 0,78 gam kết tủa. Tính nồng độ mol/lit của dung dịch NaOH đã dùng. Bài 84: Viết phương trình hoá học hoàn thành dãy chuyển hoá. D H2 ,anhsang A  B  D + NaOH 0 0 t C  H2,t E - Biết A là hợp chất vô cơ cấu tạo bởi ba nguyên tố K, Mn, O theo tỉ lệ khối lượng 39:55:64. Bài 85: 1. Từ nước cất, bột natri và muối sắt (II) clorua, khí cacbon dioxit hãy nêu phương pháp điều chế: Nước javel, sắt (III) oxit, natri hidrocacbonat. Các dụng cụ, chất xúc tác coi như có đủ. 2. Nêu phương pháp để loại bỏ chất khí độc của một nhà máy trước khi thải ra môi trường gồm: Khí clo, khí cacbonic, khí sunfurơ. Hãy viết phương trình phản ứng. Bài 86: Cho V (lit) khí CO (đktc) đi qua ống sứ chứa 0,15 mol hỗn hợp A gồm FeO và Fe 2O3 nung nóng. Sau một thời gian để nguội, thu được 12 gam chất rắn B (gồm 4 chất) và khí X thoát ra (tỉ khối của X so với H2 bằng 20,4). Cho X hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi dư thu được 20 gam kết tủa trắng. a) Tính thành phần phần trăm khối lượng các chất trong A. Xác định giá trị V. b) Cho B tan hết trong dung dịch HNO3 đậm đặc, nóng. Tính khối lượng muối khan tạo thành khi cô cạn dung dịch sau phản ứng. Bài 87: 1. Hoà tan hoàn toàn 5,68 gam hỗn hợp A gồm MgCO 3 và CaCO3 trong dung dịch HCl dư, khí CO 2 thu được cho hấp thụ hoàn toàn bởi 225 ml dung dịch Ba(OH) 2 0,2M tạo ra 5,91 gam kết tủa. Tính số mol của mỗi chất trong A. 2. Trộn 120 gam dung dịch NaOH 10% vào 80 gam dung dịch NaOH 25% thì thu được dung dịch NaOH có nồng độ mol là bao nhiêu? Biết hiệu suất là 90% và DNaOH = 1,2 g/ml. Bài 88: 1. Trình bày phương pháp điều chế: natri cacbonat, khí cacbondioxit, axit sunfuric từ khí sunfurơ, natri hidrosunfat, bari cacbonat, khí oxi. Các xúc tác, dụng cụ coi như có đủ. 2. Giải thích vì sao không nên dùng nước vòi dập tắt một đám cháy bởi dầu hoả? Nêu biện pháp phòng tránh. Bài 89: Viết phương trình hoá học hoàn thành dãy chuyển hoá. A  C  E NaCl NaCl NaCl NaCl B  D  F Bài 90: Khi hạ nhiệt độ của m gam dung dịch NaCl bão hoà từ 1000C xuống 00C thì có 46g muối kết BDHSG H9 10
  11. tinh ra khỏi dung dịch. Biết độ tan của muối ăn ở 1000C là 39,2 và ở 00C là 35,7. Tính m và khối lượng chất tan trong dung dịch ở từng nhiệt độ khác nhau (00C và 1000C). Bài 91: 1. Cho 3,64 gam hỗn hợp oxit, hidroxit và cacbonat của một kim loại hoá trị II vào 117,6 gam dung dịch H2SO4 10%, thu được 448 ml khí và dung dịch D chỉ chứa một chất tan duy nhất có nồng độ là 10,87% và 0,54M. Tính công thức các hợp chất ban đầu. Biết dung dịch D có khối lượng riêng là 1,08 g/ml, thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. 2. Đun nóng hỗn hợp A gồm 2,8 gam bột Fe và 0,8 gam bột S, hỗn hợp chất rắn sau phản ứng cho vào bình chứa 500 ml dung dịch HCl thu được hỗn hợp khí B và dung dịch C. Lượng HCl còn dư trong dung dịch C tác dụng hết với CaCO 3 thu được 2,8 lit khí CO2 (đktc). Hiệu suất phản ứng đều đạt 100%. a) Tính phần trăm thể tích các khí trong hỗn hợp B. b) Tính nồng độ mol/l của dung dịch HCl đã dùng. 3. Làm thế nào để pha được 1 lit dung dịch CuSO4 0,5M từ các tinh thể CuSO4.5H2O và nước. Bài 92: 0 0 1. Giả thiết độ tan của CuSO4 ở 10 C và 80 C là 17,4 và 55 gam. Làm lạnh 1,5 kg dung dịch 0 0 CuSO4 bão hòa ở 80 C xuống 10 C. Tính số gam tinh thể CuSO4.5H2O tách ra. 2. Có 2,4 gam kim loại M hoá trị II, không đổi ở dạng bột được khuấy kỹ vào 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO 3)2 0,5M và AgNO 3 0,5M cho phản ứng hoàn toàn. Hỗn hợp rắn thu được chia làm hai phần bằng nhau: - Phần 1: Cho tác dụng với dung dịch HCl dư có 280 ml khí hidro thoát ra (đktc) - Phần 2: Cho tác dung với H2SO4 đặc, nóng vừa đủ có V (lit) khí SO2 thoát ra (đktc) a) Xác định kim loại M và tính V. b) Tính phần trăm về khối lượng của mỗi chất trong trong hỗn hợp chất rắn Bài 93: Hoà tan 5,94g hỗn hợp 2 muối clorua của 2 kim loại A và B (A, B là 2 kim loại thuộc phân nhóm chính nhóm II) vào nước, được 100ml dung dịch X. Người ta cho dung dịch X tác dụng vừa đủ với dung dịch AgNO 3 thì thu được 17,22g kết tủa. Lọc kết tủa thu được dung dịch Y có thể tíchlà 200ml. Cô cạn dung dịch Y thuđược m(g) hỗn hợp muối khan. a/ Tính m. b/ Xác định CTHH của 2 muối clorua. Biết tỉ lệ khối lượng nguyên tử A so với B là 5:3 và trong muối ban đầu có tỉ lệ số phân tử A đối với số phân tử muối B là 1:3. c/ Tính nồng độ mol/l của các muối trong dung dịch X. Bài 94: Hoà tan 8,48g hỗn hợp gồm Na 2CO3 và MgO (thành phần mỗi chất trong hỗn hợp có thể thay đổi từ 0 đến 100%) vào một lượng dung dịch H 2SO4 loãng và dư 25% (so với lượng axít cần để hoà tan) ta thu được một lượng khí B và một dung dịch C. 1. Nếu cho toàn bộ khí B hấp thụ hết vào 225 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M, ta thu được 3,94g kết tủa.Hãy tính thành phần, phần trăm về khối lượng các chất trong hỗn hợp A. 2. Cho dung dịch C phản ứng với 390 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M, ta thu được kết tủa D. a) Tính giá trị khối lượng nhỏ nhất của kết tủa D và thành phần % về khối lượng của hỗn hợp A. b) Tính giá trị khối lượng lớn nhất của kết tủa D và thành phần % về khối lượng của hỗn hợp A. Bài 95: 1. Trình bày cách táchcác chất Al2O3, Fe2O3, SiO2 ra khỏi hỗn hợp bột của chúng. 2. Có 5 mẫu kim loại Ba; Mg; Fe; Al; Ag. Nếu chỉ dùng dung dịch H2SO4 loãng có thể nhận biết được những kim loại nào? Viết các phương trình phản ứng. 3. Hãy nhận biết mỗi dung dịch đựng trong 5 lọ riêng biệt sau: HNO3; Ca(OH)2; NaOH; HCl; NH3 Bài 96: Nhiệt phân một lượng MgCO 3 trong một thời gian, được chất rắn A và khí B. Cho khí B hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch NaOH thu được dung dịch C. Dung dịch C có khả năng tác dụng được với dung dịch (BaCl2 và KOH). Cho A tác dụng với dung dịch HCl dư lại thu được khí B và một dung dịch D. Cô cạn dung dịch D được muối khan E. Điện phân nóng chảy E được kim loại M. Viết các phương BDHSG H9 11
  12. trình phản ứng xảy ra trong thí nghiệm trên và xác định A, B, C, D, E, M. 0 Bài 97: Ở 20 C độ tan trong nước của Cu(NO3)2.6H2O là 125 gam. 0 1. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch Cu(NO3)2 bão hoà ở 20 C 2. Tính khối lượng Cu(NO3)2.6H2O cần lấy để pha chế 450 gam dung dịch bão hoà. Bài 98: Cho 6,8 gam hỗn hợp bột A gồm Fe và Mg vào 400 ml dung dịch CuSO 4 nồng độ x mol/lit. Sau phản ứng thu được 9,2 gam chất rắn B và dung dịch C. Thêm NaOH dư vào dung dịch C được kết tủa. Nung kết tủa này ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được 6,0 gam chất rắn. Tính thành phần phần trăm trong A và tính x. Bài 99: 1. Tách hỗn hợp chất rắn gồm BaCO3, BaSO4, KCl, MgCl2 bằng phương pháp hoá học. 2. Có 2 chiếc cốc trong mỗi chiếc cốc có 50g dung dịch muối nitrat của một kim loại chưa biết. Thêm vào cốc thứ nhất a (g) bột Zn, thêm vào cốc thứ hai cũng a (g) bột Mg, khuấy kĩ các hỗn hợp để phản ứng xảy ra hoàn toàn. Sau khi kết thúc các phản ứng đem lọc để tách các kết tủa từ mỗi cốc, cân khối lượng các kết tủa đó, thấy chúng khác nhau 0,164 g. Đem đun nóng các kết tủa đó với lượng dư HCl, thấy trong cả 2 trường hợp đều có giải phóng H 2 và cuối cùng còn lại 0,864 g kim loại không tan trong HCl dư Hãy xác định muối nitrat kim loại và tính nống độ % của dung dịch muối này Bài 100: 1. Hòa tan hoàn toàn 0,297 gam hỗn hợp Natri và một kim loại thuộc nhóm IIA trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học vào nước. Ta được dung dịch X và 56 ml khí Y (đktc). Xác định kim loại thuộc nhóm IIA và khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp. 2. Hỗn hợp X gồm ba kim loại Al, Fe, Cu. Cho m gam hỗn hợp X vào dung dịch CuSO 4 (dư) sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 35,2 gam kim loại. Nếu cũng hòa tan m gam hỗn hợp X vào 500 ml dung dịch HCl 2M đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 8,96 lít khí H 2 (đktc), dung dịch Y và a gam chất rắn. a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra và tìm giá trị của a. b. Cho từ từ dung dịch NaOH 2M vào dung dịch Y và khuấy đều đến khi thấy bắt đầu xuất hiện kết tủa thì dùng hết V1 lít dung dịch NaOH 2M, tiếp tục cho tiếp dung dịch NaOH vào đến khi lượng kết tủa không có sự thay đổi nữa thì lượng dung dịch NaOH 2M đã dùng hết 600 ml. Tìm các giá trị m và V1. Hết BDHSG H9 12
  13. BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI HOÁ HỌC 9 Đề ôn tập 1 – Các loại hợp chất vô cơ và một số dạng bài thi HSG hoá 9. Câu 1. Viết các phương trình hoá học minh hoạ cho các trường hợp sau (ghi điều kiện nếu có): a. Một kim loại tác dụng với dung dịch chứa một muối thu được hai hợp chất kết tủa và một chất khi. b. Một đơn chất tác dụng với dung dịch chứa một axit thu được ba oxit. Câu 2. Cho các phương trình hoá học xảy ra khi: a. Cho Na vào dung dịch Al2(SO4)3. b. Cho K vào dung dịch FeSO4. c. Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loãng. d. Cho khí CO2 đi từ từ qua dung dịch Ba(OH)2 cho đến dư sau đó đun nóng dung dịch. Câu 3. Viết các phương trình hoá học (ghi rõ điều kiện, nếu có): a. Điều chế FeSO4 từ pirit sắt. b. Thả dây sắt vào dung dịch CuSO4. c. Thả miếng Na vào vào dung dịch CuSO4. Câu 4. Có 6 lọ mất nhãn đựng các dung dịch không màu là: Na2SO4 (1); Na2CO3 (2); BaCl2 (3); Ba(NO3)2 (4); AgNO3 (5); MgCl2 (6). Bằng phương pháp hoá học và không dùng thêm các hoá chất khác hãy trình bày cách nhận biết các dung dịch trên, biết rằng chúng đều có nồng độ đủ lớn để các kết tủa ít tan cũng có thể tạo thành (Viết phương trình phản ứng). Câu 5. 1. Viết Phương trình phản ứng giữa hai oxit: a. Tạo thành axit b. Tạo thành bazơ. c. Tạo thành muối. d. Không tạo thành ba hợp chất trên. (Mỗi trường hợp viết một phương trình phan ứng minh hoạ). 2. Viết hai phương trình phản ứng thể hiện sơ đồ. Muối axit + Muối Muối + Axit. Câu 6. Có các muối A, B, C ứng với các gốc axit khác nhau, cho biết: A + dung dịch HCl Có khí thoát ra. A + dung dịch NaOH Có khí thoát ra. B + dung dịch HCl Có khí thoát ra. B + dung dịch NaOH Có kết tủa. Ở dạng dung dịch C + A có khí thoát ra. Ở dạng dung dịch C + B có kết tủa và khí thoát ra. Xác định CTPT của ba muối, viết phương trình phản ứng. Câu 7. 1. Nêu phương pháp và viết phương trình phản ứng để làm sạch khí có lẫn những khí sau: a. O2 có lẫn CO2. b. CO2 có lẫn khí CO. c. SO2 có lẫn khí SO3. 2. Viết phương trình phản ứng ( Ghi rõ điều kiện) để thực hiện dãy chuyển hoá sau: (Biết A là nguyên liệu để sản xuất xi măng, B là chất khí, A và D là nguyên liệu để sản xuất thuỷ tinh. C dùng để nạp vào bình cứu hoả). A (6) (1) (3) D (4) B (2) C (5) Câu 8. Giải thích hiện tượng sau: Cho khí CO2 dần vào Ca(OH)2. Có hiện tượng đục dần và sau đó trong dần đến khi trong hoàn toàn (Hiệu suất phản ứng tối đa 100%). Cho thêm Ca(OH) 2 vào dung dịch thì hoá đục dần và đục đến nhất định. Nếu gọi số mol Ca(OH) 2 là n (mol). Hãy nêu điều kiện mol để xảy ra các hiện tượng trên. Khí cho thêm Ca(OH)2 vào dung dịch thì đục đến nhất định là đục đến khi nào? BDHSG H9 1.
  14. Câu 9. 1. Có hỗn hợp gồm các chất rắn Na 2CO3, NaCl, CaCl2, NaHCO3. Làm thế nào để thu được NaCl tinh khiết ? Viết các phương trình phản ứng minh hoạ. 2. Hoà tan hoàn toàn 8,68g hỗn hợp (Fe, Mg, Zn) trong dung dịch HCl, thu được 3,584 lít H 2 (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thì được bao nhiêu gam muối khan? Câu 10. 1. Thực hiện chuyển hoá sau bằng phương trình hoá học, biết X là một đơn chất: Z1 Z2 Z3. X Y X T1 T2 T3. 2. Có bốn chất bột màu trắng: CaO, Na 2O, MgO, P2O5. Nêu cách nhận biết từng chất, chỉ dùng thêm một dung dịch làm thuốc thử. Viết các phương trình hoá học? Câu 11. Cho sơ đồ biến hóa sau: Biết A + HCl D + G + H2O Tìm công thức của các chất kí hiệu bằng các chữ cái (A, B, ). Viết các phương trình phản ứng theo sơ đồ trên. Câu 12. Có 4 lọ mất nhãn đựng 4 dung dịch HCl, H2SO4, BaCl2 và Na2CO3 Hãy nhận biết các dung dịch mà không cần bất cứ thuốc thử nào? Câu 13. Cho 4,58g hỗn hợp Zn, Fe, Cu vào cốc đựng 170 ml dung dịch CuSO 4 0,5M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch A và chất rắn B. Hãy cho biết dung dịch CuSO 4 dư hay hỗn hợp kim loại dư? Câu 14. Tính nồng độ mol (C M) ban đầu của dung dịch H 2SO4 (dung dịch A) và dung dịch NaOH (dung dịch B). Biết rằng: - Nếu đổ 3 lít dung dịch A vào 2 lít dung dịch B thì thu được dung dịch có nồng độ của axit dư là 0,2M. - Nếu đổ 2 lít dung dịch A vào 3 lít dung dịch B thì thu được dung dịch có nồng độ của NaOH dư là 0,1M. Câu 15. Cho sản phẩm tạo thành khi đun nóng hỗn hợp 5,6g bột Fe và 1,6g bột S vào 500ml dung dịch axit HCl thì thu được hỗn hợp khí bay ra và một dung dịch A (Hiệu suất phản ứng là 100%). a. Tính phần trăm thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp khí. b. Để trung hòa HCl còn dư trong dung dịch A phải dùng 125ml dung dịch NaOH 0,1M. Tính C M của dung dịch HCl đã dùng. Câu 16. Nung nóng Cu trong không khí một thời gian được chất rắn A. Hòa tan chất rắn A bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được dung dịch B và khí C. Khí C tác dụng với dung dịch KOH được dung dịch D. D vừa tác dụng với BaCl 2 vừa tác dụng với dung dịch NaOH. Cho B tác dụng với dung dịch KOH được kết tủa E. Viết các phương trình phản ứng xảy ra? Cho biết thành phần của A,B,C,D,E? Câu 17. Trộn dung dịch AgNO 3 với dung dịch H 3PO4 khụng thấy tạo thành kết tủa. Khi thêm dung dịch NaOH vào có kết tủa vàng. Khi thêm dung dịch HCl vào kết tủa vàng thấy xuất hiện kết tủa trắng.Giải thích các hiện tượng xảy ra bằng các phương trình hoá học. Câu 18. X là dung dịch AlCl3, Y là dung dịch NaOH 2M. Thêm 150 ml dung dịch Y vào cốc chứa 100 ml dung dịch X, khuấy đều thì trong cốc tạo ra 7,8 gam kết tủa. Lại thêm tiếp vào cốc 100 ml dung dịch Y, khuấy đều thì lượng kết tủa có trong cốc là 10,92 gam. Các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Hãy xác định nồng độ mol của dung dịch X. Câu 19. Lấy 31,8 gam hỗn hợp X gồm CaCO3 và MgCO3 cho vào 0,8 lít dung dịch HCl 1M , thu được dung dịch Y. BDHSG H9 2.
  15. a) Hãy chứng tỏ dung dịch Y vẫn còn HCl dư. b) Cho vào dung dịch Y một lượng dư dung dịch NaHCO 3 thu được 2,24 lít CO2 ( đktc ). Tính khối lượng mỗi muối cacbonat trong hỗn hợp X? Câu 20. Em hãy chọn các chất X1, X2, X7 phù hợp cho sơ đồ sau và viết các phương trình hóa học: X1 X2 X3 X4 X5 X6 X7 Biết: +X1 ra X2 là phản ứng hóa hợp, X2 ra X3 là phản ứng hóa hợp, X3 ra X4 là phản ứng trung hòa, X4 ra X5 là phản ứng trao đổi, X5 ra X6 là phản ứng trao đổi, X6 ra X7 là phản ứng phân hủy. +X2, X7 là hợp chất khác nhau của kim loại X1. Câu 21. Từ các nguyên liệu ban đầu là: muối ăn, quặng pirit sắt, nước, không khí, đá vooim quặng boxit, (các chất xác túc cần thiết có đủ), em hãy viết phương trình hóa học để điều chế: axít sunfuric, natri hiđroxit, canxi hiđroxt, sắt (II) clorua, Nhôm. Câu 22. Có hỗn hợp X gồm kim loại M ( M có hóa trị II trong hợp chất ), oxit và muối clorua của M. Cho 41,5 gam X vào dung dịch HCl dư, thu được dung dịch X1 và 4,48 lít khí H2 ở điều kiện tiêu chuẩn. Lấy toàn bộ dung dịch X 1 tác dụng với NaOH vừa đủ để thu được két tủa tối đa (kết tủa X 2). Nung kết tủa X2 đến khối lượng không đổi thu được 36,45 gam chất rắn. Nếu cũng lấy 41,5 gam X cho vào 300 ml dd CuCl2 1M, sau khi phản ứng xong, lọc bỏ chất rắn làm không dung dịch thu được 61,1 gam muối khan. Biết rằng kim oại M, oxit của nó không tan và không tác dụng với nước ở nhiệt độ thường; muối clorua của M tan hoàn toàn trong nước, M hoạt đột hóa học mạnh hơn C. a) Viết PTHH và xác định M b) Tính thành phần phần trăm về khối lượng của các chất trong X. Câu 23. Chia 18,8 gam hỗn hợp gồm 3 kim loại Zn, Al, Mg thành 2 phần: - Phần 1 cho phản ứng với lượng vừa đủ HCl thấy thoát ra 3,36 lít khí H2 ở điều kiện tiêu chuẩn. - Phần 2 đem đốt cháy trong oxi dư, thấy lượng oxi phản ứng là 3,6 gam. Tính tổng khối lượng muối clorua trong dung dịch thu được ở phần 1. ( Biết rằng thành phần phần trăm về khối lượng của mỗi kim loại ở 2 phần bằng nhau ). Câu 24 1.Cho 24,8 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư thu được V lít khí SO2( đktc ). Mặt khác nếu cũng cho lượng hỗn hợp X trên tác dụng với CO dư thì sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 19,6 gam Fe. Viết các phương trình hóa học của phản ứng xảy ra và tính V. 2. Cho m gam bột kẽm vào 600 gam dung dịch A chứa đồng thời AgNO3 8,5% và Cu(NO3)2 20,68%, sau một thời gian thu được dung dịch B và ( m+ 22,046 ) gam chất rắn. a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra. b) Tính nồng độ phần trăm của từng muối tan trong dung dịch B sau khi đã lọc bỏ chất rắn không tan. Câu 25. Nung m gam hỗn hợp X gồm KMnO 4 và KClO3 thu đượng rắn Y và khí oxi. Biết KClO3 phân hủy hoàn toàn còn KMnO4 phân hủy không hoàn toàn. Trong Y có 0,894 gam KCl chiếm 8,217% theo khối lượng. Trộn lượng oxi ở trên với không khí theo tỉ lệ thể tích V oxi : Vkk = 1:3 trong một bình kín ta thu được hỗn hợp khí Z. Cho vào bình 0,528 gam cacbon rồi đốt cháy hết cacbon ( phản ứng hoàn toàn ), thu được hỗn hợp khí T gồm 3 khí nitơ, oxi và CO2 , trong đó CO2 chiếm 22,916 % thể tích. Tính m. Câu 26. Không dùng thêm hoá chất nào khác hãy nhận biết các lọ mất nhãn chứa các dung dịch sau: HCl, Na2CO3, H2SO4, BaCl2. Câu 27 1.Nêu hiện tượng, giải thích và viết PTHH xảy ra khi a. Cho một miếng nhôm đã đánh sạch bề mặt vào ống nghiệm đựng dung dịch đồng sunfat. b.Dẫn từ từ khí CO2 vào dung dịch nước vôi trong đến dư. 2.NaCl bị lẫn tạp chất Na2CO3. Làm thế nào để có NaCl nguyên chất ? BDHSG H9 3.
  16. Câu 28 1. Hoà tan m1 gam Al và m2 gam Zn bằng dung dịch HCl dư thu được những thể tích như nhau H2. Tinh tỉ lệ m1, m2 ? 2. Hoà tan hoàn toàn 11g hỗn hợp gồm Fe và Al bằng dung dịch HCl 2M vừa đủ thì thu được 9,6 lit 0 khí H2 ( đo ở 20 C , 1 atm ) a.Viết phương trình phản ứng hoá học xảy ra b.Tính thành phần % về khối lượng mỗi kim loại có trong hỗn hợp ban đầu c. Tính thể tích dung dịch HCl 2M đã dùng Câu 29 1. Viết phương trình hóa học của các phản ứng thực hiện sự chuyển đổi trực tiếp sau: a. FeS →H 2S → SO 2 → H2SO4 → E b. Đá vôi → CaO → X → Y → Z → T Cho biết E là muối sunfat của kim loại R có phân tử khối là 152. X, Y, Z, T đều là muối của canxi với các gốc axit khác nhau. 2. Viết phương trình hóa học của 5 phản ứng khác nhau trực tiếp điều chế FeCl3. Câu 30 1. Có hỗn hợp gồm các chất rắn: SiO 2, CuO, BaO. Nêu phương pháp tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp với điều kiện không làm thay đổi khối lượng các chất. Viết phương trình phản ứng xảy ra (nếu có). 2. Có 4 dung dịch không màu bị mất nhãn: MgSO 4, NaOH, BaCl2, NaCl. Hãy nêu phương pháp hóa học để nhận ra từng dung dịch khi chỉ được dùng thêm axit HCl làm thuốc thử, viết phương trình hóa học. Dấu hiệu tỏa nhiệt trong phản ứng trung hòa không được coi là dấu hiệu nhận biết. Câu 31 1. Những chất nào sau đây được dùng làm khô và không làm khô khí CO2. Tại sao ? Viết phương trình phản ứng (nếu có): P2O5, Fe3O4, H2SO4 (đặc), Na, CaO. 2. Dẫn hỗn hợp khí gồm: Hidro và CO lấy dư qua bình đựng các oxit: Fe 2O3, Al2O3 và CuO nung nóng. Kết thúc phản ứng thu được chất rắn B và hỗn hợp khí C. Hòa tan chất rắn B vào dung dịch HCl thu được dung dịch D, khí và rắn không tan. Dẫn khí C qua dung dịch nước vôi trong lấy dư thu được chất kết tủa. Cho dung dịch NaOH lấy dư vào dung dịch D thu được kết tủa có thành phần một chất duy nhất. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. Câu 32. Trên đĩa cân để 2 cốc đựng dung dịch HCl và H 2SO4, cân ở vị trí thăng bằng. Cho vào cốc đựng dung dịch HCl 25 gam CaCO3. Cho vào cốc đựng dung dịch H 2SO4 a gam Al cân vẫn ở vị trí thăng bằng. Tính a ? Câu 33 -Lấy m gam hỗn hợp E gồm Al và Cu chia làm 2 phần: - Phần 1 cho vào dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được 2,688 lít khí. - Phần 2 (nhiều hơn phần 1 là 14,16 gam) cho tác dụng hết với H 2SO4 đặc, nóng, lấy dư thu được 14,336 lít khí. Tính m và thành phần phần trăm khối lượng mỗi kim loại có trong E. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và thể tích các khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Câu 34 a) Nêu phương pháp làm và giải thích khi hòa tan axit H2SO4 đậm đặc thành axit H2SO4 loãng. b) Để hòa tan hoàn toàn 8g một oxit kim loại A cần dùng 300 ml dung dịch HCl 1M. Xác định công thức hóa học của Oxit kim loại (A). c) Xác định các chất và hoàn thành phương trình phản ứng sau: Câu 35. Hòa tan hoàn toàn 3,1g hỗn hợp hai kim loại kìm trong nước thu được dung dịch (A). Để trung hòa dung dịch (A) phải dùng 50 ml dung dịch HCl 2M , sau phản ứng thu được dung dịch (B) a) Nếu cô cạn dung dịch (B) thì sẽ thu được bao nhiêu gam hỗn hợp muối khan. BDHSG H9 4.
  17. b) Xác định tên hai kim loại kiềm. Biết rằng tỉ lệ số mol của chúng trong hỗn hợp là 1:1. Câu 36. Đốt cháy hoàn toàn 50g cacbon thu được hỗn hợp khí (A) gồm CO và CO 2. Cho (A) vào bình phản ứng có sẳn 1,12 lit khí O2 ở nhiệt độ thích hợp thu được khí duy nhất (B).Nếu cho (B) phản ứng với 300ml dung dịch NaOH 2M thì sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch gồm hai muối có nồng độ mol bằng nhau.Tính lượng tạp chất có trong mẫu than ban đầu. Biết thể tích ở đktc hiệu suất phản ứng 100 % Câu 37. Cho dung dịch (X) gồm Axít HCl và H2SO4, người ta làm những thí nghiệm sau: -TN1:Cho 50 ml dung dịch (X) tác dụng với bạc Nitrat dư thu được 2,87g kết tủa. -TN2:Cho 50 ml dung dịch (X) tác dụng với Bariclorua dư thu được 4,66g kết tủa. a) Tìm nồng độ Mol của các Axit trong dung dịch (X). b) Cần bao nhiêu ml dung dịch NaOH 0,2 M để trung hòa 50 ml dung dịch (X). Câu 38. Hai thanh kim loại giống nhau (đều cùng nguyên tố R, hóa trị II) và cùng khối lượng. Cho thanh thứ nhất vào dung dịch Cu(NO 3)2 và thanh thứ hai vào dung dịch Pb(NO 3)2. Sau một thời gian khi số mol hai muối phản ứng bằng nhau, lấy hai thanh kim loại khỏi dung dịch thấy khối lượng thanh thứ nhất giảm 0,2%, còn thanh thứ hai tăng 28,4%. Xác định R. Câu 39. Nung 25,28 gam hỗn hợp FeCO 3 và FexOy tới phản ứng hoàn toàn, thu được khí A và 22,4 gam Fe2O3 duy nhât. Cho khí A hấp thụ hoàn toàn vào 400ml dung dịch Ba(OH)2 0,15M thu được 7,88 gam kết tủa. a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra. b) Tìm công thức phân tử của FexOy . Câu 40. Cho 80g bột Cu vào 200 ml dung dịch AgNO3, sau một thời gian phản ứng, đem lọc thu được dung dịch A và 95,2 g chất rắn B. Cho 80 g bột Pb vào dung dịch A, phản ứng xong đem lọc thì tách được dung dịch D chỉ chứa một muối duy nhất và 67,05 g chất rắn E. Cho 40 g bột kim loại R (có hoá trị II ) vào 1/10 dung dịch D, sau phản ứng hoàn toàn đem lọc thì tách được 44,575 g chất rắn F. Tính nồngđộ mol của dungdịch AgNO3 và xác định kim loại R. Câu 41. Hỗn hợp X có MgO và CaO. Hỗn hợp Y có MgO và Al 2O3. Lượng X bằng lượng Y bằng 9,6 gam. Số gam MgO trong X bằng 1,125 lần số gam MgO trong Y. Cho X và Y đều tác dụng với 100ml HCl 19,87% (d = 1,047 g/ml) thì được dung dịch X’ và dung dịch Y’. Khi cho X’ tác dụng hết với 3 Na2CO3 thì có 1,904 dm khí CO2 thoát ra (đktc). a) Tìm % lượng X và nồng độ % của dung dịch X’. b) Hỏi Y có tan hết không? Nếu cho 340 ml KOH 2M vào dung dịch Y’ thì tách ra bao nhiêu gam kết tủa? Câu 42 1- Từ các nguyên liệu ban đầu là quặng sắt pyrit FeS 2 , muối ăn, không khí, nước, các thiết bị và chất xúc tác cần thiết, có thể điều chếđược FeSO 4, Fe(OH)3, NaHSO4. Viết các phương trình hóa học để điều chế các chất đó. 2- Bằng phương pháp hóa học, hãy tách riêng Al2O3 ra khỏi hỗn hợp gồm Al2O3, Fe2O3 và SiO2 . Câu 43 1. Chỉ dùng thêm một thuốc thử, hãy phân biệt 4 dung dịch sau đây bằng phương pháp hóa học: KCl, NH4NO3, Ca(H2PO4)2, (NH4)2SO4 . 2- Cho sơ đồ biến hóa sau: Hãy xác định các ẩn chất A, B, C rồi hoàn thành các phương trình phản ứng? Câu 44 1. Cho 44,2 gam hỗn hợp hai muối sunfat của một kim loại hóa trị I và một kim loại hóa trị II tác dụng vừa đủ với dung dịch BaCl 2, thu được 69,9 gam một chất kết tủa. Tính khối lượng các muối thu được trong dung dịch sau phản ứng ? 2. Hai lá kẽm có khối lượng bằng nhau, một lá ngâm trong dung dịch Cu(NO3)2, một lá ngâm trong BDHSG H9 5.
  18. dung dịch Pb(NO3)2 . Sau một thời gian phản ứng, khối lượng lá thứ nhất giảm 0,05 gam. a) Viết phương trình phản ứng xảy ra. b) Khối lượng lá kẽm thứ hai tăng hay giảm bao nhiêu gam? Biết rằng cả hai trường hợp lượng kẽm bị hòa tan như nhau. Câu 45 1. Cho m gam bột sắt vào dung dịch hỗn hợp chứa 0,16 mol Cu(NO 3)2 và 0,4 mol HCl. Lắc đều cho phản ứng xảy ra hoàn toàn. Sau phản ứng thu được hỗn hợp kim loại có khối lượng bằng 0,7m và V lít khí (đktc). Tính V và m? 2. Nung hoàn toàn 30 gam CaCO3 rồi dẫn toàn bộ sản phẩm khí thu được vào 800ml dung dịch Ba(OH)2, thấy thu được 31,08 gam muối axit. Hãy tính nồng độ mol của dung dịch Ba(OH)2 ? Câu 46. Hòa tan 14,2 gam hỗn hợp A gồm MgCO 3 và muối cacbonat của kim loại R bằng lượng vừa đủ dung dịch HCl 7,3% thu được dung dịch D và 3,36 lít khí CO 2 ( đktc). Thêm 32,4 gam nước vào dung dịch D được dung dịch E. Nồng độ của MgCl 2 trong dung dịch E là 5%. Xác định kim loại R và thành phần % theo khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp A. Câu 47. Khử hoàn toàn 16g bột oxit sắt A bằng khí CO ỏ nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng kết thúc, khối lượng chất rắn giảm 4.8 g. Xác định công thức của oxit sắt A. Câu 48. Có các chất sau : Cu, CuO, Mg, CuCO 3, Al2O3, SiO2, Fe(OH)3. Hãy cho biết chất nào tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng sinh ra: a) Khí nhẹ hơn không khí và cháy được trong không khí. b) Khí nặng hơn không khí và không duy trì sự cháy. c) Dung dịch màu xanh, không có khí bay ra. d) Dung dịch màu vàng nâu. e) Dung dịch không màu Viết tất cả các phương trình phản ứng xảy ra. Câu 49 a) Viết 8 phương trình phản ứng điều chế trực tiếp FeCl2. b) Có 2 dung dịch Ba(OH)2 và MgSO4 đựng trong 2 lọ mất nhãn. Chọn 4 thuốc thử mà mỗi thuốc thử được dùng có thể phân biệt được 2 dung dịch trên (không chọn chất chỉ thị màu là quì tím, phenolphtalein). Viết phương trình phản ứng. Câu 50. Hỗn hợp gồm Fe2O3 và CaCO3. Làm thế nào để tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp? Câu 51. Có 3 chất khí X,Y, Z. Mỗi chất gồm 2 nguyên tố, phân tử chất Y và Z đều có 3 nguyên tử. Cả 3 chất đều có tỉ khối so với hiđro bằng 22. Y phản ứng được với kiềm, X và Z không có phản ứng với kiềm. X tác dụng với oxi khi đốt nóng sinh ra Y và một chất khác. Z không cháy trong oxi. a) Xác định công thức phân tử các chất X,Y,Z. b) Trình bày cách nhận biếtba bình đựng riêng biệt ba khí trên. Câu 52. Cho m 1 gam Na tác dụng với p gam nước thu được dung dịch NaOH nồng độ a %. Cho m 2 gam Na2O tác dụng với p gam nước cũng thu được dung dịch NaOH nồng độ a %. Lập biểu thức tính p theo m1, m2 . Câu 53. Cho 1,36 gam hỗn hợp gồm Mg và Fe hòa tan trong dung dịch CuSO4, sau phản ứng thu được dung dịch A và 1,84 gam chất rắn B gồm 2 kim loại. Thêm NaOH dư vào A rồi lọc kết tủa tách ra, đem nung nóng trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 1,2 gam chất rắn D gồm MgO và Fe2O3. Tính khối lượng Mg và Fe ban đầu. Câu 54. Khi nung hoàn toàn chất A thì thu được chất rắn B màu trắng và khí C không màu. Chất B phản ứng mãnh liệt với nước tạo thành dung dịch D làm đỏ dung dịch Phenolphtalein. Khí C làm vẩn đục dung dịch D. Khi cho B tác dụng với cacbon ở nhiệt độ cao thìthu được chất E và giải phóng khí F. Cho E phản ứng với nước thì thu được khí không màu X. Khí X cháy cho nước và khí C. a. Xác định các chất A, B, C, D, E, F, X và viết các phương trình phản ứng xảy ra. b. Hoàn thành chuyển hóa hóa học theo sơ đồ sau : (Biết T làm mất màu vàng lục của khí clo). Câu 55 1. Có sơ đồ biến hoá sau: X → Y → Z → Y → X. BDHSG H9 6.
  19. Biết rằng: - X là đơn chất của phi kim T; - Y, Z là hợp chất gồm hai nguyên tố, trong đó có chứa T. - Dung dịch chất Y làm đỏ quỳ tím. - Z là một muối Kali, trong đó kali chiếm khoảng 52,35% về khối lượng. Xác định công thức các chất X, Y, Z và viết phương trình hoá học biểu diễn các biến hoá trên. 2. Có 5 lọ mất nhãn, mỗi lọ đựng riêng rẽ một trong các dung dịch không màu sau: HCl, NaOH, Ba(OH)2, MgCl2, MgSO4. Nếu chỉ dùng thêm dung dịch phenolphtalein làm thuốc thử, hãy trình bày cách phân biệt 5 lọ trên và viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra. Câu 56. Viết phương trình phản ứng (nếu có) của các chất sau: MgO; Al 2O3; FeO; Fe3O4; P2O5; SiO2 lần lượt với các: a. Dung dịch NaOH b. Dung dịch H2SO4 đặc, nóng. c. Dung dịch HCl. Câu 57. Tìm các chất X1, X2, X3, thích hợp và hoàn thành các phương trình phản ứng sau: 1. Fe2O3 + H2 → FexOy + X1. 2. X2 + X3 → Na2SO4 + BaSO4 + CO2↑ + H2O. 3. X2 + X4 → Na2SO4 + BaSO4 + CO2↑ + H2O. 4. X5 + X6 → Ag2O + KNO3 + CO2↑. 5. X7 + X8 → Ca(H2PO4)2. 6. X9 + X10 → Fe2 (SO4)3 + SO2↑ + H2O. 7. X11 + X10 → Ag2SO4 + SO2↑ + H2O. 8. X3 + X12 → BaCO3 + H2O. 9. X3 + X13 → BaCO3 + CaCO3 + H2O. 10. X9 + X14 → Fe (NO3)2 + X15. Câu 58. Có 4 phương pháp vật lý thường dùng để tách các chất ra khỏi nhau - Phương pháp bay hơi - Phương pháp chưng cất - Phương pháp kết tinh trở lại - Phương pháp chiết Em hãy lấy các ví dụ cụ thể, để minh hoạ cho từng phương pháp tách ở trên ? Câu 59. Viết các phương trình hoá học và ghi đầy đủ điều kiện phản ứng (nếu có) ? 1/ Cho khí oxi tác dụng lần lượt với: Sắt, nhôm, đồng, lưu huỳnh, cacbon, phôtpho 2/ Cho khí hiđro đi qua các ống mắc nối tiếp, nung nóng, chứa lần lượt các chất: MgO, CaO, CuO, Na2O, P2O5. 3/ Cho dung dịch axit HCl tác dụng lần lượt với các chất: Nhôm, sắt, magie, đồng, kẽm. 4/ Có mấy loại hợp chất vô cơ? Mỗi loại lấy 2 ví dụ về công thức hoá học? Đọc tên chúng? Câu 60. Em hãy tường trình lại thí nghiệm điều chế oxi trong phòng thí nghiệm? Có mấy cách thu khí oxi? Viết PTHH xảy ra? Câu 61 1/ Trộn tỷ lệ về thể tích (đo ở cùng điều kiện) như thế nào, giữa O2 và N2 để người ta thu được một hỗn hợp khí có tỷ khối so với H2 bằng 14,75 ? 2/ Đốt cháy hoàn toàn một hợp chất X, cần dùng hết 10,08 lít O 2 (đktc). Sau khi kết thúc phản phản ứng, chỉ thu được 13,2 gam khí CO2 và 7,2 gam nước. a. Tìm công thức hoá học của X (Biết công thức dạng đơn giản chính là công thức hoá học của X) b. Viết phương trình hoá học đốt cháy X ở trên ? Câu 62 1/ Cho a gam hỗn hợp gồm 2 kim loại A và B (chưa rõ hoá trị) tác dụng hết với dd HCl (cả A và B đều phản ứng). Sau khi phản ứng kết thúc, người ta chỉ thu được 67 gam muối và 8,96 lít H2 (đktc). a. Viết các phương trình hoá học? b. Tính a? 2/ Dùng khí CO để khử hoàn toàn 20 gam một hỗn hợp ( hỗn hợp Y ) gồm CuO và Fe 2O3 ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng, thu được chất rắn chỉ là các kim loại, lượng kim loại này được cho phản ứng với dd H2SO4 loãng (lấy dư), thì thấy có 3,2 gam một kim loại màu đỏ không tan. BDHSG H9 7.
  20. a. Tính % khối lượng các chất có trong hỗn hợp Y? b. Nếu dùng khí sản phẩm ở các phản ứng khử Y, cho đi qua dung dịch Ca(OH) 2 dư thì thuđược bao nhiêu gam kết tủa. Biết hiệu suất của phản ứng này chỉ đạt 80%? Câu 63. Cần lấy bao nhiêu gam tinh thể CuSO 4.5H2O và bao nhiêu gam nước, để pha chế được 500 gam dung dịch CuSO4 5%. Câu 64. Cho sơ đồ phản ứng sau: Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 a. Hãy lập thành phương trình hóa học và nói rõ cơ sở để viết thành PTHH? b. Hãy vẽ sơ đồ tượng trưng cho phản ứng hóa học nói trên và giải thích tại sao lại có sự tạo thành chất mới sau phảnứng hóa học? Câu 65. Có những chất sau: Zn, Cu, Al, H2O, C12H22O11, KMnO4, HCl , KClO3 , KNO3 , H2SO4 loãng , MnO2. a) Những chất nào có thể điều chế được khí : H2, O2 . b) Viết phương trình hoá học xảy ra khi điều chế những chất khí nói trên (ghi điều kiện nếu có). c) Trình bày ngắn gọn cách thu các khí trên vào lọ. Câu 66. a. Hoà tan hoàn toàn 3,6 g một kim loại A hóa trị II bằng dung dịch axit clohiđric thu được 3,36 lít khí hiđro (đktc). Xác định tên kim loại A? b. Nếu cho lượng kim loại A nói trên vào 14,6 g axit clohiđric, tính khối lượng các chất thu được sau khi phản ứng? Câu 67. Trên 2 đĩa cân để hai cốc đựng dung dịch HCl và H2SO4 sao cho cân ở vị trí thăng bằng : - Cho vào cốc đựng dung dịch HCl 25 g CaCO3. - Cho vào cốc đựng dung dịch H2SO4 a gam Al . Cân ở vị trí thăng bằng. Tính a, biết có các phản ứng xảy ra hoàn toàn theo phương trình : CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2 2Al + 3H2SO4 → Al 2(SO4)3 + 3H2 Câu 68. Có hỗn hợp khí CO và CO 2 . Nếu cho hỗn hợp khí đi qua dung dịch Ca(OH) 2 dư thì thu được 1 g chất kết tủa màu trắng . Nếu cho hỗn hợp khí này đi qua bột CuO nóng dư thì thu được 0,46 g Cu . a.Viết phương trình phản ứng xảy ra ? b. Tính thể tích của hỗn hợp khí ở đktc và thể tích của mỗi khí có ở trong hỗn hợp . Câu 69 1. Tính số mol của 13 gam Zn và đó là khối lượng của bao nhiêu nguyên tử Zn? 2. Phải lấy bao nhiêu gam Cu để có số nguyên tử đúng bằng nguyên tử Zn ở trên? Câu 70 1. Viết phương trình phản ứng hoàn thành sơ đồ chuyển hóa sau? 2. Có 5 chất rắn màu trắng là CaCO3, CaO, P2O5, NaCl và Na2O . Hãy trình bày phương pháp hóa học để phân biệt các chất trên. Viết phương trình phản ứng (nếu có)? Câu 71 1. Tính tỉ lệ thể tích dung dịch HCl 18,25% (D = 1,2 g/ml) và thể tích dung dịch HCl 13% (D = 1,123 g/ml) để pha thành dung dịch HCl 4,5 M ? 2. Để đốt cháy hoàn toàn 0,672 gam kim loại R chỉ cần dùng 80% lượng oxi sinh ra khi phân hủy 5,53 gam KMnO4 .Hãy xác định kim loại R? Câu 72. Một hỗn hợp gồm Zn và Fe có khối lượng là 37,2 gam . Hòa tan hỗn hợp này trong 2 lít dung dịch H2SO4 0,5M a) Chứng tỏ rằng hỗn hợp này tan hết? b) Nếu dùng một lượng hỗn hợp Zn và Fe gấp đôi trường hợp trước, lượng H 2SO4 vẫn như cũ thì hỗn hợp mới này có tan hết hay không? c) Trong trường hợp (a) hãy tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp biết rằng lượng H 2 sinh ra trong phản ứng vừa đủ tác dụng với 48 gam CuO? BDHSG H9 8.
  21. Câu 73 1. Khối lượng riêng của một dung dịch CuSO 4 là 1,206g/ml . Đem cô cạn 414,594 ml dung dịch này thu được 140,625g tinh thể CuSO4 .5H2O Tính nồng độ C% và CM của dung dịch nói trên. 2. Trộn lẫn 100 gam dung dịch H 2SO4 10% với 200 gam dung dịch H 2SO4 C% thu được dung dịch H2SO4 30%. Tính C% và trình bày cách pha trộn. Câu 74. Cho 9,6 gam hỗn hợp A (MgO ; CaO ) tác dụng với 100 ml dung dịch HCl 19,87% (d = 1,047 g/ml). Tính thành phần % về khối lượng các chất trong A và C% các chất trong dung dịch sau khi A tan hết trong dung dịch HCl, biết rằng sau đó cho tác dụng với Na 2CO3 thì thể tích khí thu được là 1,904 lít (đktc). Câu 75 1. Hoà tan 1 muối cacbonat của kim loại M bằng 1 lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 9,8% thu được dung dịch muối sunfat 14,18 % . Xác định kim loại M. 2. Đốt 40,6 gam hợp kim gồm Al và Zn trong bình đựng khí Clo dư. Sau một thời gian ngừng phản ứng thu được 65,45gam hỗn hợp gồm 4 chất rắn. Cho hỗn hợp rắn này tan hết vào dung dịch HCl thì được V (lít) H2 (đktc). Dẫn V (lít) khí này đi qua ống đựng 80gam CuO nung óng. Sau một thời gian thấy trong ống còn lại 72,32 gam chất rắn và chỉ có 80% H 2 đã phản ứng. Xác định % khối lượng các kim loại trong hợp kim Al – Zn. Câu 76. Cho 2 cốc A, B có cùng khối lượng. Đặt A, B lên 2 đĩa cân. Cân thăng bằng. Cho vào cốc A 102 gam AgNO3 ; cốc B 124,2 gam K2CO3. a. Thêm vào cốc A 100 gam dd HCl 29,2% và 100 gam dd H2SO4 24,5% vào cốc B. Phải thêm bao nhiêu gam nước vào cốc A (hay cốc B) để cân lập lại cân bằng? 1 b. Sau khi cân đã cân bằng, lấy dung dịch có trong cốc A cho vào cốc B. Phải cần thêm bao nhiêu 2 gam nước vào cốc A để cân lại cân bằng? Câu 77. Hòa tan hoàn toàn 4 gam hỗn hợp một kim loại hóa trị III và một kim loại hóa trị II cần dùng hết 170 ml dung dịch HCl 2M. a) Tính thể tích H2 thoát ra (đktc). b) Cô cạn dung dịch được bao nhiêu gam muối khan? c) Nếu biết kim loại hóa trị III là Al và số mol bằng 5 lần số mol của kim loại hóa trị II. Kim loại hóa trị II là nguyên tố nào? Câu 78. Hoà tan một oxit của kim loại (có hoá trị không đổi) bằng dung dịch axit sunfuric có nồng độ 39,2 % vừa đủ thu được dung dịch muối có nồng độ 40,14%. Tìm công thức của oxit trên. Câu 79. Hòa thu được dung dịch Y và 22,4 lít H 2 (đktc). Nồng độ của ZnSO 4 trong dung dịch Y là 11,6022%. Tính khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp X tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Fe và Zn bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 10%. Câu 80 1. Hoà tan 7 gam một kim loại R trong 200 gam dung dịch HCl vừa đủ, thu được 206,75 gam dung dịch A. Xác định kim loại R. 2. Hoà tan hết hỗn hợp X gồm oxit của một kim loại có hoá trị II và muối cacbonat của kim loại đó bằng H2SO4 loãng vừa đủ, sau phản ứng thu được sản phẩm gồm khí Y và dung dịch Z. Biết lượng khí Y bằng 44% lượng X. Đem cô cạn dung dịch Z thu được một lượng muối khan bằng 168% lượng X. Hỏi kim loại hoá trị II nói trên là kim loại gì? Tính thành phần phần trăm của mỗi chất trong hỗn hợp X. Câu 81 1. Khử hoàn toàn 1 lượng oxit của kim loại M thành kim loại, cần V (lít) H2. Lấy lượng kim loại M thu được cho tan hết trong dung dịch HCl dư thuđược V'(lít) H 2 (các khí đo ở cùng điều kiện). So sánh V và V'. 2. Dẫn luồng khí H 2 đi qua ống thuỷ tinh chứa 28,0 g bột oxit đồng nung nóng. Sau một thời gian thu được 24 g chất rắn. Xác định khối lượng hơi nước tạo thành? Câu 82. Hoà tan 1,18 g hỗn hợp A gồm bột lưu huỳnh và bột nhôm trong 375 ml dung dịch HCl 0,2M thu được 0,672 lit khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn và dung dịch B. a) Xác định nồng độ mol các chất trong dung dịch B. BDHSG H9 9.
  22. b) Nung nóng 3,54 g cũng hỗn hợp A nói trên ở nhiệt độ cao thích hợp trong bình kín không có oxi cho đến khi phản ứng xong thì thu được chất rắn C. Xác định phần trăm khối lượng các chất trong chất rắn C. Câu 83.Trên hai đĩa cân A, B có 2 cốc đựng 2 dung dịch axit HCl (đĩa A), axit H2SO4 (đĩa B). Điều chỉnh lượng dung dịchở hai đĩa để cânở vịtrí thăng bằng (hình vẽ). Cho 1,15 g kim loại Na vào cốc đựng dung dịch HCl. Để cân về vị trí thăng bằng cần thêm bao nhiêu gam kim loại Mg vào cốc đựng dung dịch H2SO4. Câu 84. Đốt cháy hoàn toàn 27,8 g hỗn hợp Fe, C, S bằng khí O 2 (lấy dư), kết thúc phản ứng thu được 32,2 g chất rắn X và 13,44 lit hỗn hợp khí, dẫn hỗn hợp khí qua dung dịch Ca(OH) 2 lấy dư thì thu được 55 g chất kết tủa, thểtích khí còn lại là 2,24 lit. a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra. b) Tính thành phần % theo khối lượng các chất có trong hỗn hợp ban đầu. c) Tìm công thức của chất rắn X. Câu 85. Hợp chất A là một oxit của lưu huỳnh chứa 50 % oxi, 1 gam khí A chiếm 0,35 lít ở điều kiện tiêu chuẩn (đktc). a. Tìm công thức hóa học của chất khí A. b. Oxi hóa hoàn toàn 8 lít khí A (đktc). Sản phẩm thu được hòa tan hoàn toàn vào 85,8 gam dung dịch H2SO4 60% .Tính nồng độ phần trăm của dung dịch axit thu được. Câu 86. Đốt m gam bột Fe trong oxi thu được 7,36 gam chất rắn X gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4. Để hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X cần vừa đủ 120 ml dung dịch H2SO4 1M tạo ra 0,224 lít khí H2 (đktc). a)Viết các phương trình phản ứng xảy ra. Giả thiết không có phản ứng của Fe và Fe2(SO4)3 b) Tính giá trị m gam. Câu 87 1. Bằng phương pháp hóa học hãy tách riêng từng khí ra khỏi hỗn hợp gồm CO2, SO2, H2. 2. Có một hỗn hợp gồm 3 kim loại dạng bột Fe, Cu, Au bằng phương pháp hóa học, hãy tách riêng từng kim loại ra khỏi hỗn hợp. 3. Có hỗn hợp gồm 3 kim loại dạng bột Ag, Al, Fe. Trình bày phương pháp hóa học để tách riêng từng kim loại ra khỏi hỗn hợp. 4. Có hỗn hợp bột 2 Oxít là Fe 2O3 và Al2O3 . Làm thế nào để tách riêng mỗi Oxít ra khỏi hỗn hợp. 5. Tách riêng dung dịch từng chất sau ra khỏi hỗn hợp các dung dịch AlCl3, FeCl3, BaCl2. Câu 88 1. - Viết 8 phương trình phản ứng điều chế trực tiếp sắt (II) clorua. - Từ sắt III sunfat viết các phương trình điều chế trực tiếp sắt (II) sunfat. 2. Hoàn thành các phương trình phản ứng sau: a. FeSO4 + Cl2 → FeCl 3 + b. FeCl3 + + SO2 → FeCl 2 + HCl + c. HCl + K2Cr2O7 → KCl + + CrCl 3 + H2O d. NaCrO2 + NaOH + → Na 2CrO4 + NaBr + H2O e. Fe3O4 + HCl → FeCl 2 + + H2O f. Fe + H2SO4 đặc/nóng → Fe 2(SO4)3 + H2S + Câu 89. Hoà tan 23g một hỗn hợp gồm Ba và 2 kim loại kiềm A, B thuộc 2 chu kỳ kế tiếp nhau trong bảng tuần hoàn vào nước thu được dung dịch D và 5,6 lít khí duy nhất ở (đktc). Nếu thêm 180ml dung dịch Na2SO4 0,5M vào dung dịch D thì chưa kết tủa hết được Ba(OH) 2. Nếu thêm 210ml dung dịch Na2SO4 0,5M vào dung dịch D thì dung dịch sau phản ứng còn dư Na2SO4 . a). Xác định 2 kim loại kiềm ở trên b). Xác định thành phần phần trăm về khối lượng các kim loại trong hỗn hợp ban đầu. Câu 90. Cho hỗn hợp X gồm các kim loại sau: Ba, Mg, Fe, Al, Ag. a). Nếu chỉ dùng 1 dung dịch duy nhất (không được dùng thêm bất cứ chất nào khác kể cả quỳ tím, nước nguyên chất) thì có thể nhận biết được những kim loại nào trong X. b). Trình bày phương pháp hóa học để tách riêng các kim loại ra khỏi hỗn hợp của chúng. BDHSG H9 10.
  23. Câu 91. Cho 8 gam hỗn hợp X gồm Mg và kim loại M tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 4,48 lít H2 (ở đktc) và dung dịch B. Mặt khác khi hoà tan hết 8 gam X trong dung dịch H 2SO4 đặc nóng thấy thoát ra 5,6 lít SO2 (ở đktc). a). Xác định kim loại M. b). Cho dung dịch B tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được kết tủa D. Nung toàn bộ D trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Tính m. Câu 92. Hỗn hợp A gồm MO và R2O3 có tỉ lệ khối lượng tương ứng là 1:16. Hỗn hợp 34 gam A có số mol là 0,25. Hỗn hợp B gồm kim loại M và R có tỉ lệ mol tươngứng là 1:2 (có khối lượng không quá 13,6g) tác dụng với HCl dư thu được 6,72 lít khí (đktc). Xác định các oxit trong hỗn hợp A. Câu 93. Không dùng thêm hoá chất nào khác hãy nhận biết các lọ mất nhãn chứa các dung dịch sau: HCl; Na2CO3; H2SO4; BaCl2 Câu 94. Hoà tan m1 gam Al và m2 gam Zn bằng dung dịch HCl dư thu được những thể tích như nhau H2. Tinh tỉ lệ m1, m2? Câu 95. Cho hỗn hợp A gồm hai kim loại Fe và Mg , trong đó số mol Mg không vượt quá một nửa số mol Fe.Chia hỗn hợp thành hai phần bằng nhau: Phần 1: Tác dụng với dung dịch HCl dư được V1 lít H2 (đktc) Phần 2: Tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được V2 lít SO2 (đktc) Xác định phần trăm về khối lượng các kim loại trong hỗn hợp A sao cho tỉ số V 1 : V2 đạt giá trị lớn nhất. Câu 96 1.Nêu hiện tượng, giải thích và viết PTHH xảy ra khi a. Cho một miếng nhôm đã đánh sạch bề mặt vào ống nghiệm đựng dung dịch đồng sunfat. b. Dẫn từ từ khí CO2 vào dung dịch nước vôi trong đến dư. 2.NaCl bị lẫn tạp chất Na2CO3. Làm thế nào để có NaCl nguyên chất ? Câu 97 1. Tìm ký hiệu bằng chữ cái trong sơ đồ sau và hoàn thành sơ đồ bằng phương trình phản ứng: 2. Xác định chất theo sơ đồ chuyển hoá sau: Câu 98 1. Có 6 lọ không nhãn đựng các dung dịch hoá chất sau: HCl, H 2SO4, CaCl2, Na2SO4, Ba(OH)2 và KOH. Chỉ dùng quỳ tím hãy nhận biết hoá chất đựng trong mỗi lọ. 2. Cho 43g hỗn hợp hai muối BaCl 2 và CaCl2 tác dụng với dung dịch AgNO 3 lấy dư, thu được 86,1g kết tủa. Hãy xác định thành phần phần trăm mỗi chất trong hỗn hợp. 3. Lấy 20,05g Hỗn hợp Al và Fe2O3 cho tác dụng với axít sunfuric loãng dư thì có 5,04 lit khí thoát ra. Mặt khác trộn 20,05g hỗn hợp đầu trong bình kín rồi nung nóng để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm (thể tích khí đo ở đktc). Tính khối lượng các chất thu được sau phản ứng nhiệt nhôm. Câu 99 Đốt chất hỗn hợp CuO và FeO với C dư thì được chất rắn A và khí B. Cho B tác dụng với nước vôi trong có dư thu được 20g kết tủa. Chất rắn A cho tác dụng với dung dịch HCl có nồng độ 15% thì cần dùng một lượng dung dịch axit là 150g sẽ vừa đủ. a. Viết các phương trình phản ứng. b. Tính khối lượng CuO và FeO trong hỗn hợp banđầu và thể tích khí B(các khí đo ởđktc). Câu 100. Cho 8g FexOy tác dụng với Vml dung dịch HCl 2M lấy dư 25% với lượng cần thiết. Đun nóng khan dung dịch sau phản ứng thu được 16,25g muối khan. a. Xác định công thức phân tử FexOy. b. Tính thể tích Vml. Hết BDHSG H9 11.