Bộ đề ôn thi Hình học 7

doc 2 trang mainguyen 3710
Bạn đang xem tài liệu "Bộ đề ôn thi Hình học 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbo_de_on_thi_hinh_hoc_7.doc

Nội dung text: Bộ đề ôn thi Hình học 7

  1. Đề 1 Câu 1: a) Phát biểu trường hợp bằng nhau cạnh – góc – cạnh của hai tam giác? b) Cho ABC và DEF có AB = DE, µA Dµ , BC = EF. Hỏi hai tam giác trên có bằng nhau không? Câu 2: Đúng hay sai? Nếu sai hãy sửa lại cho đúng? a) Tam giác vuông có một góc 450 là tam giác vuông cân. b) Góc ngoài của một tam giác lớn hơn góc trong kề với nó. Câu 3: Cho ABC có AB = AC = 5cm, BC = 8cm. Kẻ AH vuông góc với BC (H BC) a) Chứng minh HB = HC và B· AH C· AH b) Tính độ dài đoạn thẳng AH? c) Kẻ HD vuông góc với AB tại D, kẻ HE vuông góc với AC tại E. Chứng minh rằng HDE là tam giác cân? Đề 2 Câu 1: a) Nêu định nghĩa tam giác cân? Tính chất tam giác cân? b) Vẽ ABC cân tại A, Bµ 700 , BC = 3cm. Tính góc A? Câu 2: Đúng hay sai? Nếu sai hãy sửa lại cho đúng? a) Nếu ba góc của tam giác này lần lượt bằng ba góc của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau. b) Tam giác cân có một góc bằng 600 là tam giác đều. Câu 3: Cho góc nhọn xOy. Gọi M là một điểm trên tia phân giác của góc xOy. Kẻ MA vuông góc với Ox tại A, MB vuông góc với Oy tại B. a) Chứng minh MA = MB và OAB là tam giác cân? b) Tia BM cắt Ox tại D, tia AM cắt Oy tại E. Chứng minh MD = ME? c) Chứng minh OM vuông góc với DE Đề 3 Câu 1: a) Nêu định nghĩa tam giác đều. Nêu các cách chứng minh tam giác đều. b) Cho tam giác đều ABC, trên tia đối của tia CB lấy điểm D sao cho CD = CB. Tính góc ADB? Câu 2: Đúng hay sai? Nếu sai hãy sửa lại cho đúng? a) Nếu hai cạnh và một góc của tam giác này bằng hai cạnh và một góc của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau. b) Nếu góc B là góc đáy của một tam giác cân thì Bµ 900 Câu 3: Cho tam giác cân DEF (DE = DF). Gọi M, N lần lượt là trung điểm của DF và DE. a) Chứng minh EM = EN và D· EM D· FN b) Gọi K là giao điểm của EM và FN. Chứng minh KE = KF. c) Chứng minh DK là tia phân giác của E· DF và DK kéo dài đi qua trung điểm H của EF. d) Chứng minh DH  EF.
  2. Đề 4 Câu 1: a) Nêu định nghĩa tam giác cân, tính chất về góc của tam giác cân? b) Vẽ ABC cân tại B có Bµ 400 , AB = 3cm. Tính µA ? Câu 2: Đúng hay sai? Nếu sai hãy sửa lại cho đúng? a) Tam giác vuông có một góc bằng 450 là tam giác vuông cân. b) Nếu hai tam giác có ba góc bằng nhau từng đôi một thì hai tam giác đó bằng nhau. Câu 3: Cho ABC có AC = CB = 10cm, AB = 12cm. Kẻ đường thẳng CI vuông góc với AB (I AB). a) Chứng minh IA = IB. b) Tính độ dài đoạn thẳng IC? c) Kẻ IH vuông góc với AC tại H, IK vuông góc với BC tại K. So sánh IH và IK? Đề 5 Câu 1: a) Phát biểu định lý Pytago? Vẽ hình và ghi GT-KL của định lý? b) Cho ABC có góc A bằng 900, AB = 3cm, AC = 4cm. Tính độ dài cạnh BC? Câu 2: Đúng hay sai? Nếu sai hãy sửa lại cho đúng? a) Góc ngoài của một tam giác lớn hơn góc trong của tam giác đó. b) Trong tam giác vuông, cạnh huyền lớn hơn mỗi cạnh góc vuông. Câu 3: Cho ABC cân tại A. Trên cạnh AB lấy điểm D, trên cạnh AC lấy điểm E sao cho AD=AE. a) Chứng minh BE = CD. b) Chứng minh ·ABE ·ACD c) Gọi K là giao điểm của BE và CD. Tam giác KBC là tam giác gì? Vì sao? Đề 6 Câu 1: Cho ABC đều. Vẽ điểm D sao cho B là trung điểm của CD, vẽ điểm E sao cho C là trung điểm của BE. Tính số đo các góc của ADE. Câu 2: Đúng hay sai? Nếu sai hãy sửa lại cho đúng? a) Nếu ABC và DEF có AB = DE, BC = EF, Cµ Fµ thì hai tam giác đó bằng nhau. b) Nếu một tam giác vuông cân có mỗi cạnh góc vuông là 1dm thì cạnh huyền bằng 2 dm Câu 3: Cho góc nhọn xOy, gọi C là một điểm thuộc tia phân giác của góc xOy. Kẻ CA vuông góc với Ox (A Ox), CB vuông góc với Oy (B Oy) a) Chứng minh CA = CB. b) Tia BC cắt Ox tại D, tia AC cắt Oy tại E. So sánh CD và CE c) Cho OC = 13cm, OA = 12cm. Tính độ dài đoạn thẳng AC?