Bộ đề kiểm tra học kỳ I môn Toán + Tiếng Việt Lớp 2

docx 13 trang dichphong 4340
Bạn đang xem tài liệu "Bộ đề kiểm tra học kỳ I môn Toán + Tiếng Việt Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbo_de_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_toan_tieng_viet_lop_2.docx

Nội dung text: Bộ đề kiểm tra học kỳ I môn Toán + Tiếng Việt Lớp 2

  1. ĐỀ KIỂM TRA MÔN TOÁN LỚP 2 ĐỀ 1: Bài 1. Viết số thích hợp vào chỗ chấm: a/ 78 , 79 , 80 , , , , , 85 b/ 76 , 78 , 80 , ., ., , ., 90 Bài 2: Hoàn thành bảng sau a. Số hạng 19 7 34 6 27 8 37 38 7 58 9 75 Số hạng 6 25 8 47 9 45 7 6 34 7 68 9 Tổng b. Số bị trừ 59 87 73 56 45 83 94 81 75 53 27 37 Số trừ 15 25 36 47 28 38 58 48 66 46 19 8 Hiệu Bài 3: Đúng ghi Đ, Sai ghi S vào đầu mỗi câu: a/ 9 + 7 = 17 b/ 13 – 8 = 6 c/ 16 – 9 = 7 d/ 8 + 9 = 17 Bài 4: Số? Bài 5: Thùng thứ nhất có 16 lít dầu, thùng thứ hai ít hơn thùng thứ nhất 2 lít dầu. Hỏi thùng thứ hai có bao nhiêu lít dầu? Bài 6: Viết số thích hợp vào chỗ chấm: Hình vẽ bên: Có . hình tam giác?
  2. ĐỀ KIỂM TRA MÔN TOÁN LỚP 2 ĐỀ 2: A. Trắc nghiệm: Khoanh vào đáp án đúng Bài 1: Số bé nhất có 2 chữ số giống nhau là: A. 11 B. 33 C. 55 D. 22 Bài 2: Giá trị của biểu thức: 46 – 8 là: A. 40 B. 38 C. 34 D. 54 Bài 3: Trong hình vẽ bên có mấy hình tam giác? A.3 B.4 C.6 D.8 Bài 4: 9dm = cm. Số thích hợp để điền vào chỗ chấm là: A. 9 B. 90 C. 900 D. 9000 B. Tự luận: Bài 5: Đặt tính rồi tính: 25 + 12 68 – 34 9 + 43 80 – 22 Bài 6: Bố cân nặng 63kg, con cân nặng 28kg. Hỏi cả hai bố con cân nặng bao nhiêu ki-lô- gam? Bài 7: Tính nhẩm 60 + 20 + 10 = 20 + 50 – 30 = 10 + 30 + 50 = 40 – 30 + 15 =
  3. ĐỀ KIỂM TRA MÔN TOÁN LỚP 2 ĐỀ 3: Bài 1: Khoanh vào chữ cái chỉ kết quả đúng: 1) Số 52 được viết thành các số tròn chục và đơn vị. A. 5 + 2 B. 50 + 2 C. 60 + 0 2) Số 45 là kết quả của phép tính nào? A. 23 + 32 B. 15 + 25 C. 39 + 6 3) Đề - xi - mét được viết tắt là: A. dm B. cm C. m 4) 7 dm = cm . Số cần điền vào chỗ chấm là: A. 7 B. 70 C. 17 5) Số thích hợp điền vào ô trống là: 9 > 58 A. 5 B. 4 C. 3 6) 10 chục là: A. 1 B. 10 C. 100 Bài 2: a/ Viết số: Bảy mươi mốt: Sáu mươi tư: b/ Đọc số: 65: 82: Bài 3: Đặt tính rồi tính: 27 + 68 40 + 30 59 – 25 72 – 30 Bài 4: Điền dấu , = thích hợp vào chỗ chấm: 25kg + 5kg 40kg 8kg + 7kg 13kg 76kg – 22kg 40kg + 13kg 45kg + 5kg 56kg Bài 5: Đoạn thẳng AB dài 34 cm, đoạn thẳng CD ngắn hơn đoạn thẳng AB 11 cm. Hỏi đoạn thẳng CD dài bao nhiêu xăng – ti – mét?
  4. ĐỀ KIỂM TRA MÔN TOÁN LỚP 2 ĐỀ 4: 1. Viết số: a. Bốn mươi tám ki-lô-gam: b. Năm mươi hai lít: c. Số bé nhất có hai chữ số: d. Số lớn nhất có một chữ số: 2. Điền dấu >, < , = vào ô trống: 8 + 5 9 + 6 10 + 4 7 + 6 3. Đặt tính rồi tính: 47 + 36 59 + 7 68 - 28 87 – 66 4. Những hình nào sau đây là hình tứ giác? A. Hình a và hình c B. Hình a và hình d C. Hình a và hình b 5. Số ? a. b. 6. Một cửa hàng buổi sáng bán 48 kg đường. Buổi chiều của hàng bán ít hơn buổi sáng 19 kg đường. Hỏi buổi chiều của hàng bán được bao nhiêu ki-lô-gam đường?
  5. ĐỀ KIỂM TRA MÔN TOÁN LỚP 2 ĐỀ 5: Câu 1: a. Tính nhẩm: 5 + 6 + 8 = . 50 + 30 = . 14 + 6 + 11 = . 7 + 4 + 2 = . b. Đặt tính rồi tính (2 điểm) 68 + 6 78 + 9 25 + 46 37 + 24 Câu 2: Khoanh vào đáp án đúng cho mỗi câu sau: a. 50 cm = dm A. 5 B. 10 C. 15 b. 7dm + 8dm = dm A. 78 B. 15 C. 2 c. Số bé nhất có 2 chữ số là: A. 10 B. 11 C. 12 d. Số liền trước của 89 là: A. 88 B. 90 C. 100 Câu 3: Điền dấu >, < , = 47 + 18 65 + 8 35 + 7 16 + 25 Câu 4: Thùng thứ nhất có 56l dầu. Thùng thứ hai có ít hơn thùng thứ nhất 17l dầu. Hỏi thùng thứ hai có bao nhiêu lít dầu? Câu 5: Kẻ thêm 1 đoạn thẳng trong hình sau để được: 1 hình chữ nhật và 1 hình tam giác
  6. ĐỀ KIỂM TRA MÔN TOÁN LỚP 2 ĐỀ 6: I. Trắc nghiệm: Câu 1: Số bị trừ là 67, số trừ là 33 thì hiệu sẽ là bao nhiêu? A. 100 B. 90 C. 34 D. 44 Câu 2: Số hạng thứ nhất là 18, số hạng thứ hai là 29 thì tổng sẽ là bao nhiêu? A. 47 B. 37 C. 57 D. 56 Câu 3: Kết quả của phép tính 15kg – 10kg + 7 kg là bao nhiêu? A. 10kg B. 11kg C. 12kg D. 13kg Câu 4: Kết quả của phép tính 12 + 30 + 58 là bao nhiêu? A. 70 B. 80 C. 90 D. 100 II. Tự luận: Bài 1: Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống: Bài 2: (Tính) 5 + 6 = 7 + 8 = 4 + 8 = 9 + 3 = 6 + 5 = 8 + 7 = 8 + 4 = 3 + 9 = Bài 3: Đặt tính rồi tính 15 + 9 26 +18 8 + 67 58 + 12 Bài 4: Trong hình bên: a. Có hình tam giác. b. Có hình chữ nhật . Bài 5: Hoa cân nặng 18 kg. Mai cân nặng hơn 3 kg. Hỏi Mai cân nặng bao nhiêu ki lô gam?
  7. ĐỀ KIỂM TRA MÔN TOÁN LỚP 2 ĐỀ 7: Bài 1: Viết các số: a) Số: 5 dm = cm 90 cm = dm b) Tròn chục và bé hơn 100: Bài 2: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: a) 56 + 44 = ? A. 90 B. 100 C. 80 b) 47 kg + 12 kg = ? A. 59 B. 35 kg C. 59 kg Bài 3: Đúng ghi Đ, sai ghi S a) 88 – 36 = 54 b) 80 – 54 = 36 c) 47 + 33 = 90 d) 29 + 16 = 45 Bài 4: Đặt tính rồi tính 21 + 57 56 - 16 63 + 27 96 – 42 Bài 5: Điển số thích hợp vào chỗ chấm a) Có hình tam giác. a) Có hình tứ giác. Bài 6: Bài toán a) Vừa cam vừa quýt có 65 quả, trong đó có 15 quả cam. Hỏi có bao nhiêu quả quýt ? b) Giải bài toán theo tóm tắt sau: Lần đầu bán: 45 kg gạo Lần sau bán: 38 kg gạo Cả hai lần bán: . . .kg gạo?
  8. ĐỀ KIỂM TRA MÔN TOÁN LỚP 2 ĐỀ 8: Bài 1: a) Viết số thích hợp vào ô trống: 25, 26, ., 28, ., 30 15, ., , 18, ., 30, , 32 , 33, ., b) Đặt tính rồi tính tổng, biết các số hạng là 26 và 12; 28 và 48; 32 và 19; 50 và 5 Bài 2: Khoanh tròn vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: a) Số tam giác trong hình bên A: 2 B: 3 C: 4 D: 5 b) Số tứ giác trong hình bên là A: 1 B: 2 C: 3 D: 4 Bài 3: Tính: 15 kg + 5 kg = . 27 kg - 7 kg = . 36 kg + 6 kg = . 38 kg - 4 kg = . 49 kg + 16 kg = . 65 kg - 25 kg = . Bài 4: Bạn Hà có 36 viên bi, bạn Bắc có 64 viên bi. Hỏi cả hai bạn có bao nhiêu viên bi? Bài 5: Với 3 chữ số: 18, 16, 34,. Hãy lập các phép tính đúng.
  9. ĐỀ KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 2 ĐỀ 1: A. Đọc thầm bài “Mẩu giấy vụn” sách Tiếng Việt 2; tập 1 (trang 48) Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây: 1. Mẩu giấy vụn nằm ở đâu? a. Nằm ở góc lớp. b. Nằm ngay giữa lối ra vào. c. Nằm trên bục giảng giáo viên. 2. Cô giáo đã nói gì với cả lớp khi thấy mẩu giấy? a. Nhặt mẩu giấy bỏ vào sọt rác. b. Trực nhật lại lớp. c. Lắng nghe và cho biết mẩu giấy đang nói gì. 3. Câu chuyện nhắc nhở em điều gì? a. Có ý thức giữ vệ sinh môi trường, lớp học luôn sạch đẹp. b. Phải trực nhật sạch sẽ. c. Nên học hành chăm chỉ. 4. Trong câu “Các bạn ơi ! Hãy bỏ tôi vào sọt rác.” từ nào chỉ hoạt động? a. Các bạn ơi. b. Bỏ. c. Sọt rác. B. Tự luận 5. Hãy sắp xếp các từ sau thành câu: A. là, em, ngoan ngoãn, học sinh. B. chúc mừng, chúng em, mới, năm học. 6. Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm. A. Thiếu nhi là lứa tuổi hồn nhiên, ngây thơ. B. Môn học em yêu thích là môn toán. 7. Viết từ 3 đến 5 câu nói về trường em.
  10. ĐỀ KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 2 ĐỀ 2: I. KIỂM TRA ĐỌC Em hãy đọc thầm đoạn văn dưới đây và khoanh tròn vào ô trước câu trả lời đúng. BÉ MINH QUÂN DŨNG CẢM Nhà bé Minh Quân có một chú mèo vàng rất ngoan. Minh Quân yêu nó lắm. Ngày chủ nhật, bố mẹ vắng nhà, Minh Quân và mèo vàng được dịp nô đùa thỏa thích. Mải đùa nghịch, chẳng may, Minh Quân gạt phải lọ hoa. Lọ hoa rơi xuống đất, vỡ tan tành. Sợ bị bố mẹ la mắng nên khi thấy bố mẹ vừa về đến nhà, Minh Quân đã vội vàng nói: - Bố ơi! Con mèo nghịch làm vỡ bình hoa rồi. Thế là con mèo bị phạt. Buổi tối hôm đó, mèo vàng bị bố xích lại và không được ăn cá. Tối hôm đó, nằm trên giường êm ấm, nghe tiếng mèo vàng kêu meo meo, Minh Quân không tài nào ngủ được. Bé vùng dậy, chạy đến bên bố và thú nhận tất cả rồi xin bố tha cho mèo. Bố ôm Minh Quân vào lòng và khen: - Con trai bố trung thực và dũng cảm lắm. Minh Hương kể 1- Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất: a/ Minh Quân làm vỡ bình hoa, thấy bố mẹ về Minh Quân nói: A - Bố ơi, con nghịch làm vỡ bình hoa rồi. B- Bố ơi, con mèo nghịch làm vỡ bình hoa rồi. C- Bố ơi, gió thổi làm bình hoa rơi xuống đất vỡ rồi. b/ Khi mèo vàng bị phạt, Minh Quân đã như thế nào? A- Không tài nào ngủ được. B- Nhận lỗi với bố và xin tha cho mèo. C- Cả 2 câu trên đều đúng. 2- Gạch dưới chữ cái các từ chỉ hoạt động: Cô, hát, hoa hồng, công nhân, học 3- Đặt 3 câu theo mẫu "Ai? Là gì?" II. KIỂM TRA VIẾT: Em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 3 đến 5 câu) nói về một người thân của em (Ông, Bà, Bố, Mẹ)
  11. ĐỀ KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 2 ĐỀ 3: I. Đọc thầm Bài: Người mẹ hiền SGK lớp 2 tập 1 trang 61. Dựa theo nội dung bài đọc khoanh tròn vào trước câu trả lời đúng: Câu 1: Giờ ra chơi Minh rủ Nam đi đâu? A. Đi chơi điện tử B. Trốn học C. Đi ra phố xem xiếc D. Đi đá bóng Câu 2: Người mẹ hiền trong bài là ai? A. Mẹ B. Cô giáo C. Bác bảo vệ Câu 3: Các bạn ấy định ra phố bằng cách nào? A. Leo hàng rào B. Chui ra lỗ tường bị thủng C. Nhảy qua cửa sổ Câu 4: Cô giáo làm gì khi Nam khóc A. Cô trách mắng Nam B. Cô xoa đầu Nam và an ủi C. Cô phạt Nam Câu 5: Câu nào dưới đây viết theo mẫu Ai (cái gì, con gì) là gì? A. Cháu này rất ngoan hiền B. Cháu này là học sinh lớp tôi C. Minh thập thò ở cửa lớp ra vào Câu 6: Đặt dấu phẩy thích hợp với mỗi câu sau: - Bạn Lan biết phụ mẹ rửa chén nấu cơm. - Ba em mẹ em đều là giáo viên. II. Tập làm văn: Em hãy viết một đoạn văn khoảng 4 đến 5 câu nói về cô giáo cũ dạy lớp 1của em? Gợi ý: 1. Cô giáo lớp 1 em tên là gì? 2. Tình cảm của cô đối với học sinh như thế nào? 3. Em nhớ nhất điều gì ở cô?
  12. 4. Tình cảm của em đối với cô như thế nào?
  13. TIẾT 1 1. Xếp các từ “bạn bè, bàn, thỏ, chuối, xoài, mèo, xe đạp, Hùng” vào bảng dưới đây: 2. Tìm thêm các từ khác xếp vào bảng. Chỉ người Chỉ đồ vật Chỉ con vật Chỉ cây cối bàn bè bàn thỏ chuối hùng xe đạp mèo xoài bác sĩ bút gà cam bộ đội bảng trâu chanh công nhân thước ngựa sầu riêng TIẾT 2 1. Đặt 2 câu theo mẫu: ai (cái gì, con gì) là gì? Mẫu: Bạn Lan là học sinh giỏi. Thực hành: - Câu 1: Mẹ em là cô giáo, hoặc: Bố em là bác sĩ. - Câu 2: Bố em là một nông dân giỏi. hoặc: Ngoại của em là một thầy giáo đã về hưu. 2. Ghi vào chỗ trống tên riêng của các nhân vật trong những bài tập đọc đã học ở tuần 7 và tuần 8 theo đúng thứ tự bảng chữ cái. 2-1. Gợi ý: Em lật trang 56 sách giáo khoa Tiếng Việt 2, tập 1. Bài tập đọc đầu tiên của tuần 7 là bài “Người thầy cũ” trong bài có hai nhân vật Dũng và chú Khánh (bố Dũng). Tuần 8 bài “Người mẹ hiền” có Minh, Nam. Bài “Bàn tay dịu dàng” có An. Em sắp xếp lại tên nhân vật theo thứ tự a, b, c TIẾT 3 1. Tìm những từ ngữ chỉ hoạt động của mỗi người, mồi vật trong bài “Làm việc thật là vui” sách giáo khoa Tiếng Việt, trang 16. * Đồng hồ: tích tắc, tích tắc báo phút báo giờ. * Gà trống: gáy vang Ò Ó O, báo trời sáng. * Tu hú: kêu tu hú, tu hú, báo mùa vải chín. * Chim: bắt sâu bảo vệ mùa màng. * Cành đào: nở hoa. * Bé: đi học, quét nhà, nhặt rau, chơi với em. 2. Dựa theo cách viết trong bài “Làm việc thật vui” hãy đặt một câu hỏi nói về: a) Một con vật. b) Một đồ vật. c) Một loài cây hoặc một loài hoa. 2-1. Gợi ỷ Em có thể chọn những con vật, loài cây, loài hoa xung quanh, gần gũi với cuộc sông của em đê viết một câu theo yêu cầu của bài tập. 2-2. Thực hành a) Một con vật Hàng ngày, em nghe tiếng con ve sầu kêu râm ran, báo hiệu mùa hạ đến. b) Hễ thấy lốc lịch thay đổi gương mặt là ta biết ngày cũ đã qua, ngày mới lại đến. c) Những cây phượng giữa sân trường đã lác đác trổ bông báo hiệu năm học sắp kết thúc, kì nghỉ hè nữa lại đến. TIẾT 5 Dựa theo tranh trả lời câu hỏi. 1. Gợi ý Em quan sát kĩ từng bức tranh, xem bức tranh vẽ gì? Rồi căn cứ theo câu hỏi gợi ý ở dưới bức tranh để trả lời từng câu hỏi một. * Bức tranh 1 Hàng ngày, mẹ thường đưa Tuấn đến trường trên chiếc xe Honda. Cả mẹ và Tuấn đều đội nón bảo hiểm. * Bức tranh 2 Hôm nay, mẹ không đưa Tuấn đến trường được vì mẹ bị ốm. Bác sĩ đang chăm sóc cho mẹ. * Bức tranh 3 Tuấn lấy nước cho mẹ uống. * Bức tranh 4 Đến giờ đi học, Tuấn tạm biệt mẹ, vai đeo cặp vui vẻ, tự tin đến trường một mình. TIẾT 6 1. Ghi vào chỗ trống lời em nói với bạn trong những trường hợp sau: a) Khi bạn hướng dẫn em gấp chiếc thuyền giấy. b) Khi em làm rơi chiếc bút của bạn. c) Khi em mượn sách của bạn và trả không đúng hẹn. d) Khi có khách đến nhà, biết em học tốt chúc mừng em. 1-1. Gợi ý Em đọc kĩ những trường hợp trên, xác định đối tượng giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp đề có nội dung, từ ngữ giao tiếp thích hợp, thể hiện thái độ ứng xử nhẹ nhàng lịch sự trong quan hệ và giao tiếp. 1-2. Thực hành a) Cảm ơn cậu đã giúp mình gấp được chiếc thuyền. b) Mình xin lỗi bạn, mình vô ý quá, thông cảm cho mình nhé! c) Mình quên mất, lẽ ra phải gửi lại cậu ngày hôm qua. Cho mình xin lỗi nhé. d) Cháu cảm ơn bác (chú, cô, dì ). Cháu sẽ cố gắng hơn nữa! 2. Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào ô trống trong đoạn văn đã cho. 2-1. Gợi ý Em đọc đoạn văn, đến chỗ trống dừng lại, xét xem: nếu đã đủ ý thì dùng dấu chấm, chưa đủ ý dùng dấu phẩy. 2-2. Thực hành NẰM MƠ - Mẹ ơi, đêm qua con nằm mơ. Con bị mất một vật gì đó. Nhưng con chưa kịp nhìn thấy thì mẹ đã gọi con dậy rồi. Thế về sau mẹ có tìm thấy vật đó không, hở mẹ? - Ô hay, con nằm mơ thì làm sao mẹ biết được! - Nhưng lúc mơ, con thấy mẹ cũng ở đấy, mẹ đang tìm hộ con cơ mà. TIẾT 7 1. Dựa theo mục lục ở cuối sách, ghi tên các bài trong tuần 8. 1-1. Gợi ý Dựa vào cuốn (sách giáo khoa/ Vở bài tập) “Tiếng Việt 2” tập 1. Em lật phần mục lục ở cuối sách xem các bài tập học ở tuần 8, ghi lại các bài vào từng cột đã cho. 1-2. Thực hành Phần môn Nội dung Trang Tập đọc Người mẹ hiền 63 Kể chuyện Người mẹ hiền 64 Chính tả Tập chép: “Người mẹ hiền”. Phân biệt “ao"/“au”; "r"/"d"/“gi”; “uôn"/"uông” 65 Tập đọc Bàn tay dịu dàng 66 Luyện từ Từ chỉ hoạt động, trạng thái, dấu phẩy và câu 67 Tập viết Chữ hoa: “G” 67 Tập đọc Đổi giày 68 Chính tả Nghe - viết: Bàn tay dịu dàng. Phân biệt “ao"/“au”; "r“/"d"/“gi”; “uôn"/"uông” 69 Tập làm văn mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị, kể ngắn theo yêu cầu 69 2. Ghi lời mời, nhờ, đề nghị của em trong những trường hợp sau: a) Khi em nhờ mẹ mua giúp em một tấm thiếp chúc mừng cô giáo (thầy giáo) nhân Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11. b) Khi em phụ trách phần văn nghệ trong buổi liên hoa của lớp mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam, em mời các bạn hát (hoặc múa, chơi đàn, kể chuyện ). c) Trong giờ học, cô giáo (hay thầy giáo) đặt câu hỏi nhưng em chưa nghe rõ hoặc chưa hiểu rõ, em đề nghị cô (thầy) nêu lại câu hỏi đó. 2-1. Gợi ý Em đọc lại thật kĩ nội dung các trường hợp trên nêu ra, xác định đối tượng, hoàn cảnh, mục đích giao tiếp để có nội dung, từ ngữ thích hợp thể hiện thái độ ứng xử đúng mực với các trường hợp nêu ra. 2- 2. Thực hành a) Mẹ ơi! Mẹ mua hộ con tấm thiếp thật đẹp đế con chúc mừng cô giáo con nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, mẹ nhé. b) Tôi trân trọng giới thiệu bạn “Quỳnh Hương - giái nhất tiếng hát Hoa phượng đỏ” sẽ gửi đến cô giáo và các bạn bài “Bụi phấn” nhân buổi liên hoan văn nghệ của lớp ta mừng Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11. c) Thưa thầy! Em nhờ thầy nhắc lại câu hỏi ạ! Hoặc: Thưa thầy, em chưa rõ câu hỏi, thầy nhắc lại cho em một lần nữa ạ. TIẾT 8: TRÒ CHƠI Ô CHỮ 1. Điền vào ô trông theo hàng ngang 1-1. Gợi ý Em đọc kĩ các dòng đả cho: Tên của sự vật và những gợi ý bằng chữ cái đầu và số lượng các chữ cái tiếp theo, để suy nghĩ xác định đó là từ gì, dùng đế gọi tên sự vật gì là được. 2. Ghi từ mới xuất hiện ở cột dọc 2-1. Gợi ý Em chép các chữ cái ở cột dọc lại, đọc lên rồi ghi vào vở bài tập từ mới xuất hiện. 2-2. Thực hành Đó là từ: PHẨN THƯỞNG TIẾT 9 Đọc thầm bài “Đôi bạn” sách giáo khoa Tiếng Việt 2, tập 1, trang 75 ghi dấu x vào ô trống trước ý trả lời đúng. * Thực hành 1. Búp bê làm những việc gì? Quét nhà và ca hát. x Quét nhà, rửa bát và nấu cơm. Rửa bát và học bài. 2. Dế mèn hát để làm gì? Hát để luyện giọng. x Thấy bạn vất vả, hát để tặng bạn. Muốn cho bạn biết mình hát rất hay. 3. Khi Dế mèn nói, Búp bê đã làm gì? Cảm ơn Dế mèn. Xin lỗi Dế mèn. x Cảm ơn và khen ngợi tiếng hát của Dế mèn. 4. Vì sao Búp bê cảm ơn Dế mèn? Vì Dế mèn đã hát tặng Búp bê. Vì tiếng hát của Dế mèn giúp Búp bê hết mệt. x Vì cả hai lí do trên. 5. Câu nào dưới đây được cấu tạo theo mẫu “Ai là gì?” Tôi là Dế mèn. Ai hát đấy. x Tôi hát đây. TIẾT 10: BÀI LUYỆN TẬP 1. Chọn tiếng thích hợp điền vào ô trống. a) (giăng, răng): giăng hàng, cái răng. (giờ, rờ): rờ rẫm, bây giờ. b) (mặt, mặc): rửa mặt, mặc áo. (trước, trượt): trượt ngã, đằng trước. 2. Viết một đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu nói về em và trường em. Nguon :