Bộ câu hỏi môn Đạo đức Lớp 2

docx 9 trang Hùng Thuận 26/05/2022 13560
Bạn đang xem tài liệu "Bộ câu hỏi môn Đạo đức Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbo_cau_hoi_mon_dao_duc_lop_2.docx

Nội dung text: Bộ câu hỏi môn Đạo đức Lớp 2

  1. BỘ CÂU HỎI MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 2 Khoanh tròn đáp án cho là đúng. Câu 1: Vùng quê nông thôn có những đặc điểm gì? A. Nhà cao tầng, sát nhau. B. Những cánh đồng lúa trải dài mênh mông. C. Xe cộ tấp nập qua lại. D. Dãy núi cao ẩn mình trong mây mù. Câu 2: Trong những việc làm sau, việc nào KHÔNG thể hiện tình yêu đối với quê hương? A. Biết ơn người có công với quê hương. B. Chăm sóc, bảo vệ thiên nhiên. C. Cố gắng học giỏi để sau này xây dựng quê hương. D. Vứt rác bừa bãi, hái hoa ven đường làng. Câu 3: Những việc nên làm để thể hiện tình yêu đối với quê hương? A. Vẽ bậy lên tường các công trình di tích lịch sử. B. Đi ra thành phố sinh sống và không về thăm quê. C. Cùng các bạn chăm sóc các bồn hoa, cây cảnh quanh đường làng. D. Rủ nhau bẻ cành, ngắt lá các cây đầu ngõ. Câu 4: Tán thành hay không tán thành với việc hành sau đây: Bạn Trung nói với Hoa và Hải: “ Tớ không muốn về quê tớ đâu, tuần nào bố mẹ cũng bắt tớ về. Ở đó không có gì thú vị cả”. A. Tán thành B. Không tán thành. Câu 5: Em đã làm gì để thể hiện tình yêu đối với quê hương của mình? Câu 6: Theo em ngày nào là ngày Nhà giáo Việt Nam? A. 20/10 B. 22/12 C. 20/11 D. 05/9 Câu 7: Thầy, cô giáo đã dạy em những điều gì? (Được chọn nhiều đáp án) A. Biết đọc, biết viết. B. Những kiến thức trong cuộc sống. C. Biết đi xe đạp. D. Kĩ năng khi gặp kẻ xấu. Câu 8: Việc làm nào sau đây thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo? A. Lễ phép chào hỏi khi gặp thầy giáo, cô giáo. B. Thầy giáo, cô giáo không dạy mình thì không cần chào. C. Nói chuyện riêng trong giờ học. D. Không học bài, không làm bài tập.
  2. Câu 9: Em đồng tình hay không đồng tình với việc làm sau đây. Thầy Sơn khi dạy không may bị thương ở chân, khi gặp thầy bạn Hải đã lễ phép chào thầy và hỏi thăm về vết thương của thầy đã đỡ nhiều chưa. A. Đồng tình. B. Không đồng tình. Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi Con gấu đã nói gì với anh? Một hôm, hai người bạn đang đi trong rừng, thì họ thấy có một con gấu to đi ngang qua. Một người liền chạy trốn ngay, anh ta trèo lên cây nấp. Người còn lại không chạy kịp, anh ta phải đối mặt với con gấu đang đến gần. Anh ta đành nằm xuống, nín thở giả vờ chết. Con gấu lại gần và ngửi vào mặt anh ta, nhưng anh ta cố nín thở giả vờ chết. Con gấu ngửi mãi nhưng thấy anh ta như chết rồi nên nó bỏ đi, không làm hại anh ta. Khi con gấu đã bỏ đi xa, người bạn ở trên cây tụt xuống. Anh ta hỏi bạn “con gấu nói thầm gì vào tai bạn đấy”? Gấu bảo tớ là “không bao giờ nên tin tưởng vào người đã bỏ bạn lại một mình trong lúc nguy cấp”. Người kia xấu hổ quá, xin lỗi bạn vì mình đã bỏ bạn lại chạy trốn. Bạn anh có thể đã gặp nguy hiểm trong khi anh ta trốn trên cây an toàn. Bạn bè thì phải giúp đỡ nhau trong những lúc hoạn nạn như vậy. Câu 10: Chuyện gì đã xảy ra với hai người bạn? A. Hai anh chàng gặp một con gấu to đang ngủ. B. Một chú voi to đã cản đường của hai anh chàng. C. Cả hai đã gặp một con suối và không thể đi tiếp. D. Đang đi trong rừng, họ thấy một con gấu to đi ngang qua. Câu 11: Khi gặp gấu to, hai người bạn đã giải quyết như thế nào? A. Cùng nhau chạy chốn thật nhanh. B. Một người chốn nhanh, chèo lên cây để ẩn nấp, một người không chạy kịp. C. Cả hai đã phải đối mặt với con gấu to đó. D. Thấy bạn chạy không kịp anh kia đã kéo bạn cùng trèo lên cây ẩn nấp. Câu 12: Anh chàng bỏ lại bạn mình đã học được bài học gì? A. Khi gặp hoạn nạn, không quan tâm đến người đi cùng. B. Gặp chuyện nguy hiểm, ai thông minh chạy nhanh thì thoát được. C. Bạn bè thì phải giúp đỡ nhau lúc hoạn nạn, D. Trong lúc gặp hoạn nạn, ai có thân người đó lo. Câu 13: Khi thấy bạn học chưa tốt, còn nhiều chỗ yếu kém em sẽ làm gì? A. Lúc có thời gian rảnh rỗi, chỉ bài cho bạn những chỗ mà bạn chưa hiểu.
  3. B. Kệ bạn vì mình không học hộ bạn được. C. Mách với bố mẹ bạn là bạn học kém hay bị cô phê bình. D. Cho bạn chép bài của mình. Câu 14: Bạn Huy khi sinh ra không được may mắn như các bạn, Huy không có chân nên phải ngồi xem lăn đến trường. Nếu trong lớp em có bạn như vậy em sẽ làm gì? A. Chê cười, chế giễu bạn vì bạn không có chân. B. Xa lánh, không nói chuyện với bạn. C. Thường xuyên trò chuyện, rủ các chơi cùng các trò chơi bạn có thể tham gia. D. Rủ các bạn trong lớp không chơi với Huy. Câu 15: Khi thầy Hiệu trưởng phát động phong trào ủng hộ các bạn nhỏ miền Trung bị ảnh hưởng do bão lũ bằng tiền mặt, quần áo, sách vở, em sẽ làm như thế nào? A. Không tham gia hoạt động đó. B. Im lặng và không quan tâm các bạn sẽ làm gì. C. Nói với cô chủ nhiệm nhà em không có gì bỏ cả. D. Về nhà nói với mẹ soạn lại sách vở năm học trước và những đồ còn mới nhưng đã chật để đem đi ủng hộ. Câu 16: Trong cuộc thi Violympic Toán học của tỉnh, bạn Nga đã xuất sắc giành Giải Nhì của cuộc thi. Nếu em là bạn của Nga em sẽ làm gì để chúc mừng bạn? A. Nói lời chúc mừng bạn chân thành nhất. B. Chúc mừng bạn nhưng trong lòng không vui. C. Nói với các bạn là Nga may mắn nên mới được Giải Nhì. D. Em cùng các bạn trong lớp không chơi với Nga nữa vì bạn học giỏi quá. Câu 17: Khoanh trước những việc làm em tán thành thể hiện sự yêu quý bạn bè. A. Giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn. B. Hỏi thăm bạn khi bạn ốm, bạn có chuyện không vui. C. Giận dỗi, không chơi với bạn nữa. D. Rủ bạn đi chơi nhưng thường xuyên thất hứa. E. Biết lắng nghe, tôn trọng bạn. Câu 18: Em đã làm gì để hiện hiện sự yêu quý bạn bè? . Câu 19: Khoanh trước những đáp án em cho là đúng: A. Nhân dịp ngày 20/11 em cùng các bạn trong tổ của mình, làm thiệp chúc mừng cô giáo.
  4. B. Trong giờ học Tiếng Anh, bạn Nam không chú ý vào bài mà rủ Hương nói chuyện cùng mình cho đỡ chán. C. Cô Ngọc bị ốm, nhưng vẫn cố gắng đến lớp. Do cô nói nhỏ không nghe rõ nên một số bạn không nghe rõ nhưng cũng không hỏi lại mà ngồi nói chuyện riêng, D. Hải và Trung giận nhau, Hải rủ các bạn trong xóm đi chơi qua nhà Hải nhưng không rủ bạn đi cùng. E. Bạn Hoa bị ốm, em đã đem vở đến nhà bạn Hoa để bạn chép lại bài và giảng cho Hoa những chỗ bạn còn chưa hiểu. Câu 20: Buổi sáng, khi chuông báo thức kêu em sẽ làm gì? A. Tắt chuông và nằm ngủ tiếp. B. Để chuông kêu hết hồi rồi dậy cũng được. C. Thức dậy và mở tivi để xem. D. Tắt chuông và thức dậy, đánh răng rửa mặt. Câu 21: Nhân dịp được nghỉ Tết Dương lịch, bố và Huy sẽ về quê thăm ông bà. Do buổi tối hôm trước Huy xem tivi muộn nên sáng ngày hôm sau vẫn buồn ngủ. Bố mẹ gọi Huy dậy chuẩn bị để ra ga tàu lên xe về quê, nhưng Huy mãi vẫn không chịu dậy và nói với bố mẹ “chờ con một tí”. Khi Huy dậy vệ sinh cá nhân và ăn sáng, bạn ấy vừa ăn vừa chơi game mẹ đã nói ăn để kịp giờ tàu chạy nhưng Huy lại nói với mẹ “chờ con một tí, con ăn xong bây giờ”. Và đồng hồ đã điểm 8h00 bố đi ra cổng rồi Huy vẫn đang loay hoay buộc dây giày và nói với ra “bố chờ con một tí”. Cuối cùng hai bố con cũng đã lên xe taxi và ra ga tàu, nhưng một sự việc đáng tiếc đã xảy ra. Hai bố con đã lỡ chuyến tàu về quên thăm ông bà. Do đâu mà hai bố con Huy lỡ chuyến tàu? A. Do mẹ không gọi Huy dậy. B. Vì Huy không đủ thời gian chuẩn bị. C. Vì tính chậm chạm, lúc nào cũng xin thêm thời gian của Huy. D. Do chú taxi đi xe chậm. Câu 22: Buổi sáng trước khi đi học em thường làm gì? A. Thức dậy, đánh răng rửa mặt, ăn sáng và chuẩn bị đi học. B. Thực dậy, đánh răng rửa mặt, xem tivi một lúc gần đến giờ đi học mới thay đồ. C. Vừa ăn sáng vừa chơi game. D. Đánh răng rửa mặt, sang hàng xóm chơi đến giờ thì về đi học. Câu 23: Biểu hiện nào sau đây em cho là quý trọng thời gian? A. Đặt ra kế hoạch học tập và làm việc cụ thể theo ngày. B. Đi chơi xong rồi về nhà làm việc sau. C. Có bài tập được giao chưa làm vội, gần nộp thì làm. D. Dành thời gian rảnh rỗi để xem tivi. Câu 24: Tùng thường xuyên đi ngủ muộn. Điều gì có thể xảy ra với Tùng? A. Tùng sẽ thấy ngủ ngon vào các buổi tối.
  5. B. Kết quả học tập của Tùng cao hơn các bạn. C. Tùng vẫn tiếp tục đi ngủ muộn vào các ngày tiếp theo. D. Ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và kết quả học tập của Tùng bị ảnh hưởng. Câu 25: Trong bữa cơm tối, Nam vừa ăn cơm vừa xem tivi. Mải xem bạn đã vô tình làm rơi vỡ chiếc bát đang cầm trên tay. Theo em Nam nên làm gì? A. Đứng dậy dọn mảnh bát vỡ. B. Tắt tivi và không xem nữa, ra ăn cơm tiếp với cả nhà. C. Tắt bỏ tivi, ra xin lỗi bố mẹ lần sau không vừa ăn vừa xem nữa, dọn mảnh vỡ của bát rồi tiếp tục ăn cơm cùng gia đình. D. Tắt bỏ tivi và đi vào phòng. Câu 26: Một buổi chiều tan học, do 2 bạn Trung và Huy đã đánh nhau trong giờ ra chơi gây mất đoàn kết. Cuối giờ cô giáo mời hai bạn ở lại để giảng hòa và giải quyết mâu thuẫn nên đã về muộn hơn so với các bạn cùng lớp. Huy rất ân hận và về nhà nói thật với mẹ rồi xin lỗi mẹ. Nhưng Trung đã nói dối là cô giáo giao bài tập và ở lại để làm. Nga sang chơi, bố Trung đang rất tức giận và hỏi về sự việc. Theo em, Nga nên nói như thế nào cho đúng? A. Nói sự thật cho bố của bạn Trung biết. B. Bao che cho việc nói dối của Trung. C. Cùng Trung nói dối sự việc đúng như Trung đã kể. D. Không nói gì và xin phép đi về. Câu 27: Lan và Mai là hai chị em. Một lần, khi chơi với nhau Lan vô tình xô ngã em làm em khóc òa lên. Mẹ chạy ra Lan đã vội xin lỗi mẹ và em, hứa lần sau chơi với em sẽ cẩn thận hơn để em không bị ngã nữa. Theo em có đồng tình với hành động của Lan hay không? A. Đồng tình. B. Không đồng tình. Câu 28: Khoanh tròn vào trước những đáp án em tán thành. A. Khi làm một việc gì sai không cần phải xin lỗi. B. Biết nhận lỗi và sửa lỗi mới xứng đáng là trò ngoan. C. Ai mà chẳng sai, nên không cần xin lỗi ai cả. D. Em nhỏ hơn mình nên không cần phải xin lỗi. E. Có lỗi với bất cứ ai cũng cần nhận lỗi và xin lỗi. F. Sai thì sửa, không cần xin lỗi. Câu 29: Khoanh tròn vào trước những đáp án em KHÔNG TÁN THÀNH. A. Khi làm một việc gì sai không cần phải xin lỗi. B. Biết nhận lỗi và sửa lỗi mới xứng đáng là trò ngoan. C. Ai mà chẳng sai, nên không cần xin lỗi ai cả. D. Em nhỏ hơn mình nên không cần phải xin lỗi. E. Có lỗi với bất cứ ai cũng cần nhận lỗi và xin lỗi.
  6. F. Sai thì sửa, không cần xin lỗi. Câu 30: Trong lúc xếp hàng lấy cơm ăn trưa tại trường, Vy vô tình giẫm vào chân Trang, theo em Vy nên làm gì? A. Bỏ đi xuống dưới xếp hàng lại. B. Coi như không có chuyện gì xảy ra. C. Đi ra chỗ khác. D. Xin lỗi Trang vì vô tình giẫm phải chân bạn. Câu 31: Đâu là đồ dùng cá nhân? Hãy chọn đáp án đúng nhất. A. Bàn chải đánh răng, khăn mặt, sách vở, tivi. B. Giày dép, cặp sách, hộp bút, sách vở. C. Khăn mặt, giày dép, bút mực, đồ chơi, bảng lớp. D. Bảng lớp, sách vở, xe đạp, truyện đọc ở thư viện. Câu 32: Trong giờ viết chính tả, sau khi cô giáo đọc xong bài viết yêu cầu các bạn kẻ hết vở mỗi buổi. Thấy Huy đang loay hoay tìm bút chì để kẻ nhưng bút của Huy nằm trong góc của cặp sách và đã bị mất ngòi. Theo em, vì sao bút chì của Huy bị như vậy? A. Do Huy chưa biết bảo quản đồ dùng cá nhân của mình. B. Vì Huy quên chưa gọt bút chì. C. Vì bút chì của Huy cũ rồi. D. Do Huy không thích bút chì đó. Câu 33: Khi đến nhà Hà chơi vào buổi sáng, thấy bạn thường để bàn chải đánh răng ở trong chậu rửa mặt em sẽ làm gì? A. Không quan tâm vì đó là đồ dùng của bạn. B. Coi như không nhìn thấy gì. C. Nghĩ rằng để vậy tối dùng tiếp không sao cả. D. Nhắc Hà để lại bàn chải đúng chỗ cho sạch sẽ. Câu 34: Việc làm nào sau đây thể hiện việc bảo quản đồ dùng cá nhân. A. Thường xuyên dọn dẹp, sắp xếp lại sách vở trong cặp sách cho gọn gàng. B. Dùng xong đồ dùng để nguyên vậy không cần đóng nắp, cất dọn. C. Chơi đồ chơi xong không dọn để cho bố mẹ, ông bà dọn hộ. D. Sách vở, đồ dùng học tập để mỗi chỗ một thứ để khi cần lấy luôn. Câu 35: Lợi ích của việc biết bảo quản đồ dùng cá nhân là: A. Không có lợi ích gì. B. Làm mất thời gian dọn dẹp. C. Giúp đồ dùng luôn sạch sẽ, sử dụng được bền lâu. D. Giúp bản thân trở nên chăm chỉ hơn. Câu 36: Đồ dùng nào sau đây được gọi là đồ dùng gia đình? A. Tivi, tủ lạnh. B. Sách vở, quạt điện.
  7. C. Quần áo, điều hòa. D. Bếp ga, khăn mặt. Câu 37: Theo em nên làm gì để bảo quản đồ dùng gia đình? A. Thường xuyên lau chùi bàn ghê, tủ, ít nhất 1 lần/ tuần. B. Khi ra ngoài để điện trong nhà cho sáng và không tắt các thiết bị không sử dụng. C. Mùa hè nóng nực, mở tủ lạnh ra đứng ở đó cho mát. D. Dùng bếp ga bị bắn dầu mỡ, để vậy mai lại nấu tiếp. Câu 38: Vào sáng thứ bảy, nhóm Tuấn có bài thực hành. Các bạn rủ nhau đến nhà Tuần để hoàn thành. Khi đến cửa thấy Tuấn đang ở trong phòng nhưng vẫn bật tivi ngoài phòng khách, vòi nước vẫn đang chảy trong nhà tắm. Nếu em là bạn của Tuấn em sẽ làm gì? A. Đi vào phòng hoàn thành bài với Tuần. B. Nói với các bạn Tuấn sử dụng các thiết bị chưa tiết kiệm. C. Nhắc nhở Tuấn tắt thiết bị không cần thiết và dùng đồ đạc cần tiết kiệm và đúng mục đích hơn. D. Tắt tivi và vòi nước hộ Tuấn nhưng không nói gì. Câu 39: Khoanh trước những việc làm em cho là hợp lí. A. Sắp xếp ngăn nắp, cọ rửa cốc chén thường xuyên. B. Gấp gọn gàng chăn màn và đồ dùng khác trong phòng ngăn nắp gọn gàng. C. Vẽ lên tường nhà cho đẹp. D. Mở tivi rồi đi chơi, lát nữa về xem tiếp. E. Cùng bố mẹ, dọn bếp sau mỗi bữa nấu cơm để bếp sạch sẽ, thơm tho. F. Đi chơi về, thấy trên nền nhà có một vũng nước lớn, không quan tâm đến nó và đi vào phòng xem tivi. Câu 40: Em cảm thấy như thế nào khi trong cuộc thi “Tìm kiếm tài năng” do nhà trường tổ chức, tập thể lớp 2A của em đã xuất sắc giành Giải Nhất? . . Câu 41: Khi có chuyện buồn em sẽ làm gì để giải tỏa tâm lí? A. Đọc sách và nghe nhạc. B. Chia sẻ cùng bạn và người thân của mình. C. Tức giận vì tại sao chuyện buồn cứ mãi đi theo mình. D. Viết ra những điều mà mình cảm thấy vui, hạnh phúc, để vơi đi nỗi buồn. Câu 42: Đầu giờ học hôm thứ hai vừa rồi, khi vừa bước chân đến sân trường thì một quả bóng bay trúng đầu Hoa. Hoa tức giận lắm vì không biết ai đã ném vào mình. Vào đến lớp Hoa vẫn còn hậm hực vì chuyện đó. Theo em, em khuyên Hoa điều gì?
  8. A. Không nên tức giận quá sẽ làm bản thân trở nên cáu gắt. B. Phải tìm bằng được người ném bóng vào đầu Hoa. C. Không thể bỏ qua chuyện này dễ dàng được, lần sau các bạn lại thế. D. Rủ các bạn khác đi tìm người ném bóng vào đầu Hoa rồi nói cho ra lẽ. Câu 43: Khi ở nhà một mình, em thấy có một người lạ cứ đi qua đi lại cổng nhà mình nhiều lần, em sẽ làm gì? A. Vì sợ nên không dám làm gì. B. Ngay lập tức gọi điện thoại cho bố mẹ. C. Vào phòng khóa chặt cửa lại. D. Khóc thật to. Câu 44: Trong lúc làm bài tập ở nhà, em thấy có mùi cháy khét của dây điện trong phòng mình em sẽ làm gì? A. Tiếp tục làm bài của mình. B. Xịt nước hoa cho bay bớt mùi. C. Gọi bố hoặc bác hàng xóm kiểm tra khi bố không có nhà. D. Khóa cửa lại đi ra ngoài, đợi hết mùi rồi vào làm bài tiếp. Câu 45: Mẹ bảo hai chị em ở nhà chơi với nhau nhưng không may lúc chạy nhanh quá em trai của em đã bị ngã chảy máu ở đầu gối chân. Nếu là em, em sẽ làm gì trong tình huống này? A. Đợi mẹ về. B. Lấy nước rửa cho hết máu. C. Dùng dầu gió xoa cho khỏi. D. Chạy sang nhà hàng xóm, nhờ cô sang xem vết thương của em mình. Câu 46: Cuối giờ học, Minh thường bị các bạn giấu cặp sách để trêu chọc. Nếu em là Huy em sẽ làm gì? A. Im lặng không nói với ai. B. Kể cho cô giáo chủ nhiệm nghe sự việc. C. Khóc lóc vì không biết làm thế nào. D. Mách với anh hoặc chị của mình. Câu 47: Trên đường đến trường, em thấy có một người lạ đi theo mình em sẽ làm gì để đảm bảo an toàn? A. Cố gắng chạy thật nhanh. B. Chốn vào một gốc cây. C. Đi vào một nhà dân gần đó và nói về sự việc. D. Khóc thật to cho mọi người nghe thấy. Câu 48: Lớp Nga đi tham quan Viện bảo tàng Hồ Chí Minh, do mải ngắm những đồ vật lịch sử gắn với Bác Hồ mà Nga đã bị lạc. Nếu em là Nga em sẽ làm như thế nào? A. Ngồi ở đó đợi cô giáo đi tìm.
  9. B. Tiếp tục đi ngắm thêm các đồ vật khác. C. Khóc lóc tìm kiếm sự giúp đỡ. D. Nhanh chóng nhờ các hướng dẫn viên hoặc chú bảo vệ thông báo cho thầy cô đến đón. Câu 49: Chị gái em không may bị ốm phải đi bệnh viện chữa trị. Hôm đó, mẹ đưa em đến thăm chị ở phòng bệnh. Khi đến đó em sẽ làm gì? A. Giữ trật tự, nói năng nhỏ nhẹ. B. Do có quá nhiều thứ lạ mắt nên em luôn cầm đồ đạc đó để ngắm nghía. C. Chạy nhảy, đùa với bạn cùng phòng của chị. D. Xem điện thoại cho đỡ chán và mở tiếng thật to nghe cho rõ. Câu 50: Khi ra công viên chơi em sẽ làm việc nào sau đây? A. Vứt rác ra đường cho bác lao công dọn. B. Chơi đùa đúng nơi quy định. C. Dẫm chân lên thảm cỏ mới trồng. D. Hoa đẹp, ngắt mấy bông về nhà để cắm.