Bài tập trắc nghiệm môn Vật lí Lớp 6 - Bài 2: Đo độ dài (Tiếp theo) - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

docx 2 trang binhdn2 07/01/2023 5190
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập trắc nghiệm môn Vật lí Lớp 6 - Bài 2: Đo độ dài (Tiếp theo) - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_trac_nghiem_mon_vat_li_lop_6_bai_2_do_do_dai_tiep_th.docx

Nội dung text: Bài tập trắc nghiệm môn Vật lí Lớp 6 - Bài 2: Đo độ dài (Tiếp theo) - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

  1. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM MÔN VẬT LÝ LỚP 6 BÀI 2: ĐO ĐỘ DÀI (TIẾP THEO) Câu 1: Hãy chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống: Khi đo độ dài cần đặt mắt nhìn theo hướng với cạnh thước ở đầu kia của vật. A. Ngang bằng với B. Vuông góc C. Gần nhất D. Dọc theo Câu 2: Sách giáo khoa Vật lí 6 dày khoảng 0,5cm. Khi đo chiều dày này, nên chọn A. thước có GHĐ 1m và ĐCNN 1cm. B. thước có GHĐ 1m và ĐCNN 1mm. C. thước có GHĐ 10cm và ĐCNN 1cm. D. thước có GHĐ 10cm và ĐCNN 1mm. Câu 3: Một bạn dùng thước đo độ dài có ĐCNN là 2cm để đo chiều dài cuốn sách giáo khoa Vật lí 6. Trong các cách ghi kết quả đo dưới đây, cách ghi nào là đúng? A. 240mm. B. 23cm. C. 24cm. D. 230mm. Câu 4: Khi đo nhiều lần một đại lượng mà thu được nhiều giá trị khác nhau, thì giá trị nào sau đây được lấy làm kết quả của phép đo? A. Giá trị của lần đo cuối cùng. B. Giá trị trung bình của giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất C. Giá trị trung bình của tất cả các giá trị đo được. D. Giá trị được lặp lại nhiều lần nhất. Câu 5: Trong các hình sau đây, hình nào vẽ vị trí đặt thước đúng để đo chiều dài bút chì? A. Không đặt thước dọc theo chiều dài bút chì. B. Đặt thước dọc theo chiều dài bút chì, nhưng một đầu không ngang bằng với vạch số 0. C. Đặt thước dọc theo chiều dài bút chì, vạch số 0 ngang với một đầu của bút chì. D. Cả 3 đều đúng Câu 6: Chọn phát biểu không đúng khi thực hành đo độ dài: A. Chọn thước có GHĐ và có ĐCNN thích hợp. B. Chọn thước có GHĐ và có ĐCNN lớn nhất. C. Ước lượng độ dài cần đo. D. Đặt thước dọc theo độ dài cần đo sao cho một đầu của vật ngang bằng với vạch số 0 của thước. Câu 7: Một bàn học cá nhân dài khoảng 1m. Dùng thước nào sau đây có thể đo chính xác nhất độ dài của bàn? A. Thước thẳng có GHĐ 50cm và ĐCNN 1mm. B. Thước thẳng có GHĐ 150cm và ĐCNN 5cm.
  2. C. Thước thẳng có GHĐ 150cm và ĐCNN 1mm. D. Thước thẳng có GHĐ 50cm và ĐCNN 1cm. Câu 8: Cách đặt thước đo đúng: A. Đặt thước đo dọc theo độ dài cần đo, vạch số 0 vuông góc với một đầu của vật. B. Đặt thước đo dọc theo độ dài cần đo, vạch số 0 sát mép bên phải một đầu của vật. C. Đặt thước đo dọc theo độ dài cần đo, vạch số 0 sát mép bên trái một đầu của vật. D. Đặt thước đo dọc theo độ dài cần đo, vạch số 0 ngang với một đầu của vật. Câu 9: Muốn đo độ dài cuốn SGK Vật lí 6 một cách thuận lợi nhất nên dùng A. thước có GHĐ 25cm và ĐCNN 1mm. B. thước có GHĐ 20cm và ĐCNN 1mm. C. thước có GHĐ 20cm và ĐCNN 1cm. D. thước có GHĐ 30cm và ĐCNN 1cm. Câu 10: Hình vẽ nào mô tả vị trí đặt mắt để đọc kết quả đo? A. Đặt mắt nhìn theo hướng xiên sang phải. B. Đặt mắt nhìn theo hướng xiên sang trái. C. Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước tại đầu của vật. D. Cả 3 phương án trên Câu 11: Một bạn dùng thước đo độ dài có ĐCNN là 1dm để đo chiều dài lớp học. Trong các cách ghi kết quả dưới đây, cách ghi nào là đúng? A. 5m. B. 50dm. C. 500cm. D. 50,0dm. ĐÁP ÁN 1 B 3 C 5 C 7 C 9 A 11 B 2 D 4 C 6 B 8 D 10 C