Bài tập trắc nghiệm môn Lịch sử Lớp 9 - Bài 30: Hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1973-1975) - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

docx 3 trang binhdn2 07/01/2023 4911
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập trắc nghiệm môn Lịch sử Lớp 9 - Bài 30: Hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1973-1975) - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_trac_nghiem_mon_lich_su_lop_9_bai_30_hoan_thanh_giai.docx

Nội dung text: Bài tập trắc nghiệm môn Lịch sử Lớp 9 - Bài 30: Hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1973-1975) - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

  1. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ LỚP 9 BÀI 30: HOÀN THÀNH GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (1973-1975) Câu 1: Vì sao Bộ Chính trị chọn Tây Nguyên là hướng tiến công chiến lược đầu tiên cho chiến dịch giải phóng miền Nam? A. Tây Nguyên có vị trí chiến lược quan trọng, địch tập trung lực lượng ở đây dày đặc. B. Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng, nhưng địch tập trung lực lượng mỏng, bố phòng sơ hở. C. Tây Nguyên là căn cứ quân sự liên hợp mạnh nhất của Mĩ – Ngụy ở miền Nam. D. Chiếm được Tây Nguyên sẽ cắt đôi miền Nam. Câu 2: Tây Nguyên hoàn toàn giải phóng ngày nào? A. 4/3/1975 B. 10/3/1975 C. 11/3/1975 D. 24/3/1975 Câu 3: Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Huế - Đà Nẵng? A. Gây nên tâm lý tuyệt vọng của quân ngụy, đưa cuộc tiến công và nổi dậy của ta tiến lên một bước với sức mạnh áp đảo. B. Tạo điều kiện giải phóng các tỉnh miền Trung và Nam Bộ còn lại. C. Dồn ngụy quân, ngụy quyền vào thế bị động lúng túng. D. Mở ra quá trình sụp đổ không sao gượng nổi của ngụy quyền Sài Gòn. Câu 4: Kế hoạch giải phóng miền Nam được Bộ Chính trị Trung ương Đảng đề ra trong 2 năm, đó là 2 năm nào? A. 1972 và 1973 B. 1973 và 1974 C. 1974 và 1975 D. 1975 và 1976 Câu 5: Chi viện của miền Bắc cho miền Nam thời kì 1973 – 1975 ngoài việc phục vụ chiến đấu còn chuẩn bị cho vấn đề gì? A. Chuẩn bị giải phóng hoàn toàn miền Nam. B. Chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975. C. Chuẩn bị cho xây dựng và tiếp quản vùng giải phóng sau khi chiến tranh kết thúc. D. Chuẩn bị cho việc tiếp quản chính quyền ở miền Nam. Câu 6: Ý nghĩa lịch sử của chiến dịch Hồ Chí Minh? A. Tạo điều kiện thuận lợi cho quân dân ta tiến công và nổi dậy giải phóng hoàn toàn miền Nam. B. Đây là thắng lợi có tính quyết định nhất. C. Thắng lợi vĩ đại nhất trong lịch sử dân tộc. D. Thắng lợi có tính chất thời đại, làm phá sản học thuyết Ních-Xơn. Câu 7: Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975: Mốc mở đầu và kết thúc? A. Mở đầu 4/3/1975, kết thúc 30/4/1975. B. Mở đầu 19/3/1975, kết thúc 02/5/1975. C. Mở đầu 4/3/1975, kết thúc 02/5/1975. D. Mở đầu 9/4/1975, kết thúc 30/4/1975. Câu 8: Ta mở hoạt động quân sự đông xuân vào cuối 1974 đầu 1975, trọng tâm là A. Mặt trận Trị - Thiên. B. Trung bộ và khu V. C. Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam bộ. D. Đồng bằng Nam bộ và Nam Trung bộ. Câu 9: Âm mưu thâm độc nhất của Mĩ sau Hiệp định Pari? A. Lập bộ chỉ huy quân sự, tiếp tục viện trợ cho chính quyền Sài Gòn. B. Rút quân Đồng minh về nước. C. Giữ lại hơn 2 vạn cố vấn quân sự. D. Rút quân Mĩ về nước. Câu 10: Tình hình Việt Nam sau Hiệp định Pa-ri năm 1973 như thế nào? A. Đất nước hoàn toàn độc lập, quân Mĩ rút khỏi nước ta cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. B. Mĩ dồn toàn lực mở cuộc tấn công quy mô lớn trên toàn chiến trường miền Nam. C. Miền Bắc tiếp tục cuộc chiến tranh chống phá hoại cuộc đế quốc Mĩ, vừa làm nhiệm vụ hậu phương chi viện cho tiền tuyến miền Nam. D. Quân Mĩ rút khỏi nước ta, làm thay đổi so sánh lực lượng ở miền Nam có lợi cho cách mạng. Miền Bắc trở lại hòa bình, ra sức chi viện cho tiền tuyến miền Nam.
  2. Câu 11: Thắng lợi tiêu biểu nhất trong các hoạt động quân sự Đông Xuân 1974 – 1975 là A. Chiến dịch Tây Nguyên. B. Đánh bại cuộc hành quân “Lam Sơn 719” của Mĩ – Ngụy. C. Chiến thắng Đường 9 – Nam Lào. D. Chiến dịch Đường 14 – Phước Long. Câu 12: Điều nào sau đây chứng tỏ chính quyền, quân đội Sài Gòn phá hoại Hiệp định Pari? A. Nhận viện trợ kinh tế của Mĩ. B. Nhận viện trợ quân sự của Mĩ. C. Tiến hành chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ”, mở những cuộc hành quân “bình định lấn chiếm” vùng giải phóng. D. Lập Bộ chỉ huy quân sự. Câu 13: Ý nghĩa lớn nhất của chiến dịch Tây Nguyên là gì? A. Chuyển cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước sang giai đoạn mới : Từ tiến công chiến lược phát triển thành tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam B. Đó là thắng lợi mở đầu, có ý nghĩa hết sức quan trọng. C. Làm cho tinh thần địch hốt hoảng, mất khả năng chiến đấu. D. Là nguồn cổ vũ mạnh mẽ để quân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam. Câu 14: Hoàn cảnh lịch sử nào là thuận lợi nhất để từ đó Đảng đề ra chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam? A. So sánh lực lượng thay đổi có lợi cho ta, nhất là sau chiến thắng Phước Long. B. Mĩ cắt giảm viện trợ cho chính quyền Sài Gòn. C. Quân Mĩ và quân đồng minh đã rút khỏi miền Nam, Ngụy mất chỗ dựa. D. Khả năng chi viện của miền Bắc cho tiền tuyến miền Nam. Câu 15: Tinh thần “đi nhanh đến, đánh nhanh thắng” và khí thế “thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”. Đó là tinh thần và khí thế ra quân của dân tộc ta trong chiến dịch nào? A. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng. B. Chiến dịch Hồ Chí Minh C. Chiến dịch Tây Nguyên D. Tất cả chiến dịch trên. Câu 16: Hoàn cảnh lịch sử nào sau Hiệp định Pari có ảnh hưởng trực tiếp đến miền Bắc? A. So sánh lực lượng ở miền Nam có lợi cho ta. B. Quân Mĩ và Đồng minh rút hết về nước. C. Miền Bắc tiếp tục chi viện cho miền Nam. D. Miền Bắc trở lại hòa bình. Câu 17: Nguyên nhân nào có tính quyết định đưa tới thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta? A. Nhân dân ta có truyền thống yêu nước nồng nàn B. Sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng C. Có hậu phương lớn miền Bắc XHCN. D. Sự giúp đỡ của các nước XHCN, tinh thần đoàn kết của nhân dân 3 nước Đông Dương. Câu 18: Nhiệm vụ nào sau đây không phải nhiệm vụ của cách mạng miền Bắc thời kì 1973 – 1975? A. Khôi phục và phát triển kinh tế - văn hóa. B. Tiếp tục chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mĩ. C. Khắc phục hậu quả chiến tranh. D. Tiếp tục chi viện cho chiến trường miền Nam và làm nghĩa vụ quốc tế với Lào, Cam-pu-chia. Câu 19: Ý nghĩa lịch sử cơ bản nhất của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 - 1975). A. Kết thúc 21 năm chiến đấu chống Mĩ và 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc. Chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc và chế độ phong kiến ở nước ta. B. Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thống nhất đất nước. C. Mở ra kỷ nguyên mới của lịch sử dân tộc - kỷ nguyên độc lập, thống nhất, đi lên CNXH. D. Tác động mạnh đến tình hình nước Mĩ và thế giới, là nguồn cổ vũ to lớn đối với phong trào cách mạng thế giới, nhất là phong trào giải phóng dân tộc. Câu 20: Sự kiện nào đánh dấu Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng?
  3. A. Chính phủ Trung ương Sài Gòn bị bắt. B. Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng. C. Xe tăng ta tiến vào Dinh Độc Lập. D. Cờ cách mạng cắm trên Phủ Tổng thống. Câu 21: Nguyên nhân chủ yếu nào khiến ta bị mất đất, mất dân trên một số địa bàn quan trọng trong cuộc đấu tranh chống “bình định – lấn chiếm”, chống chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ” của địch? A. Lực lượng Mĩ – Ngụy còn mạnh. B. Do không đánh giá được hết âm mưu phá hoại Hiệp định của địch, quá nhấn mạnh hòa bình. C. Quân đội ta quá yếu không đủ sức chống trả các cuộc hành quân của địch. D. Quân ta lúc này đang phải đối phó với những hoạt động phá hoạt của quân Pôn Pốt ở biên giới Tây Nam. ĐÁP ÁN 1 B 6 A 11 D 16 D 21 B 2 D 7 C 12 C 17 B 3 A 8 C 13 A 18 B 4 D 9 A 14 A 19 C 5 C 10 D 15 B 20 D