Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 cấp huyện - Môn Sử

pdf 5 trang hoaithuong97 7690
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 cấp huyện - Môn Sử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_lop_9_cap_huyen_mon_su.pdf

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 cấp huyện - Môn Sử

  1. UBND HUYỆN YÊN LẠC ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 9 CẤP HUYỆN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2017 - 2018 MÔN: LỊCH SỬ THI CHÍNH TH C ĐỀ Ứ ( Thời gian làm bài 150 phút, không kể thời gian giao đề) Câu 1 (2,5 điểm). Trình bày bối cảnh các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX. Nêu quá trình xâm lược và chính sách cai trị của thực dân phương Tây với khu vực này. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á đã giành được độc lập như thế nào? Câu 2 (2,5 điểm). Lấy một vài dẫn chứng để làm rõ: a) Vai trò của Liên Xô trong việc đánh thắng chủ nghĩa phát xít ? b) Liên Xô là chỗ dựa vững chắc của hòa bình và cách mạng thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX ? Câu 3 (2,5 điểm). Trình bày những thành tựu cơ bản của công cuộc cải cách, mở cửa của Trung Quốc từ sau năm 1978 đến năm 2000. Nêu nhân tố quan trọng nhất dẫn đến sự phát triển của Trung Quốc thời kỳ này. Theo em, nước ta có thể rút ra bài học kinh nghiệm gì từ sự phát triển của Trung Quốc ? Câu 4 (2,5 điểm). Vì sao từ những năm 50 của thế kỉ XX phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi lại phát triển mạnh mẽ ? Trong cuộc đấu tranh giành độc lập, nhân dân châu Phi đã thu được những thành quả quan trọng nào ? Hết (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) Họ và tên thí sinh .Số BD .
  2. PHÒNG GD & ĐT YÊN LẠC HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HSG CẤP HUYỆN MÔN LỊCH SỬ LỚP 9 Năm học 2017- 2018 Câu 1 (2,5 điểm). Trình bày bối cảnh các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX. Nêu quá trình xâm lược và chính sách cai trị của thực dân phương Tây với khu vực này. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á đã giành được độc lập như thế nào ? Nội dung Điểm a) Bối cảnh các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX 0,75 - Về điều kiện tự nhiên: Đông Nam Á có vị trí chiến lược quan trọng, giàu tài 0,25 nguyên tự nhiên, - Về kinh tế: Nền kinh tế của các nước Đông Nam Á còn lạc hậu, chậm phát triển 0,25 so với các nước phương Tây - Về chế độ chính trị-xã hội: Cuối thế kỉ XIX, chế độ phong kiến ở các nước Đông 0,25 Nam Á ngày càng suy yếu rõ rệt, chính sách đối nội, đối ngoại của Nhà nước lỗi thời; chính trị- xã hội không ổn định b) Quá trình xâm lược các nước Đông Nam Á của thực dân phương Tây: 0,75 - Nhân chế độ phong kiến ở các nước Đông Nam Á đang suy yếu, vào nửa sau thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây đã đẩy mạnh các cuộc chiến tranh xâm 0,25 chiếm thuộc địa + Thực dân Anh xâm chiếm Mã Lai, Miến Điện, Pháp chiếm Việt Nam, Cam-pu- chia, Lào; Tây Ban Nha rồi Mĩ chiếm Phi-lip-pin; Hà Lan và Bồ Đào Nha thôn 0,5 tính In-đô-nê-xi-a; chỉ có Xiêm thoát khỏi tình trạng là nước thuộc địa. c) Chính sách cai trị của thực dân phương Tây với các nước Đông Nam Á: 0,5 - Sau khi thôn tính và biến các nước Đông Nam Á thành thuộc địa, thực dân phương Tây đã tiến hành những chính sách cai trị hà khắc: vơ vét, đàn áp, chia để 0,25 trị. - Tùy tình hình cụ thể mà mỗi nước thực dân có chính sách cai trị, bóc lột khác nhau, song nhìn chung là vơ vét tài nguyên đưa về chính quốc, không mở mang 0,25 công nghiệp ở thuộc địa, tăng các loại thuế, mở đồn điền, bắt lính, đàn áp phong trào yêu nước. d) Các nước Đông Nam Á đã giành được độc như sau: 0,5 - Ngay sau khi được tin phát xít Nhật đầu hàng, nhân dân nhiều nước Đông Nam Á đã nổi dậy giành chính quyền, tiêu biểu là ba nước In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, 0,25 Lào. Ngày 17-8-1945, In-đô-nê-xi-a tuyên bố độc lập; ngày 2-9-1945 Việt Nam ên bố độc lập; ngày 12-10-1945 Lào tuyên bố độc lập. - Trước phong trào đấu tranh của nhân dân, buộc đế quốc Mĩ phải trao trả độc lập cho Phi-líp-pin (7-1946); Anh phải trao trả độc lập cho Miến Điện (10-1947), Mã 0,25 Lai (8-1957). Như vậy cho tới những năm 50 của thế kỷ XX, các nước Đông Nam Á đã lần lượt giành được độc lập dân tộc
  3. Câu 2 (2,5 điểm). Lấy một vài dẫn chứng để làm rõ: a) Vai trò của Liên Xô trong việc đánh thắng chủ nghĩa phát xít ? b) Liên Xô là chỗ dựa vững chắc của hòa bình và cách mạng thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX ? Nội dung Điểm a) Vai trò của Liên Xô trong việc đánh thắng chủ nghĩa phát xít 1,25 -Trong chiến tranh thế giới thứ hai: Liên Xô tham chiến đã làm cho tính chất của chiến tranh thay đổi: Liên Xô trở thành trụ cột, lực lượng đoàn kết các nước 0,25 chống phát xít -Với những thắng lợi quân sự vang dội như chiến thắng ở X ta-lin-grát và nhiều chiến thắng khác , Liên Xô đã giải phóng toàn bộ lãnh thổ của mình. Trên 0,25 đường truy kích phát xít Đức, Liên Xô đã giúp nhân dân các nước Đông Âu giải phóng khỏi ách phát xít. - Sau thắng lợi của Liên Xô ở chiến dịch công phá Béc-lin, buộc phát xít Đức 0,25 phải ký văn kiện đầu hàng không điều kiện vào rạng sáng 9-5-1945 -Sau khi đánh bại phát xít Đức, Liên Xô tiếp tục tham gia chống Nhật và đánh tan đạo quân Quan Đông của Nhật ở Đông Bắc Trung Quốc, góp phần quan trọng 0,25 buộc Nhật phải ký hiệp ước đầu hàng Đồng minh không điều kiện ngày 15-8- 1945 - Như vậy, trong cuộc chiến tranh chống phát xít, Liên Xô đóng vai trò quan trọng, là một lực lượng đi đầu, chủ chốt và quyết định trong việc tiêu diệt chủ 0,25 nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật, kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai b) Liên Xô là chỗ dựa vững chắc của hòa bình và cách mạng thế giới 1,25 -Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô đã thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, chủ trương duy trì hòa bình thế giới, thực hiện chính sách chung sống 0,25 hòa bình, quan hệ hữu nghị với tất cả các nước; đồng thời tích cực ủng hộ cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức - Liên Xô đã giúp các nước Đông Âu hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ nhân dân và tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội; giúp đỡ các nước xã hội 0,25 chủ nghĩa về vật chất, tinh thần trong công cuộc xây dựng và phát triển - Liên Xô luôn đi đầu, ủng hộ sự nghiệp đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội của nhân dân thế giới, đặc biệt ủng hộ sự nghiệp đấu tranh chống 0,25 chủ nghĩa thực dân, giành độc lập dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ-la-tinh - Tại Liên hợp quốc, Liên Xô đã đề ra nhiều sáng kiến quan trọng trong việc củng cố hòa bình, tôn trọng độc lập chủ quyền của các dân tộc như tuyên ngôn về việc thủ tiêu hoàn toàn chủ nghĩa thực dân, tuyên ngôn về việc cấm sử dụng vũ khí hạt 0,25 nhân, tuyên ngôn về thủ tiêu tất cả các hình thức của chế độ phân biệt chủng ộc, - Sự lớn mạnh và ảnh hưởng to lớn trong quan hệ quốc tế của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX đã đưa Liên Xô 0,25 trở thành chỗ dựa vững chắc của hòa bình và phong trào cách mạng thế giới.
  4. Câu 3 (2,5 điểm). Trình bày những thành tựu cơ bản của công cuộc cải cách, mở cửa của Trung Quốc từ sau năm 1978 đến năm 2000. Nêu nhân tố quan trọng nhất dẫn đến sự phát triển của Trung Quốc thời kỳ này. Theo em, nước ta có thể rút ra bài học kinh nghiệm gì từ sự phát triển của Trung Quốc ? Nội dung Điểm 1. Những thành tựu cơ bản của công cuộc cải cách, mở cửa của Trung Quốc 1,25 từ sau năm 1978 đến năm 2000 * Về kinh tế: Sau hơn 20 năm cải cách, mở cửa (1979- 2000), nền kinh tế Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới. Tổng 0,5 sản phẩm trong nước (GDP) tăng trung bình hàng năm 9,6%, . Đời sống nhân dân được nâng cao rõ rệt , thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh . * Về Khoa học- kỹ thuật, văn hoá giáo dục: Trung Quốc đạt nhiều thành tựu nổi bật (phóng thành công các con tàu Thần Châu, trở thành nước thứ 3 trên thế giới 0,25 có tàu cùng con người bay vào vũ trụ .) * Về đối ngoại: Trung Quốc đã thu được nhiều kết quả, góp phần củng cố địa vị trên trường quốc tế. Từ những năm 80 của thế kỉ XX, Trung Quốc đã lần lượt bình thường hóa quan 0,5 hệ với Liên Xô, Mông Cổ, Lào, In-đô-nê-xi-a ,Việt Nam , mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với nhiều nước trên thế giới. Trung Quốc đã thu hồi chủ quyền đối với Hồng Công (1997), Ma Cao (1999) 2. Nhân tố quan trọng nhất dẫn đến sự phát triển của Trung Quốc 0,75 - Sự phát triển của Trung Quốc từ sau năm 1978 bắt nguồn từ nhiều nhân tố; song nhân tố quan trọng nhất dẫn đến sự phát triển của Trung Quốc là do Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã đề ra đường lối mới, thực hiện công cuộc cải cách mở cửa, xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, lấy phát triển kinh tế làm trung 0,5 tâm, thực hiện chính sách hợp tác quốc tế trên mọi lĩnh vực với mục tiêu hiện đại hóa, đưa đất nước trở thành quốc gia giàu mạnh, văn minh. - Đường lối cải cách mở cửa của Trung Quốc hoàn toàn đúng đắn, đã đưa Trung Quốc ngày càng phát triển toàn diện về mọi mặt, đưa Trung Quốc trở thành một 0,25 cường quốc lớn mạnh trên thế giới 3. Nước ta có thể rút ra bài học kinh nghiệm 0,5 - Những thành tựu đạt được của Trung Quốc là bài học kinh nghiệm có giá trị rất lớn với các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là với các nước xã hội chủ nghĩa, trong đó có Việt Nam. Việt Nam có thể rút ra nhiều bài học kinh nghiệm quý báu đó là: cải cách, đổi mới đi liền với giữ vững những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa xã hội (Kiên định con đường xã hội chủ nghĩa, kiên định sự lãnh đạo của Đảng, ), lấy xây dựng kinh tế làm trọng tâm, biết tranh thủ điều kiện quốc tế có lợi, đẩy nhanh tốc độ hiện đại hóa, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, Câu 4 (2,5 điểm). Vì sao từ những năm 50 của thế kỉ XX phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi lại phát triển mạnh mẽ ? Trong cuộc đấu tranh giành độc lập, nhân dân châu Phi đã thu được những thành quả quan trọng nào ? a) Từ những năm 50 của thế kỉ XX phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi 1,0 lại phát triển mạnh mẽ vì:
  5. - Sự kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai cũng như những thay đổi về tình hình quốc tế sau chiến tranh đã thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc tại châu Phi 0,25 phát triển. - Thất bại của chủ nghĩa phát xít, sự suy yếu của Anh và Pháp, hai quốc gia thống trị nhiều vùng thuộc địa tại châu Phi tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh 0,25 giải phóng dân tộc của nhân dân châu Phi. - Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, trước hết là của các nước như Trung Quốc, Việt Nam, đã cổ vũ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu 0,25 Phi. - Sau chiến tranh, lực lượng cách mạng ở châu Phi đã có sự trưởng thành vượt bậc: Tổ chức thống nhất châu Phi ra đời; giai cấp tư sản ngày càng trưởng thành 0,25 và nhanh chóng nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng; nhân dân châu Phi đã tận dụng mọi thời cơ để tổ chức đấu tranh với nhiều hình thức Vì vậy phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân đã diễn ra sôi nổi ở châu lục này. b) Trong cuộc đấu tranh giành độc lập, nhân dân châu Phi đã thu được những 1,5 thành quả quan trọng đó là: - Thắng lợi của cuộc binh biến ở Ai Cập năm 1952 đưa tới sự thành lập nước Cộng hòa Ai Cập năm 1953. Tiếp đó là thắng lợi của cuộc đấu tranh vũ trang của 0,5 nhân dân An-giê-ri từ năm 1954 đến năm 1962 Đặc biệt năm 1960, được gọi là “Năm châu Phi” với sự kiện 17 nước ở lục địa này tuyên bố độc lập - Giữa những năm 70 của thế kỉ XX, Bồ Đào Nha đã tuyên bố trao trả độc lập cho Ghi-nê-Bít-xao (9-1974), Mô-dăm-bích (6-1975) và Ăng-gô-la (11-1975). Đây là 0,5 thắng lợi quan trọng trong phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi. - Nhân dân châu Phi đã giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc: Chính quyền của người da đen đã được thành lập ở Rô- đê-di-a năm 1980 (nay là Cộng hòa Dim-ba-bu-ê) và ở Tây Nam Phi năm 1990 (nay là 0,5 Cộng hòa Na-mi-bi-a). Đặc biệt là ở Cộng hòa Nam Phi, năm 1993 chế độ phân biệt chủng tộc đã bị xóa bỏ sau hơn ba thế kỉ tồn tại. Đây là một thắng lợi có ý nghĩa lịch sử, đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân. HẾT Lưu ý: Cho điểm tối đa khi bài làm đủ ý, trình bày sạch sẽ, khoa học. Học sinh có thể có cách diễn đạt khác nhưng đúng với nội dung thì vận dụng cho điểm.