Bài tập trắc nghiệm môn Lịch sử Lớp 9 - Bài 29: Cả nước trực tiếp chống Mĩ cứu nước (1965-1973) - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

docx 4 trang binhdn2 07/01/2023 3991
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập trắc nghiệm môn Lịch sử Lớp 9 - Bài 29: Cả nước trực tiếp chống Mĩ cứu nước (1965-1973) - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_trac_nghiem_mon_lich_su_lop_9_bai_29_ca_nuoc_truc_ti.docx

Nội dung text: Bài tập trắc nghiệm môn Lịch sử Lớp 9 - Bài 29: Cả nước trực tiếp chống Mĩ cứu nước (1965-1973) - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

  1. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ LỚP 9 BÀI 29: CẢ NƯỚC TRỰC TIẾP CHỐNG MĨ CỨU NƯỚC (1965-1973) Câu 1: Điểm tương đồng giữa nội dung của Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương (1954) và Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam là gì? A. Các nước tham gia hội nghị công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do. B. Các bên ngừng bắn để thực hiện tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực. C. Các nước cam kết tôn trọng những quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam. D. Việt Nam tiến tới thống nhất bằng một cuộc Tổng tuyển cử tự do dưới sự giám sát của Uỷ ban quốc tế. Câu 2: Thắng lợi quan trọng của Hiệp định Pari đối với sự nghiệp kháng chiến chống Mĩ cứu nước là gì? A. Đánh cho “Mĩ cút”, “Ngụy nhào”. B. Phá sản hoàn toàn chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mĩ. C. Tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên đánh cho “Ngụy nhào”. D. Tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta đánh cho “Mĩ cút”, “Ngụy nhào”. Câu 3: Nguyên nhân cơ bản nhất ta mở cuộc tiến công chiến lược 1972? A. Ta giành thắng lợi trên các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao trong 3 năm 1969, 1970, 1971. B. Nước Mĩ nảy sinh nhiều mâu thuẫn qua cuộc bầu cử Tổng thống (1972). C. Địch chủ quan do phán đoán sai thời gian, quy mô và hướng tiến công của ta. D. Ngụy quyền Sài Gòn gặp nhiều Khó khăn. Câu 4: Tính chất ác liệt của chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) được thể hiện ở chỗ nào? A. Quân Mĩ cùng quân đồng minh và quân đội Sài Gòn cùng tham chiến. B. Quân Mĩ vào cuộc chiến nhằm cứu vãn quân đội Sài Gòn. C. Mục tiêu diệt quân chủ lực của ta, vừa bình định miền Nam vừa phá hoại miền Bắc. D. Quân Mĩ không ngừng tăng lên về số lượng. Câu 5: Mục tiêu của địch trong mùa khô (1965 - 1966) là gì? A. A và B đúng B. Đánh vào vùng giải phóng của ta. C. Tiêu diệt lực lượng du kích của ta D. Đánh bại chủ lực quân giải phóng của ta. Câu 6: Trong các điều khoản của Hiệp định Pari, điều khoản nào tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp giải phóng miền Nam? A. Mĩ rút hết quân đội của mình và quân đồng minh, hủy bỏ các căn cứ quân sự, cam kết không dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. B. Các bên ngừng bắn tại chỗ, trao trả tù bị và dân thường bị bắt. C. Mĩ cam kết góp phần vào việt hàn gắn chiến tranh Việt Nam và Đông Dương. D. Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của họ thông qua tổng tuyển cử tự do, không có sự can thiệp của nước ngoài. Câu 7: Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi) là gì? A. Khẳng định khả năng có thể đánh thắng Mĩ đã trở thành hiện thực. B. Nâng cao uy tín của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam. C. Cổ vũ quân dân cả nước quyết tâm đánh thắng Mĩ. D. Chiến thắng Vạn Tường được coi như là “Ấp Bắc” đối với quân Mĩ. Câu 8: Thời điểm nào lực lượng Mĩ và quân đồng mình ở miền Nam tăng gần 1,5 triệu quân? A. 1969 B. 1967 C. 1968 D. 1966 Câu 9: Thắng lợi lớn nhất của quân ta và dân ta trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968)? A. Làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mĩ. B. Là đòn tấn công bất ngờ, làm địch choáng váng. C. Mĩ chấp nhận đàm phán ở Pari để bàn về chấm dứt chiến tranh xâm lược. D. Mĩ chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc. Câu 10: Chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ ở miền Bắc kéo dài trong thời gian nào?
  2. A. Từ 2/7/1964 => 11/1/1968. B. Từ 8/5/1964 =>1/11/1968. C. Từ 7/2/1965 => 1/12/1968. D. Từ 5/8/1964 => 1/11/1968. Câu 11: Thủ đoạn trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” là gì? A. Tăng số lượng ngụy quân. B. Rút dần quân Mĩ về nước. C. Mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc, tiến hành chiến tranh xâm lược Lào, Cam-pu-chia. D. Cô lập cách mạng Việt Nam. Câu 12: Điểm giống nhau giữa chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) và “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) của Mĩ ở Việt Nam là gì? A. Nhằm biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới. B. Sử dụng lực lượng quân đội Mĩ là chủ yếu. C. Thực hiện cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định”. D. Sử dụng lực lượng quân đội Sài Gòn là chủ yếu. Câu 13: Trong thời gian chống “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969 – 1973) nhiệm vụ nặng nề nhất của miền Bắc là gì? A. Làm nghĩa vụ hậu phương lớn đối với tiền tuyến Miền Nam. B. Vừa chiến đấu, vừa sản xuất, xây dựng hậu phương, bảo đảm cho cuộc chiến đấu tại chỗ và chi viện cho 3 chiến trường. C. Phải khắc phục kịp thời, tại chỗ hậu quả của những cuộc chiến tranh ác liệt, tiếp nhận sự viện trợ từ bên ngoài và chi viện theo yêu cầu của tiền tuyến Miền Nam, Lào, Cam-pu-chia. D. Làm nghĩa vụ quốc tế đối với Lào và Cam-pu-chia. Câu 14: Thực hiện nghĩa vụ hậu phương lớn đối với tiền tuyến, miền Bắc sẵn sàng với tinh thần gì? A. Tất cả vì tiền tuyến. B Tất cả để chiến thắng. C. Mỗi người làm việc bằng hai. D. Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người. Câu 15: Đâu là yếu tố bất ngờ nhất của cuộc tiến công và nổi dậy trong Tết Mậu Thân (1968)? A. Mở đầu cuộc tiến công vào đêm giao thừa, đồng loạt ở 37 tỉnh và 4 đô thị. B. Tiến công vào sân bay Tân Sơn Nhất. C. Tiến công vào Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn. D. Tiến công vào các cơ quan đầu não của địch ở Sài Gòn. Câu 16: Âm mưu cơ bản của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” là gì? A. Rút dần quân Mĩ về nước. B. Tận dụng người Việt Nam vì mục đích thực dân mới của Mĩ. C. Đề cao học thuyết Ních-Xơn. D. Dùng người Việt đánh người Việt. Câu 17: Nguyên nhân trực tiếp nào khiến Mĩ buộc phải kí vào hiệp định Pari (27/1/1973)? A. Do Mĩ không còn đủ sức can thiệp vào chiến tranh Việt Nam. B. Do Mĩ liên tục thất bại quân sự trên chiến trường Việt Nam, nhất là trận “Điện Biên Phủ trên không”. C. Do đòi hỏi của nhân dân Mĩ đòi chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam. D. Do dư luận thế giới đấu tranh đòi chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam. Câu 18: Ý nghĩa lịch sử nào là cơ bản nhất của cuộc tiến công chiến lược 1972? A. Đã mở ra một bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ta. B. Đã giáng một đòn nặng nề vào chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”. C. Đã giáng một đòn nặng nề vào quân ngụy (công cụ chủ yếu) của Mĩ. D. Buộc Mĩ tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược, phải thừa nhận thất bại của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.
  3. Câu 19: Chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi) chứng tỏ điều gì? A. Quân Viễn chinh Mĩ đã mất khả năng chiến đấu. B. Lực lượng vũ trang miền Nam đủ sức đương đầu và đánh bại quân Viễn chinh Mĩ. C. Lực lượng vũ trang miền Nam đã trường thành nhanh chóng. D. Cách mạng miền Nam đã giành thắng lợi trong việc đánh bại “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ. Câu 20: Tinh thần chiến đấu của quân dân miền Bắc chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mĩ được thể hiện qua khẩu hiệu nào? A. “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người” B. “Nhằm thẳng quân thù mà bắn”. C. Thanh niên “ba sẵn sàng”, phụ nữ “ba đảm đang”. D. “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Câu 21: Chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, được sử dụng theo công thức nào? A. Cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới, tiến hành bằng lực lượng quân đội Mĩ + quân đồng minh + trang thiết bị hiện đại của Mĩ. B. Cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới, tiến hành bằng quân Ngụy là chủ yếu + vũ khí + trang thiết bị hiện đại của Mĩ C. Cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới, tiến hành bằng quân Mĩ là chủ yếu + quân Ngụy + vũ khí + trang thiết bị hiện đại của Mĩ. D. Cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới, tiến hành bằng lực lượng quân đội Mĩ + quân đồng minh + quân Ngụy + trang thiết bị hiện đại của Mĩ. Câu 22: Địa danh nào được coi là Ấp Bắc đối với Mĩ? A. Ba Gia. B. Vạn Tường. C. Chu Lai. D. Bình Giã. Câu 23: Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam được thực hiện bằng lực lượng nào? A. Quân đội Mĩ và quân đội Sài Gòn. B. Quân đội Mĩ, quân đội đồng minh và quân đội Sài Gòn. C. Quân đội Mĩ và quân đội đồng minh. D. Quân đội Sài Gòn và quân đội đồng minh. Câu 24: Chiến thắng nào của quân dân miền Nam trong giai đoạn 1965-1968 tác động mạnh nhất đến nhân dân Mĩ? A. Chiến thắng mùa khô (1965-1966). B. Cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân (1968). C. Trận Vạn Tường (18/8/1965). D. Chiến thắng mùa khô (1966-1967). Câu 25: Hiệp định Pari có nhiều ý nghĩa, ý nghĩa nào là quan trọng nhất? A. Là cơ sở pháp lý quốc tế công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam. B. Đánh dấu sự phá sản của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của đế quốc Mĩ, C. Là kết quả của quá trình đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân ta. D. Tạo điều kiện để miền Bắc đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng CNXH, miền Nam có cơ sở chính trị, pháp lý để hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân (đánh cho ngụy nhào). Câu 26: Thắng lợi quan trọng của Hiệp định Pari đối với sự nghiệp kháng chiến chống Mĩ cứu nước là gì? A. Đánh cho “Mĩ cút” “Ngụy nhào” B. Phá sản hoàn toàn chiến lược “Việt Nam hóa” chiến tranh của Mĩ. C. Tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên đánh cho “Ngụy nhào”. D. Tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân tiến lên đánh cho “Mĩ cút”, “Ngụy nhào”. Câu 27: Mở đầu cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, tìm Ngụy mà diệt” trên khắp chiến trường miền Nam là ý nghĩa của chiến thắng nào? A. Vạn Tường. B. Mùa khô 1966-1967. C. Mùa khô 1965 - 1966. D. Ấp Bắc. Câu 28: Mĩ tuyên bố ngừng các hoạt động chống phá miền Bắc vào ngày nào? A. 6/4/1972 B. 18/121972 C. 15/1/1973 D. 27/1/1973 ĐÁP ÁN
  4. 1 C 6 A 11 C 16 D 21 D 26 C 2 C 7 A 12 A 17 B 22 B 27 A 3 A 8 D 13 B 18 D 23 B 28 C 4 C 9 C 14 A 19 B 24 B 5 D 10 D 15 A 20 B 25 D