Bài tập trắc nghiệm môn Lịch sử Lớp 12 - Bài 7: Tây Âu - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

docx 4 trang binhdn2 07/01/2023 5271
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập trắc nghiệm môn Lịch sử Lớp 12 - Bài 7: Tây Âu - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_trac_nghiem_mon_lich_su_lop_12_bai_7_tay_au_nam_hoc.docx

Nội dung text: Bài tập trắc nghiệm môn Lịch sử Lớp 12 - Bài 7: Tây Âu - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

  1. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM MÔN LỊCH SỬ 12 BÀI 7: TÂY ÂU Câu 1: Khối thị trường chung châu Âu (EEC) ra đời vào năm nào? A. 1954 B. 1955 C. 1956 D. 1957 Câu 2: Nhật Bản và Tây Âu trở thành trung tâm kinh tế, tài chính vào thời kì nào? A. Năm 1945 đến 1950 B. Năm 1950 đến 1973 C. Năm 1973 đến 1991 D. Năm 1991 đến nay Câu 3: Sau Chiến tranh thế giới thứ II, thái độ của các nước tư bản Tây Âu về vấn đề độc lập dân tộc ở các thuộc địa như thế nào ? A. Đa số ủng hộ việc công nhận nền độc lập của các nước thuộc địa. B. Tim cách thiết lập chế độ thuộc địa kiểu mới đối với các nước thế giới thứ 3. C. Tìm cách thiết lập trở lại chủ quyền trên các thuộc địa của mình trước đây. D. Ủng hộ việc công nhận quyền tự trị của các thuộc địa. Câu 4: Việt Nam có thể học tập được gì từ bài học phát triển kinh tế của Tây Âu? A. Vay mượn vốn đầu từ từ bên ngoài? B. Quan hệ mật thiết với Mỹ để nhận viện trợ. C. Tranh thủ mua nguyên liệu giá rẻ từ Châu Âu D. Áp dụng thành tựu khoa học vào sản xuất Câu 5: Đến năm 1993, Liên minh châu Âu có bao nhiêu thành viên ? A. 2 B. 25 C. 18 D. 15 Câu 6: Nội dung nào không phải là vấn đề quan trọng và cấp bách đặt ra trước các cường quốc Đồng minh tham dự Hội nghị Ianta (2/1945)? A. Tổ chức lại trật tự thế giới sau chiến tranh. B. Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít. C. Phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận. D. Tiếp tục tăng cường lực lượng quân Đồng minh chống phát xít. Câu 7: Ba nước Áo, Phần Lan, Thụy Điển được kết nạp vào EU vào năm nào? A. 1993 B. 1994 C. 1995 D. 1996 Câu 8: Tên gọi khác của Khối thị trường chung châu Âu (EEC) là gì? A. Cộng đồng kinh tế châu Âu. B. Liên minh châu Âu. C. Câu A và B đúng. D. Câu A và B sai. Câu 9: Đến đầu thập kỉ 70, các nước Tây Âu đã trở thành A. một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới. B. khối kinh tế tư bản, đứng thứ hai thế giới C. tổ chức liên kết kinh tế - chính trị lớn nhất hành tinh. D. trung tâm công nghiệp – quốc phòng lớn của thế giới. Câu 10: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế Anh xếp sau các nước nào trong khối tư bản chủ nghĩa? A. Mĩ, Nhật, Tây Đức, Pháp. B. Mĩ, Nhật, Hà Lan, Pháp. C. Mĩ, Nhật, Pháp, Liên Xô. D. Mĩ, Nhật, Tây Đức, Trung Quốc. Câu 11: Sau khi nước Đức phát xít đầu hàng, bốn nước nào sau đây đã phân chia lãnh thổ nước Đức thành bốn khu vực để chiếm đóng và kiểm soát? A. Mĩ, Anh, Pháp, Nhật. B. Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp. C. Mĩ, Liên Xô, Trung Quốc, Nhật Bản. D. Liên Xô, Trung Quốc, Mĩ, Anh. Câu 12: Cộng hòa Dân chủ Đức sáp nhập vào Cộng hoà Liên bang Đức vào thời gian nào? A. Ngày 3 - 09 - 1990. B. Ngày 3 - 10 - 1990. C. Ngày 3 - 11 - 1990. D. Ngày 3 - 12 – 1990. Câu 13: Hiệp ước hữu nghị hợp tác Phần Lan - Liên Xô được kí kết vào thời gian nào? A. Ngày 19 - 9 - 1944 B. Ngày 6 - 4 - 1948 C. Ngày 4 - 6 - 1948 D. Ngày 9 - 6 – 1945 Câu 14: Từ năm 1945 đến 1950, các nước tư bản Tây Âu dựa vào đâu để đạt được sự phục hồi cơ bản
  2. về mọi mặt? A. Hợp tác thành công với Nhật B. Mở rộng quan hệ với Liên Xô C. Viện trợ của Mĩ D. Đẩy mạnh sản xuất hàng hóa đến các nước thứ ba Câu 15: Nước nào dưới đây được đánh giá là một nước có đường lối ngoại giao thân Mĩ "như hình với bóng" ? A. Đức. B. Pháp. C. Tây Ban Nha. D. Anh. Câu 16: Về đối ngoại từ năm 1950 đến 1973, bên cạnh việc cố gắng đa dạng hóa, đa phương hóa, các nước tư bản Tây Âu vẫn tiếp tục chủ trương A. liên minh chặt chẽ với Mĩ. B. mở rộng hợp tác với các nước Đông Bắc Á. C. hợp tác với Liên Xô. D. liên minh với CHLB Đức. Câu 17: Tây Âu đã trở thành một trung tâm kinh tế lớn của thế giới từ khi nào ? A. Thập niên 50. B. Thập niên 60. C. Thập niên 70. D. Thập niên 80. Câu 18: Nhờ đâu sau Chiến tranh thế giới thứ hai nền công nghiệp của Tây Đức được phục hồi và phát triển nhanh chóng? A. Nhờ ứng dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật. B. Nhờ Mĩ cho vay và đầu tư vào Tây Đức hơn 50 tỉ mác. C. Nhờ tập trung sản xuất và tập trung tư bản cao độ. D. Nhờ quân sự hóa nền kinh tế sau chiến tranh. Câu 19: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa tư bản còn gọi là gì? A. Chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh. B. Chủ nghĩa tư bản lũng đoạn nhà nước. C. Chủ nghĩa tư bản hiện đại. D. Chủ nghĩa tư bản độc quyền. Câu 20: Mặt trái của xã hội các nước tư bản phát triển ở Tây Âu trong những năm 1973 – 1991 là gì : A. Nạn phân biệt chủng tộc. B. Sự bùng nổ của lối sống híppi trong các tầng lớp thanh thiếu niên. C. Mặt bằng dân trí thấp. D. Phân hoá giàu nghèo, tệ nạn xã hội. Câu 21: Vai trò của các nước trong thế giới thứ ba đã góp một phần trong sự phát triển kinh tế ở Tây Âu từ năm 1950-1973 như thế nào? A. Thị trường tiêu thụ hàng hóa của các nước Tây Âu B. Nơi cung cấp nguyên liệu rẻ tiền cho các nước Tây Âu C. Nơi cung cấp nguồn nhân công rẻ mạt cho các nước Tây Âu D. Nơi thí điểm các mặt hàng của các nước Tây Âu Câu 22: Trong những năm 1950 - 1973, nước Tây Âu nào đã thực hiện đường lối đối ngoại độc lập với Mĩ ? A. Anh B. Pháp. C. Italia. D. Cộng hoà Liên bang Đức. Câu 23: Chiến tranh thế giới thứ hai đã làm cho nền kinh tế nước nào bị giảm sút 3 lần về công nghiệp và 2 lần về nông nghiệp? A. Nước Đức. B. Nước Anh. C. Nước Pháp D. Nước Nhật. Câu 24: Đâu là điểm mới trong quan hệ đối ngoại của các nước Tây Âu hiện nay? A. Mở rộng quan hệ với các nước đang phát triển ở châu Á, Phi, Mĩ Latinh, Đông Âu và SNG. B. Tăng cường phụ thuộc vào Mĩ, mở rộng quan hệ với các nước tư bản. C. Cố gắng hạn chế ảnh hưởng của Mĩ, mở rộng quan hệ với các nước khu vực Mĩlatinh. D. Mở rộng quan hệ với các nước tư bản phát triển, các nước Đông Âu. Câu 25: Trong quan hệ đối ngoại hiện nay, quốc gia nào ở Tây Âu là nước duy nhất còn duy trì liên minh chặt chẽ với Mĩ?
  3. A. Pháp. B. Anh. C. Italia. D. Đức. Câu 26: Với sự ra đời của khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) vào tháng 4 - 1949 tình hình châu Âu như thế nào? A. Ổn định và có điều kiện để phát triển. B. Có sự đối đầu gay gắt giữa các nước với nhau. C. Căng thẳng dẫn đến sự chạy đua vũ trang và thiết lập nhiều căn cứ quân sự. D. Dễ xảy ra một cuộc chiến tranh mới. Câu 27: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế Anh xếp sau các mước nào trong khối Tư bản chủ nghĩa? A. Mĩ, Nhật, Tây Đức, Pháp. B. Mĩ, Nhật, Hà Lan, Pháp. C. Mĩ, Nhật, Pháp. D. Mĩ, Nhật, Tây Đức. Câu 28: Lí do nào là chủ yếu khiến Mĩ và các nước phương Tây dồn sức “viện trợ” cho Tây Đức nhanh chóng phục hồi và phát triển kinh tế sau chiến tranh? A. Để thúc đẩy quá trình hòa bình hóa nước Đức. B. Để Tây Đức có ưu thế so với Đông Đức. C. Để biến Tây Đức thành một “lực lượng xung kích” của khối NATO, chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. D. Cả A, B và C đều đúng. Câu 29: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hai đảng nào thay nhau cầm quyền ở Anh? A. Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ. B. Đảng Tự do và Đảng Bảo thủ. C. Đảng Bảo thủ và Công đảng. D. Đảng Quốc đại và Đảng Bảo thủ. Câu 30: Các thành viên đầu tiên của Khối thị trường chung châu Âu (EEC) gồm: A. Anh, Pháp, Đức, Bỉ, I-ta-li-a, Hà Lan. B. Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Bỉ, Tây Ban Nha. C. Pháp, Đức, I-ta-li-a, Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua. D. Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan, I-ta-li-a, Bồ Đào Nha. Câu 31: “Kế hoạch Mác-san" (1948) còn được gọi là: A. Kế hoạch khôi phục châu Âu. B. Kế hoạch phục hưng kinh tế các nước Tây Âu. C. Kế hoạch phục hưng châu Âu . D. Kế hoạch phục hưng kinh tế châu Âu Câu 32: Hiệp ước hữu nghị hợp tác Phần Lan - Liên Xô được kí kết vào thời gian nào? A. Ngày 19 - 9 - 1944 B. Ngày 6 - 4 - 1948 C. Ngày 4 - 6- 1948 D. Ngày 9 - 6 – 1945 Câu 33: Phản ứng của các nước tư bản Tây Âu đối với hệ thống thuộc địa cũ những năm sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì? A. Tìm cách trở lại xâm chiếm các nước này. B. Viện trợ và bồi thường cho các nước này. C. Thiết lập quan hệ bình thường đối với các nước này. D. Tôn trọng độc lập của họ. Câu 34: Cộng hòa Liên bang Đức gia nhập NATO năm nào? A. 1954. B. 1955. C. 1956. D. 1957. Câu 35: Mục đích các nước Tây Âu nhận viện trợ của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai? A. Để hồi phục, phát triển kinh tế B. Tây Âu muốn trở thành Đồng minh của Mĩ C. Để xâm lược các quốc gia khác D. Tây Âu muốn cạnh tranh với Liên Xô Câu 36: Chính sách đối ngoại chủ yếu của Tây Âu từ 1950 đến 1973 là gì? A. Cố gắng quan hệ với Nhật Bản. B. Đa phương hóa trong quan hệ. C. Liên minh hoàn toàn với Mỹ. D. Rút ra khỏi NATO. Câu 37: Nước nào dưới đây dã từng ủng hô cuộc chiến tranh của Mĩ ở Việt Nam ?
  4. A. Anh. B. Pháp. C. Thuỵ Điển. D. Phần Lan Câu 38: Mối quan hệ Việt Nam – EU được thiết lập và phát triển trên cơ sở hợp tác toàn diện vào năm nào? A. 1990 B. 1991 C. 1992 D. 1993 Câu 39: Ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối nội và đối ngoại của các nước Tây Âu trong 5 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai là ? A. Củng cố, phát triển mối quan hệ hợp tác khu vực. B. Đấu tranh chống lại sự thao túng, ảnh hưởng của Mĩ ở châu Âu. C. Chạy đua vũ trang, tham gia cuộc Chiến tranh lạnh chống Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa. D. Củng cố chính quyền của giai cấp tư sản, ổn định tình hình kinh tế, chính trị, xã hội. Câu 40: Tại sao các nước Tây Âu tham gia định ước Henxinki? A. Vì kinh tế Tây Âu khủng hoảng B. Vì bức tường Béc lin đã sụp đổ C. Do Tác động của chiến tranh lạnh kết thúc D. Do tác động của sự hòa hoãn giữa Liên Xô và Mỹ ĐÁP ÁN 1 D 9 A 17 C 25 B 33 A 2 B 10 A 18 B 26 C 34 B 3 C 11 B 19 C 27 D 35 A 4 D 12 B 20 D 28 C 36 B 5 D 13 B 21 B 29 C 37 A 6 D 14 C 22 B 30 C 38 A 7 B 15 D 23 C 31 C 39 D 8 C 16 A 24 A 32 A 40 D