Bài tập trắc nghiệm môn Lịch sử Lớp 11 - Bài 2: Ấn Độ - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

docx 3 trang binhdn2 07/01/2023 4680
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập trắc nghiệm môn Lịch sử Lớp 11 - Bài 2: Ấn Độ - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_trac_nghiem_mon_lich_su_lop_11_bai_2_an_do_nam_hoc_2.docx

Nội dung text: Bài tập trắc nghiệm môn Lịch sử Lớp 11 - Bài 2: Ấn Độ - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

  1. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM MÔN LỊCH SỬ 11 BÀI 2: ẤN ĐỘ Câu 1: Kết quả của cuộc khởi nghĩa Bombay là buộc thực dân Anh phải A. Tuyên bố trao trả độc lập cho Ấn Độ B. Trả tự do cho Tilắc C. Nới lỏng ách cai trị Ấn Độ D. Thu hồi đạo luật chia cắt Benga Câu 2: Chủ trương đấu tranh của Đảng Quốc đại: A. đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang B. chuyển dần từ đấu tranh ôn hòa sang đấu tranh chính trị C. đấu tranh ôn hòa, yêu cầu thực dân Anh phải thực hiện Cải cách D. đấu tranh vũ trang chống thực dân Anh Câu 3: Cuối năm 1885, chính đảng đầu tiên của giai cấp tư sản Ấn Độ được thành lập với tên gọi A. Quốc dân đảng B. Đảng Dân chủ C. Đảng Cộng hòa D. Đảng Quốc dân đại hội (Đảng Quốc đại) Câu 4: Trong khoảng 25 năm cuối thế kỉ XIX, dưới chính sách cai trị tàn bạo của thực dân Anh số người chết đói ở Ấn Độ là: A. 16 triệu người. B. 26 triệu người. C. 27 triệu người. D. 36 triệu người. Câu 5: Khẩu hiệu "Ấn Độ của người Ấn Độ" xuất hiện trong phong trào nào? A. Chống đạo luật chia cắt Ben-gan. B. Đầu tranh ôn hoà. C. Đấu tranh đòi thả Ti-lắc. D. Khởi nghĩa Xi-pay. Câu 6: Phong trào dân tộc ở Ấn Độ phải tạm ngừng vì A. Chính sách chia rẽ của thực dân Anh và sự can thiệp từ bên ngoài B. Sự đàn áp của thực dân Anh và B.Tilắc đã bị cắt C. Chính sách chia rẽ của thực dân Anh và sự phân hóa của Đảng Quốc đại D. Sự đàn áp của thực dân Anh và sự thoả hiệp của Đảng quốc đại Câu 7: Cuộc đấu tranh nào đã buộc thực dân Anh phải thu hồi đạo luậ chia cắt Benga? A. Cuộc tổng bãi công của hàng vạn công nhân Bombay B. Cuộc khởi nghĩa của binh lính Xi-pay C. Cuộc khởi nghĩa ở Can-cút-ta D. Cuộc khởi nghĩa ở Đê-li Câu 8: Hậu quả nặng nề nhất của chính sách cai trị thực dân Anh đối với nhân dân Ấn Độ là: A. biến Ấn Độ thành thuộc địa để vơ vét tải nguyên thiên nhiên. B. khoét sâu sự mâu thuẫn tôn giáo, dân tộc, sắc tộc trong xã hội. C. làm suy sụp đời sống công nhân và nông dân. D. chia rẽ các giai cấp trong xã hội Ấn Độ. Câu 9: Đỉnh cao nhất phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân Ấn Độ trong những năm đầu thế kỉ XX là A. phong trào đấu tranh của công nhân Can-cut-ta năm 1905. B. phong trảo đấu tranh của công nhân Bombay năm 1908. C. phong trào đầu tranh của công nhân Can-cut-ta năm 1908. D. phong trào của quân chúng nhân dân ở sông Hằng năm 1905. Câu 10: Nguyên nhân cơ bản nhất khiến phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ tạm ngừng vào cuối thế kỉ XX là: A. do chính sách chia rẽ của thực dân Anh và sự phân hoá của Đảng Quốc đại. B. thiếu đường lỗi đúng đắn.
  2. C. phong trào diễn ra lẻ tẻ, tự phát. D. chưa tập hợp được lực lượng đông đảo quân chúng nhân dân. Câu 11: Sự thành lập của chính đảng đó có ý nghĩa g A. Đánh dấu giai cấp ư sản Ấn Độ đã bước lên vũ đài chính trị B. Giai cấp tư sản Ấn Độ có tiềm lực kinh tế mạnh C. Chế độ cai trị của thực dân Anh ở Ấn Độ suy yếu D. Giai cấp công nhân Ấn Độ đã bước lên vũ đài chính trị Câu 12: Tháng 7 – 1905, chính quyền thực dân Anh đã ban hành đạo luật nào đối với Ấn Độ? A. Chia đôi xứ Benga B. Về chế độ thuế khóa C. Thống nhất xứ Benga D. Giáo dục Câu 13: Thực dân Anh tiến hành khai thác Ấn Độ về kinh tế nhằm mục đích A. chú trọng phát triển về kinh tế Án Độ. B. đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân. C. khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên. D. áp đặt sự nô dịch về chính trị, xã hội. Câu 14: Đảng Quốc đại được thành lập có vai trò như thế nào đối với phong trào giải phóng dân tộc ở Ấn Độ? A. Tạo điều kiện phong trào giải phóng dân tộc Án Độ phát triển sang giai đoạn mới. B. Đánh dấu giai đoạn mới trong phong trào giải phóng dân tộc, giai cấp tư sản Ấn Độ bước lên vũ đài chính trị. C. Là đảng của giai cấp tư sản, có chủ trương giải phóng dân tộc đầu tiên ở Ấn Độ. D. Là chính đảng của giai cấp tư sản, có khả năng giải phóng dân tộc cho nhân dân Ấn Độ. Câu 15: Kết quả của cuộc khởi nghĩa Bombay là buộc thực dân Anh phải A. Tuyên bố trao trả độc lập cho Ấn Độ B. Thu hồi đạo luật chia cắt Benga C. Nới lỏng ách cai trị Ấn Độ D. Trả tự do cho Ti-lắc Câu 16: Đảng Quốc đại bị chia rẽ thành hai phái vì A. Thái độ thỏa hiệp của các đảng viên và chính sách mua chuộc của chính quyền thực dân Anh B. Thái độ thỏa hiệp của một số lãnh đạo Đảng và chính sách hai mặt của chính quyền thực dân Anh C. Thái độ thỏa hiệp của một số lãnh đạo Đảng và chính sách mua chuộc của chính quyền thực dân Anh D. Thái độ thỏa hiệp của các đảng viên và chính sách hai mặt của chính quyền thực dân Anh Câu 17: Lực lượng lãnh đạo cao trào cách mạng 1905 – 1908 ở Ấn Độ là A. Tầng lớp trí thức ở Ấn Độ B. Giai cấp công nhân Ấn Độ C. Một bộ phận giai cấp tư sản Ấn Độ D. Giai cấp nông dân Ấn Độ Câu 18: Ý phản ánh đúng chủ trương đấu tranh của Ti-lắc là A. Tuyên truyền ý thức dân tộc, khơi dậy lòng yêu nước của nhân dân B. Phát động nhân dân lật đổ thực dân Anh, xây dựng quốc gia độc lập dân chủ C. Phản đối thái độ thỏa hiệp, đòi hỏi phải có thái độ kiên quyết chống thực dân Anh D. Tập hợp những trí thức tiến bộ để đấu tranh Câu 19: Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc khởi nghĩa của nhân dân ở Bombay và Cancútta năm 1905 là A. Thực dân Anh đàn áp người Hồi giáo ở miền Đông và người theo đạo Hinđu ở miền Tây B. Người Hồi giáo ở miền Đông và người theo đạo Hinđu ở miền Tây bị áp bức, bóc lộ nặng
  3. nề C. Đạo luật về chia cắt Benga có hiệu lực D. Nhân dân ở Bombay và Cancútta muốn lật đổ chính quyền thực dân Anh giành độc lập, dân chủ Câu 20: Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc khởi nghĩa ở Bombay (1908) là do nhân dân phản đối A. Chính sách chia để trị B. Đời sống nhân dân cực khổ C. Bản án 6 năm tù đối với Tilắc D. Đạo luật chia đôi xứ Benga Câu 21: Điểm khác biệt giữa cao trào cách mạng 1905 – 1908 với các phong trào trước đó ở Ấn Độ là A. Có sự tham gia đông đảo của hang vạn công nhân ở nhiều thành phố trên cả nước B. Có quy mô lớn, nêu cao khẩu hiệu đấu tranh “Ấn Độ của người Ấn Độ” C. Diễn ra dưới hình thức một cuộc tổng bãi công, lan rộng ra nhiều thành phố D. Do một bộ phận giai cấp tư sản lãnh đạo, mang đậm ý thức dân tộc, đấu tranh cho một nước Ấn Độ độc lập và dân chủ Câu 22: Đảng Quốc đại chủ trưởng dùng phương pháp gì để đấu tranh đòi Chính phủ Anh thực hiện Cải cách ở Ấn Độ? A. Dùng phương pháp bạo lực. B. Dùng phương pháp thương lượng. C. Dùng phương pháp đấu tranh chính trị. D. Dùng phương pháp ôn hoà. ĐÁP ÁN 1 D 6 C 11 A 16 B 21 D 2 C 7 A 12 A 17 C 22 D 3 D 8 B 13 D 18 B 4 B 9 B 14 B 19 C 5 A 10 A 15 B 20 C