Đề kiểm tra 45 phút môn Lịch sử Lớp 11 (Có đáp án)

docx 4 trang Hùng Thuận 21/05/2022 3030
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 45 phút môn Lịch sử Lớp 11 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_45_phut_mon_lich_su_lop_11_co_dap_an.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra 45 phút môn Lịch sử Lớp 11 (Có đáp án)

  1. LỊCH SỬ LỚP 11 BÀI KIỂM TRA THƯỜNG XUYÊN Thời gian 45 phút Câu 1: Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỉ XIX do tầng lớp sỹ phu lãnh đạo là A. khởi nghĩa Vũ Xương. B. phong trào Thái bình Thiên Quốc. C. khởi nghĩa Nghĩa Hòa Đoàn. D. phong trào Duy tân. Câu 2: Trung Quốc Đồng minh hội ra đời năm 1905 là chính đảng của giai cấp, tầng lớp nào dưới đây? A. Tư sản dân tộc.B. Tư sản mại bản. C. Tư sản mại bản. D. Trí thức tiểu tư sản. Câu 3: Cuộc vận động Duy tân (1898) ở Trung Quốc kéo dài trong trong khoảng thời gian nào dưới đây? A. Hơn100 ngày. B. 100 ngày. C. 3 tháng. D. 1 năm. Câu 4: Mục tiêu đấu tranh của phong trào Nghĩa Hòa đoàn năm 1899-1901 ở Trung Quốc là A. chống triều đình phong kiến Mãn Thanh. B. chống sự xâm lược của các nước đế quốc. C. chống lại Từ Hi Thái hậu vì ra lệnh bắt vua Quang Tự. D. chống lại các thế lực phong kiến cát cứ ở Trung Quốc. Câu 5: Mục tiêu của Trung Quốc Đồng minh hội thành lập vào đầu thế kỷ XX là gì? A. Đánh đổ triều đình phong kiến Mãn Thanh giành ruộng đất cho cân cày. B. Đánh đổ sự thống trị của các nước đế quốc giành độc lập, thực hiện quyền bình đẳng về ruộng đất. C. Đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc thực hiện quyền bình đẳng về ruộng đất. D. Đánh đổ chế độ phong kiến, đánh đổ đế quốc, thực hiện quyền bình đẳng về ruộng đất. Câu 6: Cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc đã thực hiện những nhiệm vụ gì? A. Đánh đuổi đế quốc xâm lược, giải quyết ruộng đất cho nông dân. B. Lật đổ chế độ phong kiến Mãn Thanh, giải quyết ruộng đất cho nông dân. C. Lật đổ chế độ phong kiến Mãn Thanh, tạo điều kiện cho CNTB phát triển. D. Lật đổ chế độ phong kiến Mãn Thanh, đánh đuổi chủ nghĩa đế quốc xâm lược. Câu 7: Nội dung nào sau đây không thuộc ý nghĩa của cuộc cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc? A. Giải phóng toàn bộ Trung Quốc khỏi ách cai trị của thực dân. B. Lật đổ chế độ quân chủ tồn tại lâu đời ở Trung Quốc. C. Mở đường cho chủ nghĩa Tư bản ở Trung Quốc phát triển. D. Cổ vũ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước châu Á. Câu 8: Điểm tiến bộ trong chính sách của Thái bình Thiên quốc ở Trung Quốc giữa thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX là A. đem lại ruộng đất cho dân cày. B. đem lại quyền tự do dân chủ cho nhân dân. C. xây dựng chính quyền nhân dân ở Thiên Kinh. D. thực hiện quyền bình đẳng nam nữ và bình quân ruộng đất. Câu 9: Thái độ của Đức làm cho quan hệ giữa các nước đế quốc ở Châu Âu như thế nào? A. Hòa hoãn. B. Bình thường. C. Hợp tác cùng phát triển. D. Căng thẳng, đối đầu nhau. Câu 10: Điểm nổi bật trong mối quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) là A. các nước đế quốc có sự phân chia về quyền lợi. B. sự đối đầu giữa các nước đế quốc với Liên Xô. C. một trật tự thế giới mới được thiết lập. D. thế giới vẫn giữ nguyên như cũ.
  2. Câu 11: Dấu hiệu nào chứng tỏ vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX quan hệ quốc tế giữa các đế quốc ở Châu Âu ngày càng căng thẳng? A. Sự hình thành các khối, các liên minh chính trị. B. Sự hình thành các khối, các liên minh kinh tế. C. Sự hình thành các khối, các liên minh quân sự. D. Sự tập trung lực lượng quân sự ở biên giới giữa các nước. Câu 12: Những phương tiện chiến tranh lần đầu tiên được sử dụng trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914- 1918) là A. Máy bay tàng hình. B. Xe tăng, xe bọc thép. C. Tàu ngầm, thủy lôi. D. Xe tăng, máy bay, hơi độc. Câu 13: Thể chế chính trị của nước Nga sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Hai 1917 là gì? A. Thể chế quân chủ chuyên chế. B. Thể chế Cộng hòa. C. Thể chế quân chủ lập hiến. D. Thể chế Xã hội chủ nghĩa. Câu 14: Lực lượng đi đầu trong cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là A. nông dân. B. công nhân. C. tiểu tư sản. D. đội Cận vệ đỏ. Câu 15: Đêm 24-10-1917 nước Nga đã diễn ra sự kiện lịch sử nào sau đây? A. Nhân dân Pê-tơ-rô-grat đập phá Cung điện Mùa Đông. B. Quân khởi nghĩa bao vây và tấn công Cung điện Mùa Đông. C. Nhân dân Nga ăn mừng chiến thắng tại Cung điện Mùa Đông. D. Tại Cung điện Mùa Đông, Lê-nin ra quyết định khởi nghĩa từng phần. Câu 16: Yếu tố kìm hãm sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở nước Nga đầu thế kỉ XX là A. làn sóng phản đối của nhân dân lao động. B. chính sách thỏa hiệp với bên ngoài của chính phủ. C. sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng vô sản. D. sự tồn tại của chế độ quân chủ và những tàn tích phong kiến. Câu 17: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là một mốc son chói lọi trong tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại vì đã A. đưa đến sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới. B. đánh dấu chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới. C. mở đầu thời kì lịch sử thế giới hiện đại. D. là cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới. Câu 18: Ý nghĩa quốc tế to lớn của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là A. đập tan ách áp bức bóc lột của chế độ phong kiến. B. tạo thế cân bằng trong so sánh lực lượng của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản. C. cổ vũ và để lại nhiều bài học quí báo cho phong trào cách mạng thế giới. D. tạo tiền đề để Lê-nin thành lập tổ chức Quốc tế của giai cấp vô. Câu 19: Đảng Bôn-sê-vich Nga đã quyết định chuyển sang khởi nghĩa giành chính quyền năm 1917 khi nào? A. Khi Chính phủ lâm thời tư sản đã suy yếu, không đủ sức chống lại cuộc đấu tranh của nhân dân. B. Nhân dân đã sẵn sàng tham gia cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Bôn-sê-vich Nga. C. Khi cuộc đấu tranh hòa bình nhằm tập hợp lực lượng quần chúng đã đủ sức lật đổ giai cấp tư sản. D. Khi đảng Bôn-se-vich Nga đã đủ sức lãnh đạo quần chúng tiến hành cách mạng đến thắng lợi. Câu 20: “Chính sách kinh tế mới” (3.1921) ở nước Nga Xô Viết được bắt đầu từ ngành A. công nghiệp. B. thương nghiệp. C. thủ công nghiệp. D. nông nghiệp. Câu 21: Ý nào sau đây không phải là nội dung của chính sách kinh tế mới? A. Nhà nước trưng thu lương thực thừa. B. Tư nhân được tự do buôn bán, trao đổi, mở lại các chợ.
  3. C. Chế độ trưng thu lương thực thừa thay bằng thuế lương thực. D. Tư bản nước ngoài được khuyến khích đầu tư kinh doanh vào Nga. Câu 22: Nhiệm vụ trọng tâm trong công cuộc xây dựng CNXH ở Liên xô (1925 – 1941) là A. nông nghiệp. B. giao thông vận tải. C. văn hóa – giáo dục. D. công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa. Câu 23: Nội dung nào sau đây không phải là nội dung của chính sách kinh tế mới ? A. Thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thuế cố định. B. Nhà nước tập trung khôi phục công nghiệp nặng. C. Nhà nước kiểm soát toàn bộ nền công nghiệp. D. Nhà nước nắm các ngành kinh tế chủ chốt. Câu 24: Năm 1941, nhân dân Liên Xô tạm ngừng công cuộc xây dựng đất nước trong khi đang tiến hành kế hoạch năm năm lần thứ 3 vì A. Bị phát xít Đức tấn công. B. Bị các nước đế quốc bao vây, tấn công. C. Liên xô chuyển sang kế hoạch xây dựng CNXH dài hạn. D. Liên xô đã hoàn thành công cuộc xây dựng CNHX trước thời hạn. Câu 25: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng tình hình nước Nga Xô viết khi bước vào thời kỳ hòa bình xây dựng đất nước từ năm 1921? A. Tình hình chính trị không ổn định. B. Nền kinh tế quốc dân bị tàn phá nghiêm trọng. C. Các nước bên ngoài can thiệp, giúp đỡ chính quyền Xô viết. D. Các lực lượng phản cách mạng điên cuồng chống phá, gây bạo loạn. Câu 26: Nội dung cơ bản của “Chính sách kinh tế mới” (3/1921) của nước Nga Xô viết là A. nhà nước nắm độc quyền về mọi mặt. B. thi hành chính sách lao động bắt buộc đối với toàn dân. C. chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần, dưới sự kiểm soát của Nhà nước. D. nhà nước kiểm soát nông nghiệp, trưng thu lương thực thừa của nông dân. Câu 27: Chính sách kinh tế mới (1921) ở nước Nga Xô Viết để lại bài học gì cho công cuộc đổi mới đất nước của ta hiện nay? A. Chú trọng phát triển một số ngành công nghiệp nặng. B. Quan tâm đến lợi ích của các tập đoàn, tổng công ty lớn. C. Chỉ tập trung phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn. D. Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần có sự kiểm soát của Nhà nước. Câu 28: Đánh giá đúng về nội dung chính sách kinh tế mới (1921) của nước Nga Xô viết là A. phù hợp, sáng tạo, đáp ứng được nguyện vọng nhân dân. B. không phù hợp, không đáp ứng được yêu cầu tình hình mới. C. thích hợp trong thời kì đất nước gặp chiến tranh. D. phù hợp trong mọi hoàn cảnh của đất nước. Câu 29: Một trật tự thế giới mới được hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là A. hệ thống Pari – Vec xai. B. hệ thống Vec xai – Oasinh tơn. C. hệ thống Vec xai – Rô ma. D. hệ thống Bec-lin – Toyko. Câu 30: Tổ chức quốc tế được thành lập nhằm duy trì trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 -1918) là A. Liên minh châu Âu. B. Liên hợp quốc. C. Quốc tế Cộng sản. D. Hội quốc liên. Câu 31: Với hệ thống Vécxai- Oasinhton, các nước tư bản thắng trận đã làm gì các nước bại trận? A. Chiếm đóng. B. Nô dịch. C. Chia rẽ. D. Giúp đỡ. Câu 32: Quan hệ hòa bình giữa các nước tư bản trong giai đoạn (1918-1939) là A. Luôn luôn được duy trì. B. Giúp đỡ lẫn nhau. C. Nước nhỏ phục tùng nước lớn. D. Tạm thời và mỏng manh.
  4. Câu 33: Các nước Đức, Italia, Nhật Bản khắc phục hậu quả khủng hoảng kinh tế bằng cách nào? A. Cải cách kinh tế- xã hội. B. Tăng cường mở rộng thuộc địa. C. Nhờ sự giúp đỡ bên ngoài. D. Thiết lập chế độ độc tài phát xít. Câu 34: Các nước Anh, Pháp, Mĩ khắc phục hậu quả khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933) bằng cách nào? A. Cải cách kinh tế- xã hội. B. Tăng cường mở rộng thuộc địa. C. Nhờ sự giúp đỡ bên ngoài. D. Phát triển công nghiệp quốc phòng. Câu 35: Nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) là gì? A. Sản xuất giảm sút. B. Sản xuất ồ ạt chạy theo lợi nhuận. C. Thị trường tiêu thụ giảm. D. Năng suất giảm, thất nghiệp tăng. Câu 36: Trật tự thế giới mới được thiết lập theo hệ thống Vécxai – Oasinhtơn phản ánh A. chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc. B. sự ra thất bại của phe Liên minh. C. sự mâu thuẫn với nước Nga xô viết. D. tương quan lực lượng giữa các nước tư bản. Câu 37: Tại sao khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) lại dẫn tới nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới mới? A. Thế giới xuất hiện chủ nghĩa phát xít. B. Do vấn đề vốn, thị trường và nguyên liệu. C. Do Mĩ trung lập những vấn đề ngoài nước Mĩ. D. Chính sách dung dưỡng phát xít của Anh và Pháp. Câu 38: Dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) buộc các nước tư bản phải A. tăng cường chạy đua vũ trang. B. chống lại Quốc tế Cộng sản. C. tìm cách tiêu diệt Liên Xô. D. xem xét lại con đường phát triển. Câu 39: Hậu quả to lớn nhất cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) là A. hình thành hai khối đế quốc đối lập nhau. B. chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945). C. hàng triệu người thất nghiệp đói khổ. D. đe dọa sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản. Câu 40. Ngày 29/10/1929, đã xảy ra sự kiện gì ở nước Mĩ? A. Ru-dơ-ven được bầu làm Tổng thống. B. Ru-dơ-ven thông qua Chính sách mới. C. Thị trường chứng khoán Niu Oóc hoảng loạn. D. Số người thất nghiệp lên tới mức cao nhất. HẾT ĐÁP ÁN 1.D 2.A 3.A 4.B 5.C 6.C 7.A 8.D 9.D 10.B 11.C 12.D 13.B 14.D 15.B 16.D 17.C 18.C 19.C 20.D 21.A 22.D 23.C 24.A 25.C 26.C 27.D 28.A 29.B 30.D 31.B 32.D 33.D 34.A 35.B 36.D 37.B 38.D 39.B 40.C HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT