Bài tập nâng cao lớp 8 - Môn Hóa

doc 3 trang hoaithuong97 5280
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập nâng cao lớp 8 - Môn Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_tap_nang_cao_lop_8_mon_hoa.doc

Nội dung text: Bài tập nâng cao lớp 8 - Môn Hóa

  1. Bài tập nâng cao lớp 8 1/ Hoà tan 50 g tinh thể CuSO4.5H2O thì nhận được một dung dịch có khối lượng riêng bằng 1,1 g/ml. Hãy tính nồng độ % và nồng độ mol của dung dịch thu được. 2/ Tính lượng tinh thể CuSO4.5H2O cần thiết hoà tan 400g CuSO4 2% để thu được dung dịch CuSO4 có nồng độ 1M(D= 1,1 g/ml). 3/ Có 3 dung dịch H2SO4 . Dung dịch A có nồng độ 14,3M (D= 1,43g/ml). Dung dịch B có nồng độ 2,18M (D= 1,09g/ml). Dung dịch C có nồng độ 6,1M (D= 1,22g/ml). Trộn A và B theo tỉ lệ mA: mB bằng bao nhiêu để được dung dịch C. ĐS 3 : mA: mB = 3:5 4/ Hoà tan m1 g Na vào m2g H2O thu được dung dịch B có tỉ khối d. Khi đó có phản ứng: 2Na+ 2H2O -> 2NaOH + H2 a/ Tính nồng độ % của dung dịch B theo m. b/ Tính nồng độ mol của dung dịch B theo m và d. c/ Cho C% = 16% . Hãy tính tỉ số m1/m2 Cho CM = 3,5 M. Hãy tính d. 5/ Hoà tan một lượng muối cacbonat của một kim loại hoá trị II bằng axit H2SO4 14,7% . Sau khi chất khí không thoát ra nữa , lọc bỏ chất rắn không tan thì được dung dịch chứa 17% muối sunphát tan. Hỏi kim loại hoá trị II là nguyên tố nào. 6/ Tính C% của 1 dung dịch H2SO4 nếu biết rằng khi cho một lượng dung dịch này tác dụng với lượng dư hỗn hợp Na- Mg thì lượng H2 thoát ra bằng 4,5% lượng dung dịch axit đã dùng. 7/ Trộn 50 ml dung dịch Fe2(SO4)3 với 100 ml Ba(OH)2 thu được kết tủa A và dung dịch B . Lọc lấy A đem nung ở nhiệt độ cao đến hoàn toàn thu được 0,859 g chất rắn. Dung dịch B cho tác dụng với 100 ml H2SO4 0,05M thì tách ra 0,466 g kết tủa. Tính nồng độ mol của dung dịch ban đầu ĐS 7 : Tính được CM dd Fe2(SO4)3 = 0,02M và của Ba(OH)2 = 0,05M 8/ Có 2 dung dịch NaOH (B1; B2) và 1 dung dịch H2SO4 (A). Trộn B1 với B2 theo tỉ lệ thể tích 1: 1 thì được dung dịch X. Trung hoà 1 thể tích dung dịch X cần một thể tích dung dịch A. Trộn B1 với B2 theo tỉ lệ thể tích 2: 1 thì được dung dịch Y. Trung hoà 30ml dung dịch Y cần 32,5 ml dung dịch A. Tính tỉ lệ thể tích B1 và B2 phải trộn để sao cho khi trung hoà 70 ml dung dịch Z tạo ra cần 67,5 ml dung dịch A. 9/ Dung dịch A là dd H2SO4. Dung dịch B là dd NaOH. Trộn A và B theo tỉ số VA:VB = 3: 2 thì được dd X có chứa A dư. Trung hoà 1 lit dd X cần 40 g dd KOH 28%. Trộn A và B theo tỉ số VA:VB = 2:3 thì được dd Y có chứa B dư. Trung hoà 1 lit dd Y cần 29,2 g dd HCl 25%. Tính nồng độ mol của A và B.
  2. Hướng dẫn Bài tập nâng cao lớp 8 HD 1; Lượng CuSO4 = 50/250.160 = 32g -> n= 0,2 mol. Lượng dung dịch 390+ 50= 440g-> C% = 7,27%. Thể tích dung dịch = 440/1,1=400ml -> CM = 0,2/0,4 =0,5M HD2: Gọi lượng tinh thể bằng a gam thì lượng CuSO4 = 0,64a. Lượng CuSO4 trong dung dịch tạo ra = 400.0,02 + 0,64a = 8+ 0,064a. Lượng dung dịch tạo ra = 400+ a. Trong khi đó nồng độ % của dung dịch 1M ( D= 1,1 g/ml) : = 160.1/10.1,1 = 160/11% . Ta có: 8+ 0,64a/400+ a = 160/1100. Giải PT ta có: a= 101,47g. ĐS 3 : mA: mB = 3:5 HD4: a/ 2Na+ 2H2O -> 2NaOH + H2 nNa = m1/23 -> nH2 = m1/46 -> lượng DD B = m1+ m2 - m1/23 = 22m1 + 23m2/23 Lượng NaOH = 40m1 /23 -> C% = 40. m1.100/22m1 + 23m2 b/ Thể tích B = 22m1 + 23m2/23d ml -> CM = m1 . d .1000/ 22m1 + 23m2 . c/ Hãy tự giải HD5: Coi lượng dung dịch H2SO4 14,7%= 100g thì n H2SO4 = 0,15 . Gọi KL là R; ta có PT: RCO3 + H2SO4 -> RSO4 + CO2 + H2O N = 0,15 0,15 0,15 0,15 Lượng RCO3 = (R + 60). 0,15 + 100 – (44 . 0,15) = (R + 16) .0,15 +100 Ta có: (R+ 96).0,15/(R + 16) .0,15 +100 = 0,17 -> R = 24 -> KL là Mg. HD6: Coi lượng dung dịch axit đã dùng = 100 g thì lượng H2 thoát ra = 4,5 g. 2Na + H2SO4 -> Na2SO4 + H2 Mg + H2SO4 -> MgSO4 + H2 2Na + H2O -> NaOH + H2 Theo PTPƯ lượng H2 = lượng H của H2SO4 + 1/2 lượng H của H2O. Do đó: nếu coi lượng axit = x g ta có: x/98. 2 + 100 – x /18 = 4,5 -> x = 30 ĐS 7 : Tính được CM dung dịch Fe2(SO4)3 = 0,02M và của Ba(OH)2 = 0,05M HD 8 : Đặt b1 và b2 là nồng độ 2 dung dịch NaOH và a là nồng độ dung dịch H2SO4 - Theo gt: Trộn 1 lít B1 + 1 lít B2 tạo -> 2 lít dd X có chứa (b1+ b2) mol NaOH Theo PT: H2SO4 + 2NaOH -> Na2SO4 + 2H2O 2 lit dd H2SO4 có 2a mol -> 4a . Nên ta có: b1+ b2 = 4a * Trộn 2 lít B1 + 1 lít B2 tạo -> 3 lít dd Y có chứa (2b1+ b2) mol NaOH.
  3. Trung hoà 3 lít dd Y cần 3,25 lit dd H2SO4 có 3,25a mol. Nên: ta có: 2b1+ b2 = 6,5a Từ * và ta có hệ PT: b1+ b2 = 4a * 2b1+ b2 = 6,5a Giải hệ PT ta có: b1 = 2,5a ; b2 = 1,5 a. Theo bài ra: trung hoà 7l dung dịch Z cần 6,75l dung dịch A có 6,75a mol H2SO4. Theo PT trên ta có: số mol của NaOH trong 7l dung dịch Z = 6,75a.2= 13,5a. Gọi thể tích 2 dd NaOH phải trộn là: x,y (lít) ta có: 2,5ax + 1,5ay = 13,5a và x + y = 7 -> x/y = 3/4 HD 9 : Đặt nồng độ mol của dd A là a , dd B la b. Khi trộn 3 l A (có 3a mol) với 2 lit B (có 2b mol) được 5 lit dd X có dư axit. Trung hoà 5 lit dd X cần 0,2.5 = 1molKOH -> số mol H2SO4 dư: 0,5 mol. PT: H2SO4 + 2KOH -> K2SO4 + 2H2O b 2b Số mol H2SO4 dư = 3a – b = 0,5* Trộn 2l dd A (có 2a mol) với 3 lít ddB (có 3b mol) tạo 5 l dd Y có KOH dư. Trung hoà 5 lit Y cần 0,2 .5 = 1 mol HCl PT: H2SO4 + 2KOH -> K2SO4 + 2H2O 2a 4a Theo PTPƯ: KOH dư = 3b – 4a = 1 Từ * và ta có hệ PT: 3a – b = 0,5* 3b – 4a = 1 Giải hệ PT ta có: a = 0,5 ; b = 1