Bài tập nâng cao Hóa học lớp 8

doc 2 trang mainguyen 5580
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập nâng cao Hóa học lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_tap_nang_cao_hoa_hoc_lop_8.doc

Nội dung text: Bài tập nâng cao Hóa học lớp 8

  1. BÀI TẬP NÂNG CAO- LỚP 8. 1/ Khối lượng riêng của một dung dịch CuSO 4 là 1,206g/ml . Đem cô cạn 414,594ml dung dịch này thu được 140,625g tinh thể CuSO 4 .5H2O Tính nồng độ C% và C M của dung dịch nói trên. 2/ Trộn lẫn 100 gam dung dịch H 2SO4 10% với 200 gam dung dịch H2SO4 C% thu được dung dịch H2SO4 30%. Tính C% và trình bày cách pha trộn. 3/ Cho 9,6 gam hỗn hợp A (MgO ; CaO ) tác dụng với 100 ml dung dịch HCl 19,87% (d = 1,047 g/ml). Tính thành phần % về khối lượng các chất trong A và C% các chất trong dung dịch sau khi A tan hết trong dung dịch HCl, biết rằng sau đó cho tác dụng với Na 2CO3 thì thể tích khí thu được là 1,904 lít (đktc). 4/ Hoà tan 1 muối cacbonat của kim loại M bằng 1 lượng vừa đủ dung dịch H 2SO4 9,8% thu được dung dịch muối sunfat 14,18 % . Xác định kim loại M. 5/ Đốt 40,6 gam hợp kim gồm Al và Zn trong bình đựng khí Clo dư. Sau một thời gian ngừng phản ứng thu được 65,45gam hỗn hợp gồm 4 chất rắn. Cho hỗn hợp rắn này tan hết vào dung dịch HCl thì được V (lít) H2 (đktc). Dẫn V(lít) khí này đi qua ống đựng 80gam CuO nung nóng. Sau một thời gian thấy trong ống còn lại 72,32 gam chất rắn và chỉ có 80% H 2 đã phản ứng. Xác định % khối lượng các kim loại trong hợp kim Al – Zn. 6/ Cho 2 cốc A, B có cùng khối lượng. Đặt A, B lên 2 đĩa cân. Cân thăng bằng. Cho vào cốc A 102 gam AgNO3 ; cốc B 124,2 gam K2CO3. a. Thêm vào cốc A 100 gam dd HCl 29,2% và 100 gam dd H 2SO4 24,5% vào cốc B. Phải thêm bao nhiêu gam nước vào cốc A (hay cốc B) để cân lập lại cân bằng? 1 b. Sau khi cân đã cân bằng, lấy dung dịch có trong cốc A cho vào cốc B. Phải cần thêm 2 bao nhiêu gam nước vào cốc A để cân lại cân bằng? 7/ Hòa tan hoàn toàn 4 gam hỗn hợp một kim loại hóa trị III và một kim loại hóa trị II cần dùng hết 170 ml dung dịch HCl 2M. a) Tính thể tích H2 thoát ra (Ở đktc). b) Cô cạn dung dịch được bao nhiêu gam muối khan? c) Nếu biết kim loại hóa trị III là Al và số mol bằng 5 lần số mol của kim loại hóa trị II. Kim loại hóa trị II là nguyên tố nào? 8/ Hoà tan một oxit của kim loại (có hoá trị không đổi) bằng dung dịch axit sunfuric có nồng độ 39,2 % vừa đủ thu được dung dịch muối có nồng độ 40,14%. Tìm công thức của oxit trên. 9/ Hòa thu được dung dịch Y và 22,4 lít H2 (đktc). Nồng độ của ZnSO4 trong dung dịch Y là 11,6022%. Tính khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp X tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Fe và Zn bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 10%. 10/ Hoà tan 7 gam một kim loại R trong 200 gam dung dịch HCl vừa đủ, thu được 206,75 gam dung dịch A. Xác định kim loại R. 11/ Hoà tan hết hỗn hợp X gồm oxit của một kim loại có hoá trị II và muối cacbonat của kim loại đó bằng H 2SO4 loãng vừa đủ, sau phản ứng thu được sản phẩm gồm khí Y và dung dịch Z. Biết lượng khí Y bằng 44% lượng X. Đem cô cạn dung dịch Z thu được một lượng muối khan bằng 168% lượng X. Hỏi kim loại hoá trị II nói trên là kim loại gì? Tính thành phần phần trăm của mỗi chất trong hỗn hợp X. 12/ Khử hoàn toàn 1 lượng oxit của kim loại M thành kim loại, cần V(lít) H 2. Lấy lượng kim loại M thu được cho tan hết trong dung dịch HCl dư thu được V'(lít) H2 (các khí đo ở cùng điều kiện). So sánh V và V'. 13/ Dẫn luồng khí H2 đi qua ống thuỷ tinh chứa 28,0 g bột oxit đồng nung nóng. Sau một thời gian thu được 24,0 g chất rắn. Xác định khối lượng hơi nước tạo thành? 14/ Hoà tan 1,18 g hỗn hợp A gồm bột lưu huỳnh và bột nhôm trong 375 ml dung dịch HCl 0,2M thu được 0,672 lit khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn và dung dịch B. a) Xác định nồng độ mol các chất trong dung dịch B.
  2. b) Nung nóng 3,54 g cũng hỗn hợp A nói trên ở nhiệt độ cao thích hợp trong bình kín không có oxi cho đến khi phản ứng xong thì thu được chất rắn C. Xác định phần trăm khối lượng các chất trong chất rắn C. 15/ Trên hai đĩa cân A, B có 2 cốc đựng 2 dung dịch axit HCl (đĩa A), axit H2SO4 (đĩa B). Điều chỉnh lượng dung dịch ở hai đĩa để cân ở vị trí thăng bằng (hình vẽ). A B Cho 1,15 g kim loại Na vào cốc đựng dung dịch HCl. Để cân về vị trí thăng bằng cần thêm bao nhiêu gam kim loại Mg vào cốc đựng dung dịch H2SO4. 16/ Đốt cháy hoàn toàn 27,8 g hỗn hợp Fe, C, S bằng khí O 2 (lấy dư), kết thúc phản ứng thu được 32,2 g chất rắn X và 13,44 lit hỗn hợp khí, dẫn hỗn hợp khí qua dung dịch Ca(OH) 2 lấy dư thì thu được 55 g chất kết tủa, thể tích khí còn lại là 2,24 lit. a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra. b) Tính thành phần % theo khối lượng các chất có trong hỗn hợp ban đầu. c) Tìm công thức của chất rắn X. 17/ Hợp chất A là một oxit của lưu huỳnh chứa 50% oxi, 1 gam khí A chiếm 0,35 lít ở điều kiện tiêu chuẩn (đktc). 1. Tìm công thức hóa học của chất khí A. 2. Oxi hóa hoàn toàn 8 lít khí A (đktc). Sản phẩm thu được hòa tan hoàn toàn vào 85,8 gam dung dịch H2SO4 60% .Tính nồng độ phần trăm của dung dịch axit thu được. 18/ Đốt m gam bột Fe trong oxi thu được 7,36 gam chất rắn X gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4. Để hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X cần vừa đủ 120 ml dung dịch H 2SO4 1M tạo ra 0,224 lít khí H2 (đktc). a)Viết các phương trình phản ứng xảy ra. Giả thiết không có phản ứng của Fe và Fe2(SO4)3 b) Tính giá trị m gam.