Bài kiểm tra môn Hóa học 8 - Trường THCS Minh Tân

doc 4 trang mainguyen 5650
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra môn Hóa học 8 - Trường THCS Minh Tân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_kiem_tra_mon_hoa_hoc_8_truong_thcs_minh_tan.doc

Nội dung text: Bài kiểm tra môn Hóa học 8 - Trường THCS Minh Tân

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT MÔN: HÓA HỌC 8 Mức độ Vận dụng Biết Hiểu Tổng Vận dụng thấp Vận dụng cao Chủ đề TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL - Phân biệt được hiện I. Sự tượng vật biến lí và hiện đổi chất tượng hoá học. 2 0,8 2 0,8 - Biết chất phản ứng và sản II. Phản phẩm. ứng hóa - Bản chất học của phản ứng hóa học 4 1,6 4 1,6 - Nội -Tính -Lập được dung của được phương định luật khối trình hóa bảo toàn lượng học và khối của một tính được chất dựa khối lượng. vào định lượng của III. - Viết luật bảo một chất Định được biểu toàn trong luật bảo thức liên khối phản ứng toàn hệ giữa lượng khi biết khối khối khối lượng lượng các lượng của chất trong chất còn một số lại phản ứng cụ thể. 2 0,8 1 0,4 1 2 3 1,2 1 2 - Lập -Biết -Cân bằng được cân được sơ PTHH và bằng đồ phản biết được phương ứng IV. ý nghĩa trình và tính Phương của một được trình số PTHH các hệ hóa học cụ thể. số trong phương trình hóa học 2 0,8 4 1,6 1 1 6 2,4 1 1 10 4 5 2 1 1 2 2 2 1 15 6 3 4 Tổng 40 20% 10% 20% 10% 60 40 % % %
  2. Trường THCS Minh Tân Thứ ngày tháng năm 2018 Họ và tên: BÀI KIỂM TRA MÔN HÓA HỌC 8 Lớp: . Thời gian: 45 phút (Bài số 2-Đề 1) Điểm Nhận xét của giáo viên PHẦN I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6 điểm) Khoanh tròn vào một trong các chữ cái A hoặc B, C, D mà em cho là câu trả lời đúng. Câu 1. Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào là hiện tượng vật lí: A. Sự kết tinh của muối ănB. Đun quá lửa mỡ sẽ cháy khét C. Về mùa hè thức ăn thường bị thiuD. Sắt để lâu ngày trong không khí bị gỉ Câu 2. Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào là hiện tượng hóa học : A. Đốt cháy than để nấu nướng B. Cho đường vào cốc nước, đường tan dần C. Đun nước, nước sôi bốc hơiD. Cồn để trong lọ không đậy nắp bị cạn dần Câu 3. Trong một phản ứng hóa học, các chất tham gia và sản phẩm phải chứa cùng A. số phân tử của mỗi chấtB. số nguyên tử của mỗi nguyên tố C. số nguyên tử của mỗi chấtD. số chất Câu 4. Nếu phản ứng giữa chất N và M tạo ra chất P và Q thì công thức về khối lượng được viết như sau A. mN = mM +mQ + mP B. m N + mM = mP + mQ C. mP = mM + mQ + mN D. mQ = mN + mM + mP Câu 5. Có mấy bước để lập phương trình hóa học: A. 3 bướcB. 4 bướcC. 5 bướcD. 6 bước Câu 6. Đốt cháy 12g Cacbon trong khí Oxi, tạo thành 44g khí Cacbonic. Khối lượng khí cần dùng là A. 32gB. 16gC. 8gD. 44g Câu 7. Cho phương trình hóa học sau: 4Al + 3O2  2Al2O3 . Chất tham gia phản ứng là A. Al2O3 B. Al ; Al2O3 C. Al ; O2 D. O2 ; Al2O3 Câu 8. Cho phương trình hóa học sau : 4P + 5O2   2P2O5 Tỉ lệ số nguyên tử P lần lượt so với số phân tử của O2 và P2O5 là A. 5:4:2B. 2:5:4C. 4:5:2D. 4:2:5 Câu 9. Phản ứng hóa học là: A. Quá trình biến đổi về trạng thái, màu sắc, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, B. Quá trình biến đổi từ nguyên tử này thành nguyên tử khác. C. Quá trình biến đổi từ nguyên tố này thành nguyên tố khác. D. Quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác. Câu 10. Trong phản ứng hóa học thì: A. Chỉ thay đổi về số lượng các nguyên tử. B. Chỉ thay đổi về liên kết và số lượng các nguyên tử. C. Chỉ thay đổi về loại nguyên tố hóa học còn số lượng các nguyên tử vẫn giữ nguyên. D. Chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi. Câu 11. Cho các dấu hiệu sau: (1) Có chất kết tủa (có chất rắn không tan) (2) Có chất khí thoát ra (sủi bọt) (3) Có sự thay đổi về màu sắc (4) Chuyển từ trạng thái rắn sang trạng thái lỏng
  3. (5) Chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái hơi (6) Tỏa nhiệt và phát sáng Dấu hiệu có thể cho biết có phản ứng hóa học xảy ra là: A. (1); (2); (3); (6) B. (1); (2); (3); (4) C. (1); (2); (3); (5) D. (1); (2); (4); (5) Câu 12. Cho phương trình hóa học sau: a Fe + b Cl2 → c FeCl3 Tổng các hệ số a + b + c trong phương trình hóa học trên là: A. 5 B. 7 C. 6 D. 8 Câu 13. Cho phương trình hóa học sau: Fe2(SO4)3 + 3NaOH → 2Fe(OH)3 + 3Na2SO4 Trong phương trình hóa học trên có bao nhiêu phân tử: A. 3B. 5 C. 9 D. 8 Câu 14. Kẽm tác dụng với axit clohidric tạo ra kẽm clorua và khí hidro. Biết công thức hóa học của kẽm, axit clohidric, kẽm clorua, khí hidro lần lượt là Zn, HCl, ZnCl2, H2. Phương trình hóa học của phản ứng hóa học trên là: A. Kẽm + axit clohidric → Kẽm clorua + Khí hidroB. Zn + HCl → ZnCl 2 + H2 C. Zn + 2HCl → ZnCl2 + 2HD. Zn + 2HCl → ZnCl 2 + H2 Câu 15. Trong các phương trình hóa học sau, phương trình hóa học nào viết đúng: A. 2NaOH + 2HCl → 2NaCl + H2 B. NaCl + AgNO3 → KNO3 + AgCl C. 2Na + 2HCl → 2NaCl + Cl2 D. FeSO4 + 2NaOH → Fe(OH)2 + Na2SO4 II. Tự luận: (4 điểm) Câu 1. (1 điểm) Lập phương trình hóa học của phản ứng sau: 1) P + O2  P2O5 2) N2 + H2  NH3 3) Al + FeSO4  Al2(SO4)3 + Fe 4) Fe2O3 + CO  Fe + CO2 Câu 2. (2 điểm) Cho phản ứng hóa học sau: Cho kim loại Natri (Na) tác dụng với nước (H2O) tạo ra Natri hidroxit (NaOH) và khí Hidro (H2) a. Lập phương trình hóa học của phản ứng hóa học trên. b. Tính khối lượng của Natri tham gia phản ứng nếu khối lượng của Nước, Natri hidroxit và Khí hidro trong phản ứng hóa học trên lần lượt là 36 gam, 80 gam và 2 gam. Câu 3. (1 điểm) Nếu để một thanh sắt ngoài trời thì sau một thời gian thanh sắt có khối lượng như thế nào so với ban đầu (không thay đổi, lớn hơn hay nhỏ hơn). Giải thích. Bài làm:
  4. UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA 45 PHÚT PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MÔN: HÓA HỌC TRƯỜNG THCS MINH TÂN NĂM HỌC 2017-2018 PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (4 điểm) I, Mỗi ý đúng được 0,25 đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đ/án Hiện Liên Nguyên Phân Tiếp Đun Sản Chất tượng kết tử tử xúc nóng phẩm tham hóa học gia II, Mỗi ý đúng được 0,25 đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đ/án A B C D A A A A II. Tự luận (6 điểm) Câu Đáp án Điểm Câu 1 1, C + 2H2 → CH4 0,5 đ (3 điểm) 2, 4P + 5O2 → 2P2O5 0,5 đ 3, 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3 0,5 đ 4, N2 + 3H2 → 2NH3 0,5 đ 5, 2Al + 3FeSO4 → Al2(SO4)3 + 3Fe 0,5 đ 6, FexOy + yCO → xFe + yCO2 0,5 đ Câu 2 1, Phương trình hóa học (2 điểm) Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 1 đ 2, Theo định luật bảo toàn khối lượng ta có: mZn + mHCl = mZnCl2 + mH2 0,5 đ Thay số được 65 + mHCl = 136 + 2 → mHCl = 136 + 2 – 65 = 73 0,5 đ Vậy khối lượng axit clohidric cần dùng là 73g Câu 3 - Thanh sắt sẽ tăng khối lượng 0,5 đ (1 điểm) - Vì có phải ứng với oxi trong không khí. 0,5 đ