Bài kiểm tra học kì I – Môn Hóa học 8

doc 5 trang mainguyen 10100
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra học kì I – Môn Hóa học 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_hoa_hoc_8.doc

Nội dung text: Bài kiểm tra học kì I – Môn Hóa học 8

  1. MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ I – MÔN HÓA HỌC 8 Năm học 2016 – 2017. I. Các nội dung chính 1. Phân biệt đơn chất, hợp chất, viết CTHH, tìm hóa trị. 2. Phân biệt hiện tượng vật lý, hiện tượng hóa học. Viêt phương trình hóa học. 3. Xác định số mol. Chuyển đổi khối lượng – mol – thể tích chất khí ở đktc. 4. Giải bài tập tính theo phương trình hóa học 5. Kĩ năng thực hành, quan sát hiện tượng trong các thí nghiệm đã học và ứng dụng trong thực tiễn cuộc sống. II. Ma trận đề thi. Trắc nghiệm Tự luận Tổng Nội dung chính Biết Hiểu V.dụng Biết Hiểu V.dụng cộng 1. Đơn chất, hợp chất, CTHH, 1 1 1 2 2,5 Hóa trị. (0,5đ) (0,5đ) (0,5đ) (1đ) Điểm 2. Hiện tượng vật lý, hiện tượng 1 1 2 1 3,25 hóa học. Phương trình hóa học. (0,5đ) (0,5đ) (2đ) (0,25đ) Điểm 3. Mol. Chuyển đổi mol – khối 1 1 1 2,25 lượng – thể tích. (0,5đ) (0,75đ) (1đ) Điểm 1 1,0 4. Giải bài tập theo PTHH (1đ) Điểm 5. Thực hành thí nghiệm, thực 1 1,0 tiễn. (1đ) Điểm 1,5 1 0,5 1,75 4 2,25 10 Tổng cộng Điểm Điểm Điểm Điểm Điểm Điểm Điểm
  2. BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I – MÔN HÓA HỌC 8 Năm học: 2016 – 2017 Thời gian: 45 phút – Ngày /12/2016 Đề số 1 I. Phần trắc nghiệm (3 điểm). Em hãy lựa chọn đáp án đúng trong các câu sau. Câu 1. Dãy nào gồm các chất là hợp chất? A. CaO; Cl2; CO; CO2 B. Cl2; N2; Mg; Al C. CO2; NaCl; CaCO3; H2O D. Cl2; CO2; Ca(OH)2; CaSO4 Câu 2. Hóa trị của Nitơ trong hợp chất đi nitơ oxit (N2O) là? A. I B. II C. IV D. V Câu 3. Magie oxit có CTHH là MgO. CTHH của magie với clo hóa trị I là? A. MgCl3 B. Cl3Mg C. MgCl2 D. MgCl Câu 4. Hiện tượng biến đổi nào dưới đây là hiện tượng hóa học? A. Bóng đèn phát sáng, kèm theo tỏa nhiệt. B. Hòa tan đường vào nước để được nước đường. C. Đung nóng đường, đường chảy rồi chuyển màu đen, có mùi hắc. D. Trời nắng, nước bốc hơi hình thành mây. Câu 5. Khối lượng của 0,1 mol kim loại sắt là? A. 0,28 gam B. 5,6 gam C. 2,8 gam D. 0,56 gam Câu 6. Cho phương trình hóa học sau: C + O2 CO2 . Tỉ lệ số mol phân tử của C phản ứng với số mol phân tử oxi là? A. 1 : 2 B. 1: 4 C. 2: 1 D. 1: 1 II. Phần tự luận. (7 điểm) Câu 1. (3 điểm) Em hãy lập PTHH cho các sơ đồ phản ứng sau? 1. NaOH + Fe2(SO4)3 > Fe(OH)3 + Na2SO4 2. Mg + AgNO3 > Mg(NO3)2 + Ag 3. Na + O2 > 4. + HCl > AlCl3 + Câu 2. (1,5 điểm) Em hãy tính khối lượng của: a) 0,05 mol sắt từ oxit (Fe3O4) b) 2,24 lít khí lưu huỳnh đi oxit SO2 ở đktc. Câu 3. (2,5 điểm) Đốt cháy hoàn toàn 1,2 gam cacbon trong không khí sinh ra khí cacbon đi oxit (CO2). a. Viết PTHH của phản ứng. Biết cacbon đã phản ứng với oxi trong không khí. b. Tính thể tích khí oxi trong không khí đã tham gia phản ứng và thể tích khí cacbon đi oxit sinh ra? Biết thể tích các chất khí đo ở đktc. c. Ở nước ta, phần lớn người dân đều sử dụng than (có thành phần chính là cacbon) làm nhiên liệu cháy. Trong quá trình đó, sinh ra một lượng lớn khí thải cacbon đi oxit gây hiệu ứng nhà kính, ô nhiễm môi trường không khí. Em hãy đề suất giải pháp nhằm hạn chế khí thải cacbon đi oxit trên? Giải thích? (Cho Fe = 56; C = 12; O = 16; S = 32)
  3. BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I – MÔN HÓA HỌC 8 Năm học: 2016 – 2017 Thời gian: 45 phút – Ngày /12/2016 Đề số 2 I. Phần trắc nghiệm (3 điểm). Em hãy lựa chọn đáp án đúng trong các câu sau. Câu 1. Dãy nào gồm các chất là đơn chất? A. CaO; Cl2; CO; CO2 B. N2; Cl2; C; Fe C. CO2; MgCl2; CaCO3; HCl D. Cl2; CO2; Ca(OH)2; CaSO4 Câu 2. Hóa trị của Nitơ trong hợp chất nitơ đi oxit (NO2) là? A. I B. II C. IV D. V Câu 3. Magie oxit có CTHH là MgO. CTHH của Magie với nhóm (NO3) hóa trị I là? A. Mg(NO3)2 B. (NO3)3Mg C. MgNO3 D. Mg(NO3)3 Câu 4. Hiện tượng biến đổi nào dưới đây là hiện tượng hóa học? A. Đúc gang thành đinh tán. B. Con dao sắt để lâu ngày bị gỉ sét. C. Nấu canh thường cho thêm muối để nước canh có vị mặn. D. Hơi nước gặp không khí lạnh ngưng tụ lại thành mưa. Câu 5. Khối lượng của 0,05 mol kim loại Bạc là? A. 10,8 gam B. 1,08 gam C. 108 gam D. 5,4 gam Câu 6. Cho phương trình hóa học sau: CH4 + 2 O2 CO2 + 2H2O. Tỉ lệ số mol phân tử của CH4 phản ứng với số mol phân tử oxi là? A. 1 : 2 B. 1: 3 C. 1: 4 D. 2: 1 II. Phần tự luận. (7 điểm) Câu 1. (3 điểm) Em hãy lập PTHH cho các sơ đồ phản ứng sau? 1. Na2SO4 + BaCl2 > NaCl + BaSO4 2. Al + O2 > Al2O3 3. O2 + Zn > 4. Mg + HCl > + H2 Câu 2. (1,5 điểm) Em hãy tính khối lượng của: a) 0,05 mol axit sunfuric (H2SO4) b)2,24 lít khí nitơ N2 ở đktc. Câu 3. (2,5 điểm) Đốt cháy hoàn toàn m gam cacbon trong không khí sinh ra 4,48 lít khí cacbon đi oxit (CO2) ở đktc. Biết cacbon đã phản ứng với khí oxi trong không khí. a. Viết PTHH của phản ứng. b. Tính thể tích khí oxi trong không khí đã tham gia phản ứng và khối lượng cacbon đã dùng? c. Trong quá trình đốt than, cacbon trong than thường cháy trong không khí sinh ra khí cacbon đi oxit. Tuy nhiên, trong điều kiện thiếu oxi sẽ sinh ra khí cacbon oxit (CO) là một chất khí độc gây tử vong cao cho con người. Theo em, chúng ta có nên đậy nắp lò than tổ ong và cho vào trong phòng kín để sưởi ấm hay không? Vì sao? (Cho Ag = 108; H = 1; S = 32; O = 16; C = 12; N = 14)
  4. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM Đề số 1. I. Phần trắc nghiệm. (3 điểm) Với mỗi câu đúng, học sinh được 0,5 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án C A C C B D II. Phần tự luận. ( 7 điểm) Đáp án Thang điểm Câu 1 1. 6NaOH + Fe2(SO4)3 2Fe(OH)3 + 3Na2SO4 0,5 điểm 2. Mg + 2 AgNO3 Mg(NO3)2 + 2 Ag 0,5 điểm 3. 4 Na + O2 2 Na2O 1 điểm - Học sinh viết đúng CTHH của Na2O 0,5 điểm - Học sinh cân bằng đúng PTHH 0,5 điểm 4. 2 Al + 6HCl 2AlCl3 + 3H2 1 điểm - Học sinh xác định đúng Al và H2 0,5 điểm - Học sinh cân bằng đúng PTHH. 0,5 điểm (Trường hợp học sinh sai mũi tên kí hiệu trong PTHH cứ 2 PTHH trừ 0,25 điểm) Câu 2 a) Học sinh tính đúng MFe3O4 = 3.56 + 4.16 = 232 đvC 0,5 điểm Tính đúng Khối lượng mH2SO4= n.M = 0,05.232 = 1,16g b) Học sinh tính đúng số mol SO2 = 0,1 mol 0,5 điểm Tính đúng khối lượng m = n.M = 0,1.(32 +2.16) = 6,4 g 0,5 điểm Câu 3 + HS tính số mol cacbon có trong 1,2 g cacbon 0,25 điểm mC = nC.MC => nc = mC : MC = 1,2 : 12 = 0,1 mol a)+ viết và cân bằng PTHH: C + O2 CO2 0,25 điểm + tính đúng: Theo PT: 1mol - 1 mol - 1 mol Theo ĐB: 0,1 mol – 0,1mol – 0,1mol 0,5 điểm b) + Học sinh tính đúng thể tích Oxi và thể tích cacbon đi oxit 0,25 điểm Voxi = noxi . 22,4 = 0,1. 22,4 = 2,24 lít 0,25 điểm Vcacbonđioxit = ncacbonđioxit .22,4 = 0,1. 22,4 = 2,24 lít 1 điểm c. Học nêu được giải pháp và giải thích Nội dung câu hỏi mở, tùy giáo viên cho điểm khích lệ học sinh hoặc thêm 1 điểm của câu hỏi này vào nội dung ở câu khác.
  5. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM Đề số 2. I. Phần trắc nghiệm. (3 điểm) Với mỗi câu đúng, học sinh được 0,5 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án B C A B D A II. Phần tự luận. ( 7 điểm) Đáp án Thang điểm Câu 1 1. Na2SO4 + BaCl2 2NaCl + BaSO4 0,5 điểm 2. 4 Al + 3 O2 2 Al2O3 0,5 điểm 3. 2Zn + O2 2ZnO 1 điểm - Học sinh viết đúng CTHH của ZnO 0,5 điểm - Học sinh cân bằng đúng PTHH 0,5 điểm 4. Mg + 2HCl MgCl2 + H2 1 điểm - Học sinh xác định đúng MgCl2 0,5 điểm - Học sinh cân bằng đúng PTHH. 0,5 điểm (Trường hợp học sinh sai mũi tên kí hiệu trong PTHH cứ 2 PTHH trừ 0,25 điểm) Câu 2 a) Học sinh tính đúng Maxitsunfuric = 2.1 + 32 + 4.16 = 98 0,5 điểm Tính đúng Khối lượng mH2SO4= n.M = 0,05.98 = 4,9g b) Học sinh tính đúng số mol N2 = 0,1 mol 0,5 điểm Tính đúng khối lượng m = n.M = 0,1.28 = 2,8 g 0,5 điểm Câu 3 + HS tính số mol CO2 0,25 điểm VCabonđioxit = nCacbonđioxit.22,4 => nccacbonđioxit = Vcacbonđioxit : 22,4 = 4,48 : 22,4 = 0,2 mol 0,25 điểm a)+ viết và cân bằng PTHH: C + O2 CO2 + tính đúng: Theo PT: 1mol - 1 mol - 1 mol Theo ĐB: 0,2 mol – 0,2mol – 0,2mol 0,5 điểm b) + Học sinh tính đúng thể tích Oxi và khối lượng cacbon Voxi = noxi . 22,4 = 0,2. 22,4 = 4,48 lít 0,25 điểm mC = nC .MC = 0,2. 12 = 2,4g 0,25 điểm c. Học nêu được giải pháp và giải thích Nội dung câu hỏi mở, tùy giáo viên cho điểm khích lệ học 1 điểm sinh hoặc thêm 1 điểm của câu hỏi này vào nội dung ở câu khác.