34 Đề kiểm tra học kỳ II môn Văn 7

docx 121 trang hoaithuong97 6701
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "34 Đề kiểm tra học kỳ II môn Văn 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docx34_de_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_van_7.docx

Nội dung text: 34 Đề kiểm tra học kỳ II môn Văn 7

  1. thần vượt khó, sống lạc quan, biết vươn lên, không đầu hàng, sống mạnh mẽ 3. Chứng minh bằng các biểu hiện: 1,0 - Những tấm gương của những nhà bác học, những bậc vĩ nhân nhờ có cô gắng, kiên trì đạt đến thành công: - Những tấm gương của dân tộc ta như + Bác Hồ đã phải vất vả làm việc, chịu khó học tiếng nước ngoài, đi bôn ba khắp nơi để tìm đường cứu nước + Thầy Nguyễn Ngọc Kí vốn bị liệt hai tay từ nhỏ, thầy đã kiên trì luyện viết bằng chân để có thể đến lớp cùng bạn bè . + C Kết bài: 0,5 - Khẳng định tính đúng đắn của câu tục ngữ. - Bài học, liên hệ bản thân một cách phù hợp. TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II NGUYỄN HỮU TIẾN Năm học 2019 – 2020 Môn: Ngữ văn 7 Thời gian: 90 phút, không kể thời gian phát đề. Phần I: Đọc - Hiểu (5,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: [ ] Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ Chủ tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết, vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được và làm được. Suy cho cùng, chân lí, những chân lí lớn của nhân dân ta cũng như của thời đại là giản dị: "Không có gì quý hơn độc lập, tự do", "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi" Những chân lí giản dị mà sâu sắc đó lúc thâm nhập vào quả tim và bộ óc của hàng triệu con người đang chờ đợi nó, thì đó là sức mạnh vô địch, đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng. 1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Ai là tác giả? 2. Đoạn văn được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? Vì sao? 3. Xác định phép liệt kê được sử dụng trong đoạn trích trên. Phép liệt kê đó thuộc kiểu nào (xét về cấu tạo và ý nghĩa). Nêu tác dụng của phép liệt kê đó. 4. Đoạn văn trên sử dụng các loại dấu câu nào đã học trong chương trình Ngữ văn 7 học kì II? Nêu công dụng của các loại dấu câu đó. 5. Qua nội dung của văn bản chứa đoạn trích trên, em hãy viết một đoạn văn ngắn (không quá ½ trang giấy kiểm tra) chia sẻ suy nghĩ của em về ý nghĩa của đức tính tốt đẹp đó trong đời sống. Phần II: Làm văn (5,0 điểm) Hãy giải thích câu tục ngữ “ Thương người như thể thương thân". 61
  2. TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KHẢO SÁT NGUYỄN HỮU TIẾN CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II Năm học 2019 – 2020 Môn: Ngữ văn 7 I, Hướng dẫn chung - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm. - Cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng hướng dẫn chấm và biểu điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. Những bài viết chưa thật đủ ý, toàn diện nhưng trình bày được một số nội dung sâu sắc, có những kiến giải hợp lý cho những quan điểm riêng vẫn được đánh giá cao. - Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,5 (lẻ 0,25 làm tròn thành 0,5; lẻ 0,75 làm tròn thành 1,0 điểm) II, Hướng dẫn cụ thể và biểu điểm Phần Nội dung Điểm Đọc 1. - Đoạn văn trên được trích từ văn bản: Đức tính giản dị của Bác 0,25 hiểu Hồ (5,0đ) - Tác giả: Phạm Văn Đồng 0,25 2. - Đoạn văn được viết theo phương thức biểu đạt chính: nghị luận 0,25 - Vì đoạn văn trên trình bày quan điểm của tác giả về đức tính giản dị của Bác Hồ. 0,25 3. - Các câu sử dụng phép liệt kê được sử dụng trong đoạn trích trên: 0,75 + trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong + trong lời nói và bài viết + hiểu được, nhớ được và làm được + độc lập, tự do + sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi + thâm nhập vào quả tim và bộ óc của hàng triệu con người 62
  3. + đó là sức mạnh vô địch, đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng. - Thuộc kiểu: Liệt kê theo từng cặp và không theo từng cặp Liệt kê không tăng tiến 0,25 - Tác dụng: nhấn mạnh mục đích sự giản dị của Bác trong lời nói và 0,5 bài viết. 4. - Dấu chấm lửng 0,25 - Công dụng: tỏ ý còn nhiều sự vật, sự việc, đối tượng tương tự 0,25 chưa liệt kê hết. 5.Yêu cầu về hình thức: đoạn văn nghị luận, đảm bảo dung lượng; 0,5 diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, đúng chính tả, ngữ pháp, có sáng tạo. Yêu cầu về nội dung: HS bày tỏ được suy nghĩ của bản thân về ý 1,5 nghĩa của đức tính giản dị trong đời sống, bài viết cần hướng tới các ý sau: - Giản dị là một đức tính quý báu, cao đẹp cần có ở mỗi người. - Sống giản dị là luôn sống và đối xử với mọi người một cách tự nhiên, không phô trương, hoa mỹ, không thể hiện mình một cách quá đáng mà luôn khiêm tốn. - Giản dị được thể hiện qua nhiều khía cạnh của đời sống hàng ngày như cách ăn mặc, ăn uống, sinh hoạt, cách sống, cách làm việc, - Ý nghĩa của lối sống giản dị: + Giúp chúng ta luôn cảm thấy vui vẻ, yêu đời hơn + Giúp gắn kết mọi người, sống với nhau chan hòa, thân thiết hơn + Người sống giản dị luôn nhận được nhiều điều quý giá trong cuộc sống, được mọi người yêu quý, giúp đỡ - Sống giản dị là biểu hiện của một nhân cách cao đẹp, mỗi người cần rèn luyện cho mình đức tính quý báu ấy. Làm Về kĩ năng: 0,5 văn - Viết một bài văn nghị luận giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ (5,0đ) - Xác định đúng vấn đề: tình yêu thương là truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc ta - Luận điểm rõ ràng, luận cứ chặt chẽ, thuyết phục, diễn đạt linh hoạt, trong sáng; không mắc lỗi viết câu, dùng từ, chính tả. Về kiến thức: Học sinh có thể cấu trúc bài làm theo nhiều cách nhưng về cơ bản, cần đảm bảo những nội dung sau: * Mở bài: giới thiệu ngắn gọn được vấn đề nghị luận. Trích câu tục 0,5 ngữ 3,5 * Thân bài: - Giải thích câu tục ngữ: Thương người là gì?Thương thân là gì? Câu tục ngữ là lời khuyên nhủ về một thái độ sống; người sống trong cùng cộng đồng phải yêu thương đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. - Tại sao phải yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ nhau? + Vì mỗi cá nhân không thể sống tách biệt khỏi những mối quan hệ trong cộng đồng. 63
  4. + Vì nếu mỗi cá nhân biết yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần tạo ra môi trường sống tốt đẹp. + Vì tình yêu thương, giúp đỡ nhau giữa những con người trong cùng cộng đồng sẽ là nhân tố tạo nên sức mạnh đoàn kết, giúp con người có thể vượt qua mọi thử thách trong cuộc sống. Đó cũng là truyền thống quý báu của dân tộc. - Biểu hiện của yêu thương đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau: +Trong lớp, trong trường học +Trong gia đình + Trong cộng đồng, làng xóm -Liên hệ, liên tưởng mở rộng vấn đề 0,5 * Kết bài: Khái quát lại vấn đề hoặc rút ra bài học về đạo lí rút ra từ câu tục ngữ. Liên hệ bản thân 64
  5. UBND HUYỆN QUỲNH NHAI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS NGUYỄN TẤT THÀNH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN 7 NĂM HỌC 2019 - 2020 (Thời gian: 90 phút, không kể thời gian giao đề) I. PHẦN ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Đêm đã về khuya. Xa xa bờ bên kia Thiên Mụ hiện ra mờ ảo, ngọn tháp Phước Duyên dát ánh trăng vàng. Sóng vỗ ru mạn thuyển rồi gợn vô mãi cùng những tiếng đàn réo rắt du dương. Đấy là lúc ca nhi cất lên những khúc điệu Nam nghe buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn như nam ai nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc hành vân. Cũng có bản nhạc mang âm hưởng điệu Bắc pha phách điệu Nam không vui, không buồn như tứ đại cảnh. Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán ” (Trích Ngữ văn 7 – Tập II) Câu 1 (0,5 điểm): Cho biết các phương thức biểu đạt của đoạn văn? Câu 2 (1,5 điểm): Chỉ ra và cho biết công dụng của phép liệt kê được sử dụng trong đoạn văn? Câu 3 (1,0 điểm): Nội dung chính của đoạn trích trên? II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm): Từ đoạn văn phần đọc - hiểu, em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 7 đến 10 câu) nêu suy nghĩ về Giữ gìn và phát huy giá trị của lễ hội truyền thống ở địa phương em? 65
  6. Câu 2 (5,0 điểm): Hãy giải thích ý nghĩa của tục ngữ sau: “Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN: NGỮ VĂN 7 I. PHẦN ĐỌC – HIỂU: (3,0 điểm) Câu Đáp án Điểm 1 - Phương thức biểu đạt: Biểu cảm kết hợp với tự sự, miêu tả 0,5 * Chỉ ra các phép liệt kê được sử dụng trong đoạn văn: - Đấy là lúc ca nhi cất lên những khúc điệu Nam nghe buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn như nam ai nam bình, 0,5 2 quả phụ, nam xuân, tương tư khúc hành vân. - Cũng có bản nhạc mang âm hưởng điệu Bắc pha phách điệu 0,5 Nam không vui, không buồn như tứ đại cảnh. - Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng 0,5 khuâng, có tiếc thương ai oán - Nội dung chính của đoạn văn: Vẻ đẹp của xứ Huế và những 3 làn điệu ca Huế phong phú, sâu sắc thấm thía về nội dung, tình 1,0 cảm. II. PHẦN LÀM VĂN: (7,0 điểm) Câu Đáp án Điểm * Xây dựng đoạn văn ngắn từ 7 đến 10 câu viết về Giữ 2,0 gìn và phát huy giá trị của các lễ hội truyền thống ở địa phương: a. Đảm bảo về hình thức đoạn văn: Viết theo cách diễn dịch, 0,25 quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành. 1 b. Xác định nội dung đoạn văn về Giữ gìn và phát huy giá trị 0,25 của các làn điệu dân ca ở địa phương (2 điểm) c. Triển khai nội dung của đoạn văn: 1,5 + Vai trò và ý nghĩa của Lễ hội truyền thống trong nền văn 0,25 hóa dân tộc. 66
  7. + Một số lễ hội truyền thống tiêu biểu ở địa phương: Lễ hội 0,25 đua thuyền, lễ hội gội đầu + Mỗi người cần phải giữ gìn và phát huy giá trị của các lễ 0,5 hội truyền thống ở địa phương. - Trách nhiệm của học sinh giữ gìn và phát huy giá trị của 0,5 các lễ hội truyền thống ở địa phương. I. Yêu cầu chung: - HS biết vận dụng các kiến thức về yêu cầu, thể loại và cách làm bài văn lập luận giải thích - Bố cục bài văn 3 phần rõ ràng, mạch lạc chặt chẽ. Xây dựng sắp xếp hệ thống luận điểm, luận cứ trình tự hợp lí. - Diễn đạt lưu loát, không sai chính tả, đúng ngữ pháp. - Văn phong sáng sủa, dùng từ chính xác, viết đúng chính tả, ngữ pháp. II. Yêu cầu cụ thể : a. Mở bài: 2 - Giới thiệu tinh thần đoàn kết, gắn bó và khái quát nội dung (5 điểm) của câu tục ngữ: 0,5 “Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” b. Thân bài: 4,0 1. Giải thích nghĩa đen – nghĩa bóng câu tục ngữ : 1,0 + Nghĩa đen: “Một cây” chỉ số ít sự đơn lẻ yếu ớt không làm thành rừng cây ngọn núi. Còn “ba cây” chỉ số nhiều tạo lên sức mạnh làm thành rừng cây. Còn “chụm lại” thể hiện tinh thần đoàn kết, đồng lòng quyết tâm. + Nghĩa bóng: câu tục ngữ là hình ảnh ẩn dụ nói về tinh thần đoàn kết đồng lòng của con người, của dân tộc. 2. Những biểu hiện của tinh thần đoàn kết gắn bó đời sống 1,0 xã hội: - Trong chiến đấu: Tinh thần đoàn kết đi đến chiến thắng được thể hiện rất rõ trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của cha ông ta - Ngày nay trên con đường phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa hàng triệu con người Việt nam vẫn đang chung tay góp sức, vượt qua những khó khăn: ủng hộ người nghèo, ủng hộ miền trung gặp thiên tai lũ lụt, chúng ta chung tay xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh nêu cao truyền thống đại đoàn kết dân tộc. 3. Bàn luận: Phê phán những hiện tượng sống ích kỉ cá nhân, 1,0 không có tinh thần đoàn kết giúp đỡ, sống thiếu trách nhiệm với mọi người xung quanh 4. Liên hệ với các câu tục ngữ khác tương tự 1,0 - Rút ra bài học cho bản thân. 67
  8. c. Kết bài: 0,5 - Khẳng định tính đúng đắn và giá trị của câu tục ngữ trong đời sống hiện nay. Lưu ý: Trên đây là những gợi ý hướng dẫn, giáo viên khi chấm bài cần linh hoạt nhằm phát huy khả năng sáng tạo của học sinh./. PHÒNG GD&ĐT GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS NINH HIỆP Năm học: 2019-2020 Môn : Ngữ văn 7 Đề số 1 Thời gian: 90 phút I. TRẮC NGHIỆM (2điểm). Chọn câu trả lời đúng nhất: Câu 1. Câu đặc biệt là gì? A. Là câu cấu tạo theo mô hình chủ ngữ – vị ngữ. B. Là câu chỉ có vị ngữ C. Là câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ – vị ngữ. D. Câu chỉ có chủ ngữ. Câu 2. Đâu là câu rút gọn trả lời cho câu hỏi “Hằng ngày, cậu dành thời gian cho việc gì nhiều nhất”?: A. Đọc sách. B. Hằng ngày, mình dành cho việc đọc sách nhiều nhất. C. Mình dành thời gian nhiều nhất cho việc đọc sách hằng ngày. D. Cả 3 đáp án trên. Câu 3.Thủ pháp nghệ thuật nổi bật được sử dụng trong tác phẩm “Sống chết mặc bay”là? A. Liệt kê và tang cấp. B. Tương phản và tăng cấp. C. Tương phản và phóng đại. D. So sánh và đối lập. Câu 4. Thành phần trạng ngữ có thể đứng ở vị trí nào trong câu? A. Đầu câu. B. Giữa câu. C. Cuối câu. D. Cả 3 đáp án trên. Câu 5. Trong các câu sau, câu nào là câu chủ động? A. Nhà vua truyền ngôi cho cậu bé. B. Lan được mẹ tặng chiếc cặp sách. C. Thuyền bị gió đẩy ra xa. D. Ngôi nhà đã bị thợ xây phá. Câu 6. Trong văn bản “Đức tính giản dị của bác Hồ” tác giả Phạm Văn Đồng đã đề cập đến sự giản dị của Bác ở những phương diện nào? A. Bữa ăn, công việc B. Đồ dùng, căn nhà. C. Quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết. D. Cả 3 đáp án trên. Câu 7. Trong cảnh mưa gió tầm tã, nước sông cuồn cuộn dâng lên, viên quan phụ mẫu đi đâu và làm gì? A. Đi kiểm tra tình hình đê điều. B. Đi chơi bài bạc (đánh tổ tôm) với bọn thuộc hạ. C. Đi đôn đốc việc hộ đê. D. Dầm mưa dãi gió, đi chống lũ lụt. Câu 8. Câu “Cây bàng lá đã rụng hết” có cụm chủ – vị mở rộng thành phần nào? A. Chủ ngữ. B. Vị ngữ. C. Phụ ngữ. D. Cả chủ ngữ và vị ngữ . II. TỰ LUẬN (8 điểm) Câu 1. (3 điểm): 68
  9. Viết đoạn văn từ 8-10 câu để làm sáng tỏ “Sự giản dị của Bác đã được tác giả Phạm Văn Đồng khắc họa rõ trong văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ”.Trong đoạn có sử dụng câu rút gọn và gạch chân các câu rút gọn đó. Câu 3. (5 điểm):Học sinh chọn 1 trong 2 đề sau: Đê 1: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”. Đề 2: Ca dao có câu: “ Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng”. Em hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao ấy. 69
  10. PHÒNG GD&ĐT GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS NINH HIỆP Năm học: 2019-2020 Môn : Ngữ văn 7 Đề số 2 Thời gian: 90 phút I. TRẮC NGHIỆM (2điểm). Chọn câu trả lời đúng nhất: Câu 1. Văn bản “Ý nghĩa văn chương” của tác giả nào? A. Hoài Thanh. B. Phạm văn Đồng. C. Phạm Duy Tốn. D. Đặng Thai Mai. Câu 2. Câu tục ngữ “Học ăn, học nói, học gói, học mở” rút gọn thành phần nào?: A.Vị ngữ. B. Cả chủ ngữ và vị ngữ. C. Chủ ngữ. D. Trạng ngữ. Câu 3. Thủ pháp nghệ thuật nổi bật được sử dụng trong tác phẩm “Sống chết mặc bay”là? A. Liệt kê và tăng cấp. B. Tương phản và tăng cấp. C. Tương phản và phóng đại. D. So sánh và đối lập. Câu 4.Trong tiếng việt, từ một câu chủ động có thể chuyển đổi thành mấy câu bị động tương ứng? A. Ba câu bị động tương ứng. B. Ít nhất là 2 câu bị động tương ứng. C. Một câu bị động tương ứng. D. Hai câu bị động tương ứng. Câu 5. Câu in đậm trong trường hợp sau thuộc kiểu câu gì: “Vài hôm sau. Buổi chiều. Anh đi bộ dọc con đường”? A. Câu đặc biệt. B. Câu rút gọn C. Câu ghép. D. Câu đơn bình thường. Câu 6. Công dụng nào của văn chương được Hoài Thanh khẳng dịnh trong bài viết của mình? A. Văn chương giúp cho người gần người hơn. B. Văn chương là loại hình giải trí của con người. C. Văn chương gây cho ta tình cảm và bồi dưỡng tình cảm ta sẵn có. D. Văn chương sẽ dự báo những điều trong tương lai. Câu 7. Cho câu: “Trong lũng nhỏ, lúa vàng chói chang, bồng bồng như bọt nước.” đâu là bộ phận trạng ngữ ? A.Trong lũng nhỏ. B. Trong lũng nhỏ, lúa vàng chói chang. C. Lúa vàng chói chang. D. Bồng bồng như bọt nước. Câu 8. Thành phần trạng ngữ trong câu trên dùng để chỉ ? A. Nguyên nhân,mục đích. B. Nơi chốn. C. Thời gian. D. Phương tiện. II. TỰ LUẬN Câu 1. (3 điểm): Viết đoạn văn từ 8-10 câu để làm sáng tỏ “Tên quan phụ mẫu trong văn bản Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn là kẻ vô trách nhiệm, lòng lang dạ thú”.Trong đoạn có sử dụng câu rút gọn và gạch chân các câu rút gọn đó. Câu 3. (5 điểm):Học sinh chọn 1 trong 2 đề sau: Đê 1: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”. Đề 2: Ca dao có câu: “ Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng”. Em hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao ấy. 70
  11. PHÒNG GD&ĐT GIA LÂM BIỂU ĐIỂM VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THCS NINH HIỆP ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II Năm học: 2019-2020 Đề số 2 Môn : Ngữ văn 7 Thời gian: 90 phút Phần I: Mỗi câu đúng được 0,25 điểm Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 A C B D A C A B Phần II : Câu 1: ( 3 điểm): Hình thức: ( 1 điểm) - Đủ số câu: 8-10 câu - Có câu có sự liên kết chặt chẽ - Có sử dụng và chỉ rõ câu rút gọn Nội dung:( 2 điểm) - Quan phụ mẫu là kẻ vô trách nhiệm + Nhiệm vụ là hộ đê + Quan lại chơi bài trong đình - - Là kẻ “lòng lang dạ thú” + Đi hộ đê nhưng mang những đồ dùng đắt tiền + Chơi tổ tôm trong đình dù trời long đất lở + Có người vào báo “đê sắp vỡ” quan phụ mẫu quát “mặc kệ” rồi chơi tiếp + Khi có người báo “đê vỡ” quan đỏ mặt tía tái, quát tháo. + Khi đê vỡ là lúc quan ù ván bài to, ngài vô cùng sung sướng. Câu 2 : ( 5 điểm) Đề 1 I. Mở bài - Dẫn dắt vấn đề chứng minh - Khái quát nội dung, ý nghĩa của câu tục ngữ: Lòng biết ơn. II. Thân bài 1. Giải thích * Nghĩa đen: - Uống nước: là uống những dòng nước mát lành từ thiên nhiên ban tặng cho chúng ta trong cuốc sống. - Nguồn là nơi bắt đầu của dòng nước * Nghĩa bóng: - “Uống nước nhớ nguồn”: Thừa hưởng hoặc sử dụng thành quả lao động, đấu tranh của các thế hệ trước. Nguyên nhân dẫn đến, con người hoặc tập thể làm ra thành quả đó. Ý nghĩa: Lời nhắc nhở khuyên nhủ của ông cha ta đối với con cháu, những ai đã, đang và sẽ thừa hưởng thành quả công lao của người đi trước 2. Chứng minh: Dân tộc Việt nam sống theo đạo lý đó được thể hiện qua hành động và lời ăn tiếng nói hàng ngày. - Lễ hội: Giỗ tổ, lễ tế thần nông, Tết tảo mộ, Tết thanh minh - Bàn thờ gia tiên để thờ cúng tổ tiên,ông bà kính nhớ những người đã khuất. Phụng dưỡng ông bà, bố mẹ - 27/7 viếng các nghĩa trang liệt sĩ. - Các phong trào đền ơn đáp nghĩa. 71
  12. 3. Phải làm gì để "nhớ nguồn". - Tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc, ra sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước. - Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình, và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa nước ngoài. - Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người. III. Kết bài - Khẳng định giá trị của câu tục ngữ trong tình hình thực tế đời sống hiện nay. - Phải sống sao xứng đáng, trọn nghĩa trọn tình theo đúng truyền thống đạo lí tốt đẹp của cha ông. Đề 2 I. Mở bài - Dẫn dắt giới thiệu câu ca dao cần giải thích II. Thân bài 1. Giải thích - Nhiễu là thứ vải tơ đẹp, điều là màu đỏ. Nhiễu điều là thứ vải quý,mềm mịn, màu đỏ mang vẻ đẹp quý phái và sang trọng. Chúng thường được dùng để may áo đẹp hay để lót những vật quý. - Giá gương là vật dụng trong mỗi gia đình được thợ thủ công chạm khắc để đỡ chiếc gương soi. - Tấm vải lụa đỏ và chiếc giá gương tưởng không liên quan gì đến nhau nhưng khi ta phủ tấm lụa lên giá gương thì chiếc gương sẽ không bị bám phải bụi bẩn và không bị hoen ố. - Nghĩa bóng: “Nhiễu điều” và “giá gương” là hình ảnh ẩn dụ cho những con người trong cuộc sống. Là người thì phải biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau. Như “nhiễu điều phủ lấy giá gương”, con người cũng phải biết san sẻ, đùm bọc, che chở và đoàn kết với nhau. 2. Tại sao phải sống đoàn kết, đùm bọc che chở? - Bởi đó là truyền thống đạo lý của ông cha ta từ ngàn đời nay.Có đoàn kết thì mới tạo lên sức mạnh vượt qua mọi khó khăn. - Yêu người cũng chính là yêu mình, giúp đỡ cưu mang những người hoạn nạn cũng chính là sự cứu rỗi trái tim mình. Như vậy yêu thương, sẻ chia là nguồn gốc của hạnh phúc. - Cho đi cũng là nhận lại. Ta mở rộng tấm lòng yêu thương, bao dung với người khác thì ta sẽ nhận lại được trái tim thanh thản và sự yêu mến kính trọng từ mọi người. - Yêu thương ngày nay được định nghĩa một cách đơn giản hơn. Một cái nắm tay động viên khi bạn bè gặp thất bại, một nắm xôi sáng nóng hổi cho đứa bé đói rét bên đường, một tờ báo cho đứa bé dầu mưa dãi nắng để mưu sinh những hành động nhỏ nhưng mang cả trái tim ấm áp. - Ngày nay nhiều chương trình như “Cặp lá yêu thương”, “Trái tim cho em” hay “Vì bạn xứng đáng” được tổ chức để giúp đỡ những người gặp hoàn cảnh khó khăn có được cuộc sống tốt đẹp hơn. Đó cũng là phương tiện để lan tỏa tình yêu thương. 3. Cần phải làm gì để thực hiện bài học đó? - Cần mở rộng trái tim đồng cảm với mọi người xung quanh. - Phê phán lối sống thờ ơ, vô cảm, thiếu tình thương, không biết quan tâm chia sẻ giúp đỡ người khác. Đó là biểu hiện của con người ích kỉ, chỉ nghĩ tới bản thân mình. III.Kết bài - Nêu suy nghĩ về câu tục ngữ - Để thế giới này trở nên tốt đẹp hơn, để tình yêu thương được san sẻ tới với tất cả mọi người, các bạn cần hành động ngay từ hôm nay. Tôi đã sẵn sàng, còn các bạn thì sao? * Biểu điểm: - Điểm 5: Làm tốt các yêu cầu về nội dung và hình thức, bài viết sáng tạo, lập luận rõ ràng , thuyết phục, lời văn trong sáng - Điểm 3-4: Làm đúng yêu cầu kiểu bài, vận dụng phương pháp chưa được nhuần nhuyễn, nội dung còn sơ sài, còn mắc vài lỗi nhỏ về lập luận, chính tả, dùng từ đặt câu 72
  13. - Điểm dưới 2 và dưới 2: Không vận dụng được các kĩ năng của kiểu bài nghị luận giải thích - chứng minh, bài viết mắc nhiều lỗi; nội dung bài viết quá yếu 73
  14. PHÒNG GD&ĐT GIA LÂM BIỂU ĐIỂM VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THCS NINH HIỆP ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II Năm học: 2019-2020 Đề số 1 Môn : Ngữ văn 7 Thời gian: 90 phút Phần I: Mỗi câu đúng được 0,25 điểm Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 C A B D A D B B Phần II : Câu 1: ( 3 điểm) + Hình thức( 1điểm) a. Đủ số câu: 8-10 câu. b. Các câu có sự liên kết chặt chẽ. c. Có sử dụng câu và chỉ rõ câu rút gọn. + Nội dung:( 2điểm) d. Bác giản dị trong đời sống. e. Bác giản dị trong quan hệ với mọi người. f. Bác giản dị trong lời nói và bài viết. Câu 2 : ( 5 điểm) Đề 1 I,Mở bài - Dẫn dắt vấn đề chứng minh. - Khái quát nội dung ý nghĩa của câu: Lòng biết ơn. II. Thân bài 1. Giải thích: "Uống nước nhớ nguồn". * Nghĩa đen: - Uống nước: là uống những dòng nước mát lành từ thiên nhiên ban tặng cho chúng ta trong cuốc sống. - Nguồn là nơi bắt đầu của dòng nước * Nghĩa bóng: - Uống nước: Thừa hưởng hoặc sử dụng thành quả lao động, đấu tranh của các thế hệ trước. Nguyên nhân dẫn đến, con người hoặc tập thể làm ra thành quả đó. Ý nghĩa: Lời nhắc nhở khuyên nhủ của ông cha ta đối với con cháu, những ai đã, đang và sẽ thừa hưởng thành quả công lao của người đi trước 2. chứng minh: Dân tộc Việt nam sống theo đạo lý đó được thể hiện qua hành động và lời ăn tiếng nói hàng ngày. - Lễ hội: Giỗ tổ, lễ tế thần nông, Tết tảo mộ, Tết thanh minh - Bàn thờ gia tiên để thờ cúng tổ tiên,ông bà kính nhớ những người đã khuất. Phụng dưỡng ông bà, bố mẹ - 27/7 viếng các nghĩa trang liệt sĩ. - Các phong trào đền ơn đáp nghĩa. 3. Phải làm gì để "nhớ nguồn". - Tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc, ra sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước. - Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình, và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa nước ngoài. - Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người.- - Phê phán những kẻ vong ân bội nghĩa III. Kết bài 74
  15. - Khẳng định giá trị của câu tục ngữ trong tình hình thực tế đời sống hiện nay. - Phải sống sao xứng đáng, trọn nghĩa trọn tình theo đúng truyền thống đạo lí tốt đẹp của cha ông. Đề 2 I.Mở bài - Dẫn dắt giới thiệu về câu tục ngữ cần giải thích - Khái quát nội dung ý nghĩa của câu: Lòng thương người, yêu thương chia sẻ, đoàn kết đùm bọc giúp đỡ nhau. II. Thân bài 1. Giải thích - Nhiễu là thứ vải tơ đẹp, điều là màu đỏ. Nhiễu điều là thứ vải quý,mềm mịn, màu đỏ mang vẻ đẹp quý phái và sang trọng. Chúng thường được dùng để may áo đẹp hay để lót những vật quý. - Giá gương là vật dụng trong mỗi gia đình được thợ thủ công chạm khắc để đỡ chiếc gương soi. - Tấm vải lụa đỏ và chiếc giá gương tưởng không liên quan gì đến nhau nhưng khi ta phủ tấm lụa lên giá gương thì chiếc gương sẽ không bị bám phải bụi bẩn và không bị hoen ố. - Nghĩa bóng: “Nhiễu điều” và “giá gương” là hình ảnh ẩn dụ cho những con người trong cuộc sống. Là người thì phải biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau. Như “nhiễu điều phủ lấy giá gương”, con người cũng phải biết san sẻ, đùm bọc, che chở và đoàn kết với nhau. 2. Tại sao phải sống đoàn kết, đùm bọc che chở? - Bởi đó là truyền thống đạo lý của ông cha ta từ ngàn đời nay.Có đoàn kết thì mới tạo lên sức mạnh vượt qua mọi khó khăn. - Yêu người cũng chính là yêu mình, giúp đỡ cưu mang những người hoạn nạn cũng chính là sự cứu rỗi trái tim mình. Như vậy yêu thương, sẻ chia là nguồn gốc của hạnh phúc. - Cho đi cũng là nhận lại. Ta mở rộng tấm lòng yêu thương, bao dung với người khác thì ta sẽ nhận lại được trái tim thanh thản và sự yêu mến kính trọng từ mọi người - Yêu thương ngày nay được định nghĩa một cách đơn giản hơn. Một cái nắm tay động viên khi bạn bè gặp thất bại, một nắm xôi sáng nóng hổi cho đứa bé đói rét bên đường, một tờ báo cho đứa bé dầu mưa dãi nắng để mưu sinh những hành động nhỏ nhưng mang cả trái tim ấm áp. - Ngày nay nhiều chương trình như “Cặp lá yêu thương”, “Trái tim cho em” hay “Vì bạn xứng đáng” được tổ chức để giúp đỡ những người gặp hoàn cảnh khó khăn có được cuộc sống tốt đẹp hơn. Đó cũng là phương tiện để lan tỏa tình yêu thương. 3. Cần phải làm gì để thực hiện bài học đó? - Cần mở rộng trái tim đồng cảm với mọi người xung quanh. - Phê phán lối sống thờ ơ, vô cảm, thiếu tình thương, không biết quan tâm chia sẻ giúp đỡ người khác. Đó là biểu hiện của con người ích kỉ, chỉ nghĩ tới bản thân mình. III. Kết bài - Nêu suy nghĩ về câu tục ngữ - Để thế giới này trở nên tốt đẹp hơn, để tình yêu thương được san sẻ tới với tất cả mọi người, các bạn cần hành động ngay từ hôm nay. Tôi đã sẵn sàng, còn các bạn thì sao? * Biểu điểm: - Điểm 5: Làm tốt các yêu cầu về nội dung và hình thức, bài viết sáng tạo, lập luận rõ ràng , thuyết phục, lời văn trong sáng - Điểm 3-4: Làm đúng yêu cầu kiểu bài, vận dụng phương pháp chưa được nhuần nhuyễn, nội dung còn sơ sài, còn mắc vài lỗi nhỏ về lập luận, chính tả, dùng từ đặt câu - Điểm dưới 2 và dưới 2: Không vận dụng được các kĩ năng của kiểu bài nghị luận giải thích - chứng minh, bài viết mắc nhiều lỗi; nội dung bài viết quá yếu 75
  16. PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ĐIỆN BIÊN KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II CỤM TRƯỜNG SỐ 3 NĂM HỌC: 2019 – 2020 Môn: Ngữ Văn - Lớp 7 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 90 phút ( không kể thời gian giao đề) Mã đề 01 Họ và tên: Lớp: Điểm: ĐỀ BÀI I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đầu phương án đúng nhất. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án Câu 1.Tác giả của văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là ai ? A. Hồ Chí Minh B. Phạm Văn Đồng C. Phạm Duy Tốn D. Hoài Thanh Câu 2. Văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ra đời vào năm nào ? A. Năm 1951 B. Năm 1954 C. Năm 1975 D. Năm 1986 Câu 3. Trạng ngữ trong câu sau:“Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng ”chỉ ý nghĩa gì ? A. Thời gian B. Nguyên nhân C. Mục đích D. Địa điểm Câu 4. Đâu là câu văn mở đầu của văn bản: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ? A. Nhân dân ta có một lòng yêu nước nồng nàn. B. Dân ta có một lòng yêu nước nồng nàn. C. Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. D. Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Câu 5. Gíá trị nhân đạo trong văn bản Sống chết mặc bay là gì ? A.Thể hiện lòng căm thù giai cấp thống trị của tác giả. B.Thể hiện niềm cảm thương của tác giả trước cuộc sống lầm than ,cơ cực của nhân dân. C. Phản ánh sự bất lực của con người trước thiên nhiên dữ dội. D. Phán ánh sự vô trách nhiệm của bọn quan lại. Câu 6. Câu nào không phải là câu bị động ? A. Giáp được thầy giáo khen. C.Nó được mẹ dắt đi chơi. B. Thằng bé bị ngã rất đau. D.Nó bị cô giáo phê bình. Câu 7. Lời nói của Bác :“Không có gì quý hơn độc lập, tự do”,“ Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi” ”nói đến phương diện giản dị nào của Bác Hồ ? A. Giản dị trong quan hệ với mọi người. B.Giản dị trong lời nói và bài viết. 76
  17. C. Giản dị trong đời sống. D.Giản dị trong tác phong. Câu 8. Trong các thao tác sau, phép lập luận nào là phép lập luận chính của văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ ? A. Lập luận B. Giải thích C. Chứng minh D. So sánh Câu 9.Trong văn bản Ý nghĩa văn chương, ngoài ý nghĩa là hình ảnh của sự sống muôn hình vạn trạng, văn chương còn có khả năng gì sau đây ? A. Tái hiện quá khứ . B. Mô tả tương lai. C. Chỉnh sửa sự sống. D.Sáng tạo sự sống. Câu 10. Câu nào là câu đặc biệt trong các câu sau ? A. Mẹ đi làm. B. Hoa nở. C. Bạn học bài chưa ? D. Tiếng sáo diều. Câu 11. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào nên hạn chế sử dụng câu rút gọn nhất ? A. Cha mẹ nói với con cái B. Bạn bè nói với nhau C. Nói chuyện với người nước ngoài D. Học trò nói với thầy cô Câu 12.Trong câu ”Bẩm quan lớn đê vỡ mất rồi!” dấu chấm lửng có tác dụng gì ? A . Tỏ ý còn nhiều cung bậc chưa kể ra hết. C. Nói lên sự ngập ngừng, đứt quãng. B. Biểu hiện sự kéo dài của lời nói. D.Tỏ ý lấp lửng, hàm ý vấn đề gì đó. B. TỰ LUẬN ( 7,0 điểm) Câu 1:( 2,0 điểm). Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi. [ ] Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ Chủ tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết, vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được. Suy cho cùng, chân lí, những chân lí lớn của nhân dân ta cũng như của thời đại là giản dị: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi” Những chân lý giản dị mà sâu sắc đó lúc thâm nhập vào quả tim và bộ óc của hàng triệu con người đang chờ đợt nó, thì đó là sức mạnh vô địch, đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng. (Đức tính giản dị của Bác Hồ - Phạm Văn Đồng) a. Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt nào ? b. Nêu nội dung của đoạn trích ? c. Dấu chấm lửng trong đoạn văn trên (Sau cụm từ “không bao giờ thay đổi” ) dùng để làm gì ? d. Qua văn bản Đức Tính giản dị của Bác Hồ em học tập được điều gì từ Bác ? Câu 2. (5,0 điểm) Chọn một trong hai đề sau: Đề 1: Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Hãy chứng minh lời nhắc nhở đó là nét đẹp truyền thống đạo lí của dân tộc Việt Nam. Đề 2: Chứng minh rằng: Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta. BÀI LÀM 77
  18. HƯỚNG DẪN CHẤM PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ĐIỆN BIÊN KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II CỤM TRƯỜNG SỐ 3 NĂM HỌC: 2019 – 2020 Môn: Ngữ Văn - Lớp 7 ĐỀ CHÍNH THỨC Mã đề 01 A. Lưu ý chung: - Giáo viên cần nghiên cứu kĩ hướng dẫn chấm, thống nhất phân chia thang điểm trong từng nội dung một cách cụ thể. - Trong quá trình chấm, cần tôn trọng tính sáng tạo của học sinh. Chấp nhận cách diễn đạt, thể hiện khác với đáp án mà vẫn đảm bảo nội dung theo chuẩn kiến thức kĩ năng và năng lực, phẩm chất người học. B. Hướng dẫn cụ thể: I. Trắc nghiệm: ( 3,0 điểm) Mỗi ý đúng được 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án A A A C B B B C D D D C II. Tự luận: (7,0 điểm) Câu 1:( 2,0 điểm). a. Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt: Nghị luận. 0,25 Nội dung của đoạn trích: Tác giả chứng minh sự giản dị của Bác trong lời b. 0,25 nói, bài viết. Dấu chấm lửng trong đoạn văn trên ( Sau cụm từ “không bao giờ thay c. 0,5 đổi” ) dùng để tỏ ý còn nhiều trường hợp tương tự chưa được liệt kê hết. Qua văn bản Đức Tính giản dị của Bác Hồ học tập được từ Bác: Sự giản dị d. trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, trong quan hệ với mọi người, trong 1,0 lời nói Câu 2. (5,0 điểm) Chọn một trong hai đề sau: Đề 1: Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Hãy chứng minh lời nhắc nhở đó là nét đẹp truyền thống đạo lí của dân tộc Việt Nam. *Yêu cầu chung: Học sinh biết thiết lập kiến thức và kĩ năng văn nghị luận để tạo lập văn bản. Bài viết có bố cục đầy đủ, rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. 79
  19. *Yêu cầu cụ thể: Nội dung Điểm a. Yêu cầu chung: Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về văn nghị luận để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng 3 phần. b. Yêu cầu cụ thể: 0,5 * Xác định đúng đối tượng nghị luận: Câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây- lòng biết ơn * Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: - Bài viết phải có bố cục 3 phần rõ ràng. - Nghị luận về truyền thống đạo lí tốt đẹp: Lòng biết ơn, diễn đạt trôi chảy, bảo đảm 0,5 tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. c, Đảm bảo các nội dung sau: - Dân tộc Việt Nam có truyền thống đạo đức tốt đẹp được xây dựng trên nền tảng 3 của tư tưởng nhân nghĩa. - Suốt mấy ngàn năm, nhân dân ta nhắc nhở nhau sống theo đạo lí: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. * Giải thích: Thế nào là Ăn quả nhớ kẻ trồng cây: Người được hưởng thành quả phải nhớ tới người đã tạo ra thành quả đó. Thế hệ sau phải ghi nhớ công ơn của thế hệ trước. * Chứng minh: Dân tộc Việt Nam sống theo đạo lí đó thể hiện qua hành động, lời ăn tiếng nói hàng ngày: - Từ xưa dân tộc Việt Nam ta đã luôn nhớ tới cội nguồn, luôn biết tới những người đã làm ra thành quả cho mình được hưởng + Lễ hội: giỗ Tổ, lễ tảo mộ, tục tết thầy học, sau vụ gặt: tết cơm mới (tế thần và biếu bậc trên), những người luôn quan tâm mình như bố mẹ, bố mẹ vợ, thầy cô, ) +Nhà nào cũng có bàn thờ gia tiên, thờ cúng tổ tiên, ông bà tưởng nhớ những người đã khuất. Phụng dưỡng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ lúc tuổi già + Khắp đất nước, nơi nào cũng có đền miếu, chùa chiền thờ phụng các bậc tiền bối, các vị anh hung có công mở nước và giữ nước. - Đến nay đạo lí ấy vẫn được những con người Việt Nam của thời đại tiếp tục phát huy (minh họa bằng những phong trào, những việc làm cụ thể :10/3 các nơi vẫn làm lễ giỗ tổ,27/7 viếng các nghĩa trang liệt sĩ ) * Bàn luận, mở rộng: - Các thế hệ sau giữ gìn, vun đắp, phát huy - Đáng trách những kẻ vong ân bội nghĩa - Lòng biết ơn là tình cảm cao quí, thiêng liêng, là thước đo đạo đức, phẩm chất - Tạo vẻ đẹp tinh thần truyền thống của Việt Nam. d. Sáng tạo. 0,5 Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo( viết câu, sử dụng từ ngữ, ) lập luận chặt chẽ e. Chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,5 Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. Đề 2: Chứng minh rằng: Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta. 80
  20. *Yêu cầu chung: Học sinh biết thiết lập kiến thức và kĩ năng văn nghị luận để tạo lập văn bản. Bài viết có bố cục đầy đủ, rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. *Yêu cầu cụ thể: Nội dung Điểm a. Yêu cầu chung: 0,5 Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về văn nghị luận để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng 3 phần. b. Yêu cầu cụ thể: * Xác định đúng đối tượng nghị luận: Ý nghĩa của việc bảo vệ rừng đối với cuộc sống con người. * Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: -Bài viết phải có bố cục 3 phần rõ ràng. - Nghị luận về một vấn đề xã hội: ý nghĩa của việc bảo vệ rừng đối với cuộc sống 0,5 con người , diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. c, Đảm bảo các nội dung sau: Giới thiệu về rừng và khái quát vai trò của rừng đối với cuộc sống con người, vấn đề bảo vệ rừng hiện nay * Vai trò của rừng: 3 - Rừng là hệ sinh thái, nguồn lợi tài nguyên, khoáng sản (rừng là ngôi nhà chung của muôn loài, rừng cho gỗ, thú, khoáng sản ) - Rừng góp phần bảo vệ an ninh quốc gia (rừng che bộ đội, rừng vây quân thu, rừng cùng người Việt Nam đánh thắng giặc ngoại xâm ) - Bảo vệ rừng là bảo vệ nguồn dưỡng khí cho sự sống, bảo vệ con người khỏi những thiên tai, là đang gìn giữ cho những lợi ích lâu dài của cả cộng đồng - Rừng cây ngăn nước lũ, chống xói mòn đát, giữ nước ngầm *Thực trạng rừng hiện nay: Diện tích rừng ngày một thu hẹp * Nguyên nhân: Do sự chuyển đổi mục đích sử dụng rừng không hợp lí và nạn chặt phá rừng diễn ra mạnh mẽ * Hậu quả: Hệ sinh thái mất cân bằng, thảm động thực vật quý hiếm cạn kiệt, tài nguyên rừng giảm hẳn, * Biện pháp bảo vệ rừng: trồng rừng, * Liên hệ bản thân: Tuyên truyền cho mọi người hiểu để bảo vệ rừng - Trách nhiệm của bản thân đối với việc bảo vệ rừng: đó là trách nhiệm của tất cả mọi người. d. Sáng tạo. 0,5 Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo( viết câu, sử dụng từ ngữ, ) lập luận chặt chẽ e. Chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,5 Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 81
  21. UBND QUẬN BÌNH THẠNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS PHÚ MỸ MÔN NGỮ VĂN LỚP 7 NĂM HỌC 2019 – 2020 Thời gian : 90 phút ( không kể thời gian phát đề) ĐỀ THI CHÍNH THỨC Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi : .” Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ Chủ tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết, vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được. Suy cho cùng, chân lí, những chân lí lớn của nhân dân ta cũng như của thời đại là giản dị : “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi” Những chân lý giản dị mà sâu sắc đó lúc thâm nhập vào quả tim và bộ óc của hàng triệu con người đang chờ đợi nó, thì đó là sức mạnh vô địch, đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng.” (Trích văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” _ Phạm Văn Đồng) Câu 1 : ( 2.0 điểm) a) Trong đoạn trích có nêu “Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong ”. Em hãy nêu hai ví dụ cụ thể về sự giản dị ấy của Bác ? b) Theo em, học sinh cần phải làm gì để rèn luyện tính giản dị khi ở trong trường học ? Câu 2 : ( 2.0 điểm) a) Xác định một phép liệt kê có trong đoạn trích trên ? b) Tìm câu rút gọn và câu đặc biệt có trong đoạn văn sau. (Chú thích rõ hai kiểu câu ấy) Tôi nằm ngủ trong chăn ấm. Không ra khỏi nhà vì trời còn âm u. Ngủ thiếp đi khi nào không hay. Tôi chợt thức giấc. Nhìn kìa ! Một chiếc lá ! Chiếc lá duy nhất còn sót lại trên cành cây khẳng khiu sau đợt đêm đông dài. Câu 3 : ( 6.0 điểm) Lòng biết ơn là đạo lý ngàn đời của dân tộc Việt Nam. Đó là lẽ sống, cách ứng xử mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc hơn bốn ngàn năm văn hiến. Vì thế, ông cha ta đã từng răn dạy con cháu phải “Uống nước nhớ nguồn”. Em hãy viết một bài văn nghị luận để làm sáng tỏ ý nghĩa câu tục ngữ trên ? HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ II LỚP 7 MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2019 – 2020 Câu 1 : a) _ Hs nêu được 2 ví dụ về đức tính giản dị của Bác đã được học trong văn bản trên. Mỗi đức tính(0.5 điểm/1 biểu hiện) _ Hs nêu ví dụ bên ngoài về sự giản dị của Bác, nếu đúng vẫn chấp nhận. _ Hs nêu dẫn chứng trong lời nói, bài viết(0.0 điểm) b) _ Thực hiện đúng nội qui nhà trường đề ra _ Trang phục khi đến trường (tươm tất, sạch sẽ, gọn gàng, lịch sự ) _ Bảo vệ của công của nhà trường (không xa hoa, lãng phí, phá hoại ) 82
  22. _ Nói năng, cư xử chuẩn mực (không điệu bộ, kiểu cách, đi đứng đàng hoàng, diễn đạt dễ hiểu, có văn hóa ) Hs trình bày trên hai ý trong các ý trên ( 0.5 điểm/ 1mỗi ý). Hs diễn đạt thành câu hay đoạn văn đều được. Học sinh trả lời cộc lốc, không có chủ ngữ ( -0.25 điểm) Câu 2 : a. Các phép liệt kê có trong đoạn trích : _ Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong _ cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được - lời nói và bài viết - độc lập, tự do Hs xác định đúng 1 phép liệt kê :(1.0 điểm) b. Học sinh chép chính xác: Câu rút gọn: “Không ra khỏi nhà vì trời còn âm u.” và “Ngủ thiếp đi khi nào không hay.” (0.5đ) Câu đặc biệt: “Nhìn kìa!” và “Một chiếc lá!” (0.5đ) - học sinh không chú thích 1 kiểu câu: -0.25đ; không chú thích cả hai kiểu câu:0.0đ - Học sinh chép lại câu thiếu dấu chấm câu hoặc sai hai lỗi chính tả trở lên -0.25đ/ lỗi Câu 3 : 1. Về hình thức, kỹ năng(0.5 điểm) _ Bố cục 3 phần, đúng thể loại văn nghị luận giải thích và chứng minh. _ Dẫn dắt tự nhiên, mạch lạc. - Đúng thể loại văn nghị luận. 2. Về nội dung(5.5 điểm) a) Mở bài :(0.5 điểm) Hs giới thiệu vấn đề và trích dẫn được câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”. b) Thân bài : *Giải thích: (1.0 điểm) - nghĩa đen, nghĩa bóng của câu tục ngữ. - Tại sao phải uống nước nhớ nguồn ? *Chứng minh :( 2.5 điểm) +Trong gia đình : . Biết ơn cha mẹ đã sinh thành, dạy dỗ. . Nhớ ông bà, tổ tiên. . Dẫn chứng ca dao, tục ngữ, thơ về long biết ơn. + Trong nhà trường : 83
  23. . Biết ơn thầy cô giáo. . Dẫn chứng bằng ca dao, tục ngữ, thơ + Ngoài xã hội : . Các ngày lễ lớnnhư : Thương binh liệt sĩ, ngày thầy thuốc Việt Nam, ngày quân đội nhân dân . Ghi nhớ công ơn các anh hùng liệt sĩ, xây dựng nhà tình nghĩa, tình thương. *Liên hệ bản thân ( 1.0 điểm) - Phê phán thái độ vô ơn bội nghĩa. - Là học sinh em sẽ làm gì để thể hiện lòng biết ơn? c) Kết bài :(0.5 điểm) _ Khái quát vấn đề. _ Nêu suy nghĩ của em về câu tục ngữ. Biểu điểm + Điểm 5 – 6 : _ Bài làm đúng thể loại, bố cục hợp lý. _ Đáp ứng tốt các yêu cầu của đề bài. + Điểm 3 – 4 : _ Bài làm đúng thể loại, bố cục rõ ràng. _ Đáp ứng khá các yêu cầu của đề bài. + Điểm 1 – 2 : _ Bài làm có nội dung sơ sài. _ Chưa nắm được phương pháp, thể loại văn nghị luận, còn kể lể dài dòng, miêu tả không cần thiết. _ Lạc đề. + Điểm 0 : Bỏ giấy trắng PHÒNG GD&ĐT KIM THÀNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS TAM KỲ NĂM HỌC 2019 - 2020 Môn: Ngữ văn 7 Thời gian làm bài: 90 phút 84
  24. (Đề này gồm 03 câu 01 trang) Câu 1 (3,0 điểm): Cho đoạn văn sau : "Ngoài kia, tuy mưa gió ầm ầm, dân phu rối rít, nhưng trong này xem chừng tĩnh mịch nghiêm trang lắm : trừ quan phụ mẫu ra, mọi người không ai dám to tiếng. So với cái cảnh trăm họ đang vất vả, lấm láp, gội gió tắm mưa, như đàn sâu lũ kiến ở trên đê, thời trong đình rất là nhàn nhã, đường bệ, nguy nga : nào quan ngồi trên, nào nha ngồi dưới, người nhà, lính lệ như khoanh tay sắp hàng, nghi vệ tôn nghiêm, như thần, như thánh " (Ngữ văn 7, tập hai) a. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? b. Nêu ngắn gọn đặc sắc nghệ thuật và nội dung đoạn văn trên? Câu 2 (2,0 điểm): Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép liệt kê trong đoạn thơ sau: Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt Máu trộn bùn non Gan không núng Chí không mòn (Hoan hô chiến sĩ Điện Biên – Tố Hữu) Câu 3 (5,0 điểm): Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ "Có công mài sắt có ngày nên kim". Hết PHÒNG GD&ĐT KIM THÀNH HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA TRƯỜNG THCS TAM KỲ HỌC KỲ II NĂM HỌC 2019 - 2020 Môn: Ngữ văn 7 (Hướng dẫn chấm gồm 03 trang) I. HƯỚNG DẪN CHUNG: 85
  25. - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm điểm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, đánh giá được năng lực văn chương của các em trong toàn bài. - Cần linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm, khuyến khích những bài có sáng tạo, giàu chất văn. - Giáo viên căn cứ vào bài làm cụ thể của học sinh để đánh giá cho phù hợp. Khuyến khích những bài làm sáng tạo. Có thể cho điểm lẻ tới 0.25 điểm. II. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ: Câu 1 (3,0 điểm): a. Mức tối đa: Phần Nội dung Điểm a - Đoạn văn trên trích trong văn bản: Sống chết mặc bay 0,5đ - Tác giả: Phạm Duy Tốn 0,5đ b - Nghệ thuật: + Đoạn văn trên sử dụng phép liệt kê: vất vả, lấm láp, gội gió tắm 0,25đ mưa; nhàn nhã, đường bệ, nguy nga; nào quan ngồi trên, nào nha ngồi dưới + Sử dụng phép so sánh: như đàn sâu lũ kiến ở trên đê 0,25đ + Sử dụng nghệ thuật tương phản: giữa cảnh trong đình và cảnh ở 0,25đ ngoài đê + Sử dụng thành ngữ: gội gió tắm mưa 0,25đ - Nội dung: Nhấn mạnh sự đối lập giữa người dân ở trên đê đang vất vả chống đỡ chạy đua với lũ lụt để bảo vệ tính mạng mình trong khi 1,0đ đó ở trong đình quan đi hộ đê nhưng có cuộc sống vương giả, sung túc Thể hiện sự thờ ơ, vô trách nhiệm của tầng lớp quan lại trong xã hội phong kiến, đồng thời thấy được sự khốn cùng của người dân trong xã hội đó. b. Mức chưa tối đa: Nêu chưa đủ ý, trình bày bẩn. c. Mức không đạt: Trả lời sai hoặc không trả lời. Câu 2 (2,0 điểm): a. Mức tối đa: Phần Nội dung Điểm Chỉ ra Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt đúng Máu trộn bùn non phép tu Gan không núng 1.0đ từ liệt kê Chí không mòn Tác dụng - Biện pháp tu từ liệt kê trên có tác dụng thể hiện hành động, ý chí của bộ đội ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Đồng thời đã nêu bật 1.0 được sức mạnh, tinh thần quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược của quân và dân ta b. Mức chưa tối đa: Chưa nêu đầy đủ đáp án trên. c. Mức không đạt: Trả lời sai hoặc không trả lời. Câu 3 (5,0 điểm): a. Mức tối đa: Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Hình - Trình bày đầy đủ các phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. Phần mở 0,5 thức bài biết dẫn dắt hợp lý và nêu được vấn đề; phần thân bài biết tổ 86
  26. chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân. - Làm đúng kiểu bài nghị luận bằng phép lập luận chứng minh (kết hợp giải thích); biết cách lập ý hợp lí, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng tiêu biểu, xác thực. - Không mắc lỗi dùng từ, diễn đạt, chính tả. Sáng Có cách diễn đạt độc đáo, suy nghĩ, kiến giải mới mẻ về vấn đề 0,5 tạo nghị luận Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ và nêu vai trò quan trọng của ý chí, nghị lực, lòng kiên trì, nhẫn nại trong cuộc sống mà câu tục 0,5 ngữ đã nêu như là một chân lí. Thân bài: Trình bày, đánh giá chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: * Giải thích nghĩa đen và nghĩa bóng : - Nghĩa đen: Một thanh sắt to nhưng nếu con người kiên trì, nhẫn 0,5 nại và quyết tâm thì sẽ rèn thành một cây kim bé nhỏ hữu ích. - Nghĩa bóng: Con người có lòng kiên trì, nhẫn nại, quyết tâm và chăm chỉ chịu khó thì sẽ thành công trong cuộc sống. - Nghĩa sâu xa: Dùng hình ảnh sắt, kim để nói về đức tính kiên trì của con người. Con người nếu có lòng kiên trì thì việc gì cũng có thể làm được. Kiên trì là điều rất cần thiết để con người vượt qua mọi trở ngại trong cuộc sống. * Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: 2,0 - Những người có đức tính kiên trì đều thành công: + Dùng dẫn chứng để chứng minh: Trong cuộc sống, học tập và lao động như: Cao Bá Quát, Nguyễn Nội Hiền, dung Trong kháng chiến: Dân tộc Việt Nam của ta - Kiên trì giúp ta vượt qua mọi trở ngại tưởng như không thể vượt qua được: + Dùng dẫn chứng để chứng minh: Trong cuộc sống, học tập và lao động như: thầy Nguyễn Ngọc Kí, anh Nguyễn Công Hùng, Nick Vujicic - Nếu con người không có lòng kiên trì và không có nghị lực thì sẽ không thành công. + Dùng dẫn chứng để chứng minh: Trong cuộc sống và lao động, trong học tập và trong kháng chiến - Dân gian có câu: “Nước chảy đá mòn”. Kiên trì, nhẫn nại, quyết tâm sẽ giúp người ta làm nên sự nghiệp. - Phê phán những con người thiếu ý chí, nghị lực và lòng kiên trì * Khuyên nhủ mọi người cần phải có lòng kiên trì, có ý chí và nghị lực. 0,5 - Liên hệ bản thân Kết bài: 0,5 + Khẳng định lòng kiên trì và nghị lực là đức tính quan trọng của 87
  27. con người. + Nêu suy nghĩ của bản thân. * Lưu ý: Trên đây là những gợi ý cơ bản, khi chấm, giáo viên căn cứ vào bài làm cụ thể của HS để đánh giá cho phù hợp, trân trọng những bài viết sáng tạo. b. Mức chưa tối đa: Chưa đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về nội dung và hình thứcnêu trên. c. Mức không đạt: Không làm bài hoặc làm lạc đề. Ngày / ./2020 Điểm Nhận xét của GV Họ và tên: KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN: NGỮ VĂN 7 . NH: 2019 - 2020 Lớp: . Thời gian: 90 phút I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Điều rất quan trọng cần phải làm nổi bật là sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch. Rất lạ lùng, rất kì diệu là trong 60 năm của một cuộc đời đầy sóng gió diễn ra ở rất nhiều nơi trên thế giới cũng như ở nước ta, Bác Hồ vẫn giữ nguyên phẩm chất cao quý của một người chiến sĩ cách mạng, tất cả vì nước, vì dân, vì sự nghiệp lớn, trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp. (Trích Đức tính giản dị của Bác Hồ, Phạm Văn Đồng, Ngữ văn 7, Tập hai, NXB Giáo dục, tr. 52, 53) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. Câu 2. Xác định biện pháp liệt kê được sử dụng trong đoạn văn sau: “Rất lạ lùng, rất kì diệu là trong 60 năm của một cuộc đời đầy sóng gió diễn ra ở rất nhiều nơi trên thế giới cũng như ở nước ta, Bác Hồ vẫn giữ nguyên phẩm chất cao quý của một người chiến sĩ cách mạng, tất cả vì nước, vì dân, vì sự nghiệp lớn, trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp.” Câu 3. Xét về cấu tạo, hãy phân loại phép liệt kê vừa tìm được ở câu trên. Câu 4. Nêu nội dung chính của đoạn trích trên. II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Tinh thần đoàn kết đã làm nên sức mạnh của con người. Bởi thế, Bác Hồ từng khuyên rằng: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành công. Hãy chứng minh lời khuyên dạy của Bác hoàn toàn đúng đắn. BÀI LÀM 88
  28. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC: 2019 - 2020 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7 I. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh cách đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. - Nếu học sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản, giáo viên vẫn cho đủ điểm. - Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong tổ chấm. - Điểm lẻ của tổng điểm toàn bài được làm tròn đến một chữ số thập phân. II. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Câu Nội dung Điểm 1 Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là nghị luận. 0,5đ 2 Biện pháp liệt kê được sử dụng trong đoạn văn: 0,5đ + “Rất lạ lùng, rất kì diệu” + “Tất cả vì nước, vì dân, vì sự nghiệp lớn, trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp” 3 Xét về cấu tạo, phân loại phép liệt kê: 1,0đ + “Rất lạ lùng, rất kì diệu”: liệt kê không theo cặp. + “Tất cả vì nước, vì dân, vì sự nghiệp lớn, trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp”: liệt kê không theo cặp. 4 Nội dung chính của đoạn trích: 1,0đ Đoạn trích ngợi ca phẩm chất giản dị và khiêm tốn của Bác Hồ. Dù ở hoàn cảnh nào, Bác vẫn giữ nguyên phẩm chất cao quý ấy, tất cả vì đất nước, vì nhân dân. II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Đề Tinh thần đoàn kết đã làm nên sức mạnh của con người. Bởi thế, Bác Hồ từng khuyên rằng: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành công. Hãy chứng minh lời khuyên dạy của Bác hoàn toàn đúng đắn. * Yêu cầu về kĩ năng: - Biết làm một bài văn nghị luận chứng minh. - Kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, cách dùng từ, đặt câu. - Trình bày cẩn thận, nội dung đầy đủ, có sử dụng lí lẽ và dẫn chứng thuyết phục. * Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau: Mở bài: 1,0đ 91
  29. - Dẫn dắt vấn đề một cách hợp lí. - Trích dẫn lời khuyên của Bác. Thân bài: 5,0đ Luận điểm giải thích: 1,0đ - Đoàn kết là kết hợp các phần tử lẻ tẻ hoặc nhiều bộ phận lại thành một khối thống nhất. - Thành công là đạt được kết quả, đạt được ý muốn, yêu cầu, tiêu chí mà bản thân đã đề ra. - Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh và dẫn đến thành công, giành được thắng lợi rực rỡ, to lớn. - Lời dạy của Bác Hồ đã được thực tế chứng minh, khẳng định sự đúng đắn của chân lí cuộc sống: đoàn kết là sức mạnh. Luận điểm ý nghĩa: 2,0đ - Trong gia đình: Tinh thần đoàn kết giúp anh em thân thiết, gắn kết nhau hơn (dẫn chứng). - Trong nhà trường: Đoàn kết tạo nên tình đồng đội, cùng nhau vượt qua khó khăn, tạo nên thành công trong các hoạt động vui chơi, học hỏi (dẫn chứng). - Trong lao động sản xuất: Nhờ đoàn kết, chung sức, người xưa mới có thể chống lại các thế lực tàn phá của thiên nhiên. Đoàn kết tạo nên sức lao động đủ khả năng để làm các công trình to lớn, giải quyết nhiều vấn đề do thực tế sản xuất, nghiên cứu khoa học đề ra (dẫn chứng). - Trong đấu tranh bảo vệ đất nước: Đoàn kết là một trong những nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của đất nước ta trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược (dẫn chứng). Luận điểm nêu biện pháp: 2,0đ - Trong gia đình: Phải luôn nhường nhịn, thấu hiểu lẫn nhau; phải đặt tình anh em trên hết, không nên tranh giành gây mất đoàn kết; yêu thương ông bà, cha mẹ, anh chị em trong nhà (dẫn chứng). - Trong cuộc sống: Hòa nhập chứ không hòa tan, quan tâm bạn bè, thắt chặt tình cảm gắn bó. - Phê phán lối sống gây chia rẽ, mất đoàn kết. Kết bài: 1,0đ - Khẳng định lại lời khuyên trên là đúng đắn. - Hành động của bản thân và mọi người. Lưu ý: - Nếu học sinh làm bài không có bố cục mở bài, thân bài, kết bài trừ phân nửa số điểm toàn bài. (-3,5đ) - Học sinh có những suy nghĩ riêng mà hợp lí thì vẫn được chấp nhận. - Khuyến khích những bài viết sáng tạo. Tổng Chỉ cho điểm tối đa khi học sinh đạt cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. 10,0đ điểm 92
  30. TRƯỜNG THCS . ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Năm học 2019 – 2020 Ngày kiểm tra: 15/6/2020 Môn thi: NGỮ VĂN 7 Thời gian làm bài: 90 phút PHẦN I: (7 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của dân ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” 1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? (0.5 điểm) 2. Hãy chỉ ra câu văn nêu luận điểm và xác định nội dung chính của đoạn văn trên? (1.0 điểm) 3. Trong đoạn văn tác giả sử dụng hình ảnh nào để diễn tả sức mạnh tinh thần yêu nước? Nêu ý nghĩa của cách sử dụng hình ảnh đó? (1.5 điểm) 4. Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 1 trang giấy thi ) chứng minh rằng “ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước” (3.5 điểm) 5. Kể tên các văn bản thuộc chủ đề: Văn bản nghị luận hiện đại Việt Nam đã học trong sách Ngữ văn 7, tập hai - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. (0.5 điểm) PHẦN 2: (3.0 điểm) Đọc bài ca dao: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng” 1. Giải thích ngắn gọn nghĩa đen và nghĩa bóng của bài ca dao trên.(1.0 điểm) 2. Yêu thương con người là truyền thống quí báu của cha ông ta từ xưa đến nay. Hãy chép thuộc 1 bài ca dao hay câu tục ngữ cũng thể hiện tình thương yêu đó của con người Việt Nam (0.5 điểm) 3. Trong đại dịch chống Covid -19 vừa qua, dân tộc ta đã thể hiện tình yêu thương con người bằng những hành động cụ thể nào. Hãy viết đoạn văn ngắn khoảng nửa trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em.(1.5 điểm) Hết 93
  31. HƯỚNG DẪN CHẤM PHẦN I (7 điểm) Biểu Câu Hướng dẫn chấm điểm - Đoạn văn trên trích trong văn bản: “tinh thần yêu nước của nhân dân ta”. 0,25 1 - Tác giả: Hồ Chí Minh. 0,25 * Câu văn mang luận điểm: - Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước 0,5 2 * Nội dung chính: - Nhận định chung về lòng yêu nước của nhân dân ta Hoặc: Nói về tinh thần yêu nước của nhân dân ta . 0.5 0, 5 * Hình ảnh diễn tả sức mạnh của tinh thần yêu nước: - “ nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” * Ý nghĩa: 0, 5 3 - Tác giả sử dụng hình ảnh so sánh rất độc đáo: “ tinh thần yêu nước”- cái vô hình, trừu tượng được so sánh với cái cụ thể, hữu hình - “ 1 làn sóng” -> Tác dụng: Diễn tả một cách sinh động, cụ thể và khẳng định sức mạnh của tình yêu nước chính bằng tình yêu nước mà dân tộc ta mới chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược 0.5 *Mở bài: Từ xưa đến nay, lòng yêu nước luôn là niềm tự hào của dân tộc Việt, đó là truyền thống quý báu của dân ta 0, 25 *Thân bài: - Giải thích lòng yêu nước: lòng yêu nước: chính là yêu gia đình, yêu xóm làng thân quen, yêu những lũy tre bờ đê, yêu từng cánh đồng lúa chín 0.25 - Chứng minh nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn: - Trong thời chiến: 1.5 + Thưở xưa, lòng yêu nước được thể hiện qua những cuộc đấu tranh của dân tộc Việt chống giặc Bắc phương: những cuộc đấu tranh của Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lơi, Quang Trung 0, 5 4 + Gần hơn là thời kì chống Pháp, Mĩ - những kẻ thù lớn mạnh hơn ta rất nhiều lần, nhưng bằng tình yêu nước, dân tộc ta đã chiến thắng 0.5 + Nhưng để có được thắng lợi đó, rất nhiều anh hùng đã ngã xuống, hi sinh 0.5 thân mình để bảo về non sông: - Trong thời bình: + Lòng yêu nước được thể hiện ở việc nhân dân ta một lòng tin yêu theo con 1.25 đường lãnh đạo của Đảng. 0.25 + Mọi người đều ra sức học tập, lao động để dựng xây đất nước 0.5 + Đặc biệt trong thời gian đất nước đứng trước thử thách lớn là đại dịch covid thì tình yêu nước lại được bộc lộ rõ nét (hs tự nêu biểu hiện) 0.5 * Kết bài: Khẳng định cách em có thể làm để rèn luyện lòng yêu nước: Ra 0.25 94
  32. sức học tập, giúp đỡ bạn học khó khăn hơn, giữ gìn làng xóm quê hương sạch đẹp, Lưu ý: trong khi viết, hs biết lấy dẫn chứng hợp lí để chứng minh - Kể tên các văn bản thuộc chủ đề: Văn nghị luận hiện đại Việt Nam đã học trong sách Ngữ văn 7, tập hai - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Sự giàu đẹp 0.5 5 của Tiếng Viêt; Đức tính giải dị của Bác Hồ; Ý nghĩa văn chương. PHẦN II (3 điểm) Câu Hướng dẫn chấm Điểm * Nghĩa đen: 0.5 - “ Nhiễu điều” là tấm lụa đỏ quý phủ lên giá gương, khỏi bị bụi bẩn, giúp gương luôn trắng sáng mãi. - “ Giá gương” là giá đỡ chiếc gương nói chung, vật này nâng đỡ, che chở cho 1 nhau * Nghĩa bóng:. - Từ hai hình ảnh trên, câu ca dao muốn đề cập đến ý nghiã sâu xa hơn. Cũng giống như tấm lụa quý, biết chịu thiệt thòi bảo vệ cho tấm gương, con người phải biết yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống 0.5 - Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ 2 - Thương người như thể thương thân 0.5 Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần 0.25 1.25 * Hình thức: viết đúng đoạn văn, đủ dung lượng, không quá dài, quá ngắn * Nội dung: Sau đây là 1 số định hướng, hs có thể trình bày ý khác, miễn sao hợp lí về nghĩa: - Nhà nước ta đã có những chính sách nhân đạo để dang rộng vòng tay đón đồng bào ta trở về từ vùng tâm dịch - Các bác sĩ tuyến đầu chống dịch, sẵn sàng không ngại nguy cơ lây nhiễm để chăm sóc bệnh nhân 3 - Các chú bộ đội sẵn sàng nhường chỗ ở của mình để phục vụ cho công tác cách li - Nhiều tấm lòng hảo tâm, chia sẻ, ủng hộ để cùng đất nước chống lại dịch bệnh, kể cả những em học sinh nhỏ tuổi . => Tất cả những cử chỉ, hành động đó đã góp phần làm nên chiến thắng trong cuộc chống đại dịch này. Đưa VN vươn ra thế giới, khiến thế giới phải ngưỡng mộ 95
  33. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN 12 Trường THCS Trần Hưng Đạo ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2019-2020 Môn : Ngữ văn 7 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) Phần I. Đọc - hiểu (7 điểm) Câu 1: Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi: “Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, căn nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ. Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại thì cái nhà nhỏ đó luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao !” ( Đức tính giản dị của Bác Hồ-Phạm Văn Đồng, SGK Ngữ Văn 7,tập 2) a). Xác định trạng ngữ và cho biết tác dụng của trạng ngữ trong câu văn :’ “ Ở việc làm nhỏ đó , chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ” . (1 điểm) b). Nêu nội dung chính của đoạn văn trên. (1 điểm) c). Lối sống giản dị của bác được thể hiện qua chi tiết nào trong đoạn văn. (1 điểm) d). Trong câu văn: “Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất.” Em hiểu nội dung câu văn trên như thế nào? ( 1 điểm) e). Từ nội dung đoạn văn trên hãy viết 3 - 4 câu nêu cảm nhận của em về lối sống giản dị của Bác Hồ.(1,5 điểm) f). Viết đoạn văn ngắn, 4 - 5 câu em học tập được điều gì ở Bác cho bản thân mình trong đoạn trích trên. .(1,5 điểm) Phần II. Làm văn (3 điểm) 96
  34. Em hãy giải thích câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn” Hết 97
  35. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN 12 Trường THCS Trần Hưng Đạo ĐÁP ÁN: ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II Môn: Ngữ văn 7 Năm học: 2019-2020 Phần I. Đọc – hiểu: Điểm Câu 1 (7 điểm) - Trạng ngữ: Ở việc làm nhỏ đó. 0,5 a - Tác dụng: Chỉ cách thức, nguyên nhân. 0,5 * Mức tối đa (1,0 điểm): Đáp ứng yêu cầu trên. * Mức chưa tối đa (0,5 điểm): Chưa đáp ứng được yêu cầu trên. * Mức không đạt (0 điểm): Trả lời không đúng hoặc không trả lời. (Tùy theo cách trả lời của HS, GV cho điểm sao cho phù hợp - Ca ngợi đức tính giản dị của Bác Hồ trong đời sống, bữa ăn , nơi ở, hòa hợp với thiên nhiên 1,0 * Mức tối đa (1,0điểm): Đáp ứng yêu cầu trên. b * Mức chưa tối đa (0,5 điểm): Chưa đáp ứng được yêu cầu trên. * Mức không đạt (0 điểm): Trả lời không đúng hoặc không trả lời. Lưu ý : Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, miễn sao hợp lý, giáo viên không cứng nhắc, cần động viên khuyến khích cho điểm sao cho phù hợp. - Lối sống giản dị của bác được thể hiện qua chi tiết: + Bữa cơm, đồ dùng, căn nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba 1,0 c món rất giản đơn, lúc ăn không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất + Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng. - Nội dung câu văn trên là: Ca ngợi sự giản giản dị của Bác trong 1,0 đời sống , bữa ăn nơi ở, Bác trân trọng thành quả sản xuất của d người lao động và Bác rất ngăn nắp, gọn gàng. Lưu ý : Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, miễn sao hợp lý, giáo viên không cứng nhắc, cần động viên khuyến khích cho điểm sao cho phù hợp. 98
  36. - Viết thành 2 - 3 câu hoàn thành đề nghị không trừ điểm - Bác là vị lãnh tụ kiệt xuất cả, giản dị, đơn sơ. 1,5 - Bác quý trọng thành quả con người lao động, tiết kiệm. e - Bác hòa hợp với thiên nhiên. - Bác gọn gàng, ngăn nắp Lưu ý : Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, miễn sao hợp lý, giáo viên không cứng nhắc, cần động viên khuyến khích cho điểm sao cho phù hợp. - Viết thành 3 - 4 câu hoàn thành đề nghị không trừ điểm - Học ở Bác đức tính giản dị: + Tiết kiệm. + Đơn sơ, sự ngăn nắp, gọn gàng. 1,5 + Yêu thiên nhiên. f + Biết quý trọng thành quả sản xuất của người lao động + Ghi nhớ nhanh bằng sơ đồ. + Phấn đấu , ra sức rèn luyện tu dưỡng đạo đức trở thành con ngoan, trò giỏi cháu ngoan Bác Hồ Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, miễn sao hợp lý, giáo viên không cứng nhắc, cần động viên khuyến khích cho điểm sao cho phù hợp. Phần II. Làm văn Điểm Câu 1 (3 điểm) A. Yêu cầu chung: 1 1. Kĩ năng: - Bài viết có đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài; thể hiện được kĩ năng làm bài văn nghị luận giải thích và chứng minh; kết cấu hợp lí, cân đối; diễn đạt lưu loát, chữ viết, cách trình bày sạch đẹp; biết dựng đoạn văn; không mắc các lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp. - Trình bày đúng kiểu bài văn nghị luận giải thích, chứng minh. 2. Kiến thức: - Xác định đúng vấn đề nghị luận. - Luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng tiêu biểu, chân thực. B. Yêu cầu cụ thể: 1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: 2 2. Xác định đúng vấn đề nghị luận - Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. 3. Triển khai nội dung phù hợp: a. Mở bài : - Khuyên người ta phải biết nhớ ơn và đền ơn những người đi trước đã đem lại thành quả cho mình hưởng thụ, tục ngữ có câu: Uống nước nhớ nguồn - Đó là một lời khuyên có ý nghĩa giáo dục về nhân cách làm 99
  37. người của cha ông ta, thể hiện sâu sắc đạo lý của con người Việt Nam: Luôn trân trọng, biết ơn người đi trước. b. Thân bài: * Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: 0,25 - Nghĩa đen: Uống nước: Sử dụng nguồn nước trong cuộc sống, trong sinh hoạt hàng ngày. + Nguồn: Nơi xuất phát của dòng nước. - Nghĩa bóng: + Uống nước: Thừa hưởng thành quả lao động, hoặc đấu tranh cách mạng của người khác, của các thế hệ đi trước. + Nguồn: Những người làm ra thành quả đó. Ý nghĩa chung của câu tục ngữ: Câu tục ngữ thể hiện triết lý sống: Khi hưởng thụ thành quả lao động nào đó, phải nhớ ơn và đền ơn xứng đáng những người đem lại thành quả mà ta đang 0,5 hưởng. * Giải thích tại sao Uống nước phải nhớ nguồn? - Trong thiên nhiên, xã hội không có hiện tượng nào không có nguồn gốc. Trong xã hội không có thành quả nào mà không có công của ai đó tạo nên. - Là kẻ thụ hưởng, chẳng hạn hạt gạo ta ăn, tấm áo ta mặc, sách vở giúp ta mở mang trí tuệ, phát triển tài năng nhân cách. Trước mắt là của cha mẹ thầy cô, người nông dân, công nhân đang lao động, sản xuất, đã chăm lo mọi thứ cho ta. - Cuộc sống thanh bình của chúng ta ngày hôm nay có được là do sự hi sinh xương máu của bao thế hệ tiền nhân đã bảo vệ Tổ quốc từ hàng ngàn năm nay. - Lòng biết ơn giúp ta gắn bó với ông bà cha mẹ, anh em, tập thể tạo ra một xã hội nhân ái, đoàn kết. Thiếu lòng biết ơn và hành động để đền ơn con người sẽ trở nên ích kỉ, xâu xa độc ác. Vì vậy, uống nước nhớ nguồn là đạo lý mà con người phải có và nó trở thành một truyền thống tốt đẹp của nhân dân. *Những biểu hiện của uống nước nhớ nguồn trong thực tế 0,5 đời sống (HS cần lấy các dẫn chứng cụ thể để chứng minh): + Con cháu kính yêu và biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ. + Các lễ hội văn hoá, tục đón tết cổ truyền. + Truyền thống thờ cúng tổ tiên. + Tôn sùng và nhớ ơn những người anh hùng, những người có công trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. + Ngày 27/7 thương binh liệt sĩ. +10/3 hàng năm giỗ tổ Hùng Vương là dịp để chúng ta thể hiện lòng biết ơn đó. + Học trò biết ơn thầy giáo và cô giáo. + Những câu ca dao khuyên con người phải ghi nhớ công ơn của ông bà cha mẹ. 100
  38. + Các phong trào đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc bà mẹ Việt Nam anh hùng - Phê phán hiện tượng làm trái đạo lý của câu tục ngữ. (HS cũng có thể chứng minh biểu hiện của truyền thống đạo lý 0,5 tốt đẹp từ câu tục ngữ theo phạm vi từ gia đình, cộng đồng đến toàn xã hội). * Nhớ nguồn phải thể hiện như thế nào? - Tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc, ra sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước. - Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình, và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa nước ngoài. - Có ý thức tiết kiệm, sử dụng thành quả lao động đúng đắn, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người. - Giữ gìn bảo vệ thành quả của người đi trước đã tạo ra. - Có ý thức và có hành động thiết thực để đền ơn đáp nghĩa cho những người có công với bản thân, với đât nước. c. Kết bài: - Nhấn mạnh ý nghĩa của câu tục ngữ và tác dụng của nó. - Bài học rút ra cho bản thân. 0,5 0,25 3 Sáng tạo: Có cách diễn đạt hợp lí.Chặt chẽ, rõ ràng ,giàu hình ảnh. 0,25 4 Chính tả, dùng từ trong câu: Đảm bảo quy tắc chính tả,dung từ đặt câu đúng và đủ. 0,25 Lưu ý : Đây chỉ là gợi ý cơ bản.HS sẽ có những cách diễn đạt 5 riêng.GV không cứng nhắc, cần trân trọng những sáng tạo của hs. -Bài đạt 4,5 điểm phải đảm bảo sự hoàn chỉnh những yêu cầu trên,diễn đạt tốt,các lỗi khác không đáng kể. -Mắc 4-5 lỗi diễn đạt,dung từ,chính tả. -0,25 Lưu ý: - Khuyến khích những bài viết sáng tạo và diễn đạt tốt. - GV chấm thảo luận, thống nhất các mức điểm cụ thể. UỶ BAN NHÂN DÂN QUẬN 1 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NĂM HỌC 2019-2020 TRẦN VĂN ƠN MÔN: NGỮ VĂN – KHỐI 7 Ngày kiểm tra: 13 tháng 6 năm 2020 101
  39. Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC Câu 1 (3,0 điểm): Đọc kĩ ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới “Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ. Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà nhỏ đó luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao!” (Sách giáo khoa Ngữ văn 7 – tập 2) a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản? của tác giả? (0,5đ) b. Nêu nội dung chính của đoạn văn trên? (0,5đ) c.Tìm phép liệt kê có trong đoạn văn trên? Về mặt cấu tạo, cho biết kiểu của phép liệt kê đó? (1,0đ) d.Từ đoạn văn trên, em học tập được ở Bác điều gì? Viết từ 2 đến 3 câu trình bày suy nghĩ đó. (1,0đ) Câu 2 (7,0 điểm) Em hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: “Thương người như thể thương thân”. Hết (Thí sinh không được sử dụng tài liệu; cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) Họ và tên thí sinh Số báo danh UỶ BAN NHÂN DÂN QUẬN 1 ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NĂM HỌC 2019-2020 TRẦN VĂN ƠN MÔN: NGỮ VĂN – KHỐI 7 Ngày kiểm tra: 13 tháng 6 năm 2020 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) HƯỚNG DẪN CHẤM (gồm 2 trang) 102
  40. Câu Nội dung Điểm 1 a. Xác định được đúng văn bản: Đức tính giản dị của Bác Hồ. (0,25đ) 3,0 Nêu đúng tác giả: Phạm Văn Đồng (0,25đ) b. Nêu đúng nội dung đoạn văn (0,5đ) c. Xác định phép liệt kê (0,5đ) Bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Xác định đúng kiểu cấu tạo của phép liệt kê (0,5đ) d. Viết được 2 đến 3 câu theo yêu cầu đề (1,0đ) 2 Viết bài tập làm văn 7,0 I. Tiêu chí về nội dung 1. Mở bài (0,5đ) - Giới thiệu câu tục ngữ => Vấn đề cần giải thích. - Đạt mức tối đa (0,5đ) Có giới thiệu nhưng chưa hay, còn mắc lỗi dùng từ, diễn đạt. (0,25đ) - Không đạt (0,0đ): không viết mở bài, lạc đề hoàn toàn. 2. Thân bài (5,0đ) * Ý 1: Giải thích nội dung câu tục ngữ. “Thương người như thể thương thân” - “Thương” là tình, yêu thương, trân trọng, sẻ chia, giúp đỡ khi gặp khó khăn, hoạn nạn là sự thấu hiểu với nhau trong cuộc sống. - “Thân” là bản thân mình. => Câu tục ngữ “thương người như thể thương thân” có ý nghĩa khuyên ta nên xem người khác như chính mình dành cho họ những tình cảm yêu thương chân thành sâu sắc như đối với chính bản thân mình. * Ý 2: Tại sao phải Thương người như thể thương thân? - Đây là một truyền thống đạo lí vô cùng quý báu của dân tộc ta. - Con người không ai có thể tách rời khỏi cộng đồng để sống đơn độc, lẻ loi mà phải biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau để tạo mối quan hệ vối mọi người xung quanh. - Yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau là cơ sở để tạo nên sức mạnh của cả dân tộc để chống giặc ngoại xâm hay những khó khăn do thiên tai gây ra. - Yêu thương giúp đỡ của người khác là giúp đỡ chính mình. 103
  41. - Mọi người cùng tiến bộ, phát triển thì xã hội, đất nước cũng sẽ phát triển tốt đẹp hơn. * Ý 3: Chúng ta cần làm gì để thể hiện tình cảm yêu thương ấy? - Biểu hiện của lòng yêu thương, đùm bọc lẫn nhau là trong gia đình yêu thương ông bà, cha mẹ. - Còn ngoài xã hội ta giúp đỡ người khác bằng tấm lòng nhân ái và điều kiện vật chất mà mình có khả năng. - Yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau xuất phát từ lòng chân thành, tự nguyện, không tính toán mới là nghĩa cử cao đẹp thể hiện nhân cách con người. * Ý 4: Phê phán thái độ thờ ơ, những kẻ có lối sống ích kỉ, hẹp hòi trước nỗi đau của người khác. * Đạt mức tối đa (5 điểm): học sinh giải thích theo trình tự hợp lý, kết hợp với dẫn chứng phù hợp, tiêu biểu làm nổi bật vấn đề cần giải thích, liên kết khá chặt chẽ bài làm tốt. * Đạt mức chưa tối đa (4,0 - 4,5 điểm): học sinh viết khá, giải thích được vấn đề, biết kết hợp dẫn chứng còn mắc một vài lỗi chính tả, diễn đạt. (3,0 - 3,5 điểm): học sinh viết được nhưng còn sơ sài, thiếu ý, nội dung chưa sâu sắc. * Chưa đạt (2,0 - 2,5 điểm): viết quá sơ sài, nghèo nàn, diễn xuôi qua loa. * Không đạt (0,0 điểm): lạc đề, bỏ giấy trắng hoặc không làm bài. 3. Kết bài (0,5đ) - Khẳng định ý nghĩa câu nói là một truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc chúng ta cần phát huy, là lời khuyên bổ ích cho mọi người - Biết liên hệ bản thân một cách khéo léo. - Có phần kết bài nhưng bài học, suy nghĩ mơ hồ, lan man: 0,25 điểm - Không viết kết bài: 0,0 điểm II. Các tiêu chí khác - Bố cục đầy đủ ba phần, thân bài có tách đoạn 0,5 - Nắm phương pháp làm bài văn nghị luận giải thích. 0,5 - Không mắc các lỗi diễn đạt, không sai lỗi chính tả (hoặc mắc 1 vài lỗi không đáng kể) trình bày rõ ràng, mạch lạc. - Ngôn ngữ trong sáng, đúng ngữ pháp, có hình ành, có cảm xúc sâu sắc, chân thực. (phần tiêu chí này, giáo viên xem xét tổng thể bài làm học sinh và cân nhắc việc cho hoặc trừ điểm hợp lý) 104
  42. Lưu ý - Trên đây là một số gợi ý, giáo viên trong khi chấm cần căn cứ vào bài làm cụ thể của học sinh để chấm cho phù hợp, khuyến khích những bài viết có nhiều ý tưởng, giàu chất văn và sáng tạo của học sinh Hết TRƯỜNG THCS VĨNH CHÂU ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC: 2019 - 2020 Đề chính thức MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 7 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) Điểm bằng số Điểm bằng chữ Họ tên và chữ ký: Số phách Giám khảo 1: . Giám khảo 2: *Nhận xét của giáo viên: . I. ĐỌC – HIỂU (4.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến. (Trích Tinh thần yêu nước của nhân dân ta – Hồ Chí Minh, Ngữ văn 7, Tập hai, NXB Giáo dục – 2017, tr. 25) 105
  43. Câu 1 (0.5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên. Câu 2 (1.0 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn trích trên. Câu 3 (1.5 điểm) Tìm câu rút gọn trong đoạn trích trên Câu 4 (1.0 điểm) Nêu ý nghĩa của thành phần trạng ngữ trong câu sau. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. II. LÀM VĂN (6.0 điểm) Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam, từ xưa đến nay, luôn sống theo truyền thống đạo lý: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Hết 106
  44. ĐÁP ÁN ĐỀ THAM KHẢO MÔN NGỮ VĂN 7 HỌC KÌ II Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC – HIỂU 4.0 1 Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên: 0.5 Nghị luận Nêu nội dung chính của đoạn trích trên. 2 Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta, 1.0 đó là một sức mạnh to lớn trong các cuộc chiến đấu chống xâm lược. Nhiệm vụ của Đảng là phải làm cho tinh thần yêu nước của nhân dân ta được phát huy mạnh mẽ trong mọi công việc kháng chiến. 3 Câu rút gọn trong đoạn trích. - Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ 0,5 thấy. 0.5 - Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. 0.5 - Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến. Ý nghĩa của thành phần trạng ngữ trong câu - Trạng ngữ: trong rương, trong hòm. 0.5 4 - Ý nghĩa: xác định nơi chốn 0.5 II LÀM VĂN 6.0 Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam, từ xưa đến nay, luôn 6.0 sống theo truyền thống đạo lý: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. a. Yêu cầu về kĩ năng: - HS biết vận dụng các thao tác làm văn lập luận chứng minh để giải quyết yêu cầu của đề. - Nội dung: Khẳng định vai trò to lớn của văn chương trong cuộc sống con người. - Hình thức: bố cục ba phần, diễn đạt mạch lạc, chữ viết rõ ràng, đúng chính tả. Biết cách làm một bài văn chứng minh Kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.Trình bày các luận cứ và dẫn chứng cho mối luận điểm, lí lẽ. Trình bày cẩn thận. b. Yêu cầu về kiến thức: * Mở Bài: Dẫn dắt và nêu vấn đề nghị luận: Từ xưa đến nay, nhân dân ta luôn sống theo truyền thống đạo lý: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. 1.0 * Thân bài: * Giải thích thế nào là đạo lý ăn quả nhớ kẻ trồng cây. 4.0 - Ăn quả: Người thụ hưởng thành quả, người được giúp đỡ - Kẻ trồng cây: Người tạo ra thành quả, người có công - Ý nghĩa câu tục ngữ: Người được hưởng thành quả phải biết ơn người tạo ra thành quả đó, thế hệ sau phải ghi nhớ công ơn của thế hệ trước => Câu tục ngữ đã thể hiện truyền thống biêt ơn, tình 107
  45. nghĩa đó là truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc ta. * Chứng minh: lấy được các ví dụ thực tế từ xưa đến nay - Ngày xưa nhân dân ta đã luôn sống biết ơn, tình nghĩa: + Có nhiều câu ca dao, tục ngữ răn dạy, nhắc nhở con cháu về lối sống biết ơn: uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây + Lập đền miếu thờ phụng, tổ chức các lễ hội để ghi nhớ những người có công với làng với nước + Thờ cúng tổ tiên, ông bà - Ngày nay, nhân dân ta tiếp tục sống theo đạo lý tốt đẹp này: + Tiếp tục giữ gìn và tổ chức các lễ hôi để ghi nhớ công ơn các bậc tiền bôis, các vi anh hùng có công mở nước và giữ nước + Có những ngày vinh danh thể hiện lòng biết ơn với những con người, những ngành nghề có nhiều đóng góp cho đất nước, cho xã hội: 27/2,27/7,20/10,20/11 + Xây dựng các bảo tàng, các khu lưu niệm * Phê phán: Những kẻ vong ân bôi nghĩa, đi ngược lai truyền thống tốt đẹp của nhân dân. * Liên hệ: - Môi người cần giữ gin, vun đắp, phát huy truyền thống đạo lý tốt đẹp ấy của dân tộc. - Liên hệ tơi bản thân * kết bài: Khẳng đinh sự tốt đẹp, cần thiết của lôi sống này, đặc biệt trong xã hôi hiện nay. 1.0 Biểu điểm- đáp án Điểm 6 - 7: Bài viết trình bày đủ các phần của bài văn chứng mình. Văn viết mạch lạc trong sáng giàu cảm xúc, lập luận chặt chẽ, hợp lý có sức thuyết phục, hấp dẫn, chữ viết sạch đẹp, không mắc lỗi chính tả. Điểm 5 - 5.75: Bài Viết có bố cục 3 phần, văn viết mạch lạc, lời lẽ giàu cảm xúc, lập luận chặt chẽ, hợp lý có sức thuyết phục nhưng ở mức tương đối. Không quá 5 lỗi chính tả, độ dài tương đối với yêu cầu. Điểm 3.5 - 4.75: Có trình bày đủ các phần của bài văn chứng minh. văn viết tương đối, lời lẽ còn đơn điệu, có lập luận nhưng chưa thyết phục, còn mắc các lỗi diễn đạt, chính tả. Điểm 2 - 3.25: Có nội dung bài, chi tiết còn lộn xộn, lời lẽ sơ sài, diễn đạt vụng về. Lỗi chính tả nhiều. Điểm dưới 2: Lạc đề, không đúng kiểu bài. Lưu ý: Học sinh có thể làm bài theo cách riêng nhưng nếu đáp ứng được các yêu cầu cơ bản thì vẫn cho đủ điểm. TỔNG ĐIỂM: 10.0 TRƯỜNG THCS VÕ THỊ SÁU KIỂM TRA NGỮ VĂN 7 Năm học 2019 - 2020 108
  46. Tuần 35 - Tiết 132, 133: KIỂM TRA HỌC KÌ II Thời gian làm bài: 90 phút ĐỀ BÀI PHẦN I (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: “Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà nhỏ đó luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao. Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, phòng ăn”. (Trích Đức tính giản dị của Bác Hồ, Phạm Văn Đồng, Ngữ văn 7, tập 2 - NXB Giáo dục, 2015, trang 52) Câu 1(0,5đ): Văn bản chứa đoạn trích trên viết theo thể loại nào? Câu 2(1,5đ). Trong câu văn “Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà nhỏ đó luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao.” có sử dụng phép tu từ gì? Nêu ngắn gọn tác dụng của biện pháp tu từ ấy. Câu 3(1đ). Nhận xét về thái độ của tác giả thể hiện trong đoạn trích? PHẦN II (7,0 điểm): Câu 1(2,0 điểm). Từ đoạn văn ngữ liệu ở phần I, viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về việc giữ gìn nếp sống giản dị của các bạn trẻ hiện nay? Câu 2 (5,0 điểm). Giải thích câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Hết TRƯỜNG THCS VÕ THỊ SÁU ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 7 NĂM HỌC 2019 - 2020 Tuần 35 - Tiết 132, 133 KIỂM TRA HỌC KÌ Thời gian làm bài: 90 phút 109
  47. PHẦN I (3,0 ĐIỂM): CÂU YÊU CẦU CẦN ĐẠT ĐIỂM Câu 1 - Đoạn trích trên được trích từ văn bản “Đức tính giản dị của 0,5 đ (0,5điểm) Bác Hồ”. Câu 2 - Câu văn có sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ ( lộng gió thời đại) 0,5 đ (1,5điểm) - Tác dụng của phép tu từ ẩn dụ: 1,0 đ + Diễn tả đầy đủ, sâu sắc về tâm hồn vĩ đại của Bác : luôn chứa đựng và đón nhận những tư tưởng mới mẻ, tiến bộ của thời đại. + Gây ấn tượng mạnh mẽ và làm tăng sức thuyết phục đối với người nghe, người đọc. Câu 3 Thái độ,tình cảm của tác giả: (1 điểm) - Sự thấu hiểu sâu sắc về đức tính giản dị của Bác Hồ. 0,5 đ - Tình cảm kính yêu và khâm phục , tự hào đối với Bác. 0,5 đ PHẦN II (7,0 điểm): CÂU YÊU CẦU CẦN ĐẠT ĐIỂM Câu 1 Bài cần đảm bảo các yêu cầu sau: (2điểm) 1. Hình thức - Đúng thể thức đoạn văn, đủ số câu - Đoạn văn rõ ràng, mạch lac, đúng PTBĐ chính là nghị luận 0,5 đ - Đảm bảo liên kết câu, liên kết đoạn, không mắc lỗi chính tả 2. Nội dung 1,5 đ * Mở đoạn: Nêu vấn đề: Lối sống giản dị là sống phù hợp với hoàn cảnh, không ăn chơi đua đòi. *Thân đoạn: -Giải thích: 0,5đ + sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội, không xa hoa, lãng phí; không cầu kì, kiểu cách, tôn trọng chuẩn mực văn hóa, đạo đức xã hội. + Ý nghĩa của lối sống giản dị + Giản dị giúp ta dễ hòa nhập, thân thiện, gần gũi với mọi người. + Được mọi người yêu mến, giúp đỡ + Người có đức tính giản dị sẽ luôn cảm thấy dễ chịu, thoải mái, hạnh phúc trong cuộc sống, 0,5 đ - Biểu hiện của lối sống giản dị: Lối sống giản dị bộc lộ ở nhiều phương diện: trang phục, ăn uống, thói quen, giao tiếp, nói năng, phong cách làm việc + Trang phục phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện, gọn gàng và tiện dụng, tránh cầu kì, loè loẹt. + Cách ứng xử lịch sự, đúng mực, không hoa mĩ, cầu kì 110
  48. + Cách sinh hoạt: hòa đồng với mọi người, tự nhiên và gần gũi trong cách cư xử. - Giải pháp: +Rèn luyện sự giản dị ở mọi phương diện, mọi lúc, mọi nơi. 0,25 + Phê phán lối sống cầu kì, xa hoa, lãng phí - Kết đoạn: Khẳng định ý nghĩa của sự giản dị.Liên hệ 0,25 Câu 2 *Cần đảm bảo các yêu cầu về hình thức (0,5 điểm) 0,5 đ (5 - Đúng hình thức bài văn nghị luận đủ bố cục 3 phần điểm) - Không mắc lỗi diễn đạt, chính tả, ngữ pháp. *Cần đảm bảo các gợi dẫn sau về nội dung (4,5 điểm) 1. Mở bài: - Giới thiệu câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" với ý nghĩa 0,25 đ sâu xa là truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc VN về lòng biết ơn. 1,0 đ 2. Thân bài: a) Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóngcủa câu tục ngữ: * Nghĩa đen : Mượn hình ảnh giản dị, quen thuộc trong cuộc sống để giử gắm một triết lí sống : -Quả là thứ trái ngon nhất của cây, là thành quả cuối cùng sau một thời gian lao động mà người trồng cây có được. - Người ăn quả: người được thưởng thức, được hưởng thụ những trái cây ngon ngọt. -“Kẻ trồng cây” là người đã bỏ ra công sức để vun trồng cây trái, cũng là người đã tạo ra thành quả cho người khác hưởng thụ. => Khi được ăn, được thưởng thức những trái ngon thì phải nhớ đến người đã vất vả, nhọc nhằn trồng trọt, chăm sóc để có trái quả ngọt lành. + Nghĩa bóng : nhắn nhủ chúng ta khi nhận dược sự giúp đỡ hoặc được hưởng thụ thành quả nào đó phải luôn nhớ ơn, và đền đáp xứng đáng với những người đã mang lại cho chúng ta những thành quả đó. =>Ý nghĩa sâu xa: lời nhắc nhở về lòng biết ơn những người đã 1,0 đ vất vả tạo ra thành quả mà hôm nay chúng ta được hưởng. - b) Giải thích: tính đúng đắn của câu tục ngữ ( Vì sao phải biết ơn?) + Mọi giá trị vật chất hay tinh thần trong xã hội là do nhiều người tạo dựng nên, một người không thể tự làm được. + Những gì ta được hưởng thụ là công sức, thành quả của biết bao người. 1,0 đ => Vì vậy khi được thừa hưởng những thành quả ấy phải nhớ ơn 111
  49. những người đã tạo dựng nên . c.Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ:biết ơn ai? Vì sao? (đưa lí lẽ kết hợp dẫn chứng phù hợp, có trình tự) - +Biết ơn cha mẹ, thầy cô (lí lẽ, dẫn chứng cụ thể) 0,25 đ + Biết ơn Đảng, Bác Hồ; Biết ơn các vị anh hùng, liệt sĩ, các chiến sĩ cách mạng (lí lẽ, dẫn chứng) + Biết ơn những người lao động (lí lẽ, dẫn chứng cụ thể) - * Mở rộng: Xã hội còn không ít những kẻ sống vong ơn bội nghĩa 0,75đ (nêu vài biểu hiện, hậu quả) c) Hướng nhận thức và hành động - Hiểu: Biết ơn là truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc, chúng ta phải giữ gìn và phát huy, tiếp nối. * Hành động - Sống có nghĩa tình, không ích kỉ sẵn sàng giúp đỡ người khác - Luôn ghi nhớ công ơn của những người đã mang đến cho mình những điều tốt đẹp .Có những hành động thiết thực để đền ơn đáp 0,25 đ nghĩa . - Phê phán, lên án những kẻ sống bội bạc, vô ơn 3. Kết bài - Khẳng định ý nghĩa của câu tục ngữ: bài học quý giá; lời nhắc nhở ân tình - Liên hệ bản thân. Đề thi đề xuất Phần I: Đọc- hiểu (5,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi “ Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn 112
  50. còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ. Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà nhỏ đó luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao! ” ( Đức tính giản dị của Bác Hồ, Phạm Văn Đồng, SGK Ngữ Văn 7, tập 2) Câu 1: (0,5 điểm) Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? Câu 2: (0,5 điểm) Nêu hoàn cảnh sáng tác của văn bản trên? Câu 3: ( 1,0 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của phép liệt kê trong câu: “ Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống.” Câu 4: (1,0 điểm) Tìm cụm C- V mở rộng câu trong câu văn sau và cho biết cụm C - V ấy làm thành phần gì? “Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vu”. Câu 5: (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích trên, hãy viết một đoạn văn ngắn (5-7 câu) nêu suy nghĩ của em: Là học sinh THCS em cần làm gì để rèn luyện đức tính giản dị? Phần II. Làm Văn (5,0 điểm) Hãy chứng minh rằng đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường sống. .Hết . HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KI II 2019-2020 MÔN NGỮ VĂN 7 Phần Câu Nội dung Điêm Phần I 1 Phương thức biểu đạt chính được viết trong đoạn văn là: Nghị 0,5 Đọc- hiểu luận 113
  51. ( 5điểm) 2 Bài Đức tính giản dị của Bác Hồ trích từ bài Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời 0,5 đại – diễn văn trong Lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (1970). 3 - Phép liệt kê là: 1.0 + Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị; +Bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. -Tác dụng của phép liệt kê: Liệt kê những chi tiết để làm sáng tỏ Bác là con người sống giản dị, điều đó được mọi người kính trọng, tin yêu. 4 - Cụm C- V mở rộng câu là: Bác quý trọng biết bao kết quả 0,5 sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vu - Cụm C- V đó làm thành phần phụ ngữ trong cụm động từ 0,5 5 * Yêu cầu về hình thức: đảm bảo đúng hình thức của một đoạn 0,5 văn (bắt đầu bằng chữ viết hoa lùi đầu dòng và kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng); đủ số câu quy định. * Yêu cầu về nội dung: Học sinh có thể có nhiều suy nghĩ khác nhau, cần lập luận rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, viết đúng chủ đề. - Tham khảo một số gợi ý sau: + Trong học tập: tích cực, tự giác 1,5 + Trong đời sống hàng ngày: tự mình làm những công việc phù hợp với lứa tuổi + Trong quan hệ với mọi người: chan hòa, đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ PHẦN * Yêu cầu về hình thức 0,5 II.LÀM - Học sinh hiểu đúng yêu cầu đề bài, biết cách làm bài văn nghị VĂN luận chứng minh ( 5điểm) - Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Các phần, câu, đoạn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức. - Xác định đúng đối tượng chứng minh * Yêu cầu về nội dung - Bài viết cần đảm bảo những nội dung sau 1.Mở bài: Dẫn dắt và nêu vấn đề cần chứng minh. 0,5 114
  52. 2.Thân bài: - Môi trường sống là gi? ( những điều kiện vật chất bao quanh sự sống của con người: đất, nước,không khí ) 0,5 - Vai trò của môi trường sống đối với đời sống con người: 1,0 + Tạo điều kiện vật chất cho cuộc sống con người: không khí để thở, nước để uống, cây xanh cung cấp ô-xi +Bảo vệ sức khỏe con người: Môi trường trong lành ngăn cản sự phát triển của các vi sinh vật có hại. (không khí ngăn cản vi khuẩn, virut, nước sạch ngăn cản bọ gậy, muỗn ) - Những hành động ( dẫn chứng) thiếu ý thức của con người 0,5 làm tổn hại đến môi trường sống: + Xả rác bừa bãi + Chặt phá rừng -Tác hại của việc con người không có ý thức bảo vệ môi 1,0 trường: + Ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí gây bệnh tật cho con người + Thủng tầng ô-zôn, xói mòn đất, gây thiên tai, lũ lụt - Những hành động cấp thiết của việc bảo vệ, gìn giữ môi 0,5 trường sống trong lành: Con người phải có những biện pháp cấp thiết bảo vệ môi trường sống 3.Kết bài: 0,5 Đánh giá vấn đề cần chứng minh và bài học rút ra cho bản thân. Trường THCS Nguyễn Huy Tưởng ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II (2019-2020) 115
  53. Lớp : 7 A (Thời gian: 90 phút) Họ và tên : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ĐỀ 1 Phần I (5 điểm): Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi “ Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ.” ( Ngữ Văn 7 – tập 2) Câu 1: Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2: Việc sử dụng phép liệt kê trong câu: “Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất.” có tác dụng gì? Câu 3: Nội dung chính của đoạn trích là gì ? Qua văn bản đã học, em đã rút ra được những bài học gì để rèn luyện đạo đức theo tấm gương của Bác. Câu 4: Bằng một đoạn văn khoảng 08 câu, hãy trình bày cảm nhận của em về đức tính giản dị của Bác qua đoạn trích trên. Trong đoạn văn có sử dụng câu bị động ( xác định rõ). Phần II : Tập làm văn: Học sinh chọn một trong hai đề sau: Đề 1: Một trong những đạo lý tốt đẹp mà nhân dân ta vô cùng trân trọng từ xưa đến nay là: “ Đói cho sạch, rách cho thơm”. Em hiểu câu tục ngữ trên như thế nào? Đề 2: Các tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ Văn 7 đã bồi đắp cho em những tình cảm tốt đẹp trong đó có tình cảm gia đình. Bằng những hiểu biết của mình, em hãy làm sáng tỏ điều đó . Trường THCS Nguyễn Huy Tưởng ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II (2019-2020) Lớp : 7 A . (Thời gian: 90 phút) Họ và tên : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ĐỀ 2 Phần I (5 điểm): Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi “ Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn Trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp ” ( Ngữ Văn 7 – tập 2) Câu 1: Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2: Việc sử dụng phép liệt kê trong câu: “Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam ” có tác dụng gì? Câu 3: Nội dung chính của đoạn trích là gì ? Qua văn bản đã học, em đã rút ra được những bài học gì để rèn luyện đạo đức theo tấm gương của Bác. Câu 4: Bằng một đoạn văn khoảng 08 câu, hãy trình bày cảm nhận của em về đức tính giản dị của Bác qua đoạn trích trên. Trong đoạn văn có sử dụng câu bị động ( xác định rõ). Phần II : Tập làm văn: Học sinh chọn một trong hai đề sau: Đề 1: Một trong những đạo lý tốt đẹp mà nhân dân ta vô cùng trân trọng từ xưa đến nay là: “ Đói cho sạch, rách cho thơm”. Em hiểu câu tục ngữ trên như thế nào? Đề 2: Các tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ Văn 7 đã bồi đắp cho em những tình cảm tốt đẹp trong đó có tình cảm gia đình. Bằng những hiểu biết của mình, em hãy làm sáng tỏ điều đó ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM 116
  54. Phần/Câu Nội dung Biểu điểm Phần I Câu 1: (0.5đ) 5 điểm - Bài “ Đức tính giản dị của Bác Hồ” – Phạm Văn Đồng 0.5 đ Câu 2:Tác dụng của phép liệt kê 0.5đ + Đề 1: các dẫn chứng được kiệt kê phong phú, cụ thể, xác thực thể hiện sự đạm bạc trong bữa ăn của Bác. + Đề 2: các dẫn chứng được kiệt kê phong phú, cụ thể, xác thực thể hiện sự quan tâm, chu đáo của Bác trong mọi công việc. 0.5đ Câu 3: 0.25đ - ND chính của mỗi đoạn trích: 0.5đ + Đề 1: sự giản dị của Bác trong bữa ăn hàng ngày + Đề 2: sự giản dị của Bác trong việc làm 0.5đ - Liên hệ: + Học tập ở Bác lối sống giản dị trong sinh hoạt hàng ngày + Sống chan hòa, biết yêu thương và trân trọng công sức của người lao động. ( . Gv linh hoạt cho điểm tùy theo cách diễn đạt của HS) Câu 4: Đoạn văn 3đ - Hình thức: 1đ + đảm bảo từ 7- 9 câu, trình bày đúng quy định, 0.5đ + sử dụng hợp lý câu bị động. 0.5đ - Nội dung: cần đảm bảo những ý cơ bản sau: Đề 1: + Trình bày những cảm xúc, suy nghĩ về sự giản dị của Bác trong bữa ăn hàng ngày: chỉ có vài ba món giản đơn, lúc ăn không để rơi vãi một hạt cơm .=> bữa ăn của một lãnh tụ mà đạm bạc như bao người dân; sự quý trọng công sức của người lao động; thể hiện tình thương của Bác với nhân dân trong hoàn cảnh khó khăn của đất nước. + Dẫn chứng cụ thể, xác thực; lời văn giản dị thấm đượm tình cảm chân thành của tác giả với Bác + Lòng kính yêu, tự hào và noi gương Bác Hồ vĩ đại Đề 2: + Trình bày những cảm xúc, suy nghĩ về sự giản dị của Bác trong việc làm và quan hệ với mọi người: từ việc lớn như cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ như trồng cây, viết thư .=> sự tận tụy, tận tâm vì dân , vì nước; sự quan tâm chu đáo, ân cần của một lãnh tụ với tất cả mọi người. + Dẫn chứng cụ thể, xác thực; lời văn giản dị thấm đượm tình cảm chân thành của tác giả với Bác + Lòng kính yêu, tự hào và noi gương Bác Hồ vĩ đại 117
  55. Gv căn cứ vào bài viết cụ thể của HS để đánh giá trên cơ sở 5 điểm Phần II những nội dung cần đạt của cả 02 đề như sau: (Bài văn) * Hình thức: - Bố cục: 3 phần, trình bày rõ ràng, cân đối * Nội dung: đúng thể loại văn nghị luận chứng minh/ giải thích Đề 1: 1. Mở bài: - Dẫn dắt, nêu vấn đề nghị luận: câu tục ngữ “ Đói cho sạch, rách cho thơm” 2. Thân bài: Triển khai các luận điểm rõ ràng, phù hợp , làm rõ được vấn đề nghị luận: - Giải thích nghĩa câu TN - Nêu ý nghĩa của câu TN trong đời sống - Vận dụng câu TN trong cuộc sống hàng ngày( nêu dẫn chứng ) - Liên hệ bản thân, rút ra bài học: 3. Kết bài: - Khẳng định tính đúng đắn của câu TN Đề 2: 1. Mở bài: - Dẫn dắt, nêu vấn đề nghị luận: tình cảm gia đình qua các tác phẩm văn học lớp 7 2. Thân bài: Triển khai các luận điểm rõ ràng, phù hợp , làm rõ được vấn đề nghị luận; có dẫn chứng tiêu biểu, cụ thể. - Lòng yêu thương, tôn kính và biết ơn ông bà - Lòng hiếu thảo, kính trọng và biết ơn cha mẹ - Yêu thương, đoàn kết, hòa thuận với anh chị em trong gia đình. - Liên hệ bản thân: 3. Kết bài: - Khẳng định ý nghĩa tốt đẹp của các tác phẩm văn học trong việc bồi đắp tình cảm gia đình. 118
  56. PHÒNG GD& ĐT QUỐC OAI ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS TÂN PHÚ Năm học 2019 – 2020 Ngày kiểm tra: 30/6/2020 Môn thi: NGỮ VĂN 7 Thời gian làm bài: 90 phút PHẦN I: (7 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của dân ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” 4. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? (0.5 điểm) 5. Hãy chỉ ra câu văn nêu luận điểm và xác định nội dung chính của đoạn văn trên? (1.0 điểm) 6. Trong đoạn văn tác giả sử dụng hình ảnh nào để diễn tả sức mạnh tinh thần yêu nước? Nêu ý nghĩa của cách sử dụng hình ảnh đó? (1.5 điểm) 4. Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 1 trang giấy thi ) chứng minh rằng “ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước” (3.5 điểm) 5. Kể tên các văn bản thuộc chủ đề: Văn bản nghị luận hiện đại Việt Nam đã học trong sách Ngữ văn 7, tập hai - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. (0.5 điểm) PHẦN 2: (3.0 điểm) Đọc bài ca dao: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng” 1. Giải thích ngắn gọn nghĩa đen và nghĩa bóng của bài ca dao trên.(1.0 điểm) 2. Yêu thương con người là truyền thống quí báu của cha ông ta từ xưa đến nay. Hãy chép thuộc 1 bài ca dao hay câu tục ngữ cũng thể hiện tình thương yêu đó của con người Việt Nam (0.5 điểm) 3. Trong đại dịch chống Covid -19 vừa qua, dân tộc ta đã thể hiện tình yêu thương con người bằng những hành động cụ thể nào. Hãy viết đoạn văn ngắn khoảng nửa trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em.(1.5 điểm) Hết 119
  57. HƯỚNG DẪN CHẤM PHẦN I (7 điểm) Câu Hướng dẫn chấm Biểu điểm 1 - Đoạn văn trên trích trong văn bản: “tinh thần yêu nước của nhân dân ta”. 0,25 - Tác giả: Hồ Chí Minh. 0,25 2 * Câu văn mang luận điểm: - Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước * Nội dung chính: - Nhận định chung về lòng yêu nước của nhân dân ta 0,5 Hoặc: Nói về tinh thần yêu nước của nhân dân ta . 0.5 3 * Hình ảnh diễn tả sức mạnh của tinh thần yêu nước: 0, 5 - “ nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” * Ý nghĩa: - Tác giả sử dụng hình ảnh so sánh rất độc đáo: “ tinh thần yêu nước”- cái vô 0, 5 hình, trừu tượng được so sánh với cái cụ thể, hữu hình - “ 1 làn sóng” -> Tác dụng: Diễn tả một cách sinh động, cụ thể và khẳng định sức mạnh của tình yêu nước chính bằng tình yêu nước mà dân tộc ta mới chiến thắng 0.5 mọi kẻ thù xâm lược 4 *Mở bài: Từ xưa đến nay, lòng yêu nước luôn là niềm tự hào của dân tộc Việt, đó là truyền thống quý báu của dân ta 0, 25 *Thân bài: - Giải thích lòng yêu nước: lòng yêu nước: chính là yêu gia đình, yêu xóm làng thân quen, yêu những lũy tre bờ đê, yêu từng cánh đồng lúa chín 0.25 - Chứng minh nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn: - Trong thời chiến: 1.5 + Thưở xưa, lòng yêu nước được thể hiện qua những cuộc đấu tranh của dân tộc Việt chống giặc Bắc phương: những cuộc đấu tranh của Bà Trưng, Bà 0, 5 Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lơi, Quang Trung + Gần hơn là thời kì chống Pháp, Mĩ - những kẻ thù lớn mạnh hơn ta rất nhiều lần, nhưng bằng tình yêu nước, dân tộc ta đã chiến thắng 0.5 + Nhưng để có được thắng lợi đó, rất nhiều anh hùng đã ngã xuống, hi sinh thân mình để bảo về non sông: 0.5 - Trong thời bình: + Lòng yêu nước được thể hiện ở việc nhân dân ta một lòng tin yêu theo con 1.25 đường lãnh đạo của Đảng. 0.25 + Mọi người đều ra sức học tập, lao động để dựng xây đất nước + Đặc biệt trong thời gian đất nước đứng trước thử thách lớn là đại dịch covid 0.5 thì tình yêu nước lại được bộc lộ rõ nét (hs tự nêu biểu hiện) 0.5 * Kết bài: Khẳng định cách em có thể làm để rèn luyện lòng yêu nước: Ra sức học tập, giúp đỡ bạn học khó khăn hơn, giữ gìn làng xóm quê hương sạch đẹp, 0.25 Lưu ý: trong khi viết, hs biết lấy dẫn chứng hợp lí để chứng minh 5 - Kể tên các văn bản thuộc chủ đề: Văn nghị luận hiện đại Việt Nam đã học 0.5 trong sách Ngữ văn 7, tập hai - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Sự giàu đẹp của Tiếng Viêt; Đức tính giải dị của Bác Hồ; Ý nghĩa văn chương. 120
  58. PHẦN II (3 điểm) Câu Hướng dẫn chấm Điểm 1 * Nghĩa đen: - “ Nhiễu điều” là tấm lụa đỏ quý phủ lên giá gương, khỏi bị bụi bẩn, giúp 0.5 gương luôn trắng sáng mãi. - “ Giá gương” là giá đỡ chiếc gương nói chung, vật này nâng đỡ, che chở cho nhau * Nghĩa bóng:. - Từ hai hình ảnh trên, câu ca dao muốn đề cập đến ý nghiã sâu xa hơn. Cũng giống như tấm lụa quý, biết chịu thiệt thòi bảo vệ cho tấm gương, con người phải biết yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống 0.5 2 - Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ 0.5 - Thương người như thể thương thân Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần 3 * Hình thức: viết đúng đoạn văn, đủ dung lượng, không quá dài, quá ngắn 0.25 * Nội dung: Sau đây là 1 số định hướng, hs có thể trình bày ý khác, miễn sao hợp lí về nghĩa: 1.25 - Nhà nước ta đã có những chính sách nhân đạo để dang rộng vòng tay đón đồng bào ta trở về từ vùng tâm dịch - Các bác sĩ tuyến đầu chống dịch, sẵn sàng không ngại nguy cơ lây nhiễm để chăm sóc bệnh nhân - Các chú bộ đội sẵn sàng nhường chỗ ở của mình để phục vụ cho công tác cách li - Nhiều tấm lòng hảo tâm, chia sẻ, ủng hộ để cùng đất nước chống lại dịch bệnh, kể cả những em học sinh nhỏ tuổi . => Tất cả những cử chỉ, hành động đó đã góp phần làm nên chiến thắng trong cuộc chống đại dịch này. Đưa VN vươn ra thế giới, khiến thế giới phải ngưỡng mộ 121