3 Đề kiểm tra học kỳ II môn Tiếng Việt Lớp 2 - Năm học 2016-2017 - Trường Tiểu học Lê Quý Đôn
Bạn đang xem tài liệu "3 Đề kiểm tra học kỳ II môn Tiếng Việt Lớp 2 - Năm học 2016-2017 - Trường Tiểu học Lê Quý Đôn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- 3_de_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_tieng_viet_lop_2_nam_hoc_2016_20.doc
Nội dung text: 3 Đề kiểm tra học kỳ II môn Tiếng Việt Lớp 2 - Năm học 2016-2017 - Trường Tiểu học Lê Quý Đôn
- PHÒNG GIÁO DỤC & ĐT TP PLEIKU ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ QUÝ ĐÔN NĂM HỌC 2016-2017 (Nguồn: VnDoc) Họ tên người coi, chấm thi Họ và tên học sinh: Lớp 1. Họ và tên giáo viên dạy: 2. Môn: TIẾNG VIỆT Điểm Lời phê của giáo viên Họtên: Lớp : A. Kiểm tra đọc (10 điểm) I. Đọc Giáo hiểu viên (6 điểm) - Thời gian 20 phút. dạy: - Đọc thầm bài “Chuyện quả bầu” TV2- tập 2, trang 116, sau đó khoanh vào trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi, bài tập dưới đây: Câu 1. (0,5 điểm) Hai vợ chồng đi rừng, họ bắt gặp con vật gì? 2. . A. Con dúi B. Con trăn C. Con chim Câu 2. (0,5 điểm) Hai vợ chồng vừa chuẩn bị mọi thứ xong điều gì xảy ra? A. Sấm chớp đùng đùng; mưa to gió lớn B. Mây đen ùn ùn kéo đến; mưa to gió lớn. C. Sấm chớp đùng đùng; mây đen ùn ùn kéo đến. Câu 3. (0,5 điểm) Hai vợ chồng làm thế nào để thoát nạn? A. Chuyển đến một làng khác để ở. B. Lấy khúc gỗ to, khoét rỗng ruột, bịt kín miệng gỗ bằng sáp ong, chui vào đó. C. Làm một cái bè to bằng gỗ. Câu 4. (0,5 điểm) Hai vợ chồng nhìn thấy mặt đất và muôn vật như thế nào sau nạn lụt? A. Cỏ cây vàng úa, mặt đất vắng tanh không một bóng người. B. Mặt đất xanh tươi, những đồng lúa chín vàng. C. Mặt đất đầy bùn và nước mưa còn đọng lại. Câu 5. (0,5 điểm) Chuyện gì xảy ra với hai vợ chồng sau nạn lụt? A. Người vợ sinh ra được một người con trai tuấn tú, mạnh khỏe. Họ cùng nhau khai hoang, trồng trọt và trở nên giàu có. B. Người vợ sinh ra được một quả bầu, đem cất trên giàn bếp. Một lần, hai vợ chồng nghe tiếng trong quả bầu. Người vợ lấy que đốt thành dùi, dùi quả bầu. Từ trong quả bầu những
- con người bé nhỏ nhảy ra. C. Người vợ bị bệnh và mất sớm. Người chồng sống một mình vô cùng cô độc. Câu 6. (1,0 điểm) Đọc lại đoạn “Lạ thay đến ngày nay”. Ý nghĩa của chi tiết này là gì? Câu 7. (0,5 điểm) Từ trái nghĩa với từ "vui" là từ: A. Vẻ B. Nhộn C. Thương D. Buồn Câu 8. (0,5 điểm) Từ "chăm chỉ" ghép được với từ nào sau: A. trốn học B. học bài C. nghỉ học Câu 9. (0,5 điểm) Bộ phận in nghiêng trong câu: "Chúng khoan khoái đớp bóng nước mưa" trả lời cho câu hỏi nào: A. Vì sao? B. Như thế nào? C. Khi nào? Câu 10: (1,0 điểm) Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in nghiêng. Những đêm trăng sáng, dòng sông trở thành đường trăng lung linh dát vàng. - II. Đọc thành tiếng (4 điểm) - Thời gian dành cho mỗi em khoảng 1 phút. Giáo viên kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng đối với từng học sinh qua các bài tập đọc đã học ở sách Tiếng Việt 2, tập 2. HƯỚNG DẪN KIỂM TRA (Dành cho giáo viên) 1. Giáo viên tổ chức cho học sinh làm bài kiểm tra và chấm bài theo đúng yêu cầu chuyên môn quy định hiện hành. 2. Căn cứ vào số điểm của mỗi câu và sự đáp ứng cụ thể của học sinh, giáo viên cho các mức điểm phù hợp và ghi kết quả kiểm tra vào khung điểm dưới đây: Theo dõi kết quả kiểm tra Điểm I. Đọc hiểu, Luyện từ và câu II. Đọc thành tiếng Tổng điểm đọc
- PHÒNG GIÁO DỤC & ĐT TP PLEIKU ĐỀ ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ QUÝ ĐÔN NĂM HỌC 2016-2017 (Nguồn: VnDoc) Họ tên người coi, chấm thi Họ và tên học sinh: Lớp 1. Họ và tên giáo viên dạy: 2. Môn: TIẾNG VIỆT Điểm Lời phê của giáo viên Họtên: Lớp : A. Kiểm tra đọc (10 điểm) I. Đọc Giáo hiểu viên (5 điểm) - Thời gian 20 phút. dạy: - Đọc thầm bài “Cây đa quê hương” TV2- tập 2, trang 93, sau đó khoanh vào trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi, bài tập dưới đây: 1/ (0,5 điểm) Bài văn tả cái gì? 2. . a. Tuổi thơ của tác giả b. Tả cánh đồng lúa, đàn trâu. c. Tả cây đa cổ thụ. 2/ (0,5 điểm) Ngồi dưới gốc đa, tác giả thấy những cảnh đẹp nào của quê hương? a. Lúa vàng gợn sóng. b. Đàn trâu ra về. c. Cả hai ý trên. 3/ (0,5 điểm) Tác giả miêu tả cây đa quê hương giống vật gì? 4/ (1,0 điểm) Bài văn nói lên tình cảm gì của tác giả đối với quê hương?
- 5/ (0,5 điểm) Trong các cặp từ sau, đâu là cặp từ trái nghĩa: a. Lững thững - nặng nề b. Yên lặng - ồn ào c. Cổ kính - chót vót 6/ (0,5 điểm) Gạch chân từ chỉ đặc điểm trong câu sau: Ngọn chót vót giữa trời xanh. 7/ (0,5 điểm) Tìm một câu trong bài văn thuộc kiểu câu Ai làm gì? 8/ (0,5 điểm) Điền dấu câu thích hợp và mỗi ô trống Một hôm □ Trâu đi ăn về thì nghe phía trước có tiếng cười đùa ầm ĩ □ 10/ (0,5 điểm) Tìm một từ ngữ ca ngợi Bác Hồ và đặt câu với từ em vừa tìm được. a. Từ ngữ: b. Đặt câu: II. Đọc thành tiếng (5 điểm) - Thời gian dành cho mỗi em khoảng 1 phút. Giáo viên kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng đối với từng học sinh qua các bài tập đọc đã học ở sách Tiếng Việt 2, tập 2. HƯỚNG DẪN KIỂM TRA (Dành cho giáo viên) 1. Giáo viên tổ chức cho học sinh làm bài kiểm tra và chấm bài theo đúng yêu cầu chuyên môn quy định hiện hành. 2. Căn cứ vào số điểm của mỗi câu và sự đáp ứng cụ thể của học sinh, giáo viên cho các mức điểm phù hợp và ghi kết quả kiểm tra vào khung điểm dưới đây: Theo dõi kết quả kiểm tra Điểm I. Đọc hiểu, Luyện từ và câu II. Đọc thành tiếng Tổng điểm đọc
- PHÒNG GIÁO DỤC & ĐT TP PLEIKU ĐỀ ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ QUÝ ĐÔN NĂM HỌC 2016-2017 (Nguồn: Đặng Thị Mỹ Uyên) Họ tên người coi, chấm thi Họ và tên học sinh: Lớp 1. Họ và tên giáo viên dạy: 2. Môn: TIẾNG VIỆT Điểm Lời phê của giáo viên Họtên: Lớp : A. Kiểm tra đọc (10 điểm) I. Đọc Giáo hiểu viên (6 điểm) - Thời gian 20 phút. dạy: Đọc thầm bài: SỰ TÍCH SÔNG HỒ Ở TÂY NGUYÊN Ngày xưa, muông thú còn sống thành buôn làng, quanh một cái hồ lớn. Cuộc sống thật là tươi vui, đầm ấm. Rồi một hôm, Cá Sấu mò đến, chiếm luôn cái hồ. Cảnh hồ trở nên vắng lặng. Già 2. . làng Voi tức lắm, liền bảo dân làng cùng đánh đuổi Cá Sấu. Trong một trận đánh, già làng Voi nhử được Cá Sấu ra xa hồ nước. Cá Sấu khát quá, cố chạy trở lại hồ. Nhưng đã muộn, lúc này cả làng xúm lại, vây kín mặt hồ. Muông thú các nơi cũng kéo gỗ lát đường, băng qua bãi lầy, đến bên hồ trợ giúp. Cá sấu không được uống nước để lấy thêm sức mạnh, nó bị già làng Voi đánh quỵ. Ngày nay, khắp núi rừng Tây Nguyên đâu đâu cũng có sông hồ. Dân làng bảo: những dấu chân của già làng Voi đánh nhau với Cá Sấu tạo thành hồ. Còn những dấu vết kéo gỗ ngang dọc hóa thành sông. - Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng: 1/ (0,5 điểm) Câu chuyện này kể về điều gì? a. Cuộc sống yên vui của muông thú và già làng Voi quanh một cái hồ lớn. b. Cuộc chiến giữa già làng Voi và Cá Sấu, nguồn gốc của sông hồ Tây Nguyên. c. Cuộc tấn công của các loài muông thú vào buôn làng của con người. 2/ (0,5 điểm) Già làng Voi tức giận điều gì? a. Cá Sấu đến phá cuộc sống của buôn làng. b. Cá Sấu đến chiếm hồ nước của buôn làng. c. Cá Sấu đến uống nước ở hồ nước. d. Cá Sấu đến sống ở hồ nước. 3/ (0,5 điểm) Già làng Voi đã làm gì để đánh đuổi Cá Sấu? a. Nhử Cá Sấu lên bờ. c. Mời Cá Sấu đến nhà chơi. b. Nhử Cá Sấu ra xa hồ nước. d. Nhử Cá Sấu ra bãi lầy.
- 4/ (0,5 điểm) Ngày nay khắp núi rừng Tây Nguyên đâu đâu cũng có cái gì? a. Sông hồ. b. Kênh rạch. c. Mương máng. 5/ (1,0 điểm) Theo dân làng, sông hồ ở Tây Nguyên do đâu mà có? a. Do dấu chân của người dân ở đó tạo thành. b. Do dấu chân già làng Voi và vết kéo gỗ tạo thành. c. Do dấu chân Cá Sấu và dấu vết trận đánh tạo thành. d. Do dấu chân dân làng và chân muông thú tạo thành. 6/ (1,0 điểm) Nhân vật già làng Voi và muông thú hợp sức lại để chiến thắng Cá Sấu trong câu chuyện thể hiện tinh thần gì của người dân ở Tây Nguyên? 7/ (0,5 điểm) Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu sau. Muông thú các nơi cùng kéo gỗ lát đường băng qua bãi lầy đến bên hồ trợ giúp. 8/ (0,5 điểm) Câu: “Cá Sấu mò đến, chiếm luôn cái hồ” thuộc kiểu câu gì? a. Ai làm gì? b. Ai là gì? c. Ai thế nào? 9/ (1,0 điểm) Kể tên một số loài thú sống hoang dã. II. Đọc thành tiếng (4 điểm) - Thời gian dành cho mỗi em khoảng 1 phút. Giáo viên kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng đối với từng học sinh qua các bài tập đọc đã học ở sách Tiếng Việt 2, tập 2. HƯỚNG DẪN KIỂM TRA (Dành cho giáo viên) 1. Giáo viên tổ chức cho học sinh làm bài kiểm tra và chấm bài theo đúng yêu cầu chuyên môn quy định hiện hành. 2. Căn cứ vào số điểm của mỗi câu và sự đáp ứng cụ thể của học sinh, giáo viên cho các mức điểm phù hợp và ghi kết quả kiểm tra vào khung điểm dưới đây: Theo dõi kết quả kiểm tra Điểm I. Đọc hiểu, Luyện từ và câu II. Đọc thành tiếng Tổng điểm đọc