Vật lí 10 - Phiếu bài tập tiết 1

docx 4 trang hoaithuong97 5470
Bạn đang xem tài liệu "Vật lí 10 - Phiếu bài tập tiết 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxvat_li_10_phieu_bai_tap_tiet_1.docx

Nội dung text: Vật lí 10 - Phiếu bài tập tiết 1

  1. Phiếu bài tập tiết 1 Câu 1: Đặt một nam châm điện nằm yên trước cuộn dây kín. Có hiện tượng gì xảy ra trong cuộn dây kín khi đóng và ngắt mạch của nam châm điện liên tục? A. Không có hiện tượng gì. B. Xuất hiện dòng điện cảm ứng không đổi chiều. C. Xuất hiện dòng điện cảm ứng luôn đổi chiều. D. Cả A, B và C đều đúng. Câu 2: Trong trường hợp nào dưới đây, trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng? A. Số đường sức từ xuyên qua tiết điện S của cuộn dây dẫn kín lớn. B. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín được giữ không thay đổi. C. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín thay đổi. D. Từ trường xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín thay đổi. Câu 3: Trong các cách sau đây dùng nam châm điện để tạo ra dòng điện cảm ứng (hình vẽ) cách nào đúng? A. Dịch chuyển con chạy của biến trở R. B. Đóng ngắt điện K. C. Ngắt điện K đang đóng, mở ngắt K D. Cả ba cách trên đều đúng Câu 4: Trường hợp nào sau đây dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín không đổi chiều? Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín. A. đang tăng mà giảm. B. đang giảm mà tăng. C. đang tăng mà tăng hơn nữa. D. Trường hợp A và B là đúng. Câu 5: Các phát biểu sau đây, phát biểu nào sai khi nói về máy phát điện xoay chiều? A. Phần ứng: là khung dây sinh ra dòng điện xoay chiều. B. Phần cảm: là nam châm sinh ra từ trường. C. Rôtô : là bộ phận quay. D. Stato: là bộ phận góp điện để đưa dòng điện ra ngoài. Câu 6: Công thức nào sau đây là đúng và chỉ rõ công suất sự hao phí điện năng trên dây dẫn?
  2. Câu 7: Ở thiết bị nào dòng điện xoay chiều chỉ gây tác dụng nhiệt? A. Bóng đèn sợi đốt. B. Ấm điện. C. Quạt điện. D. Máy sấy tóc. Câu 8: Người ta truyền tải một công suất điện 100kW bằng một đường dây dẫn có điện trở 5Ω thì công suất hao phí trên đường dây truyền tải điện là 0,5kW. Hiệu điện thế giữa hai đầu dây tải điện là A. 5kV B. 10kV C. 15kV D. 20kV Câu 9: Tác dụng nào sau đây là tác dụng của máy biến thế: A. Biến đổi dòng điện một chiều. B. Biến đổi hiệu điện thế xoay chiều. C. Biến đổi hiệu điện thế một chiều. D. Biến đổi điện năng tiêu thụ trong mạch. Câu 10: Cuộn sơ cấp của máy biến thế có 100 vòng, cuộn thứ cấp 1000 vòng, khi đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều 12V thì ở hai đầu cuộn thứ cấp có hiệu điện thế là A. 200V B. 220V C. 120V D. 240V Câu 1: C
  3. Khi đóng ngắt và ngắt mạch của nam châm điện liên tục thì từ trường qua cuộn dây thay đổi liên tục nên trong cuộn dây kín xuất hiện dòng điện cảm ứng luôn đổi chiều. Câu 2: C Trong trường hợp số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín thay đổi thì trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng. Câu 3: D Để tạo ra dòng điện cảm ứng bằng nam châm điện ta có thể sử dụng cả ba cách A, B, C. Câu 4: C Khi số đường sức từ đi xuyên qua ống dây đang tăng mà tăng hơn nữa → trường hợp này dòng điện cảm ứng có xuất hiện nhưng dòng điện không đổi chiều. Câu 5: D Trong máy phát điện xoay chiều stato là bộ phận đứng yên. Vậy phát biểu sai: Stato là bộ phận góp điện. Câu 6: D Công thức đúng và chỉ rõ công suất hao phí điện năng trên dây dẫn: Câu 7: B Ở ấm điện dòng điện xoay chiều chỉ gây tác dụng nhiệt. Câu 8: B Từ công thức Câu 9: B Tác dụng chủ yếu của máy biến thế là biến đổi hiệu điện thế xoay chiều. Câu 10: C