Tuyển chọn Đề thi vào lớp 6 trường chất lượng cao – Sưu tầm: thầy Bùi Minh Mẫn

pdf 145 trang mainguyen 13891
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tuyển chọn Đề thi vào lớp 6 trường chất lượng cao – Sưu tầm: thầy Bùi Minh Mẫn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftuyen_chon_de_thi_vao_lop_6_truong_chat_luong_cao_suu_tam_th.pdf

Nội dung text: Tuyển chọn Đề thi vào lớp 6 trường chất lượng cao – Sưu tầm: thầy Bùi Minh Mẫn

  1. Hocmai.vn - Tuyển chọn Đề thi vào lớp 6 trường CLC – Sưu tầm: thầy Bùi Minh Mẫn THCS NGUYỄN TẤT THÀNH NĂM 2014 Câu 1 (1 điểm) a. Xếp các từ dưới đây thành các nhóm từ đồng nghĩa bao la, lung linh, vắng vẻ, hiu quạnh, long lanh, mênh mông, lóng lánh, vắng teo, bát ngát, vắng ngắt, lấp loáng, hiu hắt, lấp lánh, thênh thang b. Đặt câu với từ "mênh mông" Câu 2 (3 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: "Hôm sau chúng tôi đi Sa Pa. Phong cảnh ở đây thật đẹp. Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung quý hiếm." (Trích Đường đi Sa Pa - Nguyễn Phan Hách) a. Tìm những từ láy trong đoạn văn trên. b. Từ "thoắt" trong đoạn văn trên gợi lên điều gì? c. Viết từ 3 đến 5 câu nêu cảm nhận của em về cảnh đẹp ở Sa Pa. d. Xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong câu văn: "Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận" Câu 3 (1 điểm) Bầy chim đi ăn về Rót vào ô cửa chưa sơn vài nốt nhạc. (Về ngôi nhà đang xây - Đồng Xuân Lan) Theo em có thể thay thế từ "rót" bằng một trong các từ: trút, gieo, đổ, thả được không? Vì sao? Bài 4 (5 điểm) Hai cha con bước đi trên cát Ánh mặt trời rực rỡ biển xanh Bóng cha dài lênh khênh Bóng con tròn chắc nịch Sau trận mưa đêm rả rích Cát càng mịn, biển càng trong Cha dắt con đi dưới ánh mai hồng. (trích Những cánh buồm - Hoàng Trung Thông) Dựa vào đoạn thơ trên, hãy tưởng tượng để viết bài văn để tả cảnh biển buổi sáng và hai cha con đang dạo chơi trên bãi biển đó. - Trang | 85-
  2. Hocmai.vn - Tuyển chọn Đề thi vào lớp 6 trường CLC – Sưu tầm: thầy Bùi Minh Mẫn THCS LƯƠNG THẾ VINH NĂM HỌC 2013-2014 Câu 1. (3 điểm) Mầm non vừa nghe thấy Vội bật chiếc vỏ rơi Nó đứng dậy giữa trời Khoác áo màu xanh biếc (Mầm non, Võ Quảng) a. Trình bày nội dung khổ thơ trên bằng một câu văn b. Trong khổ thơ trên, tác giả đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật gì và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó. c. Từ "mầm non" trong dòng thơ đầu tiên được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Đặt câu với từ "mầm non" được dùng theo nghĩa chuyển. Câu 2. (1 điểm) Phân tích cấu tạo ngữ pháp của các câu dưới đây và cho biết câu nào là câu đơn, câu nào là câu ghép? a. Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng b. Dọc theo bờ vịnh Hạ Long, trên bến Đoan, bến Tàu hay cảng Mới, những đoàn thuyền đánh cá rẽ màn sương bạc nối đuôi nhau cập bến, những cánh buồm ướt át như cánh chim trong mưa. Câu 3. (1 điểm) Điền các cặp từ trái nghĩa vào chỗ trống để hoàn thành các câu ca dao, tục ngữ sau: a. Trống đánh kèn thổi b. Khi vui muốn buồn tênh lại c. Bóc cắn d. Tháng năm chưa nằm đã Tháng mười chưa cười đã Câu 4. (5 điểm) Em hãy viết bài văn miêu tả một cơn mưa rào. NĂM HỌC 2012-2013 Bài 1. Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi: Cây rơm như một cây nấm khổng lồ không chân. Cây rơm cứ đứng từ mùa gặt này đến mùa gặt tiếp sau. Cây rơm dâng dần thịt mình cho ngọn lửa hồng căn bếp, cho bữa ăn rét mướt của trâu bò. Vậy mà nó vẫn nồng nàn hương vị và đầy đủ sự ấm áp của quê nhà. (theo Phạm Đức) 1. Câu số 1 dùng biện pháp nghệ thuật gì? Câu số 2 và số 3 dùng biện pháp nghệ thuật gì? - Trang | 86-
  3. Hocmai.vn - Tuyển chọn Đề thi vào lớp 6 trường CLC – Sưu tầm: thầy Bùi Minh Mẫn 2. Các câu 1, 2, 3 liên kết với nhau bằng cách nào? 3. Từ "nó" trong câu 4 dùng để thay thế cho từ nào ở các câu trên? 4. Xét về ngữ pháp, câu thứ ba là câu đơn hay câu ghép? Bài 2. Từ nào không cùng nhóm với các từ trong dãy? 1. thỏ thẻ, thì thầm, the thé, rầm rầm, thủ thỉ 2. hom hem, gầy gò, gầy guộc, hồng hào, lẻo khẻo 3. vui mừng,hụt hẫng, phấn khởi, lạc quan, hân hoan 4. cần cù, chăm chỉ, chăm chút, chuyên cần, cố gắng Bài 3. Nước chảy đá mòn 1. Bằng cách thay cặp quan hệ từ vào câu văn trên, em hãy tạo thêm một câu ghép. 2. Hãy so sánh câu đã cho với câu mới được tạo ra về ngữ pháp và ý nghĩa. Bài 4. Dù giáp mặt cùng biển rộng Cửa sông chẳng dứt cội nguồn Lá xanh mỗi lần rụng xuống Bỗng nhớ một vùng núi non (trích Cửa sông - Quang Huy) 1. Trong câu thơ cuối, tác giả hai lần dùng dấu ba chấm. Mỗi dấu ba chấm đó diễn tả điều gì? 2. Chép thuộc lòng bốn câu mở đầu bài thơ có những câu trích trên. 3. Viết đoạn văn khoảng 10 dòng, trình bày suy nghĩ của em sau khi học bài thơ trên. Bài 5. Viết đoạn văn khoảng 20 câu, nội dung diễn tả niềm vui của em khi gặp một người thân vừa đi xa trở về nhà. Trong đoạn văn có hình ảnh so sánh (gạch chân). - Trang | 87-
  4. Hocmai.vn - Tuyển chọn Đề thi vào lớp 6 trường CLC – Sưu tầm: thầy Bùi Minh Mẫn NĂM HỌC 2011-2012 Phần trích dẫn dưới đây lấy trong bài Cây gạo ngoài bến sông (Tiếng Việt 5, tập hai, tr.168): Cứ mỗi năm, cây gạo lại xòe thêm được một tán lá tròn vươn cao lên trời xanh. Thân nó xù xì, gai góc, mốc meo, vậy mà lá thì xanh mởn, non tươi, dập dờn đùa với gió. Vào mùa hoa, cây gạo như đám lửa đỏ ngang trời hừng hực cháy. Bến sông bừng lên đẹp lạ kì. Thế mà chiều nay, cây gạo buồn thiu, những chiếc lá cụp xuống, ủ ê Thì ra cả một vạt đất quanh gốc gạo phía mặt sông lở thành hố sâu hoắm, những cái rễ trơ ra, cây gạo chỉ còn biết tì lưng vào bãi ngô. Những người buôn bán cát đang cho thuyền vào xúc cát ngay ở khúc sông dưới gốc gạo. (Dựa theo Mai Phương) Câu 1 (1 điểm) Trong các từ dưới đây, từ nào là từ ghép, từ nào là từ láy? xù xì, xanh mởn, non tươi, dập dờn Câu 2 (1 điểm) Phân tích thành phần ngữ pháp của câu văn sau: Cứ mỗi năm, cây gạo lại xòe thêm được một tán lá tròn vươn cao lên trời xanh. Câu 3 (1 điểm) Trong đoạn: "Cứ mỗi năm, đẹp lạ kì" a. Câu nào là câu ghép? b. Các vế của câu đó được nối với nhau bằng từ nào? Câu 4 (2 điểm) a. Tìm trong phần trích dẫn trên những hình ảnh so sánh và nhân hóa. b. Nhờ những biện pháp đó em hình dung cây gạo như thế nào? Đồng thời, em cảm thấy tác giả có tình cảm như thế nào với cây gạo? Câu 5 (5 điểm) Hãy tả một cây cho bóng bát hoặc một cây hoa, hay một cây cảnh mà em thích. - Trang | 88-
  5. Hocmai.vn - Tuyển chọn Đề thi vào lớp 6 trường CLC – Sưu tầm: thầy Bùi Minh Mẫn NĂM HỌC 2010-2011 Câu 1 (1,5 điểm) Những đồi tranh vàng óng lao xao trong gió nhẹ. Những đồi đất đỏ như vung nối nhau chạy tít tắp đến tận chân trời. Đó đây, những cụm rừng xanh thẫm như ốc đảo nổi lên giữa thảo nguyên. (Theo Lê Tấn) a. Xếp các từ in đậm thành hai nhóm: từ ghép và từ láy b. Trong đoạn văn trên có những hình ảnh so sánh nào? Câu 2 (3 điểm) Buổi sáng, con kênh còn phơn phớt màu đào, giữa trưa, kênh bỗng hóa ra một dòng thủy ngân cuồn cuộn lóa mắt, rồi dần dần biến thành một dòng suối lửa lúc trời chiều. (Theo Đoàn Giỏi) a. Tìm một đại từ điền vào chỗ trống trong câu trên cho hợp nghĩa. b. Sau khi điền đúng từ, hãy tìm trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ của câu. c. Câu văn trên là câu đơn hay câu ghép? Câu 3 (1 điểm) Thời gian chạy qua tóc mẹ Một màu trắng đến nôn nao Lưng mẹ cứ còng dần xuống Cho con ngày một thêm cao (Trương Nam Hương) Từ "chạy" trong câu thơ đầu được hiểu theo nghĩa đen hay nghĩa bóng? Em hiểu câu thơ đó như thế nào? Câu 4 (4,5 điểm) Sân trường tiểu học của em trồng cây bàng, cây phượng, cây bằng lăng Hãy viết bài văn ngắn tả một cây mà em yêu quý. - Trang | 89-
  6. Hocmai.vn - Tuyển chọn Đề thi vào lớp 6 trường CLC – Sưu tầm: thầy Bùi Minh Mẫn NĂM HỌC 2009-2010 Câu 1 (1 điểm) Tìm các từ không cùng nhóm với các từ còn lại a. phố phường, phố xá, phố cổ, đường phố. b. nhanh nhanh, nhanh gọn, nhanh nhảu, nhanh nhẹn. c. đường đất, đường sá, đường làng, đường nhựa. d. nết na, đoan trang, xinh xắn, thùy mị. Câu 2 (2 điểm) Cho đoạn văn sau: Mưa xuân không không phải mưa đó là sự bâng khuâng gieo hạt xuống mặt đất nồng ấm mặt đất lúc nào cũng phập phồng như muốn thở dài vì bổi hổi xốn xang hoa xoan rắc nhớ nhung xuống cỏ non ướt đẫm đồi đất đỏ lấm tấm một thảm hoa trẩu trắng. a. Đoạn văn trên quên ghi dấu câu. Em hãy chép lại đoạn văn đó và đặt các dấu câu vào chỗ thích hợp. b. Tìm các từ láy trong đoạn văn trên. c. Tìm trong đoạn văn trên hai danh từ, hai động từ, hai tính từ. d. Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh và nhân hóa. Hãy chỉ ra hình ảnh so sánh, nhân hóa. Bài 3 (2 điểm) Trời xanh đây là của chúng ta Núi rừng đây là của chúng ta Những cánh đồng thơm ngát Những ngả đường bát ngát Những dòng sông đỏ nặng phù sa Nước chúng ta Nước những người chưa bao giờ khuất Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất Những buổi ngày xưa vọng nói về. a. Hai khổ thơ trên trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai? b. Bằng một đoạn văn ngắn (không quá 6 câu), em hãy nêu cảm nhận của mình qua hai khổ thơ trên về đất nước và dân tộc Việt Nam. Câu 4 (1 điểm) Hãy chỉ ra các bộ phận song song trong những câu sau đây và nói rõ chức vụ ngữ pháp của chúng. Hồ Gươm ở giữa Thủ đô. Cây cỏ xung quanh hồ rườm rà, tươi tốt. Cầu Thê Húc bắc qua hồ. Nhịp cầu bằng gỗ, nho nhỏ thanh thanh. Đèn sao vàng trên đỉnh Tháp Rùa, đèn xanh đỏ trên cầu Thê Húc và đen trên các lùm cây sáng lấp lánh trong đêm. Câu 5 (4 điểm) Hãy kể lại một kỉ niệm khó quên về tình bạn. - Trang | 90-
  7. Hocmai.vn - Tuyển chọn Đề thi vào lớp 6 trường CLC – Sưu tầm: thầy Bùi Minh Mẫn NĂM HỌC 2008-2009 Câu 1 (1 điểm) Trong các từ dưới đây, từ nào là từ ghép? Từ nào là từ láy?: xanh xanh, lơ lửng, tất bật, trong trắng Câu 2 (1,5 điểm) Cho câu văn: "Bình minh của hoa phượng là một màu đỏ còn non, nếu mưa lại càng tươi dịu" Xác định các từ loại danh từ, động từ, tính từ trong câu văn. Câu 3 (1 điểm) Phân tích thành phần ngữ pháp của câu văn sau: Khi sương vừa tan, những tia nắng đầu tiên đã hắt chéo qua thung lũng, trải lên đỉnh núi phía tây những vệt sáng màu lá mạ tươi tắn. Câu 4 (1,5 điểm) Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng Em hiểu câu ca dao trên như thế nào? (Trình bày thành đoạn văn ngắn) Câu 5 (5 điểm) Trong những năm học tiểu học, em có rất nhiều người bạn thân thiết, với nhiều kỉ niệm đẹp về tình bạn bè. Hãy kể lại một kỉ niệm đẹp mà em nhớ mãi. - Trang | 91-
  8. Hocmai.vn - Tuyển chọn Đề thi vào lớp 6 trường CLC – Sưu tầm: thầy Bùi Minh Mẫn ĐỀ KIỂM TRA TUYỂN SINH LỚP 6 MARIE CURIE HÀ NỘI NĂM 2014 Câu 1. (2 điểm) Dựa vào cấu tạo, xếp các từ được gạch dưới trong các câu văn sau đây thành ba nhóm, đặt tên cho mỗi nhóm. Nghe trong ngọn gió lạnh cuối đông một hơi ẩm thoáng qua nồng nàn lan tỏa, một làn hương ngọt ngào, mơn man như bàn tay ai mềm mại vuốt ve làn da khô cằn, dấu tích của mùa đông giá lạnh còn hằn trên muôn vật. (Lộc non đầu cành - Nguyễn Xuân Hoàn) Câu 2. (2 điểm) Tìm và bỏ một từ không thuộcnhóm nghĩa trong mỗi dãy từ sau và giải thích vì sao. a. Tí tách, lộp độp, lép nhép, ào ào, rào rào b. Thánh thót, líu lo, lách chách, tíu tít, ríu rít c. Rì rào, ì oạp, ào ào, vi vu, xào xạc d. Đèn đẹt, đì đùng, đùng đoàng, đoàng đoàng, đùng đùng Câu 3. (2 điểm) Có thể thay từ "rót" trong câu thơ sau bằng từ "bỏ", "đổ" không? Vì sao? Bầy chim đi ăn về Rót vào ô cửa chưa sơn vài nốt nhạc (Về ngôi nhà đang xây - Đồng Xuân Lan) Câu 4. (4 điểm) "Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ". Nếu cuộc sống của chúng ta thiếu đi những tiếng cười thì điều gì sẽ xảy ra? Em hãy viết một đoạn (bài) văn nói về lợi ích của tiếng cười. NĂM 2013 Câu 1 (2,0 điểm) Cho hai câu sau: (1) - Mẹ em mua đường để về nấu chè. (2) - Đi như thế này thì đúng là mua đường rồi. a) Vì sao trong hai câu trên, “mua” có quan hệ nhiều nghĩa còn “đường” có quan hệ đồng âm? b) Trong hai câu đã cho, “mua đường” trong câu nào là hai từ, “mua đường” trong câu nào là một từ? Câu 2 (1,5 điểm) Nêu tác dụng của mỗi dấu phẩy trong câu sau: Ngoài kia, sau một mùa đông dài tơi bời dông bão, những chiếc lộc non đã đâm chồi, những nụ mầm bé nhỏ run run như bàn tay non tơ. Câu 3 (2,5 điểm) - Trang | 92-
  9. Hocmai.vn - Tuyển chọn Đề thi vào lớp 6 trường CLC – Sưu tầm: thầy Bùi Minh Mẫn Có cái gì cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn chúng tôi. Sau này tôi mới hiểu đấy là khát vọng. Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết cầu xin: “Bay đi diều ơi! Bay đi!” Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi khát khao của tôi. (Cánh diều tuổi thơ – Theo Tạ Duy Anh) Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng nhiều từ ngữ, hình ảnh để nói về ước mơ thời niên thiếu của mình. Cách sử dụng từ ngữ và hình ảnh như thế có gì hay. Câu 4 (4 điểm) Xung quanh chúng ta có bao nhiêu điều tốt đẹp của sự sống: Những cánh rừng xanh bạt ngàn bất tận, những hòn đảo bình yên với nhiều loài động vật sinh sống như cò, yến, voọc, , những dòng sông xanh với rất nhiều tôm cá, Nhiều nơi đã được quy hoạch thành khu du lịch sinh thái và được bảo tồn. Nhưng vì vô ý thức, con ngưới đã trở thành tàn ác. Họ tàn phá những cánh rừng xanh, biến nó thành trơ trụi, xác xơ. Họ săn bắt động vật làm cho một số loài có nguy cơ tuyệt chủng. Họ làm ô nhiễm nguồn nước khiến cho cá tôm không còn đường sống, Đặt mình vào vai những cánh rừng đang bị hủy diệt hoặc những con vật đang bị săn bắt, bị phá mất chỗ ở hay những chú cá đang thoi thóp trong dòng nước bị ô nhiễm , em hãy viết một bức thư kêu cứu gửi loài người, bày tỏ sự phẫn nộ trước những hành động phá hoại ấy, kêu gọi mọi người bảo vệ môi trường, bảo vệ sự sống. NĂM 2012 Câu 1 (2 điểm) 1. Tìm 6 từ có tiếng “mới” sao cho được nhiều kiểu cấu tạo từ nhất. 2. Chỉ ra sự khác nhau về nghĩa của hai từ “mới tinh” và “mới mẻ” và cho ví dụ để làm rõ sự khác nhau này. Câu 2 (1 điểm) Vì sao hai câu sau thuộc kiểu câu khác nhau về cấu tạo? - Sóng vỗ nhẹ vào bờ cát, tung bọt trắng xóa. - Sóng vỗ nhẹ vào bờ cát, bọt tung trắng xóa. Câu 3 (2 điểm) Trong những trường hợp nào dưới đây, câu “Lan mời Huệ vào nhà chơi.” là câu kể? Trong những trường hợp nào, nó là câu khiến? Vì sao? 1. Lan nói với Huệ. 2. Lan nói với Hồng. 3. Hồng nói với Huệ. 4. Hồng nói với Lan. Câu 4 (2 điểm) - Trang | 93-
  10. Hocmai.vn - Tuyển chọn Đề thi vào lớp 6 trường CLC – Sưu tầm: thầy Bùi Minh Mẫn “Đàn chim chớp cánh vàng khoe sắc với nắng rực rỡ, và tiếng chim lại như những chuỗi vàng lọc nắng bay đến với Hà. Chốc sau đàn chim chao cánh bay đi, nhưng tiếng hót như đọng mãi giữa bầu trời ngoài cửa sổ.” (Bầu trời ngoài cửa sổ - Nguyễn Quỳnh) Nếu thay từ “đọng”trong câu thứ hai bằng một từ trong các từ “còn”, “vang”, “ngân” thì câu văn sẽ không hay bằng. Vì sao? Câu 5 (3 điểm) Em đã từng được ngắm thành phố vào một thời điểm nào đó trong ngày: buổi sáng sớm khi những giọt sương long lanh còn biến lười nằm nghiêng trên phiến lá, buổi trưa khi tiếng ve râm ran gọi hè sau tán cây phượng vĩ, buổi tối khi thành phố chìm trong muôn ngàn anh điện lung linh. Hãy chọn một thời điểm trong ngày và miêu tả lại quang cảnh thành phố khi ấy. NĂM 2012 Câu 1(2 điểm) Đặt câu để từ “nhặt” mang những nghĩa sau: a. Cầm cái đã được chọn lựa lên. b. Cầm vật bị đánh rơi lên. c. Có khoảng cách ngắn. d. Có nhịp độ âm thanh dày, dồn dập. Câu 2 (2,5 điểm) a. "Hình ảnh bà ngồi trên bậc cửa mỉm cười sung sướng nhìn các cháu ăn bánh đa ngon lành." Theo em, vì sao đoạn lời trên chưa phải là câu? b. Hãy chữa đoạn lời trên thành câu theo hai cách khác nhau: bỏ bớt từ hoặc thêm bộ phận câu. Ghi lại hai câu em đã tạo ra được. Câu 3 (1,5 điểm) a. Em chọn từ nào trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống để có câu văn thể hiện được tình yêu tha thiết đối với quê hương? Làng quê tôi đã khuất hẳn nhưng tôi vẫn nhìn theo. (chăm chú, đăm đắm, đăm đăm) Câu 4 (4 điểm): Mùa xuân đến mang theo hơi thở mới, đất trời và cảnh vật đều được khoác lên mình những chiếc áo đầy màu sắc đẹp tươi. Em hãy viết đoạn (bài) văn tả cảnh đẹp mùa xuân. NĂM 2010 Câu 1 (2 điểm) Từ nào không thuộc nhóm từ đồng nghĩa trong mỗi dãy từ sau? Vì sao? - Trang | 94-
  11. Hocmai.vn - Tuyển chọn Đề thi vào lớp 6 trường CLC – Sưu tầm: thầy Bùi Minh Mẫn a) ngào ngạt, sực nức, thoang thoảng, thơm nồng, thơm nức. b) rực rỡ, sặc sỡ, tươi thắm, tươi tắn, thắm tươi. c) long lanh, lóng lánh, lung linh, lung lay, lấp lánh Câu 2 (2 điểm) Cho câu sau: "Bún chả ngon" a) Hãy tách câu trên thành từ và tìm chủ ngữ, vị ngữ của câu theo hai cách hiểu khác nhau. b) Ví sao hai câu trên có thể tách như vậy? Với mỗi cách hiểu, câu trên ý nói gì? Câu 3 (1 điểm) : Chọn từ trong ngoặc đơn em cho là hay nhất để điền vào chỗ trống trong câu văn sau, nói rõ vì sao em chọn từ đó: "Lời ru nồng nàn, tha thiết của mẹ vào tâm hồn thơ ngây, trong trắng của tôi biết bao yêu thương". (rót, trút, đổ) Câu 4 (5 điểm) Em đã từng xem một bộ phim hoặc đọc, nghe kể một câu chuyện trong đó có nhân vật là các con vật ngộ nghĩnh, thông minh, dễ thương. Em hãy tưởng tượng và tả lại con vật mà em yêu thích nhất. NĂM 2009 Câu 1 (2 điểm) Trong các từ chứa từ “bảo” sau, có một từ không thuộc nhóm nghĩa với các từ còn lại. Đó là từ nào? Vì sao từ đó không thuộc nghĩa với các từ còn lại? Bảo an, bảo dưỡng, bảo hành, bảo hộ, bảo mật, bảo quản, bảo toàn, bảo tồn, bảo vật, bảo vệ. Câu 2 (2 điểm) Cho câu: “Khi mùa rét đến, cánh đồng chỉ còn lại trơ gốc rạ, mẹ Lê lo sợ không ai mướn mình” (theo Thạch Lam) 1. Câu trên vừa có thể là câu đơn, vừa có thể là câu ghép, vì sao? 2. Khi câu trên là câu đơn, bộ phận “cánh đồng chỉ còn trơ gốc rạ” của câu sẽ trả lời cho câu hỏi nào? Bộ phận đó làm rõ ý nghĩa cho từ nào của câu? Câu 3 (2 điểm) Khi nói về mùi thơm của hương hồi, trong bài “rừng hồi xứ Lạng”, Tô Hoài viết: “Ai cũng ngẩng lên cho thấy mùi hồi chín chảy qua mặt”. Theo em, vì sao trong câu trên, dùng “chảy” hay hơn và gây ấn tượng hơn dùng từ “bay” hoặc “thổi”? Câu 4 (4 điểm) Cảnh bình minh nơi đâu cũng đẹp. Đó là khi mặt trời còn bẽn lẽn núp sau sườn núi, những tia nắng dịu dàng, đã xuyên thủng màn sương bao phủ núi đồi. Đó là khi những tia nắng ban mai hình rẻ quạt bắt đầu chiếu rọi xuống làng xóm thanh bình. Đó là buổi hừng đông với những tia nắng hồng nhảy nhót trên mặt biển. Đó là khi tầng tầng lớp lớp bụi hồng ánh sáng đã tràn khắp phố phường. - Trang | 95-
  12. Hocmai.vn - Tuyển chọn Đề thi vào lớp 6 trường CLC – Sưu tầm: thầy Bùi Minh Mẫn Em đã từng được ngắm một cảnh bình minh như thế, hãy tả lại. - Trang | 96-
  13. Hocmai.vn - Tuyển chọn Đề thi vào lớp 6 trường CLC – Sưu tầm: thầy Bùi Minh Mẫn ĐỀ TỰ LUYỆN (TRƯỜNG THCS ARCHEMEDES HÀ NỘI) ĐỀ 01 Bài 1 (1 điểm) Tìm từ khác loại trong mỗi nhóm từ sau: a. rì rào, róc rách, khanh khách, thì thào b. xanh tươi, xanh non, xanh rì, xanh tốt c. nỗi buồn, niềm vui, yêu thương, tình bạn d. nhỏ nhẹ, mệt mỏi, vui vẻ, mơ mộng Bài 2 (2,5 điểm) Chép thuộc lòng ba dòng thơ tiếp theo rồi trả lời câu hỏi Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc a. Đoạn thơ trên được trích trong bài thơ nào? Của tác giả nào? b. Những biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên là gì? Tìm những từ ngữ thể hiện các biện pháp đó. Bài 3 (1 điểm) Tìm những cặp từ trái nghĩa có trong đoạn thơ trích Truyện Kiều của Nguyễn Du: Trong như tiếng hạc bay qua Đục như tiếng suối mới sa nửa vời Tiếng khoan như gió thoảng ngoài Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa. Bài 4 (2 điểm) Xác định các danh từ, động từ, tính từ có trong những câu văn dưới đây: Hoa giấy đẹp một cách giản dị. Mỗi cánh hoa giống hệt một chiếc lá, chỉ có điều mỏng manh hơn và có màu sắc rực rỡ. Lớp lớp hoa giấy rải kín mặt sân, nhưng chỉ cần một làn gió thoảng, chúng liền tản mát bay đi mất. (Theo Trần Hoài Dương) Bài 5 (1 điểm) Điền các dấu câu thích hợp vào phần văn bản sau rồi sửa các lỗi chính tả. Trời âm u mây mưa biển xám xịt nặng nề trời ầm ầm dông gió biển đục ngầu giận dữ như một con người biết buồn vui biển lúc tẻ nhạt lạnh lùng lúc sôi nổi hả hê lúc đăm chiêu gắt gỏng (Biển đẹp - Vũ Tú Nam) Bài 6 (1 điểm) Tìm hai câu tục ngữ thể hiện tinh thần đoàn kết của con người Việt Nam. Bài 7 (1 điểm) Viết lại câu dưới đây sau khi đã sửa lỗi chính tả và dấu câu qua bài thơ trước cổng trời của nguyễn đình ảnh đã cho ta thấy vẻ đẹp tuyệt với của thiên nhiên vùng núi rừng Bài 8 (2,5 điểm) Đọc đoạn văn sau rồi trả lời câu hỏi: (1) Mùa hè, hoa gạo rụng đỏ ối, mặt nước sông lên to, ngập vào mấp mé thềm đá sân đình. (2) Trên những bè sen Nhật, chuồn chuồn ớt đỏ cháy chăm chú đậu vào nhánh hoa bèo phớt tím từ hồ Tây trôi về.(3) Trên bãi Cơm Thi ven sông, xanh om những làn cỏ ấu, cỏ gà, trẻ con với mọi loài cây cỏ, chim muông và những con vật nho nhỏ đã quen biết nhau. (4) Con chim chả rình cá, chập tối lại chui vào ngủ trong hang vệ - Trang | 97-
  14. Hocmai.vn - Tuyển chọn Đề thi vào lớp 6 trường CLC – Sưu tầm: thầy Bùi Minh Mẫn sông. (5) Quả duói chín vàng mọng bờ rào, con cánh cam xanh biếc liệng qua thật khéo. (6) Bên đầm nưc[s cạn, trong những bụi cây chút chít xanh rờn, những chú ếch cốm, những chàng gọng vó và các nàng "nhà trò" vẩn vơ, ngẩn ngơ. (7) Mùa đông tới, trênn hững luống rau cải, su hào bên đồng Vân, đàn chim hét đen ngòm lặng lẽ bay về nhặt sâu. (Theo Tô Hoài) a. Đoạn văn trên có bao nhiêu từ láy, bao nhiêu trạng ngữ? Ghi lại các từ láy, các trạng ngữ đó. b. Câu nào là câu đơn, câu nào là câu ghép? c. Những câu nào là câu có nhiều chủ ngữ, câu nào là câu có nhiều vị ngữ? Bài 9 (3 điểm) Trong một đoạn văn từ 8 đến 10 câu, em hãy nêu cảm nhận của mình về con người Cao Bằng qua đoạn thơ sau: Rồi đến chị rất thương Rồi đến em rất thảo Ông lành như hạt gạo Bà hiền như suối trong Còn núi non Cao Bằng Đo làm sao cho hết Như tình yêu đất nước Sâu sắc người Cao Bằng (Cao Bằng - Trúc Thông) ĐỀ 02 Bài 1 (1 điểm) Mỗi nhóm từ sau có thể chia đều thanh hai nhóm nhỏ hơn, tìm những từ cùng nhóm với từ được gạch sẵn: a. leng keng, phúng phính, ríu rít, thướt tha, rì rầm, dềnh dàng b. ăn uống, ồng ào, tuổi tác, đường sá, chăm chỉ, ngan ngát c. nói, yêu mến, kính nể, cười, khóc lóc, thương xót d. nước non, chạy nhảy, đi lại, sương gió, trời đất, học hành Bài 2 (2 điểm) Đọc đoạn thơ trích trong bài Con chim chiền chiện của Huy Cận rồi trả lời câu hỏi: Bay cao, cao vút Chim biến mất rồi Chỉ còn tiếng hót Làm xanh da trời a. Tìm các danh từ, động từ và tính từ trong đoạn thơ trên b. Vì sao nhà thơ lại viết "Chỉ còn tiếng hót - Làm xanh da trời"? Bài 3 (2 điểm) Đọc phần văn bản dưới đây rồi trả lời câu hỏi - Trang | 98-
  15. Hocmai.vn - Tuyển chọn Đề thi vào lớp 6 trường CLC – Sưu tầm: thầy Bùi Minh Mẫn (1) Ăng-co Vát là một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam- pu-chia được xây dựng từ đầu thế kỉ XII. (2) Toàn bộ khu đền quay về hướng tây. (3) Lúc hoàng hôn, Ăng-co Vát thật huy hoàng. (4) Mặt trời lặn, ánh sáng chiếu soi vào bóng tối cửa đền. (5) Những ngọn tháp cao vút ở phía trên, lấp loáng giữa những chùm lá thốt nốt xòa tán tròn vượt lên hẳn những hàng muỗm già cổ kính. (6) Ngôi đền cao với những thềm đá rêu phong, uy nghi kì lạ, càng cao càng thâm nghiêm, dưới ánh trời vàng, khi đàn dơi bay tỏa ra từ các ngách. (Theo Những kì quan thế giới) a. Phần văn bản trên có bao nhiêu trạng ngữ? Đó là những trạng ngữ nào? b. Chỉ ra 10 từ ghép Hán Việt có trong phần văn bản trên. c. Phần văn bản trên có bao nhiêu câu ghép? Đó là những câu nào? d. Phần văn bản trên có bao nhiêu cầu đơn? Đó là những câu nào? Bài 4 (2 điểm) Cách diễn đạt trong hai dòng thơ sau có điểm chung gì thú vị? Mưa xuân tươi tốt cả cây buồm (Mưa xuân trên biển - Huy Cận) Trụ bê tông nhú lên như một mầm cây (Về ngôi nhà đang xây - Đồng Xuân Lan) Bài 5 (1,5 điểm) Tìm những cặp từ trái nghĩa có trong các câu sau: a. Hình khe thế núi gần xa Đứt thôi lại nối, thấp đà lại cao (Chinh phụ ngâm - Đoàn Thị Điểm dịch) b. Con rùa mày có cái mai Cái cổ thụt ngắn thụt dài vào ra (Đồng dao Việt Nam) Bài 6 (3 điểm) Chép thuộc lòng 7 dòng thơ tiếp theo câu thơ dưới đây rồi trả lời câu hỏi: Nơi con tàu chào mặt đất a. Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? b. Trong đoạn thơ tác giả đã vận dụng những biện pháp tu từ nào? Viết ra từ ngữ thể hiện các biện pháp tu từ đó. Bài 7 (3,5 điểm) Trong một đoạn văn từ 8 đến 10 câu, em hãy nêu cảm nhận của mình về tình yêu thương của người ông với người cháu được thể hiện trong bài thơ sau: Ông vật thi với cháu Keo nào ông cũng thua Cháu vỗ tay hoan hô: "Ông thua cháu, ông nhỉ!" Bế cháu ông thủ thỉ: "Cháu khỏe hơn ông nhiều ! Ông là buổi trời chiều Cháu là ngày rạng sáng." - Trang | 99-
  16. Hocmai.vn - Tuyển chọn Đề thi vào lớp 6 trường CLC – Sưu tầm: thầy Bùi Minh Mẫn (Ông và cháu - Phạm Cúc) ĐỀ 03 Bài 1 (1 điểm) Tìm 4 câu tục ngữ hoặc thành ngữ bắt đầu bằng từ "học" Bài 2 (1 điểm) Điền dấu câu thích hợp vào phần văn bản sau và sửa các lỗi chính tả: mưa đã ngớt trời dạng dần mấy con chim chào mào từ hốc cây nào đó bay ra hót dâm dan mưa tạnh phía đông một mảng trời trong vắt mặt trời ló ra chói nọi trên những vòm lá bưởi lấp lánh (Mưa rào - Tô Hoài) Bài 3 (4 điểm) Đọc đoạn thơ trích trong Dáng hình ngọn gió - Đoàn Thị Lam Luyến và thực hiện các yêu cầu Gió còn lượn trên cao Vượt sông dài biển rộng Cõng nước làm mưa rào Cho xanh tươi đồng ruộng Gió khô ô muối trắng Gió đẩy cánh buồm đi Gió chẳng bao giờ mệt! a. Hãy chỉ ra những động từ chỉ hoạt động, ca ngợi sức mạnh của gió trong đoạn thơ trên. b. Kể tên các biện pháp tu từ có trong đoạn thơ trên. c. Viết một đoạn văn ngắn khoảng 5 câu nêu cảm nhận của em về sức mạnh của gió qua đoạn thơ trên. Bài 4 (2 điểm) Đọc phần văn bản dưới đây rồi trả lời câu hỏi (1) Ngày chưa tắt hẳn, trăng đã lên rồi. (2) Mặt trăng tròn, to và đỏ từ từ lên, sau rặng tre đen của làng xa. (3)Mấy sợi mây còn vắt ngang mỗi lúc mảnh dần rồi đứt hẳn. (4) Trên quãng đồng rộng, cơn gió nhẹ hiu hiu đưa lại, thoang thoảng mùi hương thơm mát. (5)Sau tiếng chuông của ngôi chùa cổ một lúc lâu, trăng đã nhô lên khỏi rặng tre. (6)Trời bây giờ trong vắt, thăm thẳm và cao. (7) Mặt trăng đã nhỏ lại, sáng vằng vặc ở trên không và du du như sáo diều. (8) Ánh trăng trong chảy khắp trên cành cây, kẽ lá, tràn ngập trên con đường trắng xóa. (9) Cành lá sức và đen như mực vắt qua mặt trăng như một bức tranh mực tàu. (10) Bức tường hoa giữa vườn sáng trắng lên, lá lựu dày và nhỏ nhấp nháy như thủy tinh. (Theo Đêm sáng trăng - Thạch Lam) a. Tìm các trạng ngữ có trong phần văn bản trên b. Tìm các từ láy trong phần văn bản trên. c. Chỉ ra các câu là câu đơn, các câu là câu ghép. Bài 5 (1 điểm) Các từ được gạch chân trong mỗi nhóm dưới đây có quan hệ với nhau như thế nào? a. khắc khoải, hồi hộp, bồn chồn, lo lắng - Trang | 100-
  17. Hocmai.vn - Tuyển chọn Đề thi vào lớp 6 trường CLC – Sưu tầm: thầy Bùi Minh Mẫn b. thanh xuân, thanh tú, thanh khiết, thanh bình c. chân trời, chân núi, chân mây, chân tay d. im ắng, im lìm, yên tĩnh, tĩnh lặng Bài 6 (6 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu: Giữa hai bên vách đá Mở ra một khoảng trời Có gió thoảng, mây trôi Cổng trời trên mặt đất? Nhin ra xa ngút ngát Bao sắc màu cỏ hoa Con thác réo ngân nga Đàn dê soi đáy suối Giữa ngút ngàn cây trái Dọc vùng rừng nguyên sơ Không biết thực hay mơ Ráng chiều như hơi khói. a. Đoạn thơ trên được trích ra từ bài thơ nào, của ai? b. Em hiểu thế nào là "Cổng trời trên mặt đất"? c. ghi lại những câu thơ có sử dụng biện pahsp nhân hóa và nêu tác dụng của biện pháp nhân hóa đó. d. Viết đoạn văn khoảng 10 câu nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên qua đoạn thơ trên. - Trang | 101-
  18. Hocmai.vn - Tuyển chọn Đề thi vào lớp 6 trường CLC – Sưu tầm: thầy Bùi Minh Mẫn [THAM KHẢO ] ĐÁP SỐ, HƯỚNG DẪN GIẢI MÔN TOÁN TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÀ NỘI AMSTERDAM Năm 2014 PHẦN I - TRẮC NGHIỆM 1111 Bài 1: Tính S 5991313174145 Lời giải: 19513917134541 S 45991313174145 1111111111112 S 45991313174145454545 Bài 2: Nếu mỗi đoàn tàu lớn cũng chỉ có 15 ngư dân làm việc thì tổng số ngư dân trên 45 chiếc tàu là: 45 x 15 = 675 (ngư dân) Tổng số ngư dân ít hơn so với thực tế là: 789 – 675 = 114 (ngư dân) Số ngư dân trên mỗi tàu lớn giảm so với thực tế là: 18 – 15 = 3 (ngư dân) Vậy số tài lớn là: 114 : 3 = 38 (tàu) Bài 3 : Do diện tích xung quanh của hình hộp chữa nhật mới bằng 60% diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật ban đầu nên chiều cao mới cũng bằng 60% chiều cao ban đầu. Suy ra 2 dm tương ứng với 40% chiều cao của hình hộp ban đầu. Vậy chiều cao ban đầu của hình hộp chữ nhật là : 2 : 40% = 5 (dm) Suy ra chiều rộng, chiều dài của hình hộp chữ nhật là 3 dm và 4 dm. Thể tích của hình hộp chữ nhật ban đầu là : 3 x 4 x 5 = 60 (dm3) Bài 4 : Hiện nay 2 lần tuổi mẹ là 64, tổng số tuổi của cả hai con là 8 Sau mỗi năm thì 2 lần tuổi mẹ tăng thêm 2 và tổng số tuổi của cả hai con cũng tăng thêm 2 nên hiệu không đổi là : 64 – 8 = 56 (tuổi) Khi tuổi mẹ gấp rưỡi tổng số tuổi của cả hai con thì 2 lần tuổi mẹ sẽ gập 3 lần tổng số tuổi của cả hai con. Khi đó tổng số tuổi của cả hai con là : 56 : (3 – 1) = 28 (tuổi). Tuổi mẹ khi đó l : 28 x 3 : 2 = 42 (tuổi) Vậy sau : 42 – 32 = 10 năm thì tuổi mẹ gấp rưỡi số tuổi của cả hai con. Bài 5 : Từ 5 đến 20 gồm 16 số liên tiếp, tổng của 16 số đó là : (5 + 10) x 16 : 2 = 200 Tổng các số điển trong các phần của mỗi hình tròn đều bằng 60 nên tổng 4 hình tròn là 4 x 60 = 240, trong đó các số được điền ở 4 phần có kí hiệu A ; B ; C ; D được tính 2 lần Suy ra tổng các số đó là : 240 – 200 = 40 Bài 6 : - Trang | 102-
  19. Hocmai.vn - Tuyển chọn Đề thi vào lớp 6 trường CLC – Sưu tầm: thầy Bùi Minh Mẫn Sau khi đi được 1 giờ, ôtô giảm vận tốc còn 80% vận tốc ban đầu, tức là bằng 4/5 vận tốc ban đầu. Suy ra thời gian đi qua quãng đường sau sẽ bằng 5/4 so với dự định. Thực tế xe ô tô đến B chậm hơn dự định 1 giờ nên thời gian dự định đi qua quãng đường sau là 4 giờ, thời gian đi qua thực tế là 5 giờ. Như vậy ô tô dự định đi cả quãng đường trong 5 giờ. Nếu sau khi ô tô đi 1 giờ và đi thêm 80km nữa mới giảm tốc độ thì chỉ đến chậm so với dự định 36 phút, nên thời gian ô tô đi 80 km đó nhanh hơn so với khi giảm tốc độ là 24 phút. Do tỉ lệ thời gian cũng là 4/5 nên thời gian ô tô đi 80 km đó là : 24 x 4 = 96 (phút) Vận tosc dự định của ô tô là : 80 : 96 x 60 = 50 (km/h) Dộ dài quãng đường AB là : 5 x 50 = 250 km Bài 7 : Tổng 14 số tự nhiên khác 0 đầu tiên là : 1 + 2 + + 14 = (1 + 14) x 14 : 2 = 105 Do tổng 14 số đã cho là 106 nên 14 số đó phải là : 1, 2, 3, , 12, 13 và 15 Vậy số lớn nhất trong 14 số là : 15 Bài 8 : Từ giả thiết ta có : PB = PC ; DC = 3 IC ; QD = QC = (3/2) IC ; QC = 3 QI Ta có : 1 S OI S SSSS PQC 1 POI QOIPOI QOIIPQ 3 OB SSSSSSPOBQOBPOB QOBBPQPQC 3 2 2 2 Do SOPI 3 cm nên SOPB 9 cm và SSScmIPBOPBOPI 12 22 SIBC 2 S IPB 24 cm ; S BCQ (3/ 2) S BIC 36 cm 2 2 SQCP (1/ 2) S QCB 18 cm và SScmABCDBCQ 44 36 144 2 Vậy SSScmAPQAPCQCPQ 144: 2 18 54 Bài 9 : - Trang | 103-
  20. Hocmai.vn - Tuyển chọn Đề thi vào lớp 6 trường CLC – Sưu tầm: thầy Bùi Minh Mẫn Đội thứ nhất làm một mình thì phải mất 30 giờ mới hoàn thành công việc, trong khi nếu để đội 2 làm tiếp phần còn lại thì chỉ mất 18 giờ. Như vậy phần công việc mà đội 2 đã làm nhanh hơn so với đội 1 là 12 giờ. Để hoàn thành công việc, đội 2 làm nhanh hơn đội 1 là 18 giờ. Suy ra phần công việc mà đội 2 đã làm chiếm 12/18 = 2/3 lượng công việc Vậy đội 2 đã làm xong 12 x (2/3) = 8 (giờ) Bài 10 : Các số có hai chữ số chia hết cho 17 là : 17 ; 34 ; 51 ; 68 ; 85. Các số có hai chữ số chia hết cho 23 là : 23 ; 46 ; 69 ; 92. Để ý các chữ số cuối cùng của các số trên đôi một khác nhau, do đó nếu biết chữ số cuối cùng thì xác định được duy nhất chữ số đững trước nó. Vì chữ số cuối cùng của M là 1 nên chữ số trước nó là 5. Đứng trước chữ số 5 là chữ số 8 Lập luận tương tự ta thấy số M có tận cùng 69234692346851 Như vậy từu 3 chữ số cuối là 851, các chữ số của M lặp lại theo chu kỳ 69234. Vì M có 2014 chữ số nên chữ số đầu tiên là 6. PHẦN I – TỰ LUẬN Bài 1: Chứng minh nếu có n số tự nhiên có tích bằng n và có tổng bằng 2012 thì n chia hết cho 4 Bài giải Xét hai trường hợp n chẵn và n lẻ sau đâu: a) Nếu n là số lẻ thì do tích n số tự nhiên bằng n lẻ nên tất cả n số đều là các số lẻ, và tổng của n số lẻ là một số lẻ nên không thể bằng 2012 (loại trường hợp này) b) Nếu n là số chẵn thì do tích n số tự nhiên bằng n nên trong n số đã cho có ít nhất 1 số chẵn. Xét hai khả năng sau đây: +) Nếu trong n số chỉ có đúng một số chẵn, thì (n – 1) số còn lại đều là các số lẻ, khi đó tổng của (n – 1) số lẻ là một số lẻ, kết hợp với số chẵn duy nhất thì tổng của n số đã cho là một số lẻ và không thể bằng 2012 (loại khả năng này). +) Nếu trong n số có ít nhất 2 số chẵn thì tích cỉa 2 số này chia hết cho 4. Theo giả thiết, tích của n số tự nhiên bằng n nên suy ra chia hết cho 4. Bài 2: Cho tam giác ABC có diện tích 600 cm2. Trên cạnh BC lấy các điểm M và N sao cho BM = CN = (1/4)BC. Trên cạnh AB lấy điểm E, trên cạnh AC lấy điểm F sao cho ACME là hình thang có đáy là AC và ME; ABNF là hình thang có đáy là AB và NF. Kéo dài EM và FN cắt nhau tại K. Tính diện tích hình thang ABKC. Bài giải: - Trang | 104-
  21. Hocmai.vn - Tuyển chọn Đề thi vào lớp 6 trường CLC – Sưu tầm: thầy Bùi Minh Mẫn Nối AK. Từ ACME và ABNF là hình thang suy ra ANKB là hình thang và AMKC là hình thang. Từ các tính chất của hai hình thang này và BN = (3/4) BC; CM = (3/4) CB suy ra: 2 SSSScmKABNABABNABC (3/ 4)450 2 SSSScmKACMACACMACB (3/ 4)450 2 Vậy SSScmABKCKABKAC 900 Năm 2013 Phần 1. Trắc nghiệm: Bài 1: 24 số Bài 2: x =25/9 Bài 3: 674; 676; 678 Bài 4: 57 Bài 5: 30km Bài 6: 30 giờ Bài 7: 1000cm3 Bài 8: 100.000 đồng Bài 9: 8/9 Bài 10: 2 Phần 2: Bài tập học sinh phải trình bày lời giải (mỗi bài 2,5 điểm) 1 Bài 1: S(ABE) = S(ABC) = ABBC = 17,5 (cm2) 2 1 S(ABF) = AB AF = 10,5 (cm2) 2 Suy ra S(AEF) = 7 (cm2) Bài 2. Ta có: abcdcdd 100028098 Suy ra 6 a 8 + Nếu a = 8 abcd8032 + Nếu a = 7 abcd7532 Năm 2012 Phần 1. Trắc nghiệm: Bài 1: A = 2 Bài 2: x =9 Bài 3: 77220 gam Bài 4: 26 cây Bài 5: 324; 432; 1296 Bài 6: 72km Bài 7: 25,12cm; 75,36 cm Bài 8: 18 tuổi - Trang | 105-
  22. Hocmai.vn - Tuyển chọn Đề thi vào lớp 6 trường CLC – Sưu tầm: thầy Bùi Minh Mẫn Bài 9: 107102 Bài 10:16 sách Lịch sử; 48 sách Khoa học Phần 2. Tự luận: Bài 1. Xe 4 bánh 6 tấn: 9 xe Xe 6 bánh 8 tấn: 7 xe Xe 8 bánh 8 tấn: 6 xe. 2 Bài 2. SNPFE = 304cm Năm 2011 Phần 1. Trắc nghiệm: Bài 1: 10589 Bài 2: a b 5 1 Bài 3: 75 bút Bài 4: Con 6 tuổi Bài 5: 232cm2 Bài 6: Lãi 25% Bài 7: 192km Bài 8: 216cm2 109 Bài 9: 2011 Bài 10: 6075 Phần 2. Tự luận: Bài 1. Có 2 trận hòa; Đội A thắng thội C Bài 2. Xét tích: (a - b) (a - c) (a - d) (b - c) (b - d) (c - d) Trong 4 số a, b, c, d có hai cặp số cùng tính chẵn lẻ. Hiệu hai cặp đó đề là số chẵn, tích trên chia hết cho 4 Mỗi số tự nhiên chia 3 có 3 kiểu dư: dư 0, 1, 2. Có 4 số suy ra có ít nhất 2 số có cùng kiểu dư suy ra hiệu của chúng chia hết cho 3 suy ra tích trên chia hết cho 3 Tích vừa chia hết cho 3 vừa chia hết cho 4 nên chia hết cho 12 Năm 2010 Phần 1. Trắc nghiệm: Bài 1:A = 5 Bài 2: 8 Bài 3: 18 hàng Bài 4: 60 nữ 511 Bài 5: 1dm 2 Bài 6: 12.000.000 đồng 512 Bài 7: 80 cm2 Bài 8: 18.000 đồng Bài 9: Số thứ 11 Bài 10: 77175 vé Phần 2. Tự luận: Bài 1. Lớp 5A có 40 học sinh Bài 2. Thời gian người thứ hai đi quãng đường AC là 3 giờ. Quãng đường AB dài 58 km. Năm 2009 Phần 1. Trắc nghiệm: - Trang | 106-
  23. Hocmai.vn - Tuyển chọn Đề thi vào lớp 6 trường CLC – Sưu tầm: thầy Bùi Minh Mẫn 9 Bài 1: 1 Bài 2: abc = 103 11 Bài 3: 6 giờ Bài 4:n = 36 Bài 5: 15 bông Bài 6: 8 tuổi Bài 7: 4/5 cm2 Bài 8: 120 km Bài 9: 30 dm3 Bài 10: 46 học sinh Phần 2. Tự luận: Bài 1. Khoảng cách ban đầu của Sói và Thỏ là: 8 17 = 136 (bước thỏ) suy ra Sói cách hang là: 136 + 80 = 216 (bước thỏ). Sói chạy tới cửa hang thỏ mất: 216: 8 = 27 (bước) Vì khi Sói chạy được 1 bước thì thỏ chạy được 3 bước suy ra thời gian thỏ chạy tới cửa hang là 80: 3 < 27 Thỏ chạy kịp về hang. Bài 2. Hai người đi tất cả là 3 lần quãng đường AB. Một lần quãng đường AB, người thứ nhất đi 4km, người thứ hai đi quãng đường còn lại Suy ra 3 lần quãng đường AB người thứ nhất đi 12km và người thứ hai đi phần còn lại. 12km này ứng với: AC + CB + BD mà BD = 3 (km) AB = 9 (km) Năm 2008 Phần 1. Trắc nghiệm: Bài 1: 0 Bài 2:x =9 Bài 3:45 số Bài 4: 20 giờ Bài 5: 7 học sinh Bài 6: ab1511 Bài 7: 16 cm2 Bài 8: 45 km Bài 9:N = 69 Bài 10: 24 khối Phần 2. Tự luận: Bài 1. Số lượng cam là: 166 (kg); Số lượng vải là: 830 (kg) 1 Bài 2. MN song song với BD SS SS . Mà MA AC BNDBMD ABNDABMD 2 1 1 1 SS ;SS SS BN chia hình thang thành hai phần có BAM2 BAC DAMDAC2 ABMD2 ABCD diện tích bằng nhau. Năm 2007 Phần 1. Trắc nghiệm: Bài 1: 7/12 Bài 2:x=2,5 Bài 3: 327 Bài 4: 12 tuổi Bài 5:a=3; b =7 Bài 6: 96 dm2 Bài 7: 36,48 cm2 Bài 8: 210 km - Trang | 107-
  24. Hocmai.vn - Tuyển chọn Đề thi vào lớp 6 trường CLC – Sưu tầm: thầy Bùi Minh Mẫn Bài 9: 12 ngày Bài 10:thứ tư Phần 2. Tự luận: Bài 1. Số điểm của Xuân: 2,5 điểm; Xuân thắng Hạ Bài 2. + Lấy một quả bóng trong hộp đánh nhãn ĐX + Nếu quả bóng đó màu đỏ thì hộp ĐX này chứa hai bóng đỏ, hộp ĐĐ chứa hai bóng xanh, hộp XX chứa một bóng đỏ và một bóng xanh. + Nếu quả bóng đó màu xanh thì hộp ĐX này chứa hai bóng xanh, hộp XX chứa hai bóng đỏ, hộp ĐĐ chứa một bóng đỏ và một bóng xanh. Năm 2006 Phần 1. Trắc nghiệm: Bài 1: 6 Bài 2:x = 1/64 Bài 3: 45 Bài 4: 8 chữ số 8 Bài 5: 15 giờ Bài 6: 50 m Bài 7: 39/4 cm2 Bài 8: 248 quả Bài 9: 7 đơn vị Bài 10: 27 bánh Phần 2. Tự luận: Bài 1. Xét tổng 10 số: A = 1 + 2 + . + 10 Khi xóa bất kỳ 2 số nào và thay vào đó tổng 2 số được xóa tức là ta đã thực hiện phép cộng 2 số đó trong tổng 10 số trên. Cứ làm như vậy 9 lần ta được số cuối cùng là tổng của 10 số trên và bằng 55, là một số lẻ. Bài 2. Có 333 số Năm 2005 Phần 1. Trắc nghiệm: Bài 1: 10 Bài 2: 5684 Bài 3: 24km/h Bài 4: 5cm2 Bài 5: cd 21 Bài 6: 75 lít; 45 lít Bài 7: AB = 5,25km Bài 8: 343000 hình Bài 9: x = 45/44 Bài 10: 41 tuổi Phần 2. Tự luận: Bài 1. Tổng số điểm có 5 loại mà có 6 học sinh nên có ít nhất 2 người có số điểm bằng nhau. Bài 2. Xuân mua 7 quyển sách Toán và 3 quyển sách Văn. TRƯỜNG THCS MARIE CURIE Năm 2014 Câu 1 : a/ A = 32,61 + 4,28 + 45,35 + 67,39 + 7,52 – 25,35 - Trang | 108-
  25. Hocmai.vn - Tuyển chọn Đề thi vào lớp 6 trường CLC – Sưu tầm: thầy Bùi Minh Mẫn = (32,61 + 67,39) + (4,28 + 5,72) + (45,35 – 25,35) = 100 + 10 + 20 = 130 B = 10,4 x 35,5 + 10,4 x 42,5 + 9,6 x 78 = 10,4 x (35,5 + 42,5) + 9,6 x 78 = 10,4 x 78 + + 9,6 x 78 = 78 x (10,4 + 9,6) = 78 x 20 = 1560 b/ 15516735 x 17599 15516735 x 1759 3 3 102 x 1 1 9 1 9 1 1x 3 x 10 hoặc x = 11 Câu 2 : Tổng số sách ba lớp đã góp là : 200 x 3 = 600 (cuốn) Số sách của lớp 5A là (600 – 150) : 2 = 225 (cuốn) Số sách hai lớp 5B và 5C là : 225 + 150 = 375 (cuốn) Gấp rưới tức là gấp (3/2), nghĩa là nếu số sách của lớp 5B gồm 3 phần bằng nhau thì số sách của lớp 5C gồm hai phần như thế Số sách của lớp 5B là : 375 : (3 + 2) x 3 = 225 (cuốn) Số sách của lớp 5C là : 375 – 225 = 150 (cuốn) Câu 3 : a/ Đổi 1h30’ = 1,5h Khi người đi xe máy bắt đầu đi thì người đi xe đạp đi được quãng đường là : 12 x 1,5 = 18 (km) Khoảng cách giữa hai người lúc đó là : 110 – 18 = 92 (km) Sau đó, cữ mỗi giờ hai người gần nhau thêm : 12 + 34 = 46 (km) Thời gian từ lúc người xe máy bắt đầu đi đến lúc hai người gặp nhau là : 92 : 46 = 2 (giờ) Họ gặp nhau lúc : 6 + 1,5 + 2 = 9,5 (giờ) hay 9 giờ 30 phút. b/ Thời gian người đi xe đạp đi từ lúc xuất phát đến lúc gặp người đi xe máy là : 9,5 – 6 = 3,5 (giờ) Chỗ gặp nhau cách A một khoảng là : 12 x 3,5 = 42 (km) Câu 4 : - Trang | 109-
  26. Hocmai.vn - Tuyển chọn Đề thi vào lớp 6 trường CLC – Sưu tầm: thầy Bùi Minh Mẫn a/ SSDNCDNA 2 vì chung chiều cao kẻ từ D xuống AC, NC = 2 AN 2 2 Theo đề bài: SDNC 10( cm ) suy ra SDNA 10: 2 5( cm ) b/ SSDMBDMC vì chung chiều cao kẻ từ D xuống BC, MB = MC SSNMBNMC vì chung chiều cao kẻ từ N xuống BC, MB = MC Suy ra, SSSSDMBNMBDMCNMC Hay SSDNBDNC c/ Vì SSDNBDNC (câu b) mà (câu a) nên SSDNBDNA 2 Tam giác DNB và tam giác DNA lại chung chiều cao hạ từ N xuống BD nên: DB = 2 AD Do đó, AD = AB => AD/AB =1 Câu 5: * Tổng thể tích của các khối lập phương hay thể tích hình hộp chữ nhật là: 1 x 1 x 1 x 18 = 18 (cm3) * Thể tích của hình hộp chữ nhậ là: a x b x c Mà 18 = 1 x1 x 18 = 1 x 2 x 9 = 1 x 3 x 6 = 2 x 3 x 3 * Có thể xếp thành 4 kiểu hình hộp chữ nhật với kích thược như sau : 1 cm , 1 cm , 18 cm 1 cm , 2 cm , 9 cm 1 cm , 3 cm , 6 cm 2 cm , 3 cm , 3 cm * Các hình hộp chữ nhật trên đề có thể tích là 18 (cm3) Năm 2013 Câu 1:(3 điểm) a. (1.5 điểm) Đáp số: M=1000; a = 15,65 - Trang | 110-
  27. Hocmai.vn - Tuyển chọn Đề thi vào lớp 6 trường CLC – Sưu tầm: thầy Bùi Minh Mẫn b. (1.5 điểm) 23 22 25 12 > ; > 27 29 74 37 Câu 2:(2 điểm) Tổng số tuổi của 2 mẹ con hiện nay là : 24 x 2 = 48 (tuổi) Vì mỗi năm, mỗi người thêm 1 tuổi nên tổng số tuổi của 2 mẹ con sau 3 năm là: 48 + 1 x 3 = 54 (tuổi) Tuổi mẹ 3 năm nữa là : 54 : (5 + 13) x 13 = 39 (tuổi) Tuổi mẹ hiện nay là : 39 – 3 = 36 (tuổi) Tuổi con hiện nay là : 48 – 36 = 12 (tuổi) Câu 3:(2 điểm) a. (1,5 điểm) Tỷ số vận tốc khi đi 30km/h và khi đi 20km/h là : 3/2. Vì cùng đi trên 1 quãng đường nên vận tốc và thời gian tỷ lệ nghịch với nhau. Vậy tỷ số thời gian khi đi với vận tốc 30km/h và khi đi với vận tốc 20km/h là 2/3. Thời gian khi đi với vận tốc 30km/h ít hơn khi đi với vận tốc 20km/h là : 1+1=2(giờ) Thời gian khi đi với vận tốc 30km/h là : 2 :(3-2)x2=4 (giờ) Quãng đường từ HN về quê anh Nam dài 30 x 4 = 120km. b. (0.5 điểm) Thời gian anh Nam dự định đi là : 4 + 1 = 5 (giờ) Để đến nhà như dự định, anh Nam phải đi với vận tốc 120 : 5 = 24km/h. Câu 4:(3 điểm) a. (1 điểm) Tổng chiều dài và rộng là: 60:2=30 (cm) Chiều dài HCN là: 30 : (2+3) x 3 = 18 (cm) Chiều rộng HCN là 12 (cm) Diện tích HCN là: 12 x 18 = 218 (cm2) b. (1 điểm gồm cả vẽ hình) - Trang | 111-
  28. Hocmai.vn - Tuyển chọn Đề thi vào lớp 6 trường CLC – Sưu tầm: thầy Bùi Minh Mẫn Diện tích tam giác EAB = Diện tích tam giác BCD (do đáy AB = CD; chiều cao từ E xuống AB bằng chiều cao từ B xuống CD) Diện tích tam giác MAB = Diện tích tam giác BMD (do chung đáy MB; chiều cao AB bằng chiều cao BC) Do đó: Diện tích tam giác EAB - Diện tích tam giác MAB = Diện tích tam giác BCD - Diện tích tam giác BMD hay: Diện tích tam giác MBE = Diện tích tam giác MCD. c. (1 điểm) 2 SS do đó chiều cao từ B xuống AM bằng 2/3 chiều cao từ D xuống AM. ABMMAD3 Mặt khác , đây cũng chính là chiều cao hạ xuống đáy BD nên OB/OD = 2/3 Câu 5:(1 điểm) Vì một tuần có 7 ngày nên không thể có 2 ngày chủ nhật liền nhau cùng là ngày chẵn. Vậy giữa 2 ngày chủ nhật chẵn phải có 1 ngày chủ nhật lẻ. Trong tháng đã cho có 3 ngày chủ nhật là ngày chẵn vậy tháng ấy phải có 2 ngày chủ nhật là ngày lẻ nữa. Suy ra tháng ấy có 5 ngày chủ nhật và ngày chủ nhật đầu tiên phải là ngày chẵn. Từ ngày chủ nhật đầu tiên đến ngày chủ nhật thứ năm của tháng có: 7 x (5-1) = 28 ngày, mà một tháng có nhiều nhất 31 ngày nên ngày chủ nhật đầu tiên chỉ có thể là ngày mùng 1, mùng 2 hoặc mùng 3. Nhưng theo trên ngày đó phải là ngày chẵn nên ngày chủ nhật đầu tiên là mùng 2. Các ngày chủ nhật tiếp theo là ngày 9, 16 và 23. Vậy ngày 24 của tháng ấy là ngày thứ hai. Năm 2012 Câu 1:(2,5 điểm) a) Đáp số: 255 b) Có 57/ 59 > 21/23 (phần bù 2/59 12/37 (vì 3/8 = 12/32 > 12/37 ) Vậy N > M Câu 2:(2,5 điểm) a) Tìm y biết: (y + 1/3) + ( y + 1/9) + ( y + 1/27) + ( y + 1/81) = 56/81 4 × y = 56/81 – (1/3 + 1/9 + 1/27 + 1/81) = 16/81 y = 4/81 b) Một phép chia có thương là 8 và số dư là 5, tổng của số bị chia, số chia và số dư là 172. Tìm số bị chia và số chia. Số bị chia bằng 8 lần số chia cộng 5. Tổng của số bị chia , số chia và số dư là: 8 lần số chia + 5 + số chia + 5 = 9 lần số chia +10 = 172 Nên số chia là: (172 – 10) : 9 = 18. - Trang | 112-
  29. Hocmai.vn - Tuyển chọn Đề thi vào lớp 6 trường CLC – Sưu tầm: thầy Bùi Minh Mẫn Vậy số bị chia là: 18 × 8 + 5 = 149. Đáp số: Số chia là: 18. Số bị chia là: 149. Câu 3:(2 điểm) Gợi ý: Nếu coi số gạo một chiến sĩ ăn trong 1 ngày là một suất thì số suất gạo tất cả các chiến sĩ ăn trong 21 ngày còn lại là: 21 ×356 = 7476 (suất) Số ngày mà các chiến sĩ còn lại ăn số gạo sau khi một số chiến sĩ phải chuyển đi là: 21 + 7 = 28 (ngày) Số chiến sĩ còn lại là: 7476 : 28 = 267 (chiến sĩ) Số chiến sĩ được điều đi là: 356 – 267 = 89 (chiến sĩ) Đáp số: 89 (chiến sĩ) Câu 4:(3 điểm) Gợi ý: Ký hiệu: là diện tích của hình ABCD a) Diện tích của hình ABCD là: (15 + 20) × 14 : 2 = 245 (cm2) b) Ta có S(ACD) = S(BCD) (hai tam giác chung đáy DC và chung chiều cao) Phần diện tích tam giác DEC là phần chung nhau nên S(AED) = S(BED) c) Ta có tỉ số diện tích của hai tam giác ABC/ADC = 15/20 = ¾ (hai tam giác chung đường cao chính là đường cao hình thang nên tỉ số diện tích chính là tỉ số ) Nhưng hai tam giác này chung đáy AC nên ¾ cũng là tỉ lệ chiều cao của chúng và đồng thời là tỉ lệ diện tích BEC/DEC. Tổng diện tích tam giác BEC và DEC là tam giác BCD là: 14 × 20 : 2 = 140 (cm2) Theo bài toán tổng - tỉ, ta có: S(DEC) = 140 : (3 + 4 ) × 4 = 80 (cm2) Câu 5:(1 điểm) Gợi ý: - Để chắc chắn có trên 2 viên bi xanh thì số bi cần ít nhất là 8 viên (có thể toàn đỏ) và thêm 3 viên; vậy cần 11 viên. - Để chắc chắn có trên 3 viên bi đỏ thì số bi cần ít nhất là 6 viên (có thể toàn xanh) và thêm 4 viên; vậy cần 10 viên. - Nhưng khả năng chắc chắn để bốc toàn bi cùng màu nhiều lần nhất phải là 8 lần. - Vậy để chắc chắn có không ít hơn 3 viên bi xanh và 4 viên bi đỏ thì phải lấy ra ít nhất 11 viên bi. (chú ý: ít nhất là trong trường hợp chắc chắn, loại trừ may rủi) - Trang | 113-
  30. Hocmai.vn - Tuyển chọn Đề thi vào lớp 6 trường CLC – Sưu tầm: thầy Bùi Minh Mẫn TRƯỜNG THCS GIẢNG VÕ Năm 2010 BÀI 1 BÀI 2 BÀI 3 BÀI 4 BÀI 5 BÀI 6 BÀI 7 BÀI 8 8 17 11 Chữ số 12544 297 33 tuổi 3350 hs 3 20 9 trang PHẦN TRÌNH BÀY LỜI GIẢI: BÀI 1: (3 điểm) Hai thành phố A và B cách nhau 240 km. Lúc 6 giờ một xe tải đi từ A về B với vận tốc 40 km/h , một xe con đi từ B về A với vận tốc 60 km/h. a, Thời gian để hai xe gặp nhau là: 240 : (40 + 60) = 2,4 giờ 2,4 giờ = 2 giờ 24 phút. Thời điểm hai xe gặp nhau là: 6 giờ + 2 giờ 24 phút = 8 giờ 24 phút. b, Hai xe cùng đi được 1 lần quãng đường AB thì xe tải đi mất là: 2,4 giờ; vậy hai xe cùng đi được 3 lần quãng đường AB thì xe tải đi mất là: 2,4 × 3 = 7,2 (giờ) Hai xe gặp nhau lần 2 vào lúc: 6 + 7,2 = 13,2 (giờ) 13,2 giờ = 13 giờ 12 phút. c, Sau 7,2 giờ xe tải đi được là: 7,2 × 40 = 288 (km) Điểm gặp lần 2 cách B số km là: 288 – 240 = 48 (km) Vậy điểm gặp lần 2 cách A số km là: 240 – 48 = 192 (km) BÀI 2: (5 điểm) a, Nối C với N.Ta có diện tích tam giác ABM bằng ½ diện tích tam giác ABC (chung chiều cao mà đáy bằng nửa), nên diện tích ABM là: 480 : 2 =240 (cm2) Ta cũng có diện tích tam giác BNM bằng ½ diện tích tam giác ABM (chung chiều cao mà đáy bằng nửa), nên diện tích ABM là: 240 : 2 =120 (cm2) b, Ta có diện tích tam giác ABN bằng diện tích tam giác MBN (chung chiều cao mà đáy bằng nhau). Ta có diện tích tam giác MBN bằng diện tích tam giác MNC (chung chiều cao mà đáy bằng nhau) Vậy diện tích tam giác CNB bằng 2 lần diện tích tam giác ABN Vậy chiều cao từ C xuống đáy NB bằng nhau hai lần chiều cao từ B xuống NB. Đó cũng là chiều cao của tam giác AIN và CIN; đáy IN chung nên diện tích tam giác CIN - Trang | 114-
  31. Hocmai.vn - Tuyển chọn Đề thi vào lớp 6 trường CLC – Sưu tầm: thầy Bùi Minh Mẫn bằng hai lần AIN. Hai tam giác này chung chiều cao từ N xuống AC nên AI bằng nửa IC. Năm 2011 PHẦN 1: Học sinh chỉ viết kết quả vào ô ĐÁP SỐ bên phải(mỗi bài 1 điểm) TT Các bài toán ĐÁP SỐ Điểm 2255 7 1 Tính kết quả phép tính: 1114 26 7201172011 2011 2 Tìm số tự nhiên x biết rằng: 55: 4,4 < x < 1,32: 0,1 13 Tính kết quả phép tính: 27,32 + 36,23 + 45,14 – 3 68 16,14 – 7,23 – 17,32 131313191 131313191 4 So sánh các phân số: ;;; . 656565955 656565955 Tìm số tự nhiên nhỏ nhất có 2 chữ số mà khi chia 5 41 cho 2; 5 và 8 đều có số dư là 1 Một hình trụ có đáy là hình tròn mà số đo diện tích bằng 3 lần số đo chu vi. Biết chiều cao của hình trụ 6cm; 6 là 6cm. Tính bán kính đáy và thể tích của hình trụ 678,242cm2 đó. Tích của hai số là 645. Nếu thêm 5 đơn vị vào số 7 15 thứ nhất thì tích mới là 860. Tìm số thứ nhất. Một người đi từ A đến B hết 2 giờ, đi từ B về A 8 hết 5 giờ. Biết vận tốc lúc đi hơn vận tốc lúc về là 30km 9km/giờ. Tính quãng đường AB. Trung bình cộng của 3 số là 75. Nếu thêm số 0 vào 9 bên phải số thứ hai thì được số thứ nhất, nếu gấp 4 150 lần số thứ hai thì được số thứ ba. Tìm số thứ nhất. Một học sinh làm 35 bài toán, nếu làm đúng một bài thì được 20 điểm, làm không hoàn chỉnh được 10 5 điểm, làm sai bị trừ 10 điểm. Tổng cộng bạn 12 được 130 điểm. Hỏi bạn đã làm đúng bao nhiêu bài, biết rằng có 8 bài chưa hoàn chỉnh. Tuổi hiện nay của người anh là 10 tuổi. Năm mà tuổi của người anh bằng tuổi hiện nay của người 11 1 6 tuổi em thì tuổi em bằng tuổi anh. Hỏi tuổi hiện nay 3 của người em? Một băng giấy gồm 13 ô, mỗi ô có một số. Biết ô thứ hai là số 7 và ô thứ bảy là số 26 và tổng các số 12 8202 ở ba ô liên tiếp luôn là 2044. Tính tổng các số trên băng giấy đó. - Trang | 115-
  32. Hocmai.vn - Tuyển chọn Đề thi vào lớp 6 trường CLC – Sưu tầm: thầy Bùi Minh Mẫn Trong một hộp có 45 quả bóng màu, gồm 20 bóng đỏ, 15 bóng xanh và 10 bóng vàng. Không nhìn a. 28 13 vào hộp phải lấy ra ít nhất bao nhiêu quả bóng để b. 7 số bóng lấy ra chắc chắn có 3 quả bóng: a) Màu c. 36 đỏ, b) Cùng màu, c) Khác màu nhau? 1111 14 So sánh: A = với 1 A < 1 2481024 Tính diện tích hình thang ABCD có hai cạnh đáy là AB và CD, hai đường chéo AC và BD cắt nhau 15 25cm2 tại O. Biết diện tích tam giác AOB và tam giác COD thứ tự là 4cm2 và 9cm2. PHẦN 2: Học sinh trình bày lời giải các bài toán sau(mỗi bài 2,5 điểm) Bài 1: Cho tam giác ABC, điểm M là trung điểm của cạnh BC. Trên cạnh AC lấy điểm E sao cho CE gấp đôi AE. Nối A với M, nối B với E, gọi K là giao điểm của AM và BE. Chứng tỏ rằng: a. Diện tích tam giác ABK bằng diện tích tam giác ACK. b. BK gấp 3 lần KE. HDG: a. Kẻ đường cao từ B và C xuống AM là BH và CN. DT(ABK) : DT(ACK) = BH:CN DT(MBK) : DT(MCK) = BH:CN DT(MBK) : DT(MCK) = BM:CM Từ 3 đẳng thức trên ta có DT(ABK) : DT(ACK) = BM:CM = 1. b. Dễ thấy DT(ACK):DT(AKE) = AC:AE = 3 nên DT(ABK): DT(AKE) = 3, tức là BK=3xKE. Bài 2: Một chung cư có 55 căn hộ với tổng số 140 phòng, trong đó có ba loại căn hộ: căn hộ 2 phòng, căn hộ 3 phòng, căn hộ 4 phòng. Biết số căn hộ 2 phòng gấp đôi số căn hộ 3 phòng. Hỏi có bao nhiêu căn hộ mỗi loại. HDG: Gọi số căn hộ 3 phòng là A thì số căn hộ 2 phòng 2 x A; số căn hộ 4 phòng là 55 – 3 x A. Ta có: 2 x 2 x A + 3 x A + 4 x (55 – 3 x A) = 140, từ đó A = 16 Đáp số: Số căn hộ 2,3,4 phòng tương ứng là 32;16;7 TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH Năm 2014 Thứ Câu hỏi Trả lời, Đáp số tự - Trang | 116-
  33. Hocmai.vn - Tuyển chọn Đề thi vào lớp 6 trường CLC – Sưu tầm: thầy Bùi Minh Mẫn 1 Tìm x biết 420 : [75 – (x – 10)] = 21 65 Tổng số tuổi của ông, bố và Nam là 108 tuổi. tuổi Ông: 60 tuổi của ông gấp (5/4) tổng số tuổi của Nam và bố. tuổi Bố: 36 tuổi 2 của bố gấp 3 lần tuổi của Nam. Hỏi số tuổi của Nam: 12 tuổi từng người? Bạn Liên đọc một cuốn sách trong ba ngày. Ngày 300 trang thứ nhất bạn đọc được (2/5) số trang sách. Ngày thứ hai bạn đọc được (2/3) số trang sách còn lại. 3 Ngày thứ ba bạn đọc được 60 trang thì đọc xong cuốn sách. Hỏi cuốn sách bạn liên đọc có bao nhiêu trang? Tìm một số tự nhiên có hai chữ số, biết rằng nếu ta 73 viết thêm vào bên trái số đó một chữ số 2 thì ta 4 được số mới mà tổng số đã cho và số mới bằng 346. Bốn bạn Việt, Nam, Chiến, Thắng có tổng cộng 55 Việt: 5 cuốn cuốn sách. Nếu đem số sách của Việt cộng thêm 5, Nam: 15 cuốn 5 số sách của Nam trừ đi 5, số sách của Chiến nhân Chiến: 5 cuốn 2, số sách của Thắng chia 3 thì số sách của bốn bạn Thắng: 30 cuốn bằng nhau. Tính số sách ban đầu của mỗi bạn 13131111177 2 6 Tính giá trị biểu thức A 17: 5151343412 3 Tìm số tự nhiên nhỏ nhất có 4 chữ số khác nhau 1059 7 biết tổng các chữ số của số đó bằng 15 Một số tự nhiên được viết bằng 2014 chữ số 7 liên 14 tiếp thì phải cộng thêm ít nhất bao nhiêu đơn vị để 8 được một số chia hết cho 12. Lúc 6 giờ sáng một xe máy bắt đầu khởi hành từ 7 giờ 45 phút Thanh Hóa đi Hà Nội với vận tốc 40 km/giờ. Cùng lúc đó một xe ô tô đi từ Hà Nội đến Thanh Hóa với 9 vận tốc 60 km/giờ. Hỏi mấy giờ hai xe gặp nhau ? Biết quãng đường từ Hà Nội đến Thanh Hóa dài 175 km. Sắp xếp các số sau theo thứ tự tăng dần 2 12 14 5 ;;; 5 12 2 14 5 25 27 9 10 ;;; 9 25 5 27 Một miếng tôn có chu vi 44 dm và chiều dài hơn 80 dm3 chiều rộng 2 dm. Người ta cắt 4 góc của miếng tôn - Trang | 117-
  34. Hocmai.vn - Tuyển chọn Đề thi vào lớp 6 trường CLC – Sưu tầm: thầy Bùi Minh Mẫn 11 4 hình vuông bằng nhau, mỗi miếng có diện tích 100 cm2 rồi gấp lên thành một hình hộp không có nắp. Tính thể tích của hình hộp này. 12 Tìm các chữ số a và b biết 1ab 89 đồng thời chia hết a = 0; b = 0 cho các số 2; 5 và 9 a = 9; b = 0 Cho tam giác ABC có diện tích bằng 240 cm2, trên 180 cm2 cạnh AB lấy điểm M sao cho AB = 3 AM, trên 13 cạnh CA lấy điểm N sao cho CA = 4 CN. Tính diện tích tứ giác MNCB. Cho dãy số 1, 2, 4, 7, 11, 16 Hỏi số hạng tiếp 22 14 theo của dãy số trên là bao nhiêu? Một đoàn tàu đi qua một cây cầu dài 980 m. Biết 168 m rằng thời gian bắt đầu từ lúc đầu tàu đến đầu cây 15 cầu và đuôi tàu qua cây cầu là 12 giây, thời gian đuôi tàu ra khỏi cây cầy tính từ lúc tàu bắt đầu đến cầu là 82 giây. Tính chiều dài đoàn tàu. Một thửa ruộng hình chữ nhật có chiều dài lớn hơn 300 m2 chiểu rộng 5m. Người ta mở rộng thửa ruộng bằng cách tăng thêm chiều rộng và giữ nguyên chiều dài 16 để được một thửa ruộng hình vuông. Khi đó diện tích thửa ruộng mới lớn hơn diện tích thửa ruộng ban đầu 100 m2. Tính diện tích của thửa ruộng ban đầu. Nếu đếm các chữ số dùng để ghi tất cả các ngày 622 17 trong năm 2014 trên tờ lịch treo tường thì kết quả sẽ là bao nhiêu chữ số? Tìm ba số tự nhiên biết rằng có một số có ba chữ 100; 10; 1 18 số, một số có 2 chữ số, một số có một chữ số và trung bình cộng của ba số là 37. Xếp các hình lập phương nhỏ cạnh 1 cm thành khối 136 hộp chữ nhật có chiều dài 1 dm, chiều rộng 0,5 dm 19 và chiều cao 0,6 dm. Sau đó ta sơn toàn bộ các mặt của hình hộp chữ nhật. hỏi có bao nhiêu hình laaos phương nhỏ bị tô một mặt? Cần ít nhất bao nhiêu số 7 để tạo thành các số sao 6 20 cho tổng các số đó bằng 798. - Trang | 118-
  35. Hocmai.vn - Tuyển chọn Đề thi vào lớp 6 trường CLC – Sưu tầm: thầy Bùi Minh Mẫn Năm 2012 Thứ tự Câu hỏi Trả lời, Đáp số Tổng hai số bằng 847. Số thứ nhất bằng 3/4 số thứ 1 363 và 484 hai. Tìm hai số đó Năm nay cha 43 tuổi và con 12 tuổi . Sau bao nhiêu 2 19 năm nữa thì tuổi cha gấp đôi tuổi con? Lấy số 7 nhân với chính nó 77 lần thì được một số 3 7 có chữ số tận cùng bằng bao nhiêu? Kết quả của phép tính : 43x45x47x49 + 4 63x65x67x69 là một số có chữ số tận cùng bằng 0 bao nhiêu? Cho hình thang ABCD có diện tích bằng 612 cm2 . Biết rằng độ dài cạnh đáy CD gấp hai lần độ dài 5 204cm2 và 408 cm2 cạnh đáy AB. Tính diện tích tam giác ABC và tam giác ACD. Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều dài gấp đôi 6 chiều rộng và có diện tích bằng 288 m2 . Hỏi chu 72 m vi mảnh vườn bằng bao nhiêu? Nếu bán kính của hình tròn tăng thêm 50 % thì diện tích của hình tròn đó tăng thêm bao nhiêu phần 7 25% trăm ? Sắp xếp các phân số sau đây theo thứ tự từ nhỏ đến lớn : 9/10, 19/220, 10/11 8 10/11 ; 9/10 và 199/220 Tìm ba số a,b,c biết: a + b = 30, b + c = 37, c + a a = 13, b = 17, c =20 9 =33 Khoảng cách giữa hai địa điểm A và B là 300km .Một ô tô đi từ A đến B với vận tốc 60km/h , sau đó từ B quay về A với vận 54,54 km/h 10 tốc 50km/h. Hỏi tính cả đi và về thì vận tốc trung bình của ô tô là bao nhiêu ? Hình vuông ABCD có bốn đỉnh nằm trên hình tròn và diện tích hình vuông bằng 18cm2. 11 10,26 cm2 Tính diện tích của phần hình tròn nằm ngoài hình vuông 12 Tính thể tích của khối lập phương, biết rằng diện 729 cm3 - Trang | 119-
  36. Hocmai.vn - Tuyển chọn Đề thi vào lớp 6 trường CLC – Sưu tầm: thầy Bùi Minh Mẫn tích toàn phần của khối lập phương đó bằng 486 cm2 Tìm hai số biết trung bình cộng của chúng bằng 19, 13 28 và 10 và hiệu hai số đó bằng 18. Một máy bay bay từ sân bay A đến sân bay B hết 7/4 giờ. Khoảng cách từ A đến B là 1500 km. 14 14,28 km Hỏi trung bình 1 phút máy bay bay được bao nhiêu km? Một hình hộp chữ nhật có chiều rộng bằng 4 cm, chiều dài bằng 10cm và có thể tích bằng thể tích 15 12,8cm của hình lập phương có cạnh bằng 8 cm . Tính chiều cao của hình hộp chữ nhật đó. Một phần ba học sinh lớp 6A bằng một phần tư học 6A có 27 h/s 16 sinh lớp 6B. Tổng số học sinh cả hai lớp là 63 . Tìm 6B có 36 h/s số học sinh mỗi lớp. Tìm hai số lẻ liên tiếp biết rằng tích của chúng là 17 và 19 17 một số có ba chữ số mà con số hàng trăm bằng 3. 19 và 21 18 Tìm phân số x nếu biết: x - 11/15 = (3 +x) / 5 x = 5/3 Hai số a và b đều gấp hai lần số c.Trung bình cộng 19 a = b = 72 , c = 36 của ba số a , b, c bằng 60. Tìm ba số đó . Một giải bóng có 6 đội tham gia. Hai đội nào cũng 20 phải đấu với nhau hai trận (trận lượt đi và trận lượt 30 trận về). Hỏi có tất cả bao nhiêu trận đấu? Năm 2011 TT Câu hỏi Trả lời, đáp số Tìm một số có hai chữ số, biết rằng nếu thay đổi vị 1 trí của hai chữ số đó ta được một số mới lớn hơn số 19 cũ 72 đơn vị. Lây số 4 nhân với chính 2007 lần. Hỏi kết quả của 2 4 phép tính có chữ số hàng đơn vị bằng bao nhiêu? Một tam giác đều thứ nhất có chu vi gấp hai lần chu 3 vi tam giác đều thứ hai. Hỏi diện tích tam giác thứ 4 nhất gấp mấy lần diện tích tam giác thư hai? Một số khi chia cho 15 dư 13. Khi số đó chia cho 3 4 1 thì số dư là bao nhiêu? 2 5 xx 91 2 Tìm x nếu biết: 3 Nếu hình chữ nhật có chu vi bằng 24m thì diện tích 6 36 lớn nhất có thể của nó bằng bao nhiêu? - Trang | 120-
  37. Hocmai.vn - Tuyển chọn Đề thi vào lớp 6 trường CLC – Sưu tầm: thầy Bùi Minh Mẫn Có 15 xe đạp và xe xích lô. Số bánh của cả xe đạp 6 xích lô 7 và xe xích lô bằng 36. Hỏi có bao nhiêu xe đạp và 9 xe đạp bao nhiêu xe xích lô? Tìm hai số biết tổng của chúng bằng 10 và tích của 8 2; 13 chúng bằng 26. Tính: 9 5 1 6 5 1 A 1 3 6 1 0 4 Anh trai em có bạn cùng tuổi và đều nhiều hơn em 10 5 tuổi. Năm nay tuổi của ba chúng em cộng lại bằng 10 40. Hỏi năm nay em bao nhiêu tuổi Nếu chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật được 11 tăng lên 10% thì diện tích của nó tăng thêm bao 21% nhiêu phần trăm? Cho hình thang ABCD có đáy lớn CD dài gấp hai lần đáy nhỏ AB. Nếu hình thang đó có diện tích 12 21m2 bằng 63m2 thì diện tích tam giác ABC bằng bao nhiêu? Nhân tất cả các số nguyên từ 1 đến 19 ta được một 13 000 số. Hãy viết ba chữ số cuối cùng của số đó. Tìm số tự nhiên lớn nhất có các chữ số khác nhau 14 521 và khác 0, biết tổng các chữ số đó bằng 8. Cho ba hình tròn: hình tròn thứ nhất có bán kính bằng 5m, hình tròn thứ hai có bán kính bằng 12m, 15 hình tròn thứ ba có diện tích bằng tổng diện tích của 13m hình tròn thứ nhất và hình tròn thứ hai. Hỏi bán kính hình tròn thứ ba bằng bao nhiêu? Quãng đường từ A đến B dài 60km. Một người đi xe đạp từ A đến B với vận tốc trung bình là 12km 16 một giờ, và đi từ B về A với vận tốc trung bình là 120/11 (km/h) 10km một giờ. Hỏi tốc độ trung bình của cả đi và về là bao nhiêu km một giờ? Dùng một số hình lập phương có kích thước bằng nhau để ghép thành một hình lập phương có kích 17 8 thước lớn hơn. Hỏi cần dùng ít nhất bao nhiêu hình lập phương bé? Nếu ba kích thước (chiều dài, chiều rộng, chiều 18 cao) của một hình hộp chữ nhật được tăng lên 11 1331 lần lần thì thể tích hình hộp đó tăng lên bao nhiêu lần? 19 Ngày 1-6 năm nay (năm 2007) là ngày thứ Sáu. Hỏi Thứ 7 - Trang | 121-
  38. Hocmai.vn - Tuyển chọn Đề thi vào lớp 6 trường CLC – Sưu tầm: thầy Bùi Minh Mẫn ngày 1-6 năm sau (năm 2008) là ngày thứ mấy? Viết các phân số sau đây theo thứ tự từ nhỏ đến lớn. 20 26 25 51 52 ; ; ; 27 26 52 53 Năm 2010 TT Câu hỏi Trả lời, đáp số Mẹ đã trích ra 1/5 tiền lương tháng 6 của mình để ủng hộ đồng bào bị nạn bởi cơn bão số 1, ngoài ra 1 mẹ còn dùng 10% tiền lương đó để mua sách giáo 25.000 khoa cho em. Tổng hai số tiền đó là 7.500 đồng. Hỏi tiền lương tháng 6 của mẹ là bao nhiêu? Một hình vuông có 4 đỉnh nằm trên hình tròn tâm O, 2 8cm2 bán kính 2cm. Hỏi diện tích hình vuông bằng báo nhiêu? Thực hiện phép tính và cho kết quả 3 4 1 1 2 40/49 A 5 5 7 7 Một số chia cho 6 còn dư 4 thì chia cho 3 sẽ còn dư 4 1 boa nhiêu? 51 5 Rút ngọn phân số 3/7 119 Cho 2 số: 11 11 A B 6 8 13 10 11 A > B Hãy so sánh A và B (số A lớn hơn, bé hơn hay bằng số B?) Một cửa hàng bán thực phẩm sau khi bán hết hàng đã thu về số tiền là 24.200.000đ. Tính ra được lãi 7 20 triệu 21% so với số vốn đã bỏ ra. Hỏi cửa hàng đó đã bỏ ra bao nhiêu vốn để mua hàng? Cho 2 hình thang có diện tích bằng nhau. Hình thang thứ nhất có hai đáy dài 8m và 15m. Hình 8 Chiều cao bằng nhau thang thứ hai có hai đáy dài 10m và 13m. Hỏi hình thang nào có chiều cao lớn hơn? Tìm x nếu biết: 9 3,004 x – 0134 = 2,107+0,510x1,3 Một hình tam giác có cạnh đáy bằng 13m và chiều 10 Hình tam giác cao bằng 17m. Một hình vuông có cạnh 10,2m. Hỏi - Trang | 122-
  39. Hocmai.vn - Tuyển chọn Đề thi vào lớp 6 trường CLC – Sưu tầm: thầy Bùi Minh Mẫn hình nào có diện tích lớn hơn? Một hình tròn có bán kính bằng 10m, một hình 11 vuông có cạnh bằng 18m. Hỏi hình nào có diện tích Hình vuông lớn hơn? Hôm nay là thứ Tư ngày 14 tháng 6. Sau 2400 giờ 12 Thứ 6 nữa sẽ là ngày thứ mấy? Một trận đá bóng có 2 hiệp, mỗi hiệp 45 phút không kể các phút đá bù giờ, giữa 2 hiệp nghỉ 15 phút. 13 Trận đấu bóng bắt đầu lúc 16 giờ 30 phút và kết 5 phút thúc lúc 18 giờ 20 phút. Hỏi có tất cả bao nhiêu phút đá bù giờ cho cả hai hiệp? Lúc 7 giờ một người đi xe đạp từ A đến B, mỗi giờ đi được 10km. Cũng vào lúc 7 giờ một người đi xe 14 từ B về A, mỗi giờ đi được 26km. Lúc 8 giờ rưỡi 54km hai người gặp nhau. Hỏi khoảng cách từ A đến B dài bao nhiêu km? Cho hai hình hộp chữ nhật. Chiều rộng của hình thứ nhất bằng một nửa chiều rộng của hình thứ hai, chiều dài của nhình thứ nhất gấp đôi chiều dài của 15 3 hình thứ hai, chiều cao của hình thứ nhất gấp ba chiều cao của hình thứ hai. Hỏi thế tích của hình thứ nhất gấp mấy lần thể tích của hình thứ hai? Hãy tìm số bé nhất sao cho khi lấy số đó cộng với 16 9 2006 sẽ được một số chia hết cho 13. Một bể nước hình hộp chữ nhật chứa được 1056 lít 17 nước. chiều rộng và chiều dài của bể lần lượt là 12dm 8dm và 1,10m. Hãy tính chiều cao của bể? Lần thứ nhất, một cửa hàng bán đi một nửa số gạo trong kho. Lần thứ hai bán tiếp một phần ba số gạo 18 60 tạ còn lại. Sau hai lần bán, gạo trong kho chỉ còn 20 tạ. Hỏi ban đầu trong kho có bao nhiêu tạ gạo? Nhân tất cả các số lẻ từ 1 đến 99 ta được một số có 19 5 chữ số hàng đơn vị bằng bao nhiêu? Hình vuông thứ nhất có cạnh bằng 24m, hình vuông thứ hai có cạnh bằng 7m, hình vuông thứ ba có diện 20 25m tích bằng tổng diện tích hai hình vuông đó. Hỏi cạnh hình vuông thứ ba bằng bao nhiêu? Năm 2009 TT Câu hỏi Trả lời, đáp số - Trang | 123-
  40. Hocmai.vn - Tuyển chọn Đề thi vào lớp 6 trường CLC – Sưu tầm: thầy Bùi Minh Mẫn Năm nay em 2 tuổi và tuổi của anh gấp 4 lần tuổi 1 của em. Sau mấy năm nữa thì tuổi anh gấp đôi tuổi 4 năm em? Tìm một số chẵn có hai chữ số, biết rằngchữ số 2 62 hàng chục gấp ba lần chữ số hàng đơn vị. Trong giấy khai sinh của em Bình, ngày sinh và tháng sinh đều là những số chia hết cho 9, ngày sinh 3 18 tháng 9 là số chẵn. Hỏi hàng năm em Bình tổ chức sinh nhật vào ngày, tháng nào? Trong các số sau đây, số nào chia hết cho 6; 7. 4 88830 12304; 54622; 34597; 88830. 5 Rút gọn phân số : 5083/ 2431. 23/11 Cho hai số A= 1/11+ 1/14 và B= 1/12 + 1/13. 6 Hãy so sánh hai số A và B (lớn hơn, bé hơn hay A > B bằng ?) 7 Tính: A = 1/2+1/4+1/8 + 1/16 + 1/32 + 1/64. 63/64 8 Tính số A biết rằng: A × 1,25 + 3,75 = 1,25 × 9. 6 Có 2100 em học sinh dự thi vào lớp 6 trường Lương Thế Vinh. Trường dự định lấy vào 7 lớp 6, mỗi lớp 9 10% 30 học sinh. Hỏi có bao nhiêu phần trăm học sinh dự thi sẽ trúng tuyển? Một đám hình chữ nhật có chiều rộng khoảng 9 10 dam và diện tích bằng 1,35 ha. Hỏi chiều dài đám 150m đất ấy bằng bao nhiêu mét? Có ba hình vông. Hình vuông thứ nhất có cạnh là 10m. Hình vuông thứ hai có cạnh là 8m. Hình 11 vuông thứ ba có diện tích bằng diện tích của hình 6m vuông thứ nhất và thứ hai. Hỏi hình vuông thứ ba có cạnh bằng bao nhiêu? Một hình trụ có bán kính đáy 4m,chiều cao 3m. Một 12 hình lập phương có có cạnh 5m. Hỏi hình nào có Hình trụ thể tích lớn hơn? Hình tròn thứ nhất có chu vi gấp hai lần chu vi hình 13 tròn thứ hai. Hỏi diện tích hình tròn thứ nhất gấp bo 4 lần nhiêu lần hình ròn thứ hai? Một buổi học có 5 tiết, thời gian mỗi tiết học là 45 phút. Giữa hai tiết học có thời gian nghỉ là 10 phút. 14 11h25’ Nếu buổi học bắt đầu từ 7 giờ sáng thì sẽ kết thúc vào lúc mấy giờ? 15 Từ 1 giờ chủ nhật này đến 13giờ chủ nhật tiếp theo 180 giờ - Trang | 124-
  41. Hocmai.vn - Tuyển chọn Đề thi vào lớp 6 trường CLC – Sưu tầm: thầy Bùi Minh Mẫn có bao nhiêu giờ? Tìm hai số biết hiệu của chúng bằng 9 và trung bình 16 10,5; 19,5 cộng của chúng bằng 15. Cạnh hình lập phương thứ nhất dài gấp hai lần cạnh hình lập phương thứ hai. Hỏi thể tích hình lập 17 6 lần phương thứ nhất gấp mấy lần thể tích hình lập phương thứ hai? Tìm một số có hai chữ số biết rằng khi chia số đó 18 61 cho 3 hoặc 4, hoặc 5 thì đều dư 1. Dùng ba chữ số 1, 2 và 3 để viết thành các số có ba 19 6 chữ số khác nhau. Hỏi được bao nhiêu số như vậy? 20 Tìm x biết: 3x/2 – 1/3 = 2/5 + x 22/15 Năm 2008 TT Câu hỏi Trả lời, đáp số Trong các số sau đây, số nào chia hết cho 9? 54621 1 18263; 54621;34597;88875. 88875 Trong các số sau đây, số nào chia hết cho 6? 30912 2 30921; 30912;11112;11111. 11112 Rút gọn phân số: 3 6/7 546/ 637. Trong các phân số sau đây, phân số nào lớn nhất? 4 101/102 99/100; 100/101; 101/102. Cho các phân số: ½;4/5;10/11; 5/4. Lấy phân số lớn 5 nhất cộng với phân số bé nhất thì được kết quả là 7/4 bao nhiêu? 6 Tìm phân số a/b , biết a/b × 3/5 = 1/5 + 2/3. 13/9 7 Tính : 2: 1,25 + 0,8 × 0,5 – 1. 1 8 Tính số A, biết rằng A × 1,25 + 2,5 = 1,25 × 9. 7 Một lớp học có 40 học sinh làm bài kiểm tra toán. 9 Kết quả có 35 em đạt 5 điểm trở lên. Hỏi bao nhiêu 12,5% phần trăm học sinh có điểm dưới trung bình? Một đám đất hình chữ nhật có chiều dài 150m và 10 chiều rộng 9 dm.Hỏi diện tích đám đất ấy bằng bao 0,0135ha nhiêu ha? Có ba hình vuông.Hình thứ nhất có cạnh là 3m. Hình vuông thứ hai có cạnh là 4m.Hình vuông thứ 3 11 có diện tích bằng tổng diện tích của hai hình vuông 5m thứ nhất và thứ hai.Hỏi hình vuông thứ ba có cạnh bằng bao nhiêu? - Trang | 125-
  42. Hocmai.vn - Tuyển chọn Đề thi vào lớp 6 trường CLC – Sưu tầm: thầy Bùi Minh Mẫn Một hình trụ có bán kính đáy 4m, chiều cao 3m. 12 Một hình lập phương có cạnh 5m. Hỏi hình nào có Hình trụ thể tích lớn hơn? Hình tròn thứ nhất có diện tích gấp 4 lần diện tích 13 hình tròn thứ hai. Hỏi chu vi hình tròn thứ nhất gấp 2 lần bao nhieu lần chu vi hình tròn thứ hai? Một chiếc máy bay cất cánh từ sân bay Nội Bài lúc 11 giờ 35 phút và hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn 14 1h50’ Nhất lúc 1 giờ 25 phút chiều cùng ngày. Hỏi máy bay đã bay hết bao nhiêu thời gian? Từ 1 giờ chủ nhật này đến 3 giờ chủ nhật tiếp theo 15 170 giờ có bao nhiêu giờ? Tìm hai số biết rằng hiệu của chúng bằng 4 và trung 16 13; 17 bình cộng của chúng bằng 15. Năm nay anh 7 tuổi và em 1 tuổi. Sau bao nhiêu 17 5 năm năm nữa thì tuổi anh gấp đôi tuổi em? Tìm một số chẵn có hai chữ số, biết rằng chữ số 18 82 hàng chục gấp 4 lần chữ số hàng đơn vị. Nếu em viết các số nguyên từ 1 đến 100 thì em phải 19 20 viết bao nhiêu lần 5? Tìm ba số lẻ liên tiếp, biết rằng tổng của chúng 20 33; 35; 37 bằng 105. TRƯỜNG THCS NGUYỄN TẤT THÀNH NĂM 2014 Câu 1: a. 3 b. 89 : 0,2 + 89 + 89 : 0,25 = 89 x 5 + 89 + 89 x 4 = 890 571015 Câu 2: So sánh phần bù: 681116 Câu 3: 269,85 6 9 2 Câu 4: Theo giả thiết tấm thứ nhất, tấm thứ hai và tấm thứ ba bằng nhau 7 11 3 18 18 18 hay tấm thứ nhất, tấm thứ hai và tấm thứ ba bằng nhau. 21 22 27 Vẽ sơ đồ: tâm thứ nhất 21 phần; tấm thứ hai 22 phần; tấm thứ ba 27 phần, từ đó ta có đáp số: 63;66;81 Câu 5: Đáp số: 50km/h - Trang | 126-
  43. Hocmai.vn - Tuyển chọn Đề thi vào lớp 6 trường CLC – Sưu tầm: thầy Bùi Minh Mẫn Câu 6: Chia hình chữ nhật thành 12 hình vuông nhỏ (chiều dài chia làm 4 phần bằng nhau; chiều rộng chia làm 3 phần bằng nhau), khi đó diện tích hình vuông nhỏ là 300:12=25m2, nên cạnh hình vuông là 5m. Do đó chu vi mảnh đất là: 70m NĂM 2013 Bài 1 (3 điểm). a) Tính nhanh: A = 13,7 18 + 82 10,5 + 82 3,2 = 13,7 18 + 82 (10,5 + 3,2) = 13,7 (18 + 82) = 1370 a9 b) b7 c) 85 Bài 2 (2 điểm). 88; 110 Bài 3 (2 điểm). 84 trang. Bài 4 (2 điểm). a) Diện tích tam giác MEC = 4 x diện tích tam giác AME = 80 cm2; b) Diện tích tam giác MEA = diện tích tam giác MEC = 80 cm2 nên diện tích tam giác ABE = 80 -20 = 60cm2 Diện tích tam giác ABC = 5 x 60 = 300 cm2. Bài 5 (1 điểm). Sau 4 lần gặp nhau, tổng quãng đường 2 anh em chạy được bằng 4 lần chiều dài bờ hồ = 4 x S = S + 3 x S = 2 x S + 2 x S, mà anh chạy nhanh hơn em nên anh chạy được 3 x S; em chạy được S, tức là tỉ số vận tốc của anh và em là 3. NĂM 2012 Bài 1. a) x 2 , 1 5 b) a = 2 Bài 2. 23 học sinh nam, 27 học sinh nữ. Bài 3. 31 tuổi Bài 4. 10m2 Bài 5. 3 giờ 30 phút. NĂM 2011 Câu 1: a)10.120.000đ b)10.241.440đ - Trang | 127-
  44. Hocmai.vn - Tuyển chọn Đề thi vào lớp 6 trường CLC – Sưu tầm: thầy Bùi Minh Mẫn Câu 2: 1035 và 9810; hai số nhỏ nhất và lớn nhất có 4 chữ số mà các chữ số khác nhau chia hết cho 45. Câu 3: 216 m2 Câu 4: 75km. Câu 5: Số thứ nhất:86; Số thứ 2: 90; Số thứ 3: 176; Số thứ 4: 44. NĂM 2010 Bài 1: Đáp số: 2/23 Bài 2: Đáp số: 5;4;3 Bài 3: Đáp số: 3,25; 5,5 Bài 4: Cho tam giác ABC, D là điểm chính giữa của BC, E là điểm chính giữa của CA, AD cắt BE ở G. Hãy chứng tỏ AG gấp đôi GD. HDG: 2 Bài 5: Đáp số: 15m/s NĂM 2009 Bài 1: Đáp số: 11 Bài 2: Đáp số: 20 Bài 3: Đáp số: 30;60 Bài 4: Đáp số: 670m2 Bài 5: Đáp số: 8;12;16;4. ĐỀ LUYỆN TẬP ĐỀ SỐ 1: BÀI 01. Tổng hai số lẻ liên tiếp là 1256. Tìm hai số đó 627;629 BÀI 02. Thực hiện phép tính: A = 2010 A =1250 – 347 – (15 + 68) + 1190 B =3900 - Trang | 128-
  45. Hocmai.vn - Tuyển chọn Đề thi vào lớp 6 trường CLC – Sưu tầm: thầy Bùi Minh Mẫn B = 324 × 13 – 52 – 20 × 13 BÀI 03. Tích hai số tự nhiên bằng nhau không thể tận cùng bằng những chữ số nào? 2; 3; 7; 8 BÀI 04. Tìm số nhỏ nhất có 3 chữ số sao cho khi đem số đó 174 chia cho 175 ta được số dư là số dư lớn nhất có thể được 3 BÀI 05. Viết tất cả các phân số có mẫu số bằng 10 lớn hơn 5 7/10; 8/10; 9/10 và nhỏ hơn 1 9 BAI 06. Cho phân số . Hãy tìm một số a sao cho đem a 11 cộng với tử số, đem mẫu số trừ đi a ta được một phân số mới a = 3 3 có giá trị bằng 2 BÀI 07. Tìm số có ba chữ số có tổng các chữ số là 12, biết tỉ 1 số giữa chữ số hàng chục và hàng đơn vị là còn hàng trăm 426 3 bằng hiệu giữa hàng chục và hàng đơn vị BÀI 08. Hình vuông ABCD có chu vi là 48m, cắt hình vuông bởi một đường thẳng qua A và điểm chính giữa của BC. Hỏi 108m2 diện tích hình tứ giác còn lại sau khi cắt là bao nhiêu ? BÀI 09. Hiệu hai số là 51, nếu đem số lớn chia cho số nhỏ thì SB : 12 ; SL : được thương là 5 và dư 3. Tìm hai số đó 63 34725182 BÀI 10. Tính nhanh: A = A = 1 51388135 Phần 2: Học sinh trình bày lời giải (mỗi bài 2,5 điểm) 35 BÀI 01. Tìm một phân số có giá trị bằng biết nếu cộng thêm một số vào tử và bớt 62 110 a ở mẫu cùng số đó ta được phân số mới là phân số . Gọi phân số phải tìm là theo 181 b a bài ra ta có: = b Tổng a và b là 35 + 62 = 97; Khi thêm vào tử một số và bớt cùng số đó ở mẫu của a phân số ta được phân số mới có tổng không đổi và bằng : 110 + 181 = 291. b Tổng sau bằng : 291 : 97 = 3 (lần) tổng trước. Vậy phân số cần tìm là : a 35 3 105 b 62 3 186 Từ đó ta tìm ra số cần thêm vào tử và bớt ở mẫu là 5. - Trang | 129-
  46. Hocmai.vn - Tuyển chọn Đề thi vào lớp 6 trường CLC – Sưu tầm: thầy Bùi Minh Mẫn BÀI 02. Một người bán trứng, lần thứ nhất bán 1/3 số trứng, lần thứ hai bán 5/8 số còn lại thì còn 30 quả. Hỏi người đó đã bán được bao nhiêu quả trứng? Bài giải : Tổng số trứng : Bán lần thứ nhất : Bán lần thứ 2 : 5 3 3 Sau khi bán lần thứ hai số trứng còn lại là30 : 1 - = . Ta có số trứng còn lại 8 8 8 chính là 30 quả 3 Suy ra số trứng còn lại sau khi bán lần thứ nhất là : 30 : = 80 (quả) 8 Số trứng đã bán lần 2 là : 80 = 50 (quả) Lần thứ nhất bán 1/3 số trứng vậy còn lại 2/3 số trứng 2 1 Số trứng đã bán lần thứ nhất là : (80 : ) = 40 (quả) 3 3 Vậy số trứng người đó đã bán là : 50 + 40 = 90 (quả) Đáp số : 90 quả ĐỀ SỐ 2 111 BÀI 01. Tìm phân số x, biết: x = 1 10/3 42870 BÀI 02. Hãy viết thêm vào bên trái và bên phải số 68 mỗi bên một chữ số để được số lớn nhất chia cho 3 dư 2, chia cho 5 dư 9683 3. Hỏi số sau khi viết thêm là bao nhiêu? BÀI 03. Biết 15 quả mận có cùng khối lượng với 2 quả táo và 1 quả cam, 3 quả mận và 1 quả táo có cùng khối lượng với 1 quả cam. Hỏi 1 quả cam có cùng khối lượng với bao nhiêu quả 7 quả mận mận?( Giả thiết một quả mỗi loại đều có khối lượng bằng nhau) BÀI 04. Một ca nô xuôi dòng sông từ A đến B hết 2 giờ và ngược dòng sông đó hết 3 giờ. Biết vận tốc dòng nước là 3 36 km km/h. Tính quãng sông AB. BÀI 05. Tìm tất cả các số tự nhiên có 4 chữ số thoả mãn tổng 1987; 2005 của số đó với các chữ số của nó bằng 2012. BÀI 06. Người ta mở rộng một mảnh đất hình 4 m vuông về bốn phía như hình vẽ. Sau khi mở 4 m 4 m 2 rộng diện tích mảnh đất đó tăng thêm 160m2. 36m Tính diện tích mảnh đất ban đầu. 4 m - Trang | 130-
  47. Hocmai.vn - Tuyển chọn Đề thi vào lớp 6 trường CLC – Sưu tầm: thầy Bùi Minh Mẫn BÀI 07. Một bà đi chợ bán trứng. Người khách đầu tiên của bà 1 ta mua số trứng trong rổ và 2 quả trứng. Người khách thứ 3 1 hai mua số trứng còn lại nhưng không đủ tiền và bớt lại 2 23 quả 2 quả. Người khách thứ ba mua 2 quả trứng đó. Bà ta ra về với 10 quả trứng còn lại. Hỏi bà ta đã bán được bao nhiêu quả trứng? BÀI 08. Sản lượng cà phê của tỉnh A hơn sản lượng cà phê của tỉnh B là 26,5%, mặc dù diện tích trồng cà phê của tỉnh A chỉ 15% hơn của tỉnh B là 10%. Hỏi năng suất thu hoạch cà phê của tỉnh A nhiều hơn tỉnh B bao nhiêu phần trăm? BÀI 09. Xếp 64 hình lập phương có cạnh 1cm thành hình lập phương lớn rồi sơn tất cả các mặt của hình lập phương lớn: hai 16 mặt đáy sơn màu xanh, các mặt còn lại sơn màu đỏ. Tính số hình lập phương nhỏ chỉ được sơn hai mặt xanh và đỏ. 1111 BÀI 10. Tính A = 9/10 3610190 Phần 2: Học sinh trình bày lời giải (mỗi bài 2,5 điểm) BÀI 01. Lớp 5A có 4 tổ, số người của mỗi tổ bằng nhau. Trong một bài kiểm tra, cả lớp có hai bạn được điểm 10, bốn bạn được điểm 9, các bạn còn lại đều được điểm 7 hoặc 8. Tổng số điểm của cả lớp là 280. Tính số học sinh lớp 5A và số học sinh đạt điểm 7 và điểm 8. HDG Tổng số điểm 7 và 8 là: 280 – (2×10 + 4×9) = 224 (điểm) Nếu số học sinh còn lại đều được điểm 7 thì lớp 5A có số học sinh là 224: 7 + 2 + 4 = 38 (hs) Nếu số học sinh còn lại đều được điểm 8 thì lớp 5A có số học sinh là 224: 8 + 2 + 4 = 34 (hs) Vì có cả học sinh đạt điểm 7 và điểm 8 nên số học sinh của lớp 5A lớn hơn hoặc bằng 34 và nhỏ hơn hoặc bằng 38. Mặt khác, lớp 5A có 4 tổ, số người của mỗi tổ bằng nhau nên số học sinh lớp 5A chia hết cho 4. Vậy số học sinh lớp 5A là 36 học sinh Giả sử số học sinh còn lại đều đạt điểm 7. Như vậy tổng số điểm là: 2×10 + 4×9 + 30×7 = 266 (điểm) Số điểm hụt đi là: 280 – 266 = 14 (điểm) Sở dĩ số điểm hụt đi là những bạn được điểm 8 đã thay bằng điểm 7. Số học sinh đạt điểm 8 là 14: 1 = 14 (hs) Số học sinh đạt điểm 7 là 36 – 14 – 4 – 2 = 16 (hs) Đáp số: Số học sinh lớp 5A: 36 hs; 16 hs đạt điểm 7; 14 học sinh đạt điểm 8 - Trang | 131-
  48. Hocmai.vn - Tuyển chọn Đề thi vào lớp 6 trường CLC – Sưu tầm: thầy Bùi Minh Mẫn BÀI 02. A M B Cho hình thang ABCD. Đoạn thẳng AC và BD cắt nhau ở O. Trên đáy nhỏ AB lấy điểm M sao cho AM = BM. Nối MO cắt đáy lớn CD ở N. So sánh diện tích tứ O giác AMND và tứ giác MBCN. D N C HDG: Nội dung Điểm Ta có SBDM = SACM (AM = BM, đường cao tương ứng bằng nhau) (1) 0,5 Mặt khác SAMO = SBOM do đó S∆DMO = S∆CMO (2) 0,5 Đường cao hạ từ D và C xuống MN bằng nhau 0,5 S∆DNO = S∆CNO (chung đáy ON, đường cao bằng nhau) (3) 0,5 Từ (1) (2) (3) SAMND = SBMNC. 0,5 ĐỀ SỐ 03 Phần 1. Trắc nghiệm: Bài 1: A = 2011 Bài 2: x = 40 Bài 3: Hiệu là 63 Bài 4: Số dư là 25 Bài 5: 131 Bài 6: A = 2 Bài 7: 750 lít Bài 8: 8 bao Bài 9: 15 năm Bài 10: B = 1 Phần 2. Tự luận: Bài 1. b. Đáp số: Diện tích tam giác ABC = 128cm2. Bài 2. a. Có thể lập được 220 số có bốn chữ số khác nhau từ các chữ số: 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6. b. Tổng các số lập được bằng 821900 ĐỀ SỐ 05 Phần 1. Trắc nghiệm: Bài 1: A = 0 Bài 2: 52 và 25 Bài 3: 11 tuổi Bài 4: 40 em Bài 5: y = 7/4 Bài 6: 132km Bài 7: 15 và 37,42 Bài 8: B = 48 Bài 9: 25cm2 Bài 10: x = 2011 Phần 2. Tự luận: Bài 1. Đáp số: Giỏ đựng xoài: 33 quả và 40 quả Giỏ đựng cam: 36 quả; 47 quả; 49 quả. Bài 2. Đáp số: Bố 36 tuổi; mẹ 33 tuổi; anh 12 tuổi và em 6 tuổi - Trang | 132-
  49. Hocmai.vn - Tuyển chọn Đề thi vào lớp 6 trường CLC – Sưu tầm: thầy Bùi Minh Mẫn [THAM KHẢO] GỢI Ý MÔN TIẾNG VIỆT TRƯỜNG THPT CHUYÊN AMSTERDAM Năm 2013 Bài 1: 1. Điền từ a. tài năng b. tài đức c. tài trí d. tài hoa 2. Ghép nối từ và nghĩa của từ - Trung thành: Một lòng một dạ gắn bó với lí tưởng, tổ chức hay với người nào đó - Trung hậu: Ăn ở nhân hậu, thành thật, trước sau như một - Trung kiên: Trước sau như một, không gì lay chuyển nổi - Trung thực: Ngay thẳng, thật thà Bài 2: 1. Tính từ 2. Liên kết câu bằng cách lặp từ ngữ: "các em", Liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ: "đó" 3. Việc đặt câu hỏi cuối đoạn có mục đích: khơi gợi niềm tự hào được trở thành công dân một nước độc lập, sự may mắn, hạnh phúc được học một chương trình giáo dục "hoàn toàn Việt Nam" và cả ý thức về trách nhiệm, nghĩa vụ của các em thiếu nhi phải học tập tốt để xứng đáng với sự hi sinh của bao nhiêu đồng bào, chiến sĩ cho nền độc lập, tự do. 4. Văn bản Trung thu độc lập của tác giả Thép Mới 5. Câu thành ngữ, tục ngữ nói đến trẻ em có sử dụng cặp từ trái nghĩa: "Tuổi nhỏ chí lớn" "Đi hỏi già về nhà hỏi trẻ" Bài 3: 1. Từ “bay” thể hiện nỗi căm giận ngùn ngụt của tác giả trước những tội ác mà đế quốc Mỹ - đứng đầu là Giôn-xơn đã gây ra cho nhân dân Việt Nam. Từ đồng nghĩa với "bay" là: chúng bay, chúng mày, tụi bay 2. Từ khác loại a. na-pan b. ai 3. Những dòng thơ ngắn như những lời kết tội đanh thép, gọi tên chỉ mặt kẻ thù tàn bạo, bất nhân kết hợp với những dòng thơ dài nối nhau như bất tận liệt kê những tội ác khủng khiếp chúng (đế quốc Mĩ) gây nên trên quê hương Việt Nam. Từ "giết" được lặp lại nhiều lần (4 lần) và cấu trúc câu được lặp lại nhằm nhấn mạnh hành động dã - Trang | 133-
  50. Hocmai.vn - Tuyển chọn Đề thi vào lớp 6 trường CLC – Sưu tầm: thầy Bùi Minh Mẫn man, hủy diệt cả thiên nhiên, con người, cả quê hương xứ sở Việt Nam thân yêu đồng thời thể hiện sự xót xa, căm giận trước những hành động bất nhân phi lí ấy. 4. Qua đoạn thơ vẻ đẹp và đất nước của con người Việt Nam được hiện ra thật cụ thể, sinh động. Đó là đất nước có thiên nhiên tươi đẹp “đồng xanh bốn mùa hoa lá” với những con người giàu tình yêu thương, hiền lành, chăm chỉ; nơi có truyền thống văn hóa với những “những dòng sông của thi ca nhạc họa” đã và đang nuôi dưỡng bao thế. Bài 4: 1. Các câu cầu khiến: "Xin chú gói lại cho cháu!". "Đừng đánh rơi nhé!" 2. Nhân vật chị của Gioan không xuất hiện trong đoạn trích nhưng rất quan trọng. Gioan rất yêu quý và biết ơn chị của mình. Em đã lấy hết số tiền tiết kiệm đập từ con lợn đất ra mua cho chị mình một món quà nhân lễ Nô-en. 3. Viết đoạn văn: - Chú Pi-e trong bài là một người nhân hậu, chú đã đem lại niềm vui và niềm hạnh phúc cho hai chị em Gioan. - Chính sự ngây thơ, tốt bụng, thành thực của Gioan, lần đầu tiên khi có món tiền, em đã muốn mua ngay quà tặng chị gái, người đã nuôi dạy mình từ khi mẹ mất mà không nghĩ đến việc mua quà cho mình. Đó là hành động biểu hiện của tình yêu, lòng biết ơn vô bờ bến. Hình ảnh niềm hạnh phúc ngập tràn của Gioan khi em “mỉm cười, rạng rỡ, chạy vụt đi” đã làm chú Pi -e cảm thấy xúc động. Nó đã khiến chú Pi-e phải trầm ngâm và rồi nhận ra chủ nhân xứng đáng của chuỗi ngọc sau khi vợ chưa cưới của chú đã qua đời mà chưa kịp đeo nó. - Chú Pi-e trao chuỗi ngọc lam cho cô bé với tất cả sự hào hiệp và thanh thảnh. Năm 2012 Bài 1 1/ a) Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau vềnghĩa. b) Từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệvới nhau. 2/ a) Truyền có nghĩa là trao lại cho người khác (thường thuộc thế hệ sau):truyền thống, truyềnnghề. b) Truyền có nghĩa là lan rộng hoặc làm lan rộng ra cho nhiều người biết:truyền bá, truyền tin. 3/Uống nước nhớ nguồn/ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây/ Bài 2 a) Từ ta trong đoạn thơ dùng để chỉ con người nói chung và trẻ em khắp nămchâu nói riêng. Ta là đại từ. - Trang | 134-
  51. Hocmai.vn - Tuyển chọn Đề thi vào lớp 6 trường CLC – Sưu tầm: thầy Bùi Minh Mẫn b) Đặt câu với từsắc có nghĩa là dấu thanh. c) Đoạn thơ trên sử dụng những biện pháp nghệ thuật: - Nhân hóa: Trái đất trẻ - So sánh: Ta là nụ, là hoa của đất. - Điệp ngữ: Hai câu cuối d) Ý nghĩa của việc lặp lại câu cảm ở cuối đoạn thơ: - Khẳng định tầm quan trọng của con người, nhất là trẻ em trên trái đất(từ quý, thơm). - Khẳng định mọi người không kể tôn giáo, chủng tộc, màu da đều là tinh túy của trời đất (người ta là hoa đất) nên đều có vẻ đẹp riêng đều đáng quý, đáng trân trọng. - Kêu gọi tinh thần đoàn kết, hữu nghị giữa các đất nước, các châu lục với nhau. Bài 3 a) Phép liên kết và từ ngữ có tác dụng liên kết trong các câu văn 3, 4, 5, 6 - Liên kết các câu trong bài bằng phép lặp: Hạ Long, bốn mùa, màu xanh - Liên kết các câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ: (màu xanh)ấy b) - Các tính từ ở câu văn số 6: trường cửu, bát ngát, trẻ trung, phơi phới. - Tác dụng của việc đặt các tính từ gần nhau: nhấn mạnh và làm tăng lên vẻ đẹp tồn tại mãi mãi, trẻ trung, tràn đầy sức sống của Hạ Long. c) Câu đơn. Bốn mùa HạLong// mang trên mình mộtmàu xanhđằm thắm: xanh biếc của biển, xanh lam của núi, CN VN xanh lục của trời. Bài 4 a) Bài văn trên có tên là Cánh diều tuổi thơ của tác giả Tạ Duy Anh. b) Khát vọng:Điều mong muốn, đòi hỏi rất mạnh mẽ. c) - Tác giả nói: Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều vì cánh diều đã khơi gợi những ước mơ đẹp đẽ và bay bổng cho tuổi thơ của tác giả, làm cho tuổi thơ của ông có thêm nhiều niềm vui và những kỉ niệm đángnhớ. - Điều đó gợi cho em suy nghĩ về trò chơi thả diều của trẻ thơ: + Đây là trò chơi thân thuộc, gắn bó với trẻ thơ. + Đối với trẻ em ở nông thôn, trò chơi này giúp các em xua tan những mệt nhọc vất vả trong công việc hàngngày,đồng thời mang đến cho các em niềm tin, ước mơ tốt đẹp. - Trang | 135-
  52. Hocmai.vn - Tuyển chọn Đề thi vào lớp 6 trường CLC – Sưu tầm: thầy Bùi Minh Mẫn d) Em hãy kể một số trò chơi dân gian của tuổi thơ mà em thích: Thả đỉa ba ba, Trốn tìm, Trồng nụ trồng hoa, Thả diều, Trọi dế, Ô ăn quan, Nhảy dây Bài 5 -Đoạn văn cần nêu rõ các ý: + Đó là nghề gì? + Điều gì khiến em có mong muốn mạnh mẽ để làm nghề đó? + Em hiểu biết gì về nghề đó? Nghề đó cần ở em những đức tính gì? + Để sau này làm được nghề đó, bây giờ em có những hành động cụ thể nào? - Đoạn văn diễn đạt với bố cục chặt chẽ; câu văn đúng ngữ pháp; từ dùng đúng, hay. Lưu ý: Bài văn gây ấn tượng sâu sắc khi nói rõ được mong muốn mạnh mẽ (khát vọng) khiến học sinh chọn nghề mình sẽ làm trong tương lai. Năm 2011 Bài 1. (3.5 điểm) 1. Các từ ngữ được in đậm trong mỗi nhóm dưới đây có đặc điểm chung: (1 điểm) a. mênh mông, lộp độp, mềm mại, rào rào Từ láy (0.25 đ) b. nhi đồng, trẻ em, thiếu nhi, con trẻ Từ ghép đồng nghĩa (0.25 đ) c. cánh buồm, cánh chim, cánh diều, cánh quạt Từ nhiều nghĩa (0.25 đ) d. đồng nội, đồng hành, đồng tiền, trống đồng Từ đồng âm (0.25 đ) 2. a. Phân loại các từ có trong đoạn thơ: (2 điểm) Danh từ: thuyền, Ba Bể, núi, hồ, lá rừng, gió, tiếng lòng, tiếng chim (0.5 đ) (4 từ đúng được 0.25 đ) Động từ: vào, dựng, ngân, họa (0.5 đ) (2 từ đúng được 0.25 đ) Tính từ: chầm chậm, cheo leo, lặng im, se sẽ (0.5 đ) (2 từ đúng được 0.25 đ) Đại từ: ta (0.25 đ) Quan hệ từ: với (0.25 đ) b. Từ họa trong câu thơ Họa tiếng lòng ta với tiếng chim có nghĩa là hòa chung (hòa vào) một nhịp, hưởng ứng. (0.5 điểm) Bài 2. (4 điểm) 1. Các từ láy có trong văn bản: xinh xinh, mạnh mẽ, ấm áp, chững chạc (1 điểm) (1 từ đúng được 0.25 đ) 2. Các phép liên kết câu có trong hai câu đầu của văn bản: phép thế. (0.5 điểm) 3. Chủ ngữ trong câu “Đó là chiếc áo sơ mi vải Tô Châu, dày mịn, màu cỏ úa.” là: Đó (0.5 điểm) 4. Gợi ý trả lời: (2 điểm) - Trang | 136-
  53. Hocmai.vn - Tuyển chọn Đề thi vào lớp 6 trường CLC – Sưu tầm: thầy Bùi Minh Mẫn Trong câu văn Mặc áo vào, tôi có cảm giác như vòng tay ba mạnh mẽ và yêu thương đang ôm lấy tôi, tôi như được dựa vào lồng ngực ấm áp của ba , dấu ba chấm thể hiện: Tình cảm yêu thương của cha dành cho con và nỗi xúc động nghẹn ngào của con không thể diễn đạt hết bằng lời. (1 điểm – nếu học sinh trả lời thành hai ý riêng, mỗi ý cho 0.5 điểm) Hơi ấm từ chiếc áo và lồng ngực ấm áp của ba như truyền sang cho con mãi mãi. (0.5 đ) Hình ảnh người cha mạnh mẽ luôn là niềm tự hào in đậm trong trái tim của người con. (0.5 đ) Bài 3. (3 điểm) 1. Giải nghĩa từ bay: đi qua/ trôi qua/ biến mất / lùi dần vào quá khứ. (0.5đ) Từ bay trong đoạn thơ mang nghĩa chuyển. (0.5 đ) 2. Gợi ý trả lời: (2 điểm) Đoạn thơ là lời tâm sự của người cha đối với con. (0.5 đ) Ý thơ Hạnh phúc khó khăn hơn học sinh có thể hiểu: Thời ấu thơ, trẻ em được sống trong thế giới thần tiên đẹp đẽ trong sự yêu thương bao bọc của mọi người. (0.5 đ) Đi qua thời ấu thơ, cuộc sống đời thực có nhiều thử thách, hạnh phúc có được phải do chính hai bàn tay con tạo dựng nên (lao động, ý chí, nghị lực, niềm tin ) (1 đ – nếu học sinh trả lời thành hai ý riêng, mỗi ý cho 0.5 đ) * Khuyến khích những học sinh có ý thức phát hiện những đặc điểm nghệ thuật của văn bản. Bài 4. (4.5 điểm) 1. Bài thơ Truyện cổ nước mình(0.25 đ) Tác giả Lâm Thị Mỹ Dạ (0.25 đ) 2. Bài thơ trên gợi cho em nhớ tới những truyện cổ Việt Nam: Tấm Cám, Đẽo cày giữa đường, Cây khế, (Học sinh tìm đúng 01 truyện được 0.25 đ/ tối đa được 0.5 đ cho 02 truyện) 3. Câu tục ngữ: Ởhiền gặp lành. (0.5 đ) 4. Gợi ý trả lời: (3 điểm) Học sinh cảm nhận được niềm tự hào của tác giả về kho tàng truyện cổ Việt Nam. (0.5 đ) Học sinh cảm nhận được những bài học ý nghĩa từ truyện cổ: phẩm chất tốt đẹp, lời răn dạy quý báu của cha ông truyền cho đời sau. (1 đ – nếu học sinh trả lời thành hai ý riếng, mỗi ý cho 0.5 đ) Việc đọc truyện cổ có ý nghĩa: giúp cho người đọc hình dung được cuộc sống của cha ông ngày xưa (0.5 đ), hiểu và làm theo lời khuyên dạy quý báu của cha ông. (0.5 đ) * Hình thức yêu cầu: (0.5 đ) - Trang | 137-
  54. Hocmai.vn - Tuyển chọn Đề thi vào lớp 6 trường CLC – Sưu tầm: thầy Bùi Minh Mẫn Đoạn văn bám sát yêu cầu của đề bài, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, diễn đạt lưu loát, trôi chảy. Học sinh có ý thức phát hiện những đặc điểm nghệ thuật của văn bản (thể thơ, giọng điệu, biện pháp nghệ thuật ) Năm 2010 Bài 1. 1/ a/ Đó là các từ đồng âm c/ Đó là các từ (láy) tượng thanh b/ Đó là các từ nhiều nghĩa d/ Đó là các từ (láy) tượng hình 2/ a/ Bóc ngắn cắn dài c/ Tay bồng tay bế b/Cầu được ước thấy d/ Trống đánh xuôi kèn thổi ngược 3/ a/ Các từ thuộc chủ đề thiên nhiên: gió khơi, mặt trời, biển, mắt cá. b/ Nhà thơ muốn nói đến tinh thần làm việc hăng say, miệt mài của người dân chài. Từ nghĩa thực: Hình ảnh đoàn thuyền lướt trên mặt biển có cảm giác như mặt trời cùng chuyển động theo => gợi liên tưởng đến cuộc chạy đua giữa thiên nhiên và con người, thể hiện khí thế lao động hào hùng của những người dân chài. Bài 2. 1/ a/ Đoạn văn trên trích trong bài Mùa thảo quả của tác giả Ma Văn Kháng. b/ Chuyển câu (4) và (5) thành một câu ghép (không được bớt từ). Rừng ngập hương thơm, rừng sáng như có lửa hắt lên từ dưới đáy rừng. c/ Câu đơn có nhiều vị ngữ là câu số (6) và (7) 2/ a/ Học sinh ghi đúng các từ láy: chon chót, nhấp nháy b/ Dưới đáy rừng, tựa như đột ngột,/ bỗng rực lên// những chùm thảo quả đỏ chon chót, như chứa TN1 TN2 VN CN lửa, chứa nắng. 3/ a/ Đoạn văn trên thuộc thể loại văn miêu tả vì đoạn văn giúp ta hình dung được khung cảnh tuyệt đẹp của rừng thảo quả. b/ Tác giả viết như vậy vì màu đỏ nổi bật của chùm thảo quả khi chín gợi liên tưởng tới: những đốm lửa hồng ngày càng rực rỡ, tràn ngập khu rừng. Nhờ cách so sánh này, rừng thảo quả vào mùa hiện lên vô cùng sinh động và gợi cảm. Bài 3. 1/ Cái quạt điện. Học sinh nêu được: vì Tháp Bút có dáng hình ngọn bút vươn thẳng như đang viết lên bầu trời – trang vở xanh – nên tác giả tưởng tượng Tháp Bút viết thơ lên trời cao . 2/ xanh cây, trăng vàng, hoa không chỉ nói đến vẻ đẹp của thắng cảnh Hà Nội mà còn gợi lên nhiều điều: xanh cây sức sống; trăng vàng hòa bình, yên ả; hoa bay đẹp rực rỡ, lung linh - Trang | 138-
  55. Hocmai.vn - Tuyển chọn Đề thi vào lớp 6 trường CLC – Sưu tầm: thầy Bùi Minh Mẫn Từ đó, gợi lên một Hà Nội dù bom đạn bắn phá ác liệt vẫn tràn đầy sức sống, mãi là một thành phố hòa bình, yên ả, đẹp rực rỡ và thơ mộng. 3/ ca ngợi, ngạc nhiên, tự hào 4/ Đoạn văn viết cần có các ý chính sau: Hà Nội là một thành phố hiện đại Hà Nội có nhiều thắng cảnh, di tích lịch sử Hà Nội hào hoa, kiên cường Hà Nội đang trên đà phát triển, vươn lên thể hiện niềm tự hào về Thủ đô thân yêu. Năm 2009 Bài 1. 1. a/ xanh tươi b/ lách tách c/ vác 2. a/ Đi hỏi già về nhà hỏi trẻ c/ Khoai đất lạ mạ đất quen b/ Trên kính dưới nhường d/ Thức khuyadậysớm 3. a/ Từ nhiều nghĩa b/ xuân1 là danh từ; xuân2là tính từ. c/ Học sinh lí giải được: Việc trồng cây giúp cuộc sống con người trong lành, mát mẻ, đẹp đẽ hơn; đem lại sự sống lâu bền. Bài 2. 1/ Câu (2) là câu ghép. Nắng trời// vừa bắt đầu gay gắt (thì) sắc hoa // như muốn giảm đi độ chói chang của CN1 VN1 CN2 VN2 mình. 2/ Cụm từ báo hiệu những ngày nghỉ hè thoải mái của chúng tôi sắp đến là thành phần vị ngữ của câu. 3/ Câu (1): Quan hệ từ thì nối trạng ngữ với nòng cốt câu (chủ ngữ và vị ngữ). Câu (2): Quan hệ từ thì nối vế 1 với vế 2. Câu (4): Quan hệ từ thì nối chủ ngữ với vị ngữ. Bài 3. 1/ Phép lặp: cây rơm; phép thế: cây rơm – nó; phép nối: vậy mà Biện pháp nghệ thuật: so sánh, nhân hóa. 2/ Đoạn văn cần có các ý chính: Tác giả cảm nhận cây rơm nồng nàn hương vị bởi nó chứa đựng hương vị của đồng ruộng, hương vị thân thuộc, ấm áp của những hạt thóc, hạt lúa – thứ đã nuôi dưỡng bao thế hệ người dân Việt Nam. - Trang | 139-
  56. Hocmai.vn - Tuyển chọn Đề thi vào lớp 6 trường CLC – Sưu tầm: thầy Bùi Minh Mẫn Cây rơm đầy đủ sự ấm áp của quê nhà bởi nó còn lưu giữ cả sự lam lũ, tảo tần nhưng chân chất, mộc mạc của những người nông dân. Cây rơm đã gắn bó lâu đời, là một hình ảnh đặc trưng của làng quê Việt Nam. Đoạn văn đã thể hiện sự cảm nhận tinh tế, sâu sắc của tác giả. Bài 4. 1/ Bài thơ Mầm non của tác giả Võ Quảng. 2/ Từ mầm non trong bài được dùng với nghĩa gốc. 3/ Đoạn văn cần có các ý chính sau: Bài thơ là một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, tràn đầy sức sống, sự kì diệu của mùa xuân đã mang đến cho vạn vật một tấm áo tươi non. Mọi vật như bừng tỉnh, sống động khi mùa xuân về, đất trời tràn ngập âm thanh, màu sắc qua phép nhân hóa, điệp từ, điệp ngữ. Mầm non là hình ảnh tiêu biểu của mùa xuân (lặng im lúc mùa đông – bật dậy giữa trời xuân, khoácáo màu xanh biếc) đã thể hiện được sức sống kì diệu, vươn trào, bung nở của thảo mộc khi xuân về, diễn tả được sức lay động mạnh mẽ của mùa xuân. Học sinh phân tích được tác dụng của biện pháp tu từ để làm nổi bật nội dung của đoạn thơ. Năm 2008 Bài 01. a. Đoạn văn trên có 2 từ láy, 4 câu đơn, 2 câu ghép. b. Thành phần chủ ngữ, vị ngữ và trạng ngữ trong câu văn số (3) Trạng ngữ: Trên như thế Chủ ngữ: cây đứng lẻ Vị ngữ: khó mà của trời c. - Câu văn số 3, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa. - Câu văn số 6, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh. Bài 02. a/ Kính già yêu trẻ b/ Gần đất xa trời c/ Trước lạ sau quen d/ Ra khơi vào lộng Bài 03. a/ nơi chốn b/ lắm nhiều c/ không trống d/ cùng . tận Bài 04. a. - Quê cha đất tổ: Nơi gia đình, dòng họ đã nhiều đời làm ăn, sinh sống, gắn bó nhiều tình cảm. b. - Câu học sinh đặt có thể là câu đơn hoặc câu ghép nhưng phải có thành ngữ Quê cha đất tổ. c. - Quê hương bản quán d. - Đất khách quê người Bài 05. Học sinh đặt câu với các cặp quan hệ từ (đã cho). - Trang | 140-
  57. Hocmai.vn - Tuyển chọn Đề thi vào lớp 6 trường CLC – Sưu tầm: thầy Bùi Minh Mẫn a/ Không những mà còn b/ Vì nên c/ Bao nhiêu bấy nhiêu d/ Mặc dù vẫn Bài 06. a. Bài Kì diệu rừng xanh của tác giả Nguyễn Phan Hách. b. Tân kì: mới lạ (tân: mới, kì: lạ) Vương quốc: đất nước có vua cai trị (vương: vua; quốc: nước). c. - Từ lụp xụpkhông thay thế được cho từ lúp xúp trong đoạn văn trên. - Bởi vì từ lúp xúp gợi dáng hình thấp, đứng liền nhau, còn từ lụp xụp không chỉ gợi dáng hình thấp mà còn gợi ra dáng vẻ tiều tụy, tàn tạ. d. Biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa. Tác dụng: Phép tu từ giúp tác giả mang đến cảm nhận mới lạ, độc đáo về những cây nấm tưởng chừng rất quen thuộc. Qua đó, khu rừng trở thành một vương quốc cổ tích tuyệt đẹp. Cảnh vật trở nên sống động biết bao! Bài 07. a. Học sinh chép đúng khổ thơ cuối: Dù giáp mặt cùng biển rộng Cửa sông chẳng dứt cội nguồn Lá xanh mỗi lần trôi xuống Bỗng nhớ một vùng núi non b. Từ cửa trong khổ thơ trên có một nghĩa: nơi tiếp giáp sông với biển, là nơi sông chảy ra biển, hồ hay một con sông khác. c. Học sinh đặt một câu ghép có trạng ngữ chỉ nơi chốn và có từ cửa sông. d. Nhà cao cửa rộng/ Cửa đóng then cài e. Thông qua biện pháp nghệ thuật ẩn dụ, đoạn thơ đã nhắc nhở chúng ta về lòng thủy chung, ý thức về cội nguồn – nơi ta đã sinh ra và lớn lên: + Cửa sông: nơi tiếp giáp, nối giữa sông và biển hay chính là nơi tiếp nối giữa không gian gia đình, cội nguồn với xã hội rộng lớn. + Biển rộng: cuộc đời rộng lớn. + Núi non: cội nguồn, gia đình. + Chiếc lá: con người (mỗi chúng ta). Đoạn thơ là một bài học thấm thía về cuộc sống. Năm 2007 Bài 1. a. rào rào, gọn ghẽ, mải miết, động đậy b. Nhanh như cắt / sóc / chớp c. sắc vàng d. Câu số (1); (2); (6); (10) Bài 2. – Học sinh chép khổ thơ đầu bài Hạt gạo làng ta của tác giả Trần Đăng Khoa. - Trang | 141-
  58. Hocmai.vn - Tuyển chọn Đề thi vào lớp 6 trường CLC – Sưu tầm: thầy Bùi Minh Mẫn Học sinh viết đoạn văn cần có ý chính: Nhà thơ Trần Đăng Khoa cảm nhận trong hạt gạo có lời mẹ hát, ngọt bùi đắng cay bởi nó chứa đựng biết bao nỗi niềm, mong ước, công sức cũng như nỗi nhọc nhằn, vất vả của người mẹ cùng bao người nông dân khác. Bài 3. a. Điền đúng dấu câu: Tất cả đượm một màu vàng trù phú, đầm ấm lạ lùng. Không còn có cảm giác héo tàn hanh hao lúc sắp bước vào mùa đông. Hơi thở của đất trời, mặt nước thơm thơm, nhè nhẹ. Ngày không nắng, không mưa, hồ như không ai tưởng đến ngày hay đêm, mà chỉ mải miết đi gặt, kéo đá, cắt rạ, chia thóc hợp tác xã. Ai cũng vậy, cứ buông bát đũa lại đi ngay, cứ trở dậy là ra đồng ngay. (Tô Hoài) b. Trái nghĩa với héo tàn: tươi tốt, tươi thắm, tươi xanh Bài 4. d. Nghĩa của từ tựa trong câu thơ số 3: giống, giống như, như e. Nghĩa của từ tựa trong câu thơ số 7: dựa f. Các câu thơ có sử dụng biện pháp so sánh: 3, 4, 9, 10. Bài 5. Những từ ngữ thay thế cho cụm từ làng quê tôi trong đoạn trích: đây, mảnh đất cọc cằn này. Chép trọn vẹn, chính xác một bài ca dao nói về tình yêu quê hương, có thể 2 câu, 4 câu Ví dụ: Đường vô xứ Nghệ quanh quanh, Non xanh nước biếc như tranh họa đồ. Ai vô xứ Nghệ thì vô! Hoặc: Anh đi anh nhớ quê nhà Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương Nhớ ai dãi nắng dầm sương Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao. Bài 6. Bài viết có các ý chính sau: Bức tranh thiên nhiên: tươi đẹp, rộng lớn, thanh bình, trù phú (qua những điệp từ, điệp ngữ: đây là của chúng ta, những ). Đó là hình ảnh thiên nhiên gần gũi, quen thuộc (núi rừng, cánh đồng, bầu trời, dòng sông, ngả đường) gợi chiều rộng, chiều dài, chiều cao của đất nước nhằm thâu tóm trong đó niềm tự hào, kiêu hãnh về một Việt Nam giàu và đẹp, cảnh sắc thiên nhiên phong phú, đất đai rộng lớn, mầu mỡ gắn với lòng tự hào về chủ quyền dân tộc (của chúng ta). Con người Việt Nam anh hùng bất khuất, có truyền thống đánh giặc ngoại xâm. Bao thế hệ, lớp người đã ngã xuống để làm nên đất nước. Truyền thống đó đã làm nên chiều sâu của dòng chảy lịch sử, văn hóa dân tộc. Đoạn văn không quá 10 câu, diễn đạt đúng ngữ pháp và chính tả. - Trang | 142-
  59. Hocmai.vn - Tuyển chọn Đề thi vào lớp 6 trường CLC – Sưu tầm: thầy Bùi Minh Mẫn Năm 2006 Bài 1. a/ phố cổ b/ nhanh gọn c/ đường sá d/ xinh xắn Bài 2. a/4 từ láy (len lỏi, róc rách, lóng lánh, ngân nga) Bài 3. 4 từ viết sai chính tả: trèo, sa, tầu, dào dào a/ Các động từ: nghe, đọc, vọng, thở, động, chuyển, yêu, thấy b/ Các tính từ: đỏ, xanh, xa, êm êm, rào rào, đẹp c/ Các danh từ: em, thầy, ngày, tiếng thơ, nắng, cây, nhà, mái chèo, sông, tiếng, bà, năm xưa, trăng, tàu dừa, cơn mưa, trời, tiếng hát, nụ cười, thơ, đất trời. Bài 4. Điền dấu câu và viết hoa đúng. Trăng thanh gió mát, bốn mùa nối nhau đi qua. Tháng hai, thơm dịu hoa xoan. Tháng ba, thoang thoảng hương hoa nhãn. Tháng chạp, ấm hương chuối dậy màu trứng cuốc. Bốn mùa cây gọi chim về. Mùa đông có những con chim bé xíu rúc vào mái rạ tránh rét. Mùa xuân, chim én chao liệng trên mặt hồ. Bài 5. 2 trạng ngữ: Mùa nắng; Trên cái đất phập phều và lắm gió, dông như thế. a. Câu số 1, 3, 5, 6 là câu đơn. c. Câu số 2, 4 là câu ghép. b. Câu số 4 là câu có nhiều chủ ngữ. d. Câu số 4, 6 là câu có nhiều vị ngữ. Bài 6. a. Biện pháp nghệ thuật so sánh b. Hoa gạo nở làm bến sông sáng bừng lên Bài 7. 3 cặp từ trái nghĩa: trong - đục, khoan - mau, tỏ - mờ Biện pháp nghệ thuật so sánh Bài 8. Học sinh chép đúng đoạn thơ: Thị thơm thì giấu người thơm Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà Đẽo cày theo ý người ta Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì. Bốn câu thơ trích trong bài: Truyện cổ nước mình của tác giả Lâm Thị Mỹ Dạ. Nghĩa của hai từ thơm trong dòng thơ thứ nhất: thơm (1): hương vị; thơm (2): tốt đẹp. Bài 9. (S) – (S) – (Đ) – (S) Bài 10. * Học sinh trả lời được các ý chính: Hai câu thơ đầu: Hình ảnh người mẹ đi cấy trong hoàn cảnh, thời tiết khắc nghiệt (trời nắng như nung - người mẹ như phơi mình trong trời nắng nóng cháy thịt cháy da) Người mẹ vất vả, chịu thương chịu khó. Hai câu sau: Người con ước trở thành đám mây râm mát che nắng cho mẹ. Ước muốn thể hiện tình thương lớn lao, chân thành. Qua ước muốn thơ ngây nhưng đầy ý nghĩa đó, ta thấy người con rất thương mẹ, trân trọng, thấm thía trước nỗi vất vả của mẹ và muốn làm điều gì đó để vơi bớt nỗi vất vả cho mẹ. * Câu thơ Mẹ em đi cấy phơi lưng cả ngày gợi cho em nhớ tới những câu thơ trong bài Hạt gạo làng ta: - Trang | 143-
  60. Hocmai.vn - Tuyển chọn Đề thi vào lớp 6 trường CLC – Sưu tầm: thầy Bùi Minh Mẫn Những trưa tháng sáu Nước như ai nấu Chết cả cá cờ Cua ngoi lên bờ Mẹ em xuống cấy * Bài viết diễn đạt mạch lạc, lưu loát, có cảm xúc. Năm 2005 Bài 1. thơm tho, rì rào, duyên dáng Bài 2. c – Con người là tinh túy của trời đất. Bài 3. a – thiên hướng; b – cá thu; c – nhỏ nhắn; d – vui vẻ Bài 4. sức khỏe Bài 5. Các danh từ: đầm, sen, lá, bông, nhị, bùn, mùi bùn Các động từ: chen Các tính từ: đẹp, xanh, trắng, vàng, gần, hôi tanh Bài 6. a. Câu số (4) là câu cảm. b. Câu số (1) là câu có trạng ngữ. c. Câu số (2), (3), (5). d. Câu số (2), (3), (5). Bài 7. Học sinh viết hai câu với từ đỏ mang nghĩa khác nhau. Bài 8. a – 4; b – 1 Bài 9. a. gió b. Học sinh điền đúng dấu câu. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này đã quen đi lại nhiều lần, nhưng lần này tôi tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học. Bài 10. Học sinh viết đoạn văn tả lại vẻ đẹp của thắng cảnh hồ Tây với các nội dung sau: Bài ca dao đã làm nổi bật khung cảnh huyền ảo, lung linh, thơ mộng, cổ kính của hồ Tây trong sương sớm (cành trúc la đà, mịt mù khói tỏa ngàn sương, mặt gương Tây hồ) Vẻ đẹp êm đềm, thanh bình của đời sống lao động nhân dân quanh hồ Tây (tiếng canh gà, nhịp chày giã giấy) Tất cả đã tái hiện một bức tranh thắng cảnh Tây hồ thanh bình, no ấm, yên vui. Bài viết diễn đạt rõ ràng, lưu loát, có cảm xúc. Bài 11. a. Bài thơ Hành trình của bầy ong của Nguyễn Đức Mậu. b. Biện pháp nghệ thuật nhân hóa (say, giữ hộ) - Trang | 144-
  61. Hocmai.vn - Tuyển chọn Đề thi vào lớp 6 trường CLC – Sưu tầm: thầy Bùi Minh Mẫn c. Ý nghĩa sâu sắc và đẹp đẽ của hai dòng thơ đầu: Bầy ong đã trải qua biết bao mưa nắng, vất vả với sự cần cù, chịu khó để tạo ra thứ mật thơm ngon. Giọt mật chắt chiu trong đó những tinh túy của tự nhiên. Nó như chất men ấp ủ hương thơm của trời đất. Hương thơm đó đủ làm đất trời, lòng người chếnh choáng, say sưa. - Trang | 145-