Trắc nghiệm môn Tiếng Việt Lớp 3 - Phần: Luyện từ và câu (Có đáp án)

docx 3 trang Hùng Thuận 26/05/2022 29206
Bạn đang xem tài liệu "Trắc nghiệm môn Tiếng Việt Lớp 3 - Phần: Luyện từ và câu (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxtrac_nghiem_mon_tieng_viet_lop_3_phan_luyen_tu_va_cau_co_dap.docx

Nội dung text: Trắc nghiệm môn Tiếng Việt Lớp 3 - Phần: Luyện từ và câu (Có đáp án)

  1. Câu hỏi môn Tiếng Việt lớp 3 1.Trong các câu dưới đây, câu nào có hình ảnh so sánh? A. Đôi bờ thôn xóm nước màu xanh của luỹ tre làng và những rặng phi lao rì rào gió thổi. B. Người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển. C. Nơi dòng bến Hải gặp sóng biển khơi ấy chính là Cửa Tùng. D.Trong một ngày , cửa Tùng có ba sắc màu nước biển. (LTVC bài So sánh. Dấu chấm. Tuần 10-Chủ đề Quê hương.) 2. Câu nào dưới đây có hình ảnh so sánh? A. Con đường men theo một bãi rừng vầu, cây mọc san sát, thẳng tắp, dày như ống đũa. B. Đoạn đường dành riêng cho dân bản tôi đi về phải vượt qua một con suối to. C. Những con gà mái dẫn con đi kiếm ăn cạnh đường gọi nhau nháo nhác D. Cá heo rất thông minh và vui tính. (LTVC bài So sánh. Dấu chấm .Tuần 10-Chủ đề Quê hương.) 3. Câu : “Mấy chú bé đi bắc bếp thổi cơm.” Thuộc kiểu câu gì? A. Ai là gì? B. Ai làm gì? C. Ai thế nào? D. Không phải kiểu câu nào trong các kiểu câu trên. (LTVC bài Từ ngữ về Quê hương. Ôn tập câu Ai làm gì? tuần 11-Chủ đề Quê hương) 4.Bộ phận được in đậm trong câu: "Bác đang cào tuyết trong một trường học ." trả lời cho câu hỏi nào? A. Vì sao? B. Để làm gì? C. Khi nào?
  2. D. Làm gì? (LTVC bài Từ ngữ về Quê hương. Ôn tập câu Ai làm gì? tuần 11-Chủ đề Quê hương) 5.Trong các dòng sau đây, dòng nào chỉ gồm từ chỉ hoạt động? A. gia đình, phòng ngủ, thức B. Kiến Mẹ, Cú Mèo C. chạy, hát, nói D. buổi tối, Kiến Mẹ, ngủ (LTVC bài Ôn tập về từ chỉ hoạt động, trạng thái. So sánh. Tuần 12 ,chủ đề Bắc-Trung-Nam) 6.Trong những dòng sau đây, dòng nào có chứa những từ ngữ chỉ hoạt động? A. Chia tay, học tập, phá phách, quyển vở B. Mẩu giấy, cô giáo, phụ huynh C. Trao đổi, học tập, nắm tay, lau nước mắt D. Mẩu giấy, chia tay, cô giáo, Thượng Đế (LTVC bài Ôn tập về từ chỉ hoạt động, trạng thái. So sánh. Tuần 12 ,chủ đề Bắc-Trung-Nam) 7.Câu nào dưới đây được viết theo mẫu Ai thế nào? A. Hươu là một đứa con ngoan. B. Hươu rất nhanh nhẹn, chăm chỉ và tốt bụng. C. Hươu xin phép mẹ đến thăm bác Gấu. D,Đàn hươu đang kiếm ăn. (LTVC bài Ôn tập về từ chỉ đặc điểm. Ôn tập câu Ai thế nào? tuần 14-Chủ đề Anh em một nhà.) 8. Câu nào dưới đây có hình ảnh so sánh? A. Chú Bồ Nông chăm chỉ làm việc. B. Chú Bồ Nông như một đứa trẻ hiếu thảo và ngoan ngoãn. C. Chú Bồ Nông chăm ngoan và hiếu thảo D. Chú Bồ Nông yêu mẹ.
  3. LTVC bài Từ ngữ về các dân tộc. Luyện tập về so sánh. Tuần 15-Chủ đề Anh em một nhà.) 9.Câu văn có hình ảnh so sánh là: a. Bé Thơ cười tươi như một bông hoa. b. Sẻ non rất yêu bằng lăng và bé Thơ. c. Bé cứ nghĩ là mùa hoa đã qua. D.Bé thơ , bạn của cây phải nằm viện. LTVC bài Từ ngữ về các dân tộc. Luyện tập về so sánh. Tuần 15-Chủ đề Anh em một nhà.) 10.Câu “Bố rất mong cứu được đôi chân của cậu bé.” Thuộc kiểu câu gì? A. Ai là gì? B. Ai làm gì? C. Ai thế nào? D. Không phải kiểu câu nào trong các kiểu câu trên (LTVC bài Ôn về từ chỉ đặc điểm .Ôn tập câu Ai thế nào? Dấu phẩy tuần 17-Chủ đề Thành thị và Nông thôn.)