Tổng kết lý thuyết chương 2 – Hình học lớp 6

pdf 2 trang mainguyen 7960
Bạn đang xem tài liệu "Tổng kết lý thuyết chương 2 – Hình học lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftong_ket_ly_thuyet_chuong_2_hinh_hoc_lop_6.pdf

Nội dung text: Tổng kết lý thuyết chương 2 – Hình học lớp 6

  1. TỔNG KẾT LÝ THUYẾT CHƯƠNG 2 – HÌNH HỌC LỚP 6. 1. Nửa mặt phẳng: - Hình gồm đường thẳng a và một phần mặt phẳng bị chia ra bởi a được gọi là một nửa mặt phẳng bờ a. - Hai nửa mặt phẳng có chung bờ được gọi là hai nửa mặt phẳng đối nhau. - Bất kỳ đường thẳng nào nằm trên mặt phẳng cũng là bờ chung của hai nửa mặt phẳng đối nhau. 2. Tia nằm giữa hai tia - Cho 3 tia chung gốc Ox, Oy, Oz. Nếu với mỗi điểm M bất kỳ trên tia Ox, với mỗi điểm N bất kỳ trên tia Oy, đoạn thẳng MN có điểm chung với tia Oz thì tia Oz nằm giữa hai tia Ox và Oy. - Nếu Ox, Oy là hai tia đối nhau thì bất kỳ tia gốc O nào cũng năm giữa hai tia Ox và Oy. 3. Góc Góc là hình tạo bởi hai tia chung gốc. Gốc chung gọi là đỉnh của góc; hai tia chung gốc gọi là hai cạnh của góc. Hai góc gọi là bằng nhau nếu số đo của chúng bằng nhau. a) Các loại góc: - Góc nhọn là góc có số đo lớn hơn 0 và nhỏ hơn 900. - Góc vuông là góc có số đo bằng 900. - Góc tù là góc có số đo lớn hơn 900 và nhỏ hơn 1800. - Góc bẹt là góc có số đo bằng 1800. - Góc đầy là góc có số đo bằng 3600. b) Quan hệ giữa các góc: - Hai góc phụ nhau là hai góc có tổng số đo bằng 900. - Hai góc bù nhau là hai góc có tổng số đo bằng 1800. - Hai góc kề nhau là hai góc có chung một cạnh, hai cạnh còn lại nằm trên hai nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng chứa cạnh chung ấy. - Hai góc kề bù hai góc có chung một cạnh, hai cạnh còn lại là hai tia đối nhau. c) Tia Oy nằm giữa hai tia Ox và Oz khi và chỉ khi xOy yOz xOz . d) Tia phân giác của một góc là tia nằm giữa hai cạnh của góc và tạo với hai cạnh ấy hai góc bằng nhau. - Tia Oy là tia phân giác của góc xOz khi và chỉ khi xOy yOz xOz và xOy yOz .
  2. xOz - Tia Oy là tia phân giác của góc xOz khi và chỉ khi xOy yOz . 2 4. Đường tròn a) Đường tròn tâm O, bán kính R là hình gồm các điểm trong mặt phẳng cách điểm O một khoảng bằng R, kí hiệu (O, R). b) Điểm M nằm trên (thuộc) đường tròn (O, R) khi và chỉ khi OM = R. Điểm M nằm trong đường tròn (O, R) khi và chỉ khi OM R. c) Hai điểm A, B nằm trên đường tròn (O, R) chia đường tròn này thành hai phần, mỗi phần được gọi là một cung tròn (cung). Hai điểm A, B gọi là hai mút của cung. -Đoạn thẳng nối hai mút của cung gọi là dây cung (dây). -Dây đi qua tâm gọi là đường kính. Đường kính dài gấp đôi bán kính. 5. Hình tròn a) Hình gồm tất cả các điểm nằm trên đường tròn (O, R) và các điểm nằm trong đường tròn (O, R) được gọi là hình tròn tâm O bán kính R. b) Điểm M nằm trên (thuộc) hình tròn (O, R) khi và chỉ khi OM R. Điểm M nằm ngoài hình tròn (O, R) khi và chỉ khi OM > R. 6. Tam giác a) Tam giác ABC là hình gồm ba đoạn thẳng AB, AC, BC khi 3 điểm A, B, C không thẳng hàng. Ba đoạn thẳng AB, AC, BC gọi là ba cạnh của tam giác ABC. Ba góc ABC,, BAC ACB gọi là ba góc của tam giác ABC b) Điểm nằm trong cả ba góc của tam giác được gọi là điểm nằm trong tam giác. Điểm không nằm trong tam giác và không nằm trên cả ba cạnh của tam giác được gọi là điểm nằm ngoài tam giác. GV Nguyễn Thị Tuyết Mai