Tổng hợp toàn bộ lý thuyết Hóa học lớp 8 - Cơ bản và nâng cao

pdf 20 trang mainguyen 8770
Bạn đang xem tài liệu "Tổng hợp toàn bộ lý thuyết Hóa học lớp 8 - Cơ bản và nâng cao", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftong_hop_toan_bo_ly_thuyet_hoa_hoc_lop_8_co_ban_va_nang_cao.pdf

Nội dung text: Tổng hợp toàn bộ lý thuyết Hóa học lớp 8 - Cơ bản và nâng cao

  1. Trần Trung Nam | trantrungnam_t62@hus.edu.vn | 01675004618 CHƯƠNG I: CHẤT - NGUYÊN TỬ - PHÂN TỬ A. Chất: I. Chất và vật thể: Vật thể là tất cả những gì xung quanh chúng ta. VD: Nồi, bát, đũa, con vật, không khí, cây cối, . Vật thể được chia làm hai loại: Vật thể tự nhiên: Cây cối, con vật, không khí, mặt trăng, Vật thể nhân tạo: Bàn ghế, cấy cầu, ô tô, bóng đèn, Tất cả mọi vật thể đều được cấu tạo bởi chất. Một vật thể được cấu tạo bởi một chất hoặc nhiều chất. Vật thể có ở khắp mọi nơi. Vì vậy, chất có ở khắp mọi nơi. II. Tính chất của chất: Gồm hai loại tính chất: Tính chất vật lý: Trạng thái tồn tại của chất, màu sắc, mùi vị, khối lượng riêng, nhiệt độ sôi, tính dẫn điện,tính dẫn nhiệt, tính ánh kim, tính tan, . Tính chất hóa học: Khả năng biến đổi chất này thành chất khác. Ý nghĩa: Phân biệt các chất. Biết các sử dụng các chất phù hợp vào trong thí nghiệm, đời sống và sản xuất. Để biết tính chất của chất, ta cần phải thực hiện: Quan sát. Làm thí nghiệm. Cân, đo, tính toán. III. Chất tinh khiết: Chất tinh khiết là chất được tạo thành từ một chất duy nhất. Hai hay nhiều chất với nhau tạo thành hỗn hợp. Mỗi một chất tính khiết có tính chất vật lý và hóa học nhất định. Để tách chất ra khỏi hỗn hợp có thể sử dụng tính chất của chất. B. Nguyên tử: I. Khái niệm nguyên tử: Nguyên tử là các hạt vô cùng nhỏ trung hòa về điện và không bị phân chia nhỏ hơn trong các phản ứng hóa học. Tất cả các chất đều được tạo thành từ các nguyên tử: Nguyên tử Chất Vật thể. II. Cấu tạo nguyên tử: Nguyên tử được cấu tạo bởi: Proton (p) Neutron (n) Electron (e) Hạt nhân: Khối lượng Kg 1,672.10-27 1,675.10-27 9,109.10-31 Proton (p). u 1,0072 1,0068 5,5.10-4 -19 -19 Neutron (n). Điện tích C +1,602.10 0 -1,602.10 Lớp vỏ: Electron (e). Quy ước 1+ = +eo 0 1- = -eo Do nguyên tử trung hòa về điện nên số p = số e. o Đường kính nguyên tử cực kỳ bé, khoảng 10-10 m = 1 A . Khoảng cách giữa hạt nhân và electron là môi trường chân không nên nguyên tử có cấu tạo rỗng. Khối lượng của hạt nhân lớn hơn rất nhiều so với khối lượng của lớp vỏ nên khối lượng hạt nhân có thể coi là khối lượng của nguyên tử. Trong nguyên tử các e chuyển động rất nhanh quanh hạt nhân, được xếp thành từng lớp và mỗi lớp có số lượng nhất định. III. Biểu diễn nguyên tử: Mô hình nguyên tử được biểu diễn bằng các vòng tròn đồng tâm, mỗi vòng là một lớp. Thứ tự các lớp tính từ nhân ra. Khi vẽ cần chú ý số e tối đa trên một lớp (chỉ áp dụng với các nguyên tử có số p từ 1 đến 20): Lớp 1: chứa tối đa 2e. Lớp 2: chứa tối đa 8e. 1 | Page
  2. Trần Trung Nam | trantrungnam_t62@hus.edu.vn | 01675004618 Lớp 3: chứa tối đa 18e. Lớp 4: chứa tối đa 32e. Vòng tròn trung tâm (hạt nhân nguyên tử): ký hiệu p+ (p: số proton). Mỗi e ký hiệu bằng một chấm đậm. VD: Biểu diễn trên sơ đồ nguyên tử có 13p. HD: Vì số p = số e Nguyên tử có 13e. Sơ đồ biểu diễn nguyên tử trên: C. Nguyên tố hóa học: I. Nguyên tố hóa học: Nguyên tố hóa học là tập hợp các nguyên tử cùng loại có cùng số proton. Số proton là đặc trưng cho một nguyên tố hóa học. Các nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hóa học có cùng tính chất hóa học giống nhau. Các nguyên tố hóa học được biểu diễn bằng một hoặc hai chữa cái. Trong đó, chữ cái đầu luôn được viết hóa và chữ cái thứ hai được viết thường. VD: Natri – Na, kali – K, vàng – Au, . II. Nguyên tử khối: Nguyên tử khối là khối lượng nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon (đvC). -23 -24 Chú ý: 1 đvC = mC = ×1,9926.10 = 1,66.10 g. D. Đơn chất – Hợp chất – Phân tử: I. Đơn chất – Hợp chất: 1. Khái niệm: Đơn chất là những chất được tạo nên từ một nguyên tố hóa học. VD: Kim loại sắt, đồng, kẽm, vàng, bạc, khí hidro, khí oxi, Hợp chất là những chất được tạo nên từ hai nguyên tố hóa học trở lên. VD: Đường, muối ăn, khí cacbonic, khí metan, Kim loại Đơn chất Phi kim Chất Vô cơ Hợp chất Hữu cơ 2. Đặc điểm cấu tạo: Đơn chất: Kim loại: Sắp xếp khít nhau theo một trật tự xác định. Phi kim: Các nguyên tử liên kết với nhau theo một tật tự xác định. 2 | Page
  3. Trần Trung Nam | trantrungnam_t62@hus.edu.vn | 01675004618 Hợp chất: Các nguyên tử của các nguyên tố liên kết với nhau theo một trật tự nhất định. II. Phân tử: 1. Khái niệm: Phân tử là hạt đại diện cho chất gồm một số nguyên tử liên kết với nhau, thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất. 2. Phân tử khối: Phân tử khối là khối lượng phân tử tính bằng đơn vị cacbon. Phân tử khối được tính bằng tổng khối lượng các nguyên tử có trong phân tử. VD: Trong phân tử natri clorua, có 1 nguyên tử natri liên kết với 1 nguyên tử clo. Phân tử khối của natri clorua = 23 + 35,5 = 58,5 (đvC) III. Trạng thái tồn tại Chất có thể tồn tại ở 3 trang thái cơ bản: rắn, lỏng, khí. E. Công thức hóa học: I. Công thức hóa học của đơn chất: Đơn chất kim loại: Trong phân tử kim loại chỉ có một nguyên tử Ký hiệu hóa học của nguyên tố được coi là công thức hóa học. VD: Sắt – Fe, đồng – Cu, kẽm – Zn, Đơn chất phi kim: Trong nguyên tử phi kim thường có hai hay nhiều nguyên tử liên kết với nhau Công thức hóa học gồm ký hiệu hóa học và chỉ số ở dưới chân (chỉ số ở dưới chân là số nguyên tử phi kim liên kết với nhau ở trong một phân tử). VD: Khí hidro – H2, khi nito – N2, khí oxi – O2, . Chú ý: Một số phi kim quy ước ký hiệu hóa học làm công thức hóa học. VD: Lưu huỳnh – S, cacbon – C, photpho – P, . II. Công thức hóa học của hợp chất: Công tức hóa học của hợp chất gồm ký hiệu hóa học của các nguyên tố có trong hợp chất và chỉ số ở dưới chân. Công thức hóa học tổng quát của hợp chất là: AxByCz. Trong đó: A, B, C: ký hiệu hóa học của nguyên tố có trong hợp chất. x, y, z: là số lượng nguyên tử các nguyên tố có trong hợp chất (x, y, z N*, nếu x, y , z = 1 thì không ghi). III. Ý nghĩa của công thức hóa học: Mỗi công thức hóa học biểu thị cho một phân tử của một chất. Thông qua công thức hóa học ta có thể biết: Nguyên tố cấu tạo nên chất. Số lượng nguyên tử của các nguyên tố có trong chất. Phân tử khối của chất. F. Hóa trị: I. Khái niệm: Hóa trị là con số biểu thị khả năng kiên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác. Quy ước: Hóa trị của hidro là I, oxi là II. Một nguyên tố có thể có một hoặc nhiều hóa trị. II. Quy tắc hóa trị: Trong công thức hóa học, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố (nhóm nguyên tử) này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố (nhóm nguyên tử) kia. ab Xét trường hợp tổng quát: ABxy(với hóa trị của A, B lần lượt là a, b). Quy tắc hóa trị: a×x = b×y. Ý nghĩa của quy tắc hóa trị: Xác định hóa trị của một nguyên tố khi biết hóa trị của một nguyên tố trong công thức hóa học. 3 | Page
  4. Trần Trung Nam | trantrungnam_t62@hus.edu.vn | 01675004618 Lập công thức hóa học của một hợp chất khi biết hóa trị của nguyên tố. KIẾN THỨC MỞ RỘNG:  Điện tích hạt nhân: Giả sử nguyên tử X có Z proton. Điện tích hạt nhân của nguyên tử X là Z+ và số đơn vị điện tích hạt nhân là Z.  Số khối (A): A = Z + N Trong đó: N: tổng số neutron. Z: trổng số protn (số điện tích hạt nhân).  Số hiệu nguyên tử (Z): là số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử của nguyên tố. Chú ý: Số đơn vị điện tích hạt nhân = Số p = Số e = Z.  Ký hiệu nguyên tử: A A Z X hoặc X Z Trong đó: X: ký hiệu hóa học của nguyên tử. A: số khối. Z: số hiệu nguyên tử.  Đồng vị: Những dạng nguyên tử khác nhau của một nguyên tố hóa học có cùng điện tích hạt nhân Z nhưng số khối A khác nhau được gọi là những đồng vị của nguyên tố đó. VD: Nguyên tố Hydro có 3 đồng vị: Đồng vị Hydro nhẹ, kí hiệu . Đồng vị này trong hạt nhân chỉ có một proton mà không có neutron chiếm 99,98% Hydro trong tự nhiên. Đồng vị Hydro nặng, kí hiệu . Đồng vị này còn có tên gọi khác là Deuteri, kí hiệu là D, trong hạt nhân chỉ có một proton và một neutron, chiếm khoảng 0,016% Hydro trong tự nhiên. Đồng vị Hydro siêu nặng, kí hiệu . Đồng vị này còn có tên gọi khác là Triti, kí hiệu là T, trong hạt nhân chỉ có một proton và hai neutron, chiếm % không đáng kể Hydro trong tự nhiên.  Ion: Các nguyên tử trung hòa về điện. Khi nhận hoặc nhường e, nó trở thành các phần tử mang điện gọi là ion. Ion âm (anion) : M + ne Mn-. VD: Cl + 1e Cl- S + 1e S2- Ion dương (cation): M – ne Mn+. VD: Na – 1e Na+ Fe – 3e Fe3+ Ion được chia làm hai loại: Ion đơn nguyên tử: là ion được tạo thành từ một nguyên tử. VD: Na+, Cl-, Fe3+, 2- - Ion đa nguyên tử: là những nhóm nguyên tử mang điện tích dương hoặc âm. VD: SO4 , NO3 , + NH4 , 4 | Page
  5. Trần Trung Nam | trantrungnam_t62@hus.edu.vn | 01675004618 MỘT SỐ NGUYÊN TỐ HÓA HỌC Số proton Tên nguyên tố Ký hiệu hóa học Nguyên tử khối Hóa trị 1 Hidro H 1 I 2 Heli He 4 3 Liti Li 7 I 4 Beri Be 9 II 5 Bo B 11 III 6 Cacbon C 12 II, IV 7 Nito N 14 I, II, III, IV, V 8 Oxi O 16 I, II 9 Flo F 19 I 10 Neon Ne 20 11 Natri Na 23 I 12 Magie Mg 24 II 13 Nhôm Al 27 III 14 Silic Si 28 IV 15 Photpho P 31 III, V 16 Lưu huỳnh S 32 II. IV, VI 17 Clo Cl 35,5 I, 18 Argon Ar 39,9 19 Kali K 39 I 20 Canxi Ca 40 II 24 Crom Cr 52 II, III, VI 25 Mangan Mn 55 II, IV, VII, 26 Sắt Fe 56 II, III 29 Đồng Cu 64 I, II 30 Kẽm Zn 65 II 35 Brom Br 80 I, 47 Bạc Ag 108 I 53 Iot I 127 I, 56 Bari Ba 137 II 80 Thủy ngân Hg 201 I, II. 82 Chì Pb 207 II, IV 5 | Page
  6. Trần Trung Nam | trantrungnam_t62@hus.edu.vn | 01675004618 CHƯƠNG II: PHẢN ỨNG HÓA HỌC I. Hiện tượng vật lý – Hiện tượng hóa học: Hiện tượng vật lý Hiện tượng hóa học Là hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là Là hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất mới. chất ban đầu. (chủ yếu là các hiện tượng biến đổi trạng thái của chất: rắn lỏng khí) VD: hiện tượng thăng hoa , hóa rắn, II. Phản ứng hóa học: 1. Định nghĩa: Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác. Chất ban đầu bị biến đổi chất phản ứng (chất tham gia), chất mới sinh ra là chất sản phẩm. Phản ứng hóa học được ghi theo phương trình chất như sau: Tên chất phản ứng tên chất sản phẩm. A + B C + D VD: Cho natri tác dụng với nước thu được dung dịch natri hidroxit và khí hidro bay ra. Phương trình hóa học: Natri + Nước Natri hidroxit + Khí hidro. Trong quá trình xảy ra phản ứng hóa học, lượng chất tham gia giảm dần còn lượng chất sản phẩm sẽ tăng dần. 2. Diễn biến của phản ứng hóa học: Trong quá trình tham gia phản ứng hóa học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử bị thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác. 3. Điều kiện xảy ra phản ứng hóa học: Các chất phải tiếp xúc với nhau, ngoài ra trong một số phản ứng còn cần thêm điều kiện phụ như xúc tác, nhiệt độ, 4. Dấu hiệu: Nhận biết dựa vào dấu hiệu có chất mới tạo thành (màu sắc, có chất kết tủa, chất bay hơi, .) III. Định luật bảo toàn khối lượng: 1. Nội dung định luật: Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng chất sản phẩm bằng tổng khối lượng chất tham gia phản ứng. Xét phản ứng: A + B C + D Theo ĐLBTKL: mA + mB = mC + mD 2. Hệ quả: Số nguyên tử một nguyên tố ở trước phản ứng hóa học bằng số nguyên tử nguyên tố đó sau phản ứng hóa học. Khối lượng nguyên tố trước phản ứng bằng khối lượng của nguyên số sau phản ứng. 3. Áp dụng: Cân bằng phương trình hóa học. Tính khối lượng của một chất trong phản ứng biết khi khối lượng của các chất còn lại. IV. Phương trình hóa học: Phương trình hóa học dùng để biểu diễn ngắn gọn phản ứng hóa học. Các bước lập phương trình hóa học: Bước 1: Viết sơ đồ phản ứng (gồm công thức hóa học của các chất phản ứng). Bước 2: Cân bằng số nguyên tử mỗi nguyên tố (tìm hệ số thích hợp dặt trước công thức hóa học của các chất). Bước 3: Hoàn thành phương trình hóa học. VD: Viết PTHH của PƯHH sau: Natri + Nước natri hidroxit + khí hidro. Bước 1: Na + H2O NaOH + H2 Bước 2: 2Na + 2H2O 2NaOH + H2 Bước 3: 2Na + 2H2O 2NaOH + H2 Ý nghĩa: Cho biết tỉ lệ số nguyên tử, phân tử giữa các chất cũng như cặp chất trong phản ứng. 6 | Page
  7. Trần Trung Nam | trantrungnam_t62@hus.edu.vn | 01675004618 CHƯƠNG III: MOL VÀ TÍNH TOÁN HÓA HỌC I. Mol: 1. Khái niệm: Mol là lượng chất chứa 6.1023 nguyên tử hoặc phân tử chất đó. 23 Con số 6.10 được gọi là số Avogadro. Ký hiệu N (hoặc NA). 2. Khối lượng mol: Khối lượng mol của một chất là khối lượng tính bằng gam của N nguyên tử hoặc phân tử chất đó. Ký hiệu: M. Khối lượng mol nguyên tử hay phân tử của một chất có giá trị bằng nguyên tử khối hay phân tử khối của chất đó. 3. Thể tích mol của chất khí: Thể tích mol chất khí là thể tích chiếm bởi N phân tử chất khí đó. 1 mol bất kỳ chất khí nào trong cùng điều kiện về nhiệt đọ và áp suất đều chiếm thể tích bằng nhau. Chú ý: Ở 0oC và áp suất 1 atm (điều kiện chuẩn) thì thể tích bị chiếm bởi 1 mol chất khí là 22,4 lít. II. Các công thức liên giữa số mol với thể tích và khối lượng: 1. Khối lượng: m m M = m = n × M n = n Trong đó: m: khối lượng, M: khối lượng mol, n: số mol. 2. Thể tích: V V = n × 22,4 n = 4 Trong đó: V: thể tích chất khí. III. Tỷ khối chất khí: 1. Tỷ khối của chất khí A với chất khí B: 2. Tỷ khối của chất khí A với không khí: IV. Tính toán theo công thức hóa học: 1. Bài toán 1: Xác định thành phần phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất: Bước 1: Tính khối lượng mol của hợp chất. Bước 2: Tính số mol mỗi nguyên tử của một nguyên tố có trong 1 mol hợp chất. Bước 3: Tìm thành phần phần trăm theo khối lượng các nguyên tố có trong hợp chất. VD: Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của ccacs nguyên tố có trong hợp chất natri clorua (NaCl)? HD: Bước 1: Khối lượng mol của hợp chất: MNaCl = 23 + 35,5 = 58,5 (g\mol) Bước 2: Số mol các nguyên tố có trong 1 mol NaCl: nNa = 1 mol, nCl = 1 mol. Bước 3: Phần trăm theo khối lượng các nguyên tố: %mNa = = 39,3% %mCl = 100% - 39,3% =60,7%. 2. Bài toán 2: Biết thành phần các nguyên tố xác định công thức hóa học của hợp chất: Bước 1: Tìm khối lượng mỗi nguyên tố trong hợp chất Bước 2: Tìm số mol nguyên tử mỗi nguyên tố có trong hợp chất. Bước 3:Lập công thức hóa học của hợp chất. VD: Một hợp chất có thành phần nguyên tố theo khối lượng là: 40% Cu, 20% S, 40% O. Hãy xác định công thức cấu tạo của hợp chất đó biết khối lượng mol của hợp chất là 160 g\mol. HD: 7 | Page
  8. Trần Trung Nam | trantrungnam_t62@hus.edu.vn | 01675004618 Bước 1: Khối lượng mỗi nguyên tố có trong hợp chất: mCu = mO = 160 × 40% = 64 (g); mS = 160 × 20% = 32 (g) Bước 2: Số mol nguyên tử mỗi nguyên tố có trong hợp chất: 4 4 nCu = = 1 (mol); nO = = 4 (mol); nS = = 1 (mol) 4 Trong 1 phân tử hợp chất có: 1 nguyên tử Cu, một nguyên tử S và 4 nguyên tử O. Bước 3: Lập công thức hóa học của hợp chất: Công thức hóa học của hợp chất là CuSO4 V. Tính toán theo phương trình hóa học: Bước 1: Viết phương trình hóa học. Bước 2: Chuyển đổi khối lượng (thể tích ) ra số mol. Bước 3: Dựa vào phương trình hóa học để tìm số mol cần tính. Bước 4: Chuyển đổi số mol chất thành khối lượng hoặc thể tích. VD: Cho 2,7 gam nhôm phản ứng vừa đủ với dung dịch HCl. Sau phản ứng, thu được m gam muối nhôm clorua (AlCl3) và khí hidro. Giá trị của m là? HD: Bước 1: Viết phương trình hóa học: 2Al + 6HCl 2AlCl3 + 3H2 Bước 2: Tính số mol các chất: Bước 3: Tính số mol các chất cần tìm dựa vào phản ứng hóa học: Bước 4: Chuyển số mol chất vừa tìm được về khối lượng: 8 | Page
  9. Trần Trung Nam | trantrungnam_t62@hus.edu.vn | 01675004618 CHƯƠNG IV: OXI – KHÔNG KHÍ I. Oxi: Khí hiệu hóa học của nguyên tố oxi: O. Nguyên tử khối: 16 đvC. Công thức hóa học của đơn chất (khí) oxi: O2. Phân tử khối: 2. Oxi là nguyên tố hóa học phổ biến nhất (chiếm 49,4% khối lượng vỏ trái đất). Ở dạng đơn chất, oxi có nhiều trong không khí. Ở dạng hợp chất, oxi có trong nước, quặng, đất đá, cơ thể con người, 1. Tính chất vật lý: Là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí ( ⁄ ). Oxi hóa lỏng ở nhiệt độ -183oC. Oxi lỏng có màu xanh nhạt. 2. Tính chất hóa học: a. Tác dụng với phi kim: 2H2 + O2 → 2H2O C + O2 → CO2 4P + 5O2 → 2P2O5 N2 + O2 → 2NO S + O2 → SO2 Oxi tác dụng được với nhiều phi kim. b. Tác dụng với kim loại: 4Al + 3O2 → 2Al2O3 2Cu + O2 → 2CuO 2Zn + O2 → 2ZnO 2Mg + O2 → 2MgO 2Fe + O2 → 2FeO 4Na + O2 → 2Na2O Oxi tác dụng được với nhiều kim loại (trừ Ag, Au, Pt) c. Tác dụng với hợp chất: CO + O2 → CO2 SO2 + O2 → SO3 FeO + O2 → Fe2O3 CH4 + 2O2 → CO2 + 2H2O C2H6O + 3O2 → 2CO2 + 3H2O Oxi tác dụng với nhiều hợp chất cả vô cơ và hữu cơ. Kết luận: Oxi là một đơn chất phi kim hoạt động mạnh, nhất là ở nhiệt độ cao. 3. Ứng dụng: Oxi có vai trò to lớn trong đời sống và sản xuất: hô hấp, đốt cháy nhiên liệu, luyện thép, hàn cắt kim loại, 4. Điều chế: a. Trong phòng thí nghiệm: Nhiệt phân các hợp chất giàu oxi: KMnO4, KClO3, H2O2. 2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2 2KClO3 → 2KCl + 3O2 H2O2 → H2 + O2 Chú ý: Khi điều chế oxi trong phòng thí nghiệm ta thu khí oxi bằng phương pháp đấy nước. b. Trong công nghiệp: Sản xuất từ không khí: Sử dụng phương pháp chưng cất phân đoạn không khí lỏng. Sản xuất từ nước: Điện phân nước: H2O → H2 + O2. II. Phản ứng hóa hợp - Phản ứng phân hủy: Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới được tạo thành từ 2 hay nhiều chất ban đầu. VD: CaO + CO2 → CaCO3 9 | Page
  10. Trần Trung Nam | trantrungnam_t62@hus.edu.vn | 01675004618 C2H4 + H2 → C2H6. Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó từ một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới. VD: 2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2 2KClO3 → 2KCl + 3O2 H2O2 → H2 + O2 III. Oxit: 1. Định nghĩa: Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố oxi. VD: CaO, CO, SO2, FeO, ZnO, P2O5, 2. Công thức: Công thức chung: MxOy. Trong đó, 3. Phân loại: Có hai loại chính: Oxit axit: Thường là oxit của phi kim và tương ứng với một axit. VD: SO2 (H2SO3), P2O5 (H3PO4), SO3 (H2SO4), Oxit bazo: Là oxit của kim loại và tương ứng với một bazo. VD: Na2O (NaOH), BaO (Ba(OH)2), FeO (Fe(OH)2, . 4. Cách gọi tên: Tên oxit = Tên nguyên tố + oxit VD: MgO – Magie oxit, Na2O – Natri oxit, CaO – Canxi oxit, Với kim loại có nhiều hóa trị: Tên oxit = tên kim loại (kềm hóa trị) + oxit VD: FeO – Sắt (II) oxit, Fe2O3 – Sắt (III) oxit, Với phi kim có nhiều hóa trị: Tên oxit = (Tiền tố chỉ số nguyên tử kim loại) Tên phi kim + (Tiền tố chỉ số nguyên tử oxi) oxit VD: SO2 – Lưu huỳnh dioxit, CO2 – Cacbon dioxit, P2O5 – Diphotpho pentaoxit, Chú ý: Tiền tố: 1- mono, 2 – di, 3 – tri, 4 – tetra, 5 – penta, (với tiền tố mono khi đọc tên có thể không cần đọc). Fe3O4 – oxit sắt từ. IV. Sự oxi hóa - Không khí - Sự cháy: 1. Sự oxi hóa: Sự tác dụng của oxi với một chất là sự oxi hóa. Chất đó có thể là đơn chất hoặc hợp chất. 2. Sự cháy: a. Sự cháy: Sự cháy là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng. b. Sự oxi hóa chậm: Sự oxi hóa chậm là sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng. c. Điều kiện phát sinh và cách dập tắt đám cháy: Điều kiện phát sinh: Chất phải nóng đến nhiệt độ cháy. Phải có đủ khí oxi cho sự cháy. Cách dập tắt đám cháy. Hạ thấp nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy. Cách ly chất cháy với oxi. 3. Không khí: Không khí là hỗn hợp nhiều chất khí. Thành phần gồm: 78% khí nito, 21% khí oxi, 1% các khí khác (hơi nước, khí cacbonic, khí hiếm, ). 10 | Page
  11. Trần Trung Nam | trantrungnam_t62@hus.edu.vn | 01675004618 CHƯƠNG V: HIDRO – NƯỚC I. Hidro: Ký hiệu nguyên tố hidro: H. Nguyên tử khối: 1 đvC. Công thức hóa học của đơn chất: H2. Phân tử khối: 2 đvC 1. Tính chất vật lý: Là chất khí không màu, không mùi, không vị. Nhẹ nhất trong các khí, ít tan trong nước. 2. Tính chất hóa học: a. Tác dụng với phi kim: 2H2 + O2 → 2H2O (Nếu trộn H và O theo tỉ lệ thể tích 2:1 thì hỗn hợp gây nổ mạnh) 2 2 H2 + Cl2 → 2HCl H2 + S → H2S 3H2 + N2 → 2NH3 2H2 + C → CH4 Hidro phản ứng được với nhiều phi kim (nhất là ở nhiệt độ cao) b. Tác dụng với kim loại: Ở nhiệt độ cao, áp suất cao H2 tác dụng được với một số kim loại (Na, K, Ca, Ba, ) 2Na + H2 → 2NaH Ca + H2 → CaH2 c. Tác dụng với oxit kim loai: Fe2O3 + 3H2 → 2Fe + 3H2O CuO + H2 → Cu + H2O Khí hidro khử được nhiều oxit kim loại. 3. Điều chế: a. Trong phòng thí nghiệm: Cho axit HCl (H SO loãng) tác dụng với kim loại Zn (Fe, Al). 2 4 Zn + 2HCl → ZnCl + H 2 2 Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 b. Trong công nghiệp: Điện phân nước: H2O → H2 + O2 Cho than tác dụng với nước ở nhiệt độ cao: C + H2O → CO + H2 CO + H2O → CO2 + H2 Chuyển hóa khí tự nhiên (metan): CH4 → C + 2H2 CH4 + H2O → CO + H2 4. Ứng dụng: Khí hidro có nhiều ứng dụng trong đời sống và sản xuất: Dừng làm nhiên liệu cho động cơ tên lửa, có thể làm nhiên liệu trong động cơ ô tô thay thế xăng. Hàn cắt kim loại vì khí hidro khi cháy sinh ra một lượng nhiệt lớn. Là nguyên liệu trong công nghiệp sản xuất phân đạm. Được bơm vào khí cầu, bóng thám không vì khí H2 là khí nhẹ nhất trong các khí. II. Nước: 1. Tính chất vật lý: Là chất lỏng không màu, không mùi, không vị. 11 | Page
  12. Trần Trung Nam | trantrungnam_t62@hus.edu.vn | 01675004618 Nước sôi (hóa hơi) ở 100oC và hóa rắn (đông đặc) ở 0oC. Khối lượng riêng 1 g\ml (Có khối lượng riêng lớn nhất ở 4oC). Có thể hòa tan nhiều chất rắn, lỏng, khí. 2. Tính chất hóa học: a. Tác dụng với kim loại: Ở nhiệt độ thường: Tác dụng được với các kim loại Na, K, Ca, Ba, 2Na + 2H O → 2NaOH + H 2 2 Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2 Các dung dịch thu được sau phản ứng thuộc loại bazzo làm quỳ tím hóa xanh và làm dung dịch phenolphtalein chuyển sang màu hồng. Ở nhiệt độ cao: Tác dụng được với nhiều kim loại (Al, Mg, Fe, Zn, ) Mg + H2O → MgO + H2 Fe + H2O → Fe3O4 + H2 Fe + H2O → FeO + H2 b. Tác dụng với oxit bazo: Tác dụng với oxit bazo của các kim loại Na, K, Ca, Ba, Na O + H O → 2NaOH 2 2 CaO + H2O → Ca(OH)2 Các dung dịch thu được sau phản ứng thuộc loại bazo làm quỳ tím hóa xanh và làm dung dịch phenolphtalein chuyển sang màu hồng. c. Tác dụng với oxit axit: P O + 3H O → 2H PO 2 5 2 3 4 SO + H O → H SO 2 2 2 3 SO3 + H2O → H2SO4 Các dung dịch thu được sau phản ứng thuộc loại axit, các dung dịch này làm quỳ tím hóa đỏ. III. Phản ứng thế: Phản ứng thế là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố khác trong hợp chất. VD: Fe + 2HCl → FeCl + H 2 2 Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2 IV. Axit – Bazo – Muối: 1. Axit: a. Khái niệm: Phân tử axit gồm một hay nhiều nguyên tử H liên kết với gốc axit, các nguyên tử H này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại. b. Công thức hóa học: HnX (Trong đó X là gốc axit) c. Phân loại: Axit không có oxi. VD: HCl, HBr, HF, H2S, Axit có oxi. VD: H2SO4, HNO3, H3PO4, d. Tên gọi: Axit không có oxi: Tên axit = Axit + Tên phi kim + hidric. VD: HCl: Axii clohidric H2S: Axit sunfuhidric Axit có oxi: Axit có nhiều nguyên tử oxi: Tên axit = Axit + Tên phi kim + ic. VD: H2SO4: Axit sunfuric 12 | Page
  13. Trần Trung Nam | trantrungnam_t62@hus.edu.vn | 01675004618 HNO3: Axit nitrc Axit có ít nguyên tử oxi: Tên axit = Axit + Tên phi kim + ơ VD: H2SO3: Axit sunfuro HNO2: Axit nitro Chú ý: Tên một số gốc axit thông thường: Gốc axit Tên Hóa trị F Florua Cl Clorua Br Bromua I Iodua HS Hidrosunfua HSO4 Hidrosunfat I HCO3 Hidrocacbonat HSO3 Hidrosunfit H2PO4 Dihidrophotphat NO3 Nitrat NO2 Nitrit S Sunfua SO Sunfat 4 II SO3 Sunfit HPO4 Hidrophotphat PO4 Photphat III 2. Bazo: a. Khái niệm: Phân tử bazo gồm một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hidroxit (-OH). b. Công thức hóa học: M(OH)n (Trong đó M là nguyên tử kim loại) c. Phân loại: Bazo tan trong nước gọi là kiềm. VD: NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2, Bazo không tan trong nước. VD; Fe(OH)2, Zn(OH)2, Al(OH)3, d. Tên gọi: Tên bazo = Tên kim loại (kèm hóa trị với kim loại có nhiều hóa trị) + hidroxit VD: Fe(OH)2: Sắt (II) hidroxit Zn(OH): Kẽm hidroxit NaOH: Natri hidroxit. 3. Muối: a. Khái niệm: Phân tử muối gồm một hay nhiều nguyên tử kim loại (gốc amoni) liên kết với một hay nhiều gốc axit. b. Công thức hóa học: Gồm hai phần: Kim loại (gốc amoni) và gốc axit. c. Tên gọi: Tên muối = Tên kim loại (kèm hóa trị với kim loại có nhiều hóa trị) (Amoni) + Tên gốc axit VD: NaCl: Natri clorua FeCl3: Sắt (III) clorua NH4NO3: Amoni nitrat. d. Phân loại: Muối trung hòa: Là muối mà trong gốc axit không còn nguyên tử H có thể thay thế bằng nguyên tử kim loại. VD: NạC, FeCl2, Al2(SO4)3, Muối axit: Là muối mà trong gốc axit còn nguyên tử chưa được thay thế bằng nguyên tử kim loại. VD: NaHS, KHSO4, Ca(HCO3)2, 13 | Page
  14. Trần Trung Nam | trantrungnam_t62@hus.edu.vn | 01675004618 CHUYÊN ĐỀ: PHẢN ỨNG OXI HÓA – KHỬ I. Số oxi hóa: Số oxi hóa (mức oxi hóa) như thước đo mức độ cho hoặc nhận electron của các nguyên tử của các nguyên tố. Cách tính số oxi hóa: 0 0 0 Tất cả đơn chất có số oxi hóa bằng không. VD: Na , H 2, Zn , Trong hợp chất, tổng số oxi hóa dương bằng tổng số oxi hóa âm vì phân tử trung hòa về điện. Để tính nhanh số oxi hóa của các nguyên tố trong các hợp chất trước hết tính số oxi hóa của một số nguyên tố có số oxi hóa cố định. Cụ thể là: Các kim loại Na, K, Ag luôn có số oxi hóa là: +1. Các kim loại Mg, Ca, Ba, Zn luôn có số oxi hóa là: +2. Kim loại Al luôn có số oxi hóa là +3. Số oxi hóa của F luôn là: -1. H trong các hợp chất luôn có số oxi hóa là +1, trừ trong các hợp chất hidrua kim loại thì có số +1 -1 oxi hóa là -1. VD: Na H , O trong hợp chất luôn có số oxi hóa là -2, trừ trong các hợp chất peoxit, supeoxit số oxi hóa +1 -1 +1 -1/2 có thể -1, -1/2, -1/3 (VD: H2O 2, K O 2, ) và trong hợp chất với flo thì có số oxi hóa dương +1 -1 +2 -1 (VD: O2 F2, O F2, ) Sau đó tính số oxi hóa của các nguyên tố còn lại. Đối với các ion: Ion đơn nguyên tử: số oxi hóa bằng điện tích ion. VD: Số oxi hóa của Fe trong Fe2+ là +2, Ion đa nguyên tử: tổng số oxi hóa âm bằng và số oxi hóa dương bằng điện tích ion. + VD: Tính số oxi hóa của N trong ion NH4 . x +1 + HD: N H 4 x + 1.4 = 1 x = -3. + Vậy số oxi hóa của N trong NH4 là -3. Số oxi hóa trung bình: là trung bình cộng của số oxi hóa của các nguyên tử của cùng một nguyên tố trong một phân tử. Chú ý: Số oxi hóa được viết bằng chữ số thường dấu đặt phía trước và được đặt ở trên ký hiệu nguyên tố. II. Phản ứng oxi hóa khử: 1. Khái niệm: Phản ứng oxi hóa – khử là những phản ứng trong đó các nguyên tử, phân tử hay ion này nhường electron cho các nguyên tử, phân tử hay ion khác. Nói cách khác, phản ứng oxi hóa - khử là những phản ứng trao đổi electron. Dấu hiệu nhân biết: Phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa. 2. Chất oxi hóa – Chất khử: Chất oxi hóa là chất nhận electron (là chất chứa nguyên tử nhận electron). Chất khử là chất cho electron (là chất chứa nguyeent ử cho electron). Trong phản ứng oxi hóa khử thì chất oxi hóa có oxi hóa giảm còn chất khử có số oxi hóa tăng. Chiều tăng số oxi hóa, chất khử, -ne -4 -3 -2 -1 0 +1 +2 +3 +4 +5 +6 +7 +8 Chiều giảm số oxi hóa, chất oxi hóa, +ne 0 +1 +2 0 VD: Fe + HCl Fe Cl + H 2 0 +2 Fe Fe Fe là chất khử. +1 0 H H HCl là chất oxi hóa. Chú ý: Chất khử hay còn gọi là chất bị oxi hóa. Chất oxi hóa hay còn gọi là chất bị khử. 3. Sự oxi hóa – Sự khử: Sự oxi hóa là quá trình cho electron. 14 | Page
  15. Trần Trung Nam | trantrungnam_t62@hus.edu.vn | 01675004618 Sự khử là quá trình nhận electron. 0 +1 +2 0 VD: Fe + HCl Fe Cl + H 2 0 +2 Fe Fe Sự oxi hóa. +1 0 H H Sự khử. Chú ý: Sự khử còn gọi là quá trình khử hay quá trình khử chất oxi hóa. Sự oxi hóa còn gọi là quá trình oxi hóa hay quá trình oxi hóa chất khử. Trong phản ứng oxi hóa, sự khử và sự oxi hóa luôn xảy ra đồng thời. Nói cách khác, trong phản ứng oxi hóa khử nhất thiết phải có chất (nguyên tử) tăng số oxi hóa và các chất (nguyên tử) giảm số oxi hóa. III. Cân bằng phản ứng oxi hóa - khử bằng phương pháp thăng bằng electron: 1. Nguyên tắc: Dựa trên sự bảo toàn electron: “Trong phản ứng oxi hóa – khử tổng số electron chất khử nhường bằng tổng số electron chất khử nhận”. 2. Các bước cân bằng: Bước 1: Viết sơ đồ phản ứng. VD: Phản ứng hòa tan đồng bằng dung dịch HNO3 loãng. Cu + HNO3 Cu(NO3)2 + NO + H2O Bước 2: Xác định số oxi hóa của các nguyên tố (nguyên tử) có số oxi hóa thay đổi (đối với các nguyên tố không thay đổi số oxi hóa thì không cần quan tâm) và số electron cho – nhận. 0 +2 Cu Cu + 2e +5 +2 N + 3e N Bước 3: Cân bằng số electron cho nhận bằng cách nhân các hệ số thích hợp (tìm bôi chung nhỏ nhất). 0 +2 3× Cu Cu + 2e +5 +2 2× N + 3e N Bước 4: Đưa hệ số tìm được ở bước 3 vào phương trình phản ứng. 3Cu + 2HNO3 3Cu(NO3)2 + 2NO + H2O Bước 5: Cân bằng phần không oxi hóa khử: đó là môi trường, sự tạo muối, nước, . Trong phản ứng trên ta cần 6 phân tử HNO3 để tạo 3 phân tử Cu(NO3)2 vì vậy tổng số phân tử HNO3 là 8. 3Cu + 8HNO3 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O IV. Phân loại phản ứng oxi hóa – khử: Phản ứng oxi hóa khử giữa các nguyên tử, phân tử hay ion Phản ứng oxi hóa khử Phân ứng nội phân tử Phản ứng hóa học Phản ứng không có Phản ứng dị ly sự oxi hóa - khử 1. Phản ứng oxi hóa khử giữa các nguyên tử, phân tử hay ion: VD: 3Cu + 8HNO3 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O Zn + 2HCl ZnCl2 + H2 Trong các phản ứng này, electron chuyển từ chất này (chất khử) sang chất khác (chất oxi hóa). Chú ý: Phản ứng đồng hợp là những phản ứng trong đó các nguyên tử của cùng một nguyên tố ở các mức oxi hóa (số oxi hóa) khác nhau tác dụng với nhau tạo thành chất có cùng mức oxi hóa. VD: KBrO3 + 5KBr + 2H2SO4 3K2SO4 + 3Br2 + 3H2O 2. Phản ứng nội phân tử: 15 | Page
  16. Trần Trung Nam | trantrungnam_t62@hus.edu.vn | 01675004618 VD: 2Cu(NO3)2 → 2CuO + 4NO2 + O2 2HgO → 2Hg + O2 Trong các phản ứng này, sự trao đổi ion xảy ra trong một phân tử, tức phân tử vừa đóng vai trò chất oxi hóa vừa đóng vai trò chất khử. 3. Phản ứng dị ly: Phản ứng dị ly là những phản ứng trong đó một nguyên tố từ một trạng thái oxi hóa (số oxi hóa) tách thành hai trạng thái oxi hóa (số oxi hóa) khác nhau. o -1 +1 VD: Cl 2 + NaOH NaCl + NaCl O + H2O Chú ý: Phản ứng nội phân tử hay phản ứng dị ly còn được gọi là phản ứng tự oxi hóa – khử. 16 | Page
  17. Trần Trung Nam | trantrungnam_t62@hus.edu.vn | 01675004618 CHƯƠNG VI: DUNG DỊCH I. Dung dịch: 1. Dung môi – Chất tan – Dung dịch: Dung môi là chất có khả năng hòa tan chất khác để tạo thành dung dịch. Chất tan là chất bị hòa tan trong dung môi. Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan. VD: Hòa tan muối ăn vào trong nước tạo thành dung dịch muối ăn. 2. Phân loại dung dịch: Dung dịch chưa bão hòa là dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan ở nhiệt độ nhất định. VD: Ở 25oC, có thể hòa tan vào trong 100 gam nước tối đa 36 gam muối ăn, nếu ta mới chỉ hòa tan 30 gam muối ăn thì dung dịch thu được là dung dịch chưa bão hòa. Dung dịch bão hòa là dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan ở nhiệt độ xác định. VD: Ở 25oC, có thể hòa tan vào trong 100 gam nước tối đa 36 gam muối ăn, nếu ta hòa tan 36 gam muối ăn thì dung dịch thu được là dung dịch bão hòa. Dung dịch quá bào hòa là dung dịch chứa lượng chất tan nhiều hơn so với dung dịch bão hòa ở niệt độ xác định. VD: Ở 25oC, có thể hòa tan vào trong 100 gam nước tối đa 36 gam muối ăn. Ta nâng nhiệt độ laeen 30oC, lúc này trong 100 gam nước có thể hòa tan thêm một lượng muối ăn lớn hơn 36 gam. Làm lạnh dung dịch xuống 25oC, lượng muối ăn thừa vẫn ở trong dung dịch và ta thu dduwwocj dung dịch quá bão hòa. 3. Các biện pháp hòa tan nhanh chất rắn trong nước: Khuấy trộn dung dịch. Đun nóng dung dịch. Nghiền nhỏ chất rắn. 4. Hiện tượng nhiệt khi hòa tan: Sự hòa tan của một chất gồm hai quá trình: Quá trình phá vỡ cấu trúc chất tan để tạo thành phân tử, nguyên tử hay ion. Đây là quá trình vật lý, tỏa nhiệt Q1. Quá trình tương tác giữa các phần tử nói trên và các phân tử dung môi (đối với dung môi là nước quá trình này còn gọi là quá trình hidrat hóa). Đây là quá trình hóa học, thu nhiệt Q2. Nếu Q1 Q2: Quá trình hòa tan thu nhiệt. VD: Hòa tan NH4NO3, NaNO3, KCl, vào trong nước làm nước lạnh đi. 5. Tinh thể ngậm nước (tinh thể hidrat hóa): Một số muối có tính chất kết hợp với một số phân tử nước khi kết tinh tạo ra tinh thể ngậm nước. VD: CuSO4.5H2O, Na2CO3.10H2O, Nước kết hợp với muối nằm trong tinh thể gọi là nước kết tinh. Khi bị nung nóng tinh thể ngậm nước sẽ mất nước kết tinh chuyển thành muối khan. VD: CuSO4.5H2O → CuSO4 + 5H2O (Xanh) (Trắng) II. Độ tan của một chất trong nước: 1. Khái niệm: Độ tan (S) của một chất trong nước là số gam chất đó hòa tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở niệt độ xác định. m .100 S= ct mdd 2. Những yếu tố ảnh hưởng đến độ tan: Độ tan của chất rắn tăng nếu nhiệt độ tăng. Độ tan của một chất khí tăng nếu giảm nhiệt độ và tăng áp suất. 17 | Page
  18. Trần Trung Nam | trantrungnam_t62@hus.edu.vn | 01675004618 3. Tính tan của một số hợp chất trong nước: Bazo hầu hết là các chất không tan trong nước, trừ NaOH, KOH, BaOH là tan. Axit hầu hết tan trong nước trừ H2SiO3 là không tan. Muối: Hầu hết các muối sunfat đều tan trừ BaSO4 và PbSO4 không tan. Hầu hết các muối clorua đều tan trừ AgCl và PbCl2 không tan. Hầu hết các muối cacbonat đều không tan trừ Na2CO3, K2CO3 là tan. Hầu hết các muối photphat đều không tan trừ Na3PO4, K2PO4 là tan. Tất cả muối amoni đều tan. III. Nồng độ dung dịch: Nồng độ dung dịch cho biết lượng chất tan có trogn một khối lượng hoặc thể tích dung dịch. 1. Nồng độ phần trăm (C%) cho biết số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch. m C%=ct ×100% mdd Trong đó: C%: nồng độ phần trăm. mct: khối lượng chất tan có trong dung dịch. mdd: khối lượng dung dịch. mdd = mct + mdm (mdm: khối lượng dung môi) m (g) Nếu biết khối lượng riêng của dung dịch là D=dd Þm =D×V . V(ml) dd m C%=ct ×100% V×D VD1: Tính nồng độ phần trăm của dung dịch thu được khi hòa tan 20 gam đường và 180 gam nước. HD: Ta có: mct = 20 (g), mdm = 150 (g) mdd = mct + mdm = 20 + 180 = 200 (g). m 20 C%=ct ×100%= 100% 10% mdd 200 VD2: Cho 50 ml dung dịch HNO3 40% có khối lượng riêng là 1,25 g/ml. Hãy tính khối lượng dung dịch HNO3 40% và khối lượng HNO3 có trong dung dịch. HD: mdd = D×V = 1,25 × 50 = 62,4 (g) m =m ×C%=62,5×40%=25(g) HNO3 dd 2. Nồng độ mol (CM) cho biết số mol chất tan có trong một lít dung dịch. n C M V Trong đó: CM: nồng độ mol (mol/l hoặc M). n: số mol chất tan có trong dung dịch. V: thể tích dung dịch (lít). VD: Cho 50 ml dung dịch HCl 2M. Tính số mol HCl có trong dung dịch? HD: n 50 C = n=C ×V=2× =0,1(mol) MMV 1000 3. Quan hệ giữa nồng độ phần trăm và nồng độ mol: S C%= ×100% S+100 4. Quan hệ giữa nồng độ mol và nồng độ phần trăm: mct nm ×1000×D 10×D×m 10×D C = =M =ct = ct ×100= ×C% M m Vdd mdd ×M m dd ×M M 1000×D 18 | Page
  19. Trần Trung Nam | trantrungnam_t62@hus.edu.vn | 01675004618 10×D C ×M Vậy C = ×C% hay C%= M M M 10×D IV. Pha chế dung dịch: 1. Pha chế dung dịch theo nồng độ cho trước: a. Nồng độ phần trăm: Phương pháp: Dựa vào yêu câu dung dịch cần pha chế, ta phải tính toán khối lượng khối lượng chất tan và khối lượng dung môi cần dùng. Tìm cách pha chế. VD: Hãy nêu cách pha 80g dung dịch NaOH 10%. HD: mct = mdd × C% = 80 × 10% = 8 (g) mdm = mdd - mct =80 - 8 = 72 (g) Vậy phải lấy 8 gam NaOH cho hòa tan vào 72 gam nước. b. Nồng độ mol: Phương pháp: Đầu tiên, tính số mol chất tan, sau đó chuyển đổi ra khối lượng chất tan để có thể cân được. Trình bày cách pha chế. VD: Trình bày cách pha 800 ml dung dịch NaOH 0,5M. HD: 800 nct = CM × V = 0,5 × =0,4 (mol) 1000 mct = 0,4 × 40 = 16 (g) Vậy cần lấy 16 NaOH cho vào cốc thủy tinh có dung tích 1000 ml rồi đổ nước cất vào cho đến vạch 800 ml. 2. Pha loãng dung dịch theo nồng độ cho trước: a. Nồng độ phần trăm: Phương pháp: Tính khối lượng chất tan trong dung dịch sau khi pha loãng. Tính khối lượng dung dịch ban đầu ứng với nồng độ ban dầu và khối lượng chất tan vừa tính. Tính khối lượng chất cần pha thêm. Cách pha loãng. VD: Từ dung dịch pha NaCl 30% pha loãng 150 gam dung dịch NaCl 25%. HD: Tính khối lượng NaCl có trong 150 gam dung dịch NaCl 25%: 150×25 m = =37,5 (g) NaCl 100 Tính khối lượng dung dịch NaCl 30% ban đầu có chứa 37,5g NaCl: 37,5 100 m = =125(g) dd 30 Tính khối lượng nước cần dùng để pha loãng: m =150-125=25(g) HO2 Vậy cần thêm vào 25g nước để pha loãng 125g dung dịch NaCl 30% thành 150g dung dịch NaCl 25%. b. Nồng độ mol: Phương pháp: Tính số mol chất tan có trong dung dịch sau khi pha loãng. Tính thể tích dung dịch ban đầu chứa số mol chất tan tính được ở trên. Cách pha loãng. VD: Từ 400 ml dung dịch 1,5M pha thành dung dịch NaCl 1,2M. HD: Tính số mol NaCl có trong 400 ml dung dịch NaCl 1,5M: 19 | Page
  20. Trần Trung Nam | trantrungnam_t62@hus.edu.vn | 01675004618 nNaCl = CM × V = 1,5 × 0,4 = 0,6 (mol). Tính thể tích dung dịch NaCl 1,2M: n 0,6 V= = =0,5(l) =500 ml. CM 1,2 Tính thể tích nước cần thêm vào: V =500-400=100(ml) HO2 Vậy cần thêm 100 ml nước vào 400 ml dung dịch NaCl 1,5M để được 500 ml dung dịch NaCl 1,2M. Chú ý: Khi pha loãng thì lượng chất tan trong dung dịch không thay đổi, nên ta có thể áp dụng công thức sau: C1 %×m dd1 =C 2 %×m dd2 C ×V =C ×V M1 1 M2 2 20 | Page