Tiếng Anh 6 - Câu chủ động

docx 13 trang hoaithuong97 6093
Bạn đang xem tài liệu "Tiếng Anh 6 - Câu chủ động", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxtieng_anh_6_cau_chu_dong.docx

Nội dung text: Tiếng Anh 6 - Câu chủ động

  1. 1. Câu chủ động là gì? Câu chủ động là loại câu mà chủ ngữ của câu là một người hay một vật tự thực hiện hành động, gây ra tác động đến người khác hoặc vật khác. Hay nói cách khác câu chủ động là câu trong đó chủ ngữ đứng vai chủ động/chủ thể. Công thức: S(subject) + V (verb) + O (object) Ví dụ: Nam did his homework yesterday Nam làm bài tập về nhà ngày hôm qua She bought a book Cô ấy mua một quyển sách Ta thấy chủ thể được nhắc đến trong 2 câu này là Nam và "she", bản thân chủ thể này có thể tự thực hiện việc “làm bài tập về nhà” và "đi mua quyển sách". Vây nên ta sử dụng câu chủ động cho 2 câu này 2. Câu bị động Câu bị động là câu được sử dụng khi bản thân chủ thể trong câu không tự thực hiện được hành động. Hay nói cách khác câu bị động là câu mà chủ ngữ trong câu đó đứng vai bị động. Công thức: S + tobe + V- Past Participle + by + O My bike was stolen yesterday Xe đạp của tôi bị trộm mất ngày hôm qua Ta thấy chủ thể của câu này là“ xe đạp của tôi” không thể tự “trộm” được mà bị một ai đó “trộm” nên câu này ta cần sử dụng câu bị động. A book was bought by her Quyển sách được mua bởi cô ấy
  2. Trong câu này chủ thể là "quyển sách " không thể tự "mua" được mà đươc mua bởi một người khác nên câu này ta cũng sử dụng câu bị động Lưu ý: Trong câu bị động, động từ “tobe” sẽ chia theo thì và chia theo chủ ngữ. The meal has been cooked Bữa ăn vừa mới được nấu Trong câu này ta thấy “bữa ăn” không thể tự thực hiện việc “nấu” mà được nấu bởi một ai đó nên ta sử dụng câu bị động. Động từ “tobe” trong câu này sẽ được chia thì hiện tại hoàn thành với chủ ngữ là ngôi thứ 3 số ít nên có dạng là “has been + cooked" (động từ phân từ hai) II. Cách chuyển từ câu chủ động sang câu bị động Để chuyển từ câu chủ động sang câu bị động ta cần thực hiện theo những bước sau: Bước 1: Chuyển tân ngữ của câu chủ động thành chủ ngữ của câu bị động. Bước 2: Xác định động từ được chia ở câu chủ động thuôc dạng thì nào, chúng ta sẽ chia động từ tobe của dạng thì đó cho câu bị động rồi tiếp tục đổi động từ ở câu chủ động sang dạng V-3 hoặc V-ed. Bước 3: Chuyển chủ ngữ của câu chủ động thành tân ngữ của câu bị động và thêm "by" đằng trước như hình trên. They planted a tree in the garden Họ đã trồng một cái cây ở trong vườn
  3. Nhìn vào câu này ta xác định được chủ ngữ là "they", tân ngữ là "a tree", vậy ta chuyển "a tree" thành chủ ngữ cho câu bị động và "they" chuyển thành tân ngữ là "them". Tiếp theo ta thấy động từ "planted" đươc chia ở thì quá khứ đơn thì động từ tobe sẽ là" was/were" + động từ chia ở dạng V3 của "plant" là "planted". Cụ thể như sau: -> A tree was planted in the garden (by them) Một cái cây được trồng ở trong vườn (bởi họ) Lưu ý: “By them” có thể bỏ đi trong câu Lưu ý: Nếu chủ ngữ trong câu chủ động là: "they", "people", "everyone", "someone", "anyone", khi chuyển sang câu bị động thì chúng ta có thể lược bỏ nó đi. Someone stole my money last night Ai đó lấy trộm tiền của tôi đêm qua Trong câu này, động từ "stole" đươc chia ở thì quá khứ đơn nên khi chuyển sang câu bị động sẽ là "was stolen" và tân ngữ của câu bị động là "someone" thì chúng ta có thể lược bỏ, như sau: -> My money was stolen last night Tiền của tôi đã bị lấy trộm đêm qua Trong câu bị động, nếu là người hoặc vật trực tiếp gây ra hành động thì dùng "by", nhưng gián tiếp gây ra hành động thì dùng 'with' The bird was shot by the hunter Con chim bị bắn bởi người thợ săn The bird was shot with a gun Con chim bị bắn bởi một khẩu súng Dưới đây là bảng công thức chia các thì ở câu chủ động và câu bị động, mời bạn tham khảo. Thì (Tense) Câu chủ động (Active form) Câu bị động (Passive form) Thì hiện tại đơn (Simple Present) S + V(s/es) + O S + am/is/are + V3 Thì quá khứ đơn (Past Simple) S + V(ed/Ps) + O S + was/were + V3 Thì hiện tại tiếp diễn (Present Continuous) S + am/is/are + V-ing + O S + am/is/are + being + V3
  4. Thì quá khứ tiếp diễn (Past Continuous) S + was/were + V-ing + O S + was/were + being + V3 Thì hiện tại hoàn thành (Present Perfect) S + have/has + V3 + O S + have/has + been + V3 Thì quá khứ hoàn thành (Past Perfect) S + had + V3 + O S + had + been + V3 Thì tương lai đơn (Simple Future) S + will + V-inf + O S + will + be + V3 Thì tương lai tiếp diễn (Future S + will + be + V-ing + O S + will + be + being + V3 Continuous) Thì tương lai hoàn thành (Future Perfect) S + will + have + V3+ O S + will + have been + V3 Thì tương lai hoàn thành tiếp diễn S + will + have been + V-ing + O S + will + have been + being + V3 S + am/is/are going to + V-inf + Be + going to S + am/is/are going to + be + V3 O S + model verbs + be + V3 S + model verbs + V-infi + O Động từ khiếm khuyết (Model verbs) S + model verbs + have been + S + model verbs + have + V3 V3 Trong đó: S là chủ ngữ V là động từ V-ing là động từ thêm đuôi ing O là tân ngữ V3 là quá khứ phân từ (động từ thêm "ed" hoặc động ở cột 3 trong bảng động từ bất quy tắc) V-inf là động từ nguyên mẫu không "to" She reads books every day Cô ấy đọc sách mỗi ngày Ta nhận thấy câu này động từ được chia ở thì hiện tại đơn, dựa vào bảng trên ta chuyển thành câu bị động như sau: -> Books are read every day by her Những quyển sách được đọc mỗi ngày bởi cô ấy
  5. He was doing his homework Anh ấy đã làm xong bài tập về nhà Câu này thuộc thì quá khứ tiếp diễn, dựa vào bảng trên ta chuyển thành câu bị động như sau: -> His homework was being done Bài tập về nhà của anh ấy đã được làm xong I have cooked lunch Tôi nấu ăn trưa Xác định được câu này thuộc thì hiện tại hoàn thành, dựa vào bảng trên ta chuyển thành câu bị động như sau: ->The lunch has been cooked by me Bữa trưa được nấu bởi tôi III. Các loại câu bi động đăc biệt và cách sử dụng Dưới đây là những dạng câu bị động thường gặp trong tiếng Anh và cách sử dụng. 1. Câu bị động ở dạng câu hỏi Câu bị động ở dạng câu hỏi có 2 loại đó là: Yes/ no questions và wh - questions. YES / NO QUESTIONS Đối với dạng câu hỏi trả lời có, không khi chuyển sang câu bị động chúng ta phải thức hiện theo 3 bước như sau: Bước 1: Chuyển từ câu hỏi sang câu khẳng định Did you borrow my book? Có phải bạn đã mượn sách của tôi không? Chuyển sang câu khẳng định: You borrowed my book Bạn đã mượn sách của tôi
  6. Bước 2: Chuyển câu khẳng định trên sang câu bị động My book was borrowed by you Quyển sách của tôi đã bị mượn bởi bạn Bước 3: Chuyển câu bị động trên về dạng nghi vấn bằng cách chuyển trợ động từ lên trước chủ ngữ. Was my book borrowed by you? Có phải quyển sách của tôi đã bị bạn mượn không? Nếu không dùng theo cách trên, bạn có thể tham khảo bảng chia các thì ở câu chủ động và câu bị động ở dạng câu hỏi yes, no dưới đây: Các thì Câu chủ động (Active form) Câu bị động (Passive form) Thì hiện tại đơn (Simple Present) Do/does + S + V (bare) + O ? Am/ is/ are + O + V3/-ed + (by S)? Thì quá khứ đơn (Past Simple) Did + S + V (bare) + O ? Was/were + S' + V3/-ed + by + ? Modal verbs + S + V (bare) + O + Động từ khiếm khuyết (Modal verbs) Modal verbs + S' + be + V3/-ed + by + O'? ? Have/has/had + S + V3/-ed + O + Have/ has/ had + S' + been + V3/-ed + by + Các dạng khác ? O'? Can you move the table? Bạn có thể chuyển cái bàn được không? Dựa vào bảng trên, ta chuyển sang câu bị động như sau -> Can the table be moved? Chuyển cái ghế đi được không? Has she done her homework? Cô ấy đã làm xong bài tập chưa? Ta chuyển sang câu bị động như sau: -> Has her homework been done (by her)? Con bé đã làm bài tập xong chưa? WH - QUESTIONS
  7. Wh- questions là những từ để hỏi bắt đầu bằng Wh đó là "what", "where", "when", "who", "which", Để chuyển đổi từ câu hỏi có từ để hỏi bắt đầu bằng WH sang câu bị động ta chuyển theo công thức sau: Câu chủ động: WH-question + do/does/did + S + V(bare) + O + ? Câu bị động: WH-question + tobe + S’+ V3/-ed + by + O’? Where did you buy this book? Bạn đã mua quyển sách này ở đâu vây? Câu hỏi này có trợ động từ "did" tức là thì này là thì quá khứ đơn nên khi chuyển sang câu bị động, ta sẽ thêm động từ "tobe" thuôc thì quá khứ đơn là "was" và động từ "buy" sẽ được chuyển sang dạng V3 là "bought" sẽ đứng sau tân ngữ "this cake", cụ thể như sau: -> Where was this book bought? Quyển sách này đươc mua ở đâu? Lưu ý: Tất cả các câu hỏi bắt đầu bằng WH khi chuyển sang câu bị động đều được chuyển theo công thức trên, trừ "WHO". Câu bị động có từ để hỏi là "who" được chuyển theo công thức sau: Chủ động: Who + V-s/-es or V2/-ed + O + ? Bị động: By whom + S’ + be + V3/-ed? Who took Lan to school? Ai đã đưa Lan đến trường? -> By whom was Lan taken to school? Lan được ai đưa đến trường? 2. Câu chủ động có hai tân ngữ Nếu trong câu chủ động có 2 tân ngữ thì cả 2 tân ngữ đó đều có thể trở thành chủ ngữ của câu bị động. Việc chọn tân ngữ nào tùy thuộc vào việc ta muốn nói đến tập trung vào việc nào, tân ngữ nào.
  8. Công thức: Câu Chủ động: S + V + I.O + D.O Bị động: S’(I.O) + tobe + V3/-ed + O’ (D.O) + by + S S’(D.O) + tobe + V3/-ed + (to) I.O + by + S Trong đó: I.O là tân ngữ gián tiếp D.O là tân ngữ trực tiếp S là chủ ngữ S' là Chủ ngữ bị động O là tân ngữ O' là tân ngữ bị động He sends his mother a letter Anh ấy gửi cho mẹ anh ấy một bức thư Trong câu này ta thấy "his mother" là tân ngữ trực tiếp còn "a letter" là tân ngữ gián tiếp, nếu ta chọn "his mother" làm chủ ngữ cho câu bị động thì ta chuyển như sau: -> His mother was sent a letter Me anh ấy đã được gửi một bức thư Còn khi ta chọn "a letter" làm chủ ngữ thì ta chuyển sang câu bi động như sau A letter was sent to his mother (by him) Bức thư đã được gửi cho me anh ấy )bởi anh ấy) Lưu ý: Khi chuyển sang câu bị động ở dạng này, ta phải thêm trước đại từ nhân xưng tân ngữ giới từ "to" với các động từ "give", "lend", "send", "show" và "for" với các động từ "buy", "make", "get", "do" He brought me a book Anh ấy mua cho tôi 1 quyển sách -> A book was brought for me Quyển sách đã được anh ấy mua cho tôi 3. Câu bị động của câu chủ động có các động từ tường thuật
  9. Các động từ tường thuật thường gặp trong tiếng Anh đó là: "believe", "claim", "consider", "expect", "know", "report", "say", "think", "understand", Đối với các câu chủ động có động từ tường thuật ta chuyển sang câu bị động như sau: Công thức: Câu chủ động: S + V + THAT + S' + V' + Câu bị động: It + be + V3/-ed + THAT + S' + V' People say that his son study very good -> It is said that his son study very good Người ta nói rằng con trai ông ấy học rất giỏi 4. Câu bị động với câu chủ đông sử dụng động từ chỉ giác quan Các động từ giác quan trong tiếng Anh là các động từ chỉ nhận thức của con người như "see" (nhìn), "watch" (xem), "hear" (nghe), "look" (nhìn), "notice" (nhận thấy), "feel" (cảm thấy) . Khi chuyển những câu có những động từ này sang câu bị động, có 2 trường hợp như sau: TH1: Dùng khi câu nói về ai đó chứng kiến người khác làm gì và chỉ thấy 1 phần của hành động hoặc 1 hành động đang diễn ra bị 1 hành động khác xen vào. Công thức: Chủ động: S + Vp + Sb + V-ing Bị động: S(sb) + to be + V3(of Vp) + V-ing Trong đó: S là chủ ngữ Vp là các động từ chỉ giác quan Sb là somebody có nghĩa là ai đó
  10. He watched them playing volleyball Anh ta nhìn thấy họ đang chơi bóng chuyền Câu này nói về chủ ngữ "anh ta" thấy họ đang chơi bóng chuyền có nghĩa là anh ta chỉ thấy họ đang chơi bóng chuyền chứ không phải là anh ta xem hết hành động đó từ đầu đến cuối nên câu này ta chuyển sang câu bị động như sau. ->They were watched playing volleyball Họ được nhìn thấy đang chơi bóng chuyền TH2: Được dùng khi ai đó chứng kiến người khác làm gì từ đầu đến cuối. Công thức: Chủ động: S + Vp + Sb + V Bị động: S(sb) + to be + V3 (of Vp) + to + V We heard him go to the cinema last night Tôi nghe rằng cậu ấy đi đến rạp chiếu phim tối hôm qua Khi chuyển sang câu bị động như sau: -> He was heard to go to the cinema last night Anh ấy được nghe là đã đi xem phim tối qua 5. Câu bị động với câu chủ động là câu mệnh lệnh Với trường hợp câu chủ động là câu mệnh lệnh, khi chuyển sang câu bị động ta làm theo công thức như sau: Thể khẳng định: Chủ động: V + O + Bị Động: Let O + be + V3/-ed Put your book down Đặt quyển sách của bạn xuống
  11. Khi chuyển sang câu bị động ta thêm "let" ở đâu câu và biến đổi theo công thức như sau: -> Let your book be put down Hãy bỏ quyển sách của bạn xuống Thể phủ định: Chủ động: Do not + V + O + Bị động: Let + O + NOT + be + V3/-ed Do not take this bag Đừng lấy cái túi này Tương tự như thể khẳng định, ta thêm "let" đầu câu phủ định và biến đổi như sau: -> Let this bag not be taken Không được lấy cái túi lấy này 6. Câu chủ động với "need"/ "want" Đối với câu chủ động có động từ "need", "want" khi chuyển sang câu bi động ta làm theo công thức sau: Chủ động: S + need/want + to V + Bị động: S’ + need/want + V-ing hoặc + to be + V3/-ed Your nail need to be cut -> Your hair needs cutting Móng tay của bạn cần được cắt 7. Câu chủ động với "make", "help" và "let" Dưới đây là cách chuyển từ câu chủ động có động từ "make", "help" và "let" sang câu bị động. Đối với "MAKE" và "HELP" Ta chuyển sang câu bị động theo công thức sau:
  12. Chủ động: S + make/help + I.O + V(bare) + D.O + Bị động: I.O + tobe + made/helped + to V + D.O + She helps me clean the room. Cô ấy giúp tôi lau dọn phòng -> I am helped to clean the room Tôi đã đươc giúp dọn phòng Her boss make her work harder -> Her boss was made to work harder Ông chủ của cô ấy làm cho cô ấy làm viêc chăm chỉ hơn Đối với "LET" Khi chuyển từ câu chủ động có từ "let" sang câu bị động, ta phải chuyển theo công thức sau: Chủ động: S + let + I.O + V(bare) + D.O + Bị động: I.O + be + allowed + to V + D.O + My parents let me go out in the evening Bố me tôi cho tôi ra ngoài chơi vào buổi tối -> I am allowed to go out in the evening Tôi được cho phép ra ngoài vào buổi tối 8. Các dạng khác của câu bị động Câu bị động với cấu trúc câu chủ động là "It’s one’s duty to V" ‘It’s one’s duty to V’ có nghĩa là nhiệm vụ của ai để làm gì đó Khi chuyển sang câu bị động, ta áp dụng theo công thức sau: Chủ động: It + be + one’s duty + to V + Bị động: S + to be + supposed + to V +
  13. It is your duty to make coffee Nhiệm vụ của bạn là pha cà phê Khi chuyển sang câu bị động, như sau: -> You are supposed to make coffee Bạn phải pha cà phê Câu bị động với cấu trúc câu chủ động là "It’s impossible to V" "It’s impossible to V" có nghĩa là không thể làm gì. Ta áp dụng công thức sau để chuyển sang câu bị động Chủ động: It is impossible + to V + Bị động: S + can’t + be + V3/-ed It is impossible to close the door Không thể đóng cửa lại được -> The door can’t be closed Cái cửa không thể đóng lại được Câu bị động với cấu trúc câu chủ động là "It’s necessary to V" "It’s necessary to V" có nghĩa là cần thiết để làm gì Khi chuyển câu chủ động có cụm từ này sang câu bị động, ta áp dụng theo công thức sau: Chủ động: It is necessary + to V + Bị động: S + should/must + be + V3/-ed It’s necessary to buy a fridge Cần thiết để mua một cái tủ lạnh -> A fridge must/should be bought Mua tủ lạnh là điều cần thiết