SKKN Rèn luyện tính tích cực học tập của học sinh qua phương pháp dạy học giải quyết vấn đề môn Địa Lý 9

docx 10 trang hoaithuong97 5710
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Rèn luyện tính tích cực học tập của học sinh qua phương pháp dạy học giải quyết vấn đề môn Địa Lý 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_ren_luyen_tinh_tich_cuc_hoc_tap_cua_hoc_sinh_qua_phuong.docx

Nội dung text: SKKN Rèn luyện tính tích cực học tập của học sinh qua phương pháp dạy học giải quyết vấn đề môn Địa Lý 9

  1. SKKN RÌn luyÖn tÝnh tÝch cùc häc tËp cña häc sinh qua PPDH gi¶i quyÕt vÊn ®Ò m«n §Þa Lý 9 Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài. Trong dạy học, việc tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh tự tìm tòi phát hiện kiến thức nhằm phát huy tính tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh chính là một trong những mục tiêu của dạy học tích cực và lấy học sinh làm trung tâm. Dạy học giải quyết vấn đề là dựa trên những quy luật của sự lĩnh hội tri thức và cách thức hoạt động sáng tạo, có những nét cơ bản của sự tìm tòi khoa học. Bản chất của phương pháp này là tạo nên một chuỗi những tình huống có vấn đề, điều khiển học sinh giải quyết những vấn đề đó. Nhờ vậy, nó đảm bảo cho học sinh lĩnh hội vững chắc những cơ sở khoa học, phát triển năng lực tư duy sáng tạo và hình thành cơ sở thế giới quan khoa học. Dạy học theo cách giải quyết vấn đề giúp học sinh liên hệ và sử dụng những tri thức đã có trong việc tiếp thu tri thức mới cũng như tạo được mối liên hệ giữa những tri thức khác. Thông qua đó học sinh có thể giải thích được các sự sai khác giữa lý thuyết và thực tiễn, những mâu thuẫn nhận thức được tìm thấy trong quá trình học tập. Dạy học giải quyết vấn đề giúp học sinh thấy rõ trách nhiệm về việc học tập của bản thân, phát triển được các kĩ năng viết và kĩ năng diễn đạt, giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định, phát triển năng lực giao tiếp xã hội. Sự tham gia tích cực của học sinh trong quá trình học tập làm tăng cường niềm vui và khả năng của bản thân đối với việc lĩnh hội kiến thức nên làm tăng cường động cơ học tập.
  2. Đặc trưng cơ bản của dạy học giải quyết vấn đề là “Tình huống có vấn đề” hoặc “Tình huống học tập”. Qua thực tế giảng dạy cho thấy: Tư duy của học sinh chỉ bắt đầu khi xuất hiện tình huống có vấn đề, tức là ở đâu không có vấn đề thì ở đó không có tư duy. Tình huống có vấn đề luôn luôn chứa đựng một nội dung cần xác định, một nhiệm vụ cần giải quyết, một vướng mắc cần tháo gỡ. Do đó, kết quả của việc nghiên cứu và giải quyết tình huống có vấn đề sẽ là tiếp thu tri thức mới, nhận thức mới hoặc phương pháp hành động mới. Dạy học giải quyết vấn đề phải dựa trên các yếu tố sau: - Nhu cầu nhận thức hoặc hành động của học sinh. - Có sự kiếm tìm những tri thức và phương thức hành động chưa biết. - Khả năng trí tuệ của học sinh thể hiện ở kinh nghiệm và năng lực. Nó xuất hiện nhờ tính tích cực nghiên cứu của chính học sinh. Đối với dạy học ở lớp 9 nói chung và ở môn Địa lý lớp 9 nói riêng việc dạy học để rèn luyện tính tích cực, tự lập của học sinh là hết sức cần thiết, góp phần hình thành ý thức tự giác học tập, say mê với bộ môn và nâng cao chất lượng dạy học. Chính vì vậy, bản thân tôi trong quá trình dạy học đã thấy được việc rèn luyện tính tích cực học tập của học sinh thông qua dạy học tạo tình huống có vấn đề là không thể thiếu trong các khâu lên lớp và tôi đã chọn chủ đề này để thử nghiệm trong quá trình dạy học, bước đầu mang lại những kết quả khả quan. Vì thế, tôi đã mạnh dạn viết thành đề tài này để áp dụng cho các năm học sau của bản thân và đồng nghiệp của trường THCS Bách Quang. 2. Mục đích nghiên cứu. Nhằm giúp cho học sinh có những kĩ năng cơ bản về việc giải quyết các tình huống có vấn đề trong môn học Địa lí. Từ đó tạo cho các em có lòng say mê, tìm tòi và khám phá những chân trời tri thức mới. Góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng bộ môn cũng như chất lượng chung trong nhà trường. Tạo đà cho các em có khả năng lĩnh hội những kiến thức cao hơn ở bậc THPH.
  3. 3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu. Quy mô: Rèn luyện tính tích cực học tập của học sinh quan phương pháp dạy học giải quyết có vấn đề cho học sinh lớp 9. Không gian: Học sinh lớp 9 trường THCS Bách Quang- TX Sông Công- Tỉnh Thái Nguyên. Thời gian: Năm học 2011- 2012. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu. Xây dựng tình huống có vấn đề trong một số bài học môn học Địa lí 9. Các giải pháp giải quyết các tình huống có vấn đề. Những kinh nghiệm giảng dạy nội dung phần này của bản thân. 5. Phương pháp nghiên cứu. Khảo sát. Nghiên cứu cơ sở lí luận. Giảng dạy thực tế. Đối chứng so sánh. 6. Kế hoạch nghiên cứu. Thời gian điều tra: Năm học 2010- 2011. Thời gian xây dựng đề cương: Tháng 6, tháng 7, tháng 8 năm 2011. Thời gian triển khai nghiên cứu: Năm học 2011- 2012. Thời gian viết sáng kiến: Tháng 05 năm 2012. 7. Ý nghĩa lí luận và ý nghĩa thực tiễn của vấn đề nghiên cứu. Góp phần đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao hơn nữa chất lượng giảng dạy của bộ môn.
  4. Rèn luyện tính năng động, sáng tạo, tự chủ giải quyết các tình huống có vấn đề trong chỉ trong học tập mà còn trong cuộc sống thực tiễn. Phần thứ hai: NỘI DUNG Chương I: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI Đặc trưng cơ bản của dạy học giải quyết vấn đề là “Tình huống có vấn đề” hoặc “Tình huống học tập”. Tình huống có vấn đề luôn luôn chứa đựng một nội dung cần xác định, một nhiệm vụ cần giải quyết, một vướng mắc cần tháo gỡ. Do đó, kết quả của việc nghiên cứu và giải quyết tình huống có vấn đề sẽ là tiếp thu tri thức mới, nhận thức mới hoặc phương pháp hành động mới. Dạy học giải quyết vấn đề phải dựa trên các yếu tố sau: - Nhu cầu nhận thức hoặc hành động của học sinh. - Có sự kiếm tìm những tri thức và phương thức hành động chưa biết. - Khả năng trí tuệ của học sinh thể hiện ở kinh nghiệm và năng lực. Nó xuất hiện nhờ tính tích cực nghiên cứu của chính học sinh.
  5. Trước những yêu cầu của xã hội, thời đại và sự phát triển của khoa học- kĩ thuật, mục tiêu dạy học môn Địa lí ngày nay không chỉ đơn thuần là cung cấp kiến thức và rèn luyện kĩ năng địa lí cho học sinh mà qua đó phải góp phần cùng với các môn học khác đào tạo ra những con người có tính sáng tạo, năng động, năng lực công tác làm việc, năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng để giải quyết những tình huống, những vấn đề của xã cuộc sống xã hội. Để đạt được mục tiêu nói trên thì việc đổi mới phương pháp dạy học là rất quan trọng. Do đó khi đổi mới phương pháp dạy học phải chú ý đến đặc trưng và phương pháp của môn học. Một trong những đổi mới phương pháp dạy học môn Địa lí là phương pháp giải quyết vấn đề. Vì vậy, trong dạy học Địa lí việc rèn luyện tính tích cực học tập của học sinh qua phương pháp giải quyết vấn đề là rất quan trong nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Chương II: THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI I. Sơ lược lịch sử vấn đề nghiên cứu. Trong những năm gần đây Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai đại trà chương trình sách giáo khoa mới. Với dung lượng kiến thức và yêu cầu của kiến thức mới bắt buộc giáo viên phải có một phương pháp dạy học phù hợp thì lượng kiến thức truyền đạt đến học sinh mới có chất lượng cao.Trong chương trình SGK Địa lí bậc THCS hiện nay rất chú trọng đến việc rèn luyện kỹ năng suy luận trên cơ sở hình ảnh minh họa trực quan, sinh động hoặc mô hình, bản đồ, biểu đồ, bản đồ, biểu đồ, lược đồ để từ đó học sinh rút ra kiến thức và cách trình bày lập luận mang tính lôgíc, tạo ra một chuỗi hệ thống lôgíc về mặt khoa học. Để đạt được yêu cầu đó, khi dạy học địa lí giáo viên cần chú trọng đến các phương pháp giúp học sinh phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua kênh hình và kênh chữ ở SGK. Chính vì lẽ đó mà việc rèn luyện tính cực học tập của học sinh qua phương pháp giải quyết vấn đề là một phương pháp hết sức cần thiết trong dạy học địa lí. II. Một số nét về thực trạng của việc giảng dạy môn Địa lí ở trường THCS Bách Quang.
  6. 1. Thuận lợi: Về giáo viên: Được đào tạo vượt chuẩn, có năng lực, nhiệt tình trong giảng dạy, có ý thức chấp hành kỉ luật tốt và quan trọng là nắm được phương pháp giảng dạy, quan tâm đến việc phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, có ý thức học hỏi Soạn bài kĩ, đầy đủ trước khi đến lớp. Đặc biệt giáo viên đã chú trọng đến đặc trưng của bộ môn là sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học khi lên lớp. Về học sinh: Trong những năm gần đây việc học bộ môn Địa lý đã được học sinh quan tâm hơn, có đủ các phương tiện để phục vụ cho học tập đặc biệt là vở bài tập, tập bản đồ, Atlat địa lí, sách tham khảo Học sinh đã quen thuộc với cách học mới, tích cực chủ động hơn trong việc phát hiện kiến thức, có ý thức tự giác trong làm bài tập, chuẩn bị bài mới. Qua kiểm tra và chấm vở bài tập của học sinh cho thấy phần lớn học sinh đã đầu tư thời gian cho việc làm bài tập, làm bài đầy đủ có chất lượng, chịu khó tìm tòi những kiến thức thực tế khi giáo viên yêu cầu. 2. Khó khăn: Về giáo viên: Nhà trường chỉ có duy nhất một giáo viên giảng dạy môn học này vì số lớp ít. Do vậy, việc học tập trao đổi kinh nghiệm thông qua các giờ thao giảng trong nhà trường không được rút kinh nghiệm nhiều. Việc rút kinh nghiệm chủ yếu thông qua các chuyên đề do Phòng Giáo dục tổ chức. Về học sinh: - Một số ít học sinh còn lười học, thiếu tính tích cực chủ động trong học tập tập đặc biệt là trong việc hoạt động nhóm. - Một số học sinh không chịu khó trong việc làm bài tập ở nhà, thậm chí còn mượn vở bài tập của bạn để chép lại một cách thụ động. - Qua kết quả kiểm tra học kì II và điểm trung bình môn cuối năm, tỉ lệ học sinh khá, giỏi còn khiêm tốn. Tỉ lệ học sinh yếu kém ở khối 9 về môn Địa lý là 1 em/ 69 em (1,4%).
  7. Chương III: NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ. I. Những giải pháp Dạy học theo phương pháp giải quyết vấn đề là hình thức dạy học mà người giáo viên phải tổ chức được tình huống có vấn đề giúp học sinh nhận thức được tình huống, chấp nhận giải quyết và tìm kiếm được kiến thức trong quá trình hoạt động hợp tác giữa thầy và trò, phát huy tối đa tính tích cực của học sinh kết hợp với sự hướng dẫn của giáo viên. Các bước thực hiện như sau: 1. Xây dựng tình huống có vấn đề: Trong một tiết lên lớp để tạo nên tình huống có vấn đề, trước hết cần: tìm hiểu vấn đề, sau đó xác định được vấn đề cần giải quyết, đưa ra những giả thiết khác nhau để giải quyết vấn đề, thử nghiệm giải pháp thích hợp nhất, hiệu quả nhất. Ví dụ: Khi dạy bài “Vùng đồng bằng Sông Cửu Long” (Phần các ngành kinh tế). Đây là vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm đồng thời là vùng xuất khẩu nông sản hàng đầu của cả nước. Giáo viên phải xây dựng được vấn đề yêu cầu học sinh giải quyết là: Vì sao Đồng bằng Sông Cửu Long trở thành vùng sản xuất lương thực lớn nhất nước ta? Để giải quyết được vấn đề này học sinh phải dựa vào các điều kiện tự nhiên - xã hội đã học ở lớp 8 và phần đầu của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long để hoàn thành nội dung theo yêu cầu. 2. Giải quyết vấn đề: Sau khi đã tạo được tình huống có vấn đề, giáo viên hướng dẫn học sinh tiến hành giải quyết từng vấn đề. Tùy theo từng nội dung cần giải quyết mà áp dụng mức độ phù hợp từ dễ đến khó, theo các cách sau: a. Mức độ 1: Với câu hỏi ở mức độ dễ hơn, thì:
  8. * Giáo viên đặt vấn đề, gợi ý để học sinh tìm ra cách giải quyết. * Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề. * Giáo viên và học sinh cùng đánh giá. Ví dụ: Khi dạy Địa lý Thái Nguyên: Phần liên hệ Thị xã Sông Công, giáo viên nêu câu hỏi: Thị xã Sông Công có mấy xã, phường? Để giúp học sinh giải quyết được vấn đề này, giáo viên cần gợi ý cho học sinh đếm các xã, phường từ quốc lộ 3 rồi đến các xã, phường trên những trục đường chính trong Thị xã, tiếp đến là các xã, phường trong vùng xa hơn. Với sự gợi ý đó, học sinh sẽ dễ dàng tổng hợp được toàn Thị xã có 4 xã và 6 phường. b. Mức độ 2: Nếu những nội dung giáo viên đưa ra khó học sinh không tự giải quyết được giáo viên nên áp dụng như sau: * Giáo viên đặt vấn đề rồi nêu cách giải quyết. * Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề theo hướng dẫn của giáo viên. * Giáo viên đánh giá kết quả làm việc của học sinh. Ví dụ: Khi dạy phần Địa hình Thái Nguyên giáo viên nêu vấn đề cần giải quyết như sau: Em hãy nhận xét hướng nghiêng của địa hình Thái Nguyên? Đây là nội dung không phải học sinh nào cũng biết, vì vậy giáo viên phải hướng dẫn và nêu cách giải quyết vấn đề theo các bước sau: Gợi ý bằng các câu hỏi: Độ dốc của địa hình ở phía bắc và phía nam Thái Nguyên có sự khác nhau như thế nào? Học sinh dựa vào quan sát qua bản đồ địa hình Thái Nguyên. Từ đó học sinh khẳng định được địa hình phía nam Thái Nguyên là vùng đồi trung du còn ở phía bắc là núi cao. Như vậy, hướng nghiêng của địa hình Thái Nguyên là hướng bắc - nam. Với phần này, giáo viên tự đánh giá kết quả trả lời của học sinh để khẳng định kiến thức. c. Mức độ 3: * Giáo viên cung cấp thông tin tạo tình huống.
  9. * Học sinh phát hiện và xác định vấn đề nảy sinh, tự lực đề xuất các giả thiết và lựa chọn giải pháp. * Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề với sự giúp đỡ của giáo viên khi cần. * Giáo viên và học sinh cùng đánh giá. Ví dụ: Khi dạy về các ngành kinh tế biển. Phần Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo. Trong mục khai thác và chế biến khoáng sản biển, giáo viên cung cấp cho học sinh một số thông tin về ngành dầu khí như sau: Dầu khí là ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm vị trí quan trọng hàng đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hiện nay, nước ta đã xây dựng nhà máy Khí - Điện - Đạm ở Vũng Tàu, bước đầu chế biến dầu khí phục vụ cho phát điện, sản xuất phân đạm. Việc nhà máy lọc dầu Dung Quất (Quảng Ngãi) đi vào hoạt động với công suất thiết kế 6,5 triệu tấn/ năm đã bước đầu đảm bảo cho 1/3 nhu cầu trong nước góp phần giảm thiểu tình trạng nhập khẩu mặt hàng này với giá cao. Sau khi cung cấp cho học sinh những thông tin trên, giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét về triển vọng của ngành dầu khí ở nước ta. Học sinh dựa vào những hiểu biết thực tế về ngành dầu khí, nêu được triển vọng của ngành như sau: - Từ năm 1999 dầu thô khai thác được là 15,2 triệu tấn. - Năm 2000 là 16,2 triệu tấn. HƯỚNG DẪN TẢI TÀI LIỆU
  10. Truy cập đường link được cung cấp: