Ôn tập Hóa 9

docx 2 trang mainguyen 9400
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Hóa 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxon_tap_hoa_9.docx

Nội dung text: Ôn tập Hóa 9

  1. 1. Công thức của bazo, tên Bazo chung Bazo hóa trị I Bazo hóa trị II Bazo hóa trị III Bazo tan Bazo không tan Dãy hoạt động hóa học của kim loại 2. Tính chất hóa học của bazo, lấy ví dụ minh họa (Viết ra giấy) 3. Hoàn thiện phương trình hóa học cho sau. NaOH + SO2  Ca(OH)2 + P2O5  NaOH + CuSO4  Ba(OH)2 + Na2SO4  KOH + HCl Cu(OH)2 + HNO3  t Fe(OH)3  t Mg(OH)2  t Ca(OH)2  NaOH + Na 2SO4+ H2O NaOH + Fe(OH) 3+ Ca(OH)2 + CaCO 3 + 4. Cho các dung dịch riêng biệt sau: a. NaOH, HCl, NaCl. b. NaOH, HCl, Ba(OH)2, BaCl2 c. HCl, Ba(OH)2, BaCl2, H2SO4 Trình bày phương pháp hóa học phân biệt các dung dịch riêng biệt trên. 5. Bài tập trắc nghiệm 1. Dung dịch làm giấy quỳ tím chuyển xanh là: (A) NaCl (B) HCl (C) H2SO4 (D) NaOH 2. Phát biểu nào về bazơ sau đây là đúng? A) Bazơ là hợp chất mà trong phân tử có nhiều nguyên tử kim loại liên kết với 1 nhóm hiđroxit. B) Bazơ là hợp chất mà trong phân tử có 1 nguyên tử kim loại liên kết với 1 hay nhiều nhóm hiđroxit.
  2. C) Bazơ là hợp chất mà trong phân tử có 1 nguyên tử kim loại liên kết với 2 hay nhiều phi kim. D) Bazơ là hợp chất mà trong phân tử có 1 nguyên tử phi kim liên kết với 1 hay nhiều nhóm hiđroxit. 3. Dãy bazơ nào tương ứng với các oxit sau: Na2O ; CuO ; BaO ; Fe2O3? A) NaOH ; CuOH ; Ba(OH)2 ; Fe(OH)3 B) NaOH ; Cu(OH)2 ; Ba(OH)2 ; Fe(OH)2 C) NaOH ; Cu(OH)2 ; Ba(OH)2 ; Fe(OH)3 D) NaOH ; CuOH ; Ba(OH)2 ; Fe(OH)2 4. Để phân biệt 2 ống nghiệm, một ống đựng dung dịch NaOH, một ống đựng dung dịch Ca(OH)2, người ta có thể dùng hóa chất nào sau đây: A) Khí CO2 B) Dung dịch NaOH C) Quỳ tím ẩm. D) Quỳ tím. 5. Dẫn hoàn toàn 5,6 lít CO2 (đktc) vào dung dịch chứa 10 g NaOH, muối thu được có khối lượng là: A) 26,5g. B) 13,25g. C) 10,5g. D) 21g. 6. Cho dung dịch chứa 20g NaOH vào dung dịch chứa 36,5g HCl, nếu thử môi trường sau phản ứng thì giấy quỳ tím sẽ: A) không đổi màu. B) chuyển đỏ. C) chuyển xanh D) chuyển trắng. 7. Hòa tan hoàn toàn 15,5g Natri oxit vào nước để được 500ml dung dịch. Nồng độ mol của dung dịch này là: A) 1M B) 2M C) 1,5M D) 0,5M 8. Hòa tan hoàn toàn 0,2g Natrioxit vào 50ml nước. Biết khối lượng riêng của nước là 1g/ml.Nồng độ phần trăm của dung dịch thu được là: A) 8,1% B) 6,1% C) 7,5% D) 14,2% 9. Cặp chất nào đây không thể tồn tại trong dung dịch? (do tác dụng được với nhau) A) Ca(OH)2 , NaNO3 B) Ca(OH)2 , Na2CO3 C) Ca(OH)2 , NaCl D) NaOH , KNO3 10. Nhóm các dung dịch nào sau đây có pH > 7 ? A) NaOH, Ca(OH)2 B) HCl, NaOH C) H2SO4, HNO3 D) BaCl2, NaNO3 6. Bài tập tính toán 1. Cần bao nhiêu ml dung dịch NaOH 0,75M để trung hoà 400ml hỗn hợp dung dịch axit gồm H2SO4 0,5M 2. Cần bao nhiêu ml dung dịch NaOH 0,75M để trung hoà 400ml hỗn hợp dung dịch axit gồm H2SO4 0,5M và HCl 1M. 3. Hòa tan 2,3 gam Na vào nước sau phản ứng thu được 2 lit dung dịch A và V lít khí đktc a. Viết phương trình hóa học xảy ra biết sản phẩm tạo thành là bazo b. Để trung hòa ½ dung dịch A cần bao nhiêu gam dung dịch H2SO4 9,8%. c. Lấy ½ dung dịch A tác dụng với 500 ml dung dịch HCl 2M, sau khi phản ứng nhúng quỳ tím vào. Quỳ tím đổi thành màu gì. Tính mol các chất tan thu được sau phản ứng.