Nội dung ôn tập kiến thức đầu năm - Môn: Sinh học 10

pdf 2 trang hoaithuong97 4730
Bạn đang xem tài liệu "Nội dung ôn tập kiến thức đầu năm - Môn: Sinh học 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfnoi_dung_on_tap_kien_thuc_dau_nam_mon_sinh_hoc_10.pdf

Nội dung text: Nội dung ôn tập kiến thức đầu năm - Môn: Sinh học 10

  1. NỘI DUNG ÔN TẬP KIẾN THỨC ĐẦU NĂM MÔN: SINH HỌC 10 NĂM HỌC: 2021 – 2022 I. PHẦN TỰ LUẬN Câu 1. Bộ NST 2n của loài được duy trì ổn định từ thế hệ này sang thế hệ khác nhờ vào quá trình nào? Tại sao? Câu 2. a.Tại sao với 4 loại nuclêôtit (A, T, G, X) nhưng ở các loài sinh vật có đặc điểm di truyền khác nhau? b. Đại dịch Covid -19 do virut nào gây ra? Nêu những biện pháp phòng tránh đại dịch này? Câu 3. Một số bài tập về AND: a. Một gen có chiều dài là 510 nm. Tính tổng số nuclêôtit của gen đó? b. Một gen có 480 Ađênin và 3120 liên kết hiđrô. Gen đó có số lượng nuclêôtit là bao nhiêu? c. Một gen ở sinh vật nhân thực có chiều dài là 4080 Å và gồm 3200 liên kết hiđrô. Tính số lượng mỗi loại nuclêôtit? II. PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1: ADN là một đại phân tử cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là 4 loại A. ribônuclêôtit (A, T, G, X). B. nuclêôtit (A, T, G, X). C. ribônuclêôtit (A, U, G, X). D. nuclêôtit (A, U, G, X). Câu 2: Mỗi nuclêôtit cấu tạo gồm A. đường pentôzơ và nhóm phôtphat. B. nhóm phôtphat và bazơ nitơ. C. đường pentôzơ và bazơ nitơ. D. đường pentôzơ, nhóm phôtphat và bazơ nitơ. Câu 3: Phân tử axit nuclêic nào sau đây trực tiếp dùng làm khuôn để tổng hợp nên prôtêin? A. ADN. B. rARN. C. mARN. D. tARN. Câu 4: Một đoạn ADN có chiều dài 5100Å, biết số lượng nuclêôtit loại A gấp 2 lần số nuclêôtit loại G. Số lượng nuclêôtit từng loại trên ADN là A. A = T = 500; G = X = 1000. B. A = T = 1000; G = X = 500. C. A = T = 900; G = X = 450. D. A = T = 450; G = X = 900. Câu 5: Một đoạn mạch gốc của ADN có cấu trúc như sau: 3’ ATGXXATGGAXXTT .5’ Mạch bổ sung của đoạn phân tử ADN trên có cấu trúc là A. 5’ TAXXXAAGGAXXAA .3’ B. 5’ TAXXGTAGGTGGAA .3’ C. 5’ UAXGGUAXXUGGAA .3’ D. 5’ TAXGGTAXXTGGAA .3’ Câu 6: Một đoạn mạch gốc của ADN có cấu trúc như sau: 3’ ATGXXATGGAXXTT .5’ Đoạn phân tử mARN được tổng hợp từ ADN trên có cấu trúc là A. 5’ UAXXXUGGUXXAA .3’. B. 5’ TAXXGTAGGTGGAA .3’. C. 5’ UAXGGUAXXUGGAA .3’. D. 5’ TAXGGTAXXTGGAA .3’. Câu 7: Chức năng của ADN là A. lưu trữ thông tin di truyền qua cơ chế nhân đôi. B. truyền đạt thông tin di truyền nhờ trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong phân tử ADN. C. mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền. D. là thành phần cấu tạo của màng tế bào. Câu 8: Nhận định nào sau đây sai? A. rARN là thành phần cấu tạo nên ribôxôm - nơi tổng hợp prôtêin. B. mARN là bản phiên mã từ mạch khuôn của gen. C. tARN vận chuyển axit amin cho quá trình tổng hợp prôtêin. D. rARN tham gia cấu tạo màng tế bào. Câu 9: Cho các đặc điểm sau: I. Là các đại phân tử, có kích thước và khối lượng lớn trong tế bào. II. Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, gồm các đơn phân. III. Giữa các đơn phân có liên kết cộng hoá trị và liên kết hiđrô. IV. Có tính đa dạng và đặc thù do thành phần, số lượng và trật tự của các đơn phân quy định. Các đặc điểm giống nhau giữa ADN, ARN và prôtêin là 1
  2. A. I, II và III. B. I, II, III và IV. C. I, II và IV. D. I, III và IV. Câu 10: Trong quá trình nguyên phân, nhân phân chia có diễn biến như sau: Các kì Đặc điểm 1. Kì đầu a. NST tách đôi di chuyển về 2 cực của tế bào. 2. Kì giữa b. NST co xoắn cực đại, tập trung thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo. 3. Kì sau c. NST kép bắt đầu co xoắn, màng nhân tiêu biến. 4. Kì cuối d. NST giãn xoắn, màng nhân xuất hiện trở lại. Tổ hợp ghép đôi đúng là A. 1-c, 2- b, 3- a, 4 - d. B. 1-b, 2- a, 3- c, 4 - d. C. 1-a, 2- d, 3- c, 4 –b. D. 1-d, 2- b, 3- a, 4 - c. Câu 11: Tính đa dạng của prôtêin do yếu tố nào sau đây quy định? A. Số lượng axit amin, trình tự sắp xếp axit amin B. Thành phần axit amin, số lượng axit amin. C. Thành phần axit amin, số lượng axit amin, trình tự sắp xếp axit amin. D. Trình tự sắp xếp axit amin, thành phần axit amin. Câu 12: Các hoạt động sau: (I) Các NST kép co xoắn. (II) Từng cặp NST kép tương đồng tiếp hợp với nhau. (III) Các NST kép trong cặp NST kép tương đồng có thể bắt chéo và trao đổi đoạn. (IV) NST nhân đôi. Trong kì đầu của giảm phân I, NST có đặc điểm là: A. (II), (III), (IV). B. (I), (II), (III). C. (III), (IV), (I). D. (I), (IV). Câu 13: Giảm phân là hình thức phân bào xảy ra ở loại tế bào nào? A. Tế bào sinh dưỡng. B. Giao tử. C. Tế bào sinh dục chín. D. Tế bào xôma. Câu 14: Ở kì giữa nguyên phân, khi nằm trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào, các nhiễm sắc thể xếp thành A. một hàng. B. ba hàng. C. hai hàng. D. bốn hàng. Câu 15: Ví dụ nào sau đây là quần thể sinh vật? A. Tập hợp các cá thể chim sẻ sống ở 3 hòn đảo khác nhau. B. Tập hợp cá rô phi đực cùng sống trong một ao. C. Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng núi Đông Bắc Việt Nam. D. Tập hợp các cá thể cá chép, cá mè sống chung trong một ao. Câu 16: Tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau được gọi là A. quần xã. B. hệ sinh thái. C. sinh cảnh. D. quần thể. Câu 17: Hệ sinh thái nào sau đây là hệ sinh thái tự nhiên? A. Bể cá cảnh. B. Cánh đồng. C. Rừng nhiệt đới. D. Công viên. Câu 18: Quan hệ giữa nấm với tảo đơn bào trong địa y là biểu hiện quan hệ A. hội sinh. B. cộng sinh. C. cạnh tranh. D. kí sinh. Câu 19: Mất cân bằng sinh thái là hậu quả của hoạt động nào của con người? A. Hái lượm. B. Chăn thả gia súc. C. Trồng trọt. D. Đốt rừng. Câu 20: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ô nhiễm môi trường không khí là do A. các loài động vật tăng nhanh về số lượng nên làm tăng lượng CO2 qua hô hấp. B. chất thải khó phân hủy như túi nilon, hộp xốp, ly nhựa của con người. C. khí thải từ các hoạt động công nghiệp và sinh hoạt của con người. D. sự phát triển của các loài virut, vi khuẩn gây bệnh cho người và động vật. (Chúc các em ôn tập thật tốt!) 2