Ngân hàng câu hỏi Các môn Lớp 3 (Có đáp án)

docx 6 trang Hùng Thuận 4401
Bạn đang xem tài liệu "Ngân hàng câu hỏi Các môn Lớp 3 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxngan_hang_cau_hoi_cac_mon_lop_3_co_dap_an.docx

Nội dung text: Ngân hàng câu hỏi Các môn Lớp 3 (Có đáp án)

  1. TIẾNG VIỆT Câu 1: Dòng nào nêu đúng các từ chỉ sự vật trong câu văn: “Hôm ấy, để thay đổi không khí, tôi lấy xe lên núi ngắm cảnh và thưởng thức hoa quả của rừng.”? a. không khí, xe, núi, ngắm, cảnh, hoa quả, rừng. b. hôm, xe, núi, thưởng thức, hoa, quả, rừng. c. hôm, không khí, tôi, xe, núi, cảnh, hoa quả, rừng. Câu 2: Câu nào dưới đây có hình ảnh so sánh? a. Bốn chân của chú voi to như bốn cái cột đình. b. Tôi say sưa với cảnh đồi núi mãi đến tận trưa mới chịu về. c. Nắng tạo ra từng dòng lửa xối xuống mặt đất. Câu 3: Từ “lắc lắc” trong câu: “Sẻ lắc lắc chiếc mỏ xinh xắn của mình tỏ ý không thích” là từ chỉ: a. Hoạt động. b. Sự vật. c. Đặc điểm. Câu 4: Câu: “Cô Gió đưa những hạt kê đến một đám cỏ non xanh” thuộc mẫu câu nào? a. Ai - thế nào? b. Ai - là gì? c. Ai - làm gì? Câu 5: Khoanh vào từ không cùng nhóm với các từ còn lại. a. đường phố b. cánh đồng c. quảng trường d. đèn giao thông Câu 6: Khoanh tròn vào chữ cái trước câu đặt đúng dấu phẩy: a. Ông em bố em, và chú em đều là công nhân xây dựng. b. Ông em, bố em và chú em đều là công nhân xây dựng. c. Ông em bố em và chú em, đều là công nhân xây dựng. Câu 7: Bạn nhỏ trong bài: “Về quê ngoại” của nhà thơ Chử Văn Long nghĩ gì về những người làm ra hạt gạo? a. Họ là những người chân đất, thật thà bạn nhỏ yêu quý họ như yêu quý người thân của mình. b. Họ là những người lao động quanh năm vất vả. c. Họ sống rất nhân hậu giống như bà ngoại của bạn nhỏ vậy. Câu 8: Câu văn nào dưới đây có hình ảnh so sánh? a. Đêm giao thừa bé thức cùng ông ngoại luộc bánh chưng. b. Mảnh trăng như mảnh bạc đang từ từ hiện ra sau lũy tre làng. c. Vào vụ gặt, hợp tác xã lúc nào cũng nhôn nhịp, tất bật. Câu 9: Câu văn nào sau đây thuộc mẫu câu Ai thế nào? a. Bác nông dân chăm chỉ làm việc. b. Bác nông dân đang cày ruộng. c. Bác nông dân là người rất chăm chỉ làm việc. Câu 10: Câu nào sử dụng sai dấu phẩy? a. Ếch con, ngoan ngoãn, chăm chỉ và thông minh. b Nắng cuối thu vàng óng, dù giữa trưa cũng chỉ dìu dịu. c. Trời xanh ngắt trên cao, xanh như dòng sông trong trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây, hè phố. Câu 11. Bộ phận in đậm trong câu: “Những bông hoa hồng đỏ rực lên trong nắng sớm.” trả lời cho câu hỏi nào? a. Làm gì? b. Là gì? c. Thế nào?
  2. Câu 12: Trong các từ sau, từ nào viết đúng chính tả: a. lành lặn. b. đậu lành c. an nành. Câu 13. Hai Bà Trưng khởi nghĩa là vì: a. Tướng giặc Tô Định giết chết chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách. b. Hai Bà yêu nước, thương dân, căm thù giặc sâu sắc. c. Hai Bà Trưng muốn trở thành hai người anh hùng. Câu 14. Bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Khi nào” trong câu “Anh Đom Đóm lên đèn đi gác khi trời đã tối.” là: a. Anh Đom Đóm b. Lên đèn đi gác c. Khi trời đã tối Câu 15. Câu “Bác mặt trời đang đạp xe qua đỉnh núi.” được nhân hóa theo cách nào? a. Gọi sự vật bằng những từ ngữ dùng để gọi người. b. Tả sự vật bằng những từ ngữ dùng để tả người. c. Cả hai cách trên Câu 16. Bộ phận câu trả lời cho câu hỏi «Khi nào?» thường chỉ gì? a. Thời gian b. Địa điểm c. Mục đích Câu 17. Câu văn nào sau đây thuộc mẫu câu Ai thế nào? a. Mặt trời lúc hoàng hôn đỏ rực như một quả cầu lửa. b. Sáng tinh mơ, ông em đã căm cụi làm việc ngoài vườn. c. Trên cành cây, chim hót líu lo. Câu 18. Câu nào sử dụng đúng dấu phẩy? a. Người tạo nên tác phẩm nghệ thuật, là các nhạc sĩ, họa sĩ, nhà văn, nghệ sĩ sân khấu hay đạo diễn. b. Người tạo nên tác phẩm nghệ thuật là các nhạc sĩ, họa sĩ, nhà văn, nghệ sĩ sân khấu hay đạo diễn. Câu 19. Câu nào dưới đây có hình ảnh nhân hóa? a. Bông hoa hồng toả hương thơm ngát. b. Nàng hồng kiều diễm vươn mình đón ánh nắng mai. c. Bông hồng em dành tặng cô. Câu 20. Dòng nào sau đây cùng nghĩa với Tổ Quốc. a. Đất nước, nước nhà, non sông, giang sơn. b. Đất nước, dựng xây, non sông, giang sơn. c. Đất nước, non sông, giữ gìn, kiến thiết TOÁN Câu 1. Tìm x x : 3 = 88 a. x = 254 b. x = 264 c. x = 244 Câu 2. Năm qua bác An thu hoạch được 945 kg thóc, trong đó có 1 là thóc nếp, 3 còn lại là thóc tẻ. Hỏi bác An đã thu hoạch được bao nhiêu kg thóc tẻ ? a. 630 kg b. 620 kg c. 315 kg
  3. Câu 3. Bác Tư thu hoạch xoài, cây thứ nhất thu hoạch được 98 kg, cây thứ hai thu được 70 kg. Tất cả bác chia đều vào 8 sọt. Hỏi mỗi sọt có bao nhiêu kg xoài? a. 20 kg b. 22 kg c. 21 kg Câu 4. Hình vẽ bên có bao nhiêu góc vuông? a. 6 góc vuông b. 7 góc vuông c. 8 góc vuông d. 9 góc vuông Câu 5. Giá trị của biểu thức: 765 - 84 là: a. 781 b. 681 c. 921 d. 671 Câu 6. Giá trị của biểu thức: 6 + 14 x 5 là: a. 100 b. 420 c. 76 d. 86 Câu 7. Số thích hợp để điền vào chỗ trống của: 7m3dm = .dm a. 73 dm b. 703dm c. 730dm d. 703 cm Câu 8. Biểu thức nào dưới đây có giá trị lớn nhất? a. 252 - 87 b. 117 + 42 c. 500 : 4 d. 56 x 3 Câu 9. Giá trị của biểu thức 175 - (30 + 20) là: a. 165 b. 145 c. 125 d. 135 Câu 10. Cho hình vẽ Số hình chữ nhật trong hình vẽ dưới đây là: a. 6 b. 9 c. 8 d. 7 Câu 11. Giá trị của biểu thức 180 : (6 + 3) là: a. 5 b. 10 c. 15 d. 20 Câu 12. Biểu thức nào dưới đây có giá trị bằng giá trị của biểu thức 14 x (3 + 7)? a. 14 x 3 + 14 x 7 b. 14 x 3 + 7 c. (14 x 3) + 7 d. 14 x 7 + 3 Câu 13. Số tám nghìn, năm trăm, ba đơn vị được viết là: a. 8 530 b. 8 503 c. 853 Câu 14. Cho dãy số 9 000; 9 100; 9 200; ; ; Số thích hợp điền vào mỗi chỗ chấm là: a. 9 201; 9202; 9 203 b. 9 210; 9220; 9 230 c. 9 300; 9 400; 9 500 Câu 15. Số 3 915 đọc là: a. Ba nghìn chín trăm mười lăm b. Ba nghìn chín trăm mười năm c. Ba nghìn chín một năm Câu 16. Chữ số 7 trong số 4 789 có giá trị là:
  4. a. 7 000 b. 700 c. 70 Câu 17: Kết quả của phép cộng 3624 + 4737 là: a. 7361 b. 7351 c. 8261 d. 8361 Câu 18: Trong một hình tròn: a. Độ dài đường kính gấp 2 lần độ dài bán kính. b. Độ dài bán kính bằng 1/2 độ dài đường kính. c. Cả hai ý trên. Câu 19: a. Trung điểm là điểm nằm giữa hai điểm và cách đều hai đầu đoạn thẳng. b. Trung điểm là điểm nằm giữa hai điểm c. Trung điểm là điểm cùng nằm trên một đường thẳng và nằm giữa hai điểm. Câu 20: Số bé nhất trong các số 9786, 9687, 9867, 9876 là: a. 9786 b. 9687 c. 9867 d. 9876 TNXH Câu 1: Cơ sở nào dưới đây là cơ sở thông tin liên lạc? a. Đài phát thanh. b. Nhà máy c. Trường học. Câu 2: Thân cây có chức năng gì? a. Vận chuyển các chất trong cây b. Nâng đỡ tán lá. c. Cả hai ý trên đều đúng. Câu 3: Những hoạt động nào dưới đây thuộc hoạt đông công nghiệp? a. Lắp ráp ô tô. b. Trồng rừng c. Chăn nuôi bò sữa. Câu 4: Những hoạt động nào dưới đây không phải là hoạt động thương mại? a. May mặc b. Xuất khẩu gạo c. Nhập khẩu ô tô. Câu 5: Hoạt động nào sau đây không phải là hoạt động nông nghiệp? a. Trồng lúa. b. Chăn nuôi gà. c. Chế biến thực phẩm. d. Đánh bắt thủy sản. Câu 6: Để đảm bảo an toàn giao thông, khi đi xe đạp chúng ta nên làm gì? a Vừa đi vừa đánh võng. b. Đi ở lề đường bên phải. c. Đi dàn hàng ngang. d. Mang vác vật cồng kềnh. Câu 7. Để đảm bảo vệ sinh môi trường, chúng ta cần: a. Dùng nhà tiêu hợp vệ sinh b. Sử lí phân người và phân động vật hợp lí c. Cả hai ý trên
  5. Câu 8. Tác hại của nước thải đối với sinh vật và con người là: a. Làm ô nhiễm môi trường, sinh vật dưới nước không sống được. b. Truyền bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và sinh vật. c. Cả hai ý trên. Câu 9: Cây thường có những bộ phận nào? a. Rễ, thân, lá. b. Rễ, thân, lá, hoa và quả. c. Hoa, quả Câu 10: Thân cây có chức năng gì? a. Vận chuyển các chất trong cây b. Hút các chất dinh dưỡng từ đất lên để nuôi cây. c. Nâng đỡ tán lá.