Kiểm tra học kỳ I - Môn: Địa lí 12 - Mã đề: 706
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra học kỳ I - Môn: Địa lí 12 - Mã đề: 706", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- kiem_tra_hoc_ky_i_mon_dia_li_12_ma_de_706.doc
Nội dung text: Kiểm tra học kỳ I - Môn: Địa lí 12 - Mã đề: 706
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2020-2021 QUẢNG NAM Môn: ĐỊA LÍ – Lớp 12 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề gồm có 03 trang) MÃ ĐỀ 706 Câu 1: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết vùng khí hậu Tây Nguyên có trạm khí tượng nào sau đây? A. Đà Lạt. B. TP. Hồ Chí Minh. C. Nha Trang. D. Cần Thơ. Câu 2: Kiểu thời tiết khô hạn của tỉnh Quảng Nam thường xảy ra khi có A. gió đông bắc. B. gió phơn. C. gió đông nam. D. mưa phùn. Câu 3: Thiên nhiên của phần lãnh thổ phía Bắc ở nước ta có đặc điểm nào sau đây? A. Nhiệt độ trung bình năm trên 250C. B. Có mùa mưa và mùa khô rõ rệt. C. Có đới rừng cận xích đạo gió mùa. D. Biên độ nhiệt độ trung bình năm lớn. Câu 4: Để bảo vệ rừng sản xuất ở nước ta thì cần phải A. duy trì và phát triển chất lượng rừng. B. đẩy mạnh công nghiệp chế biến gỗ. C. trồng rừng trên đất trống đồi trọc. D. bảo vệ các khu bảo tồn thiên nhiên. Câu 5: Loài sinh vật nào sau đây thích nghi nhất với khí hậu nhiệt đới của nước ta? A. Họ Vang, Đỗ quyên. B. Đỗ quyên, Pơ mu. C. Các loài thú lông dày. D. Khỉ, vượn, hổ, báo. Câu 6: Địa hình vùng núi ở nước ta diễn ra quá trình xâm thực, cắt xẻ mạnh chủ yếu là do A. khô hạn làm đất dễ vụn bở. B. rễ cây làm đất dễ vụn bở. C. mật độ sông suối dày đặc. D. mưa nhiều và tập trung. Câu 7: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết sông nào sau đây thuộc lưu vực hệ thống sông Thu Bồn? A. Sông An Lão. B. Sông Trà Khúc. C. Sông Tranh. D. Sông Kì Lộ. Câu 8: Nguyên nhân chủ yếu làm cho cảnh quan thiên nhiên vùng đồng bằng Nam Bộ thay đổi theo thời gian trong năm là do A. nhiệt độ thay đổi theo mùa. B. chênh lệch nhiệt độ theo mùa. C. chịu tác động của gió mùa. D. biên độ nhiệt năm thay đổi. Câu 9: Các loại thiên tai thường xảy ra ở khu vực miền núi của nước ta là A. triều cường, giá rét. B. lũ quét, cát chảy. C. lụt, xâm nhập mặn. D. trượt lở đất đá, rét hại. Câu 10: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, cho biết tỉnh nào sau đây giáp biển? A. Quảng Ninh. B. Lạng Sơn. C. Bắc Giang. D. Cao Bằng. Câu 11: Cảnh quan thiên nhiên chủ yếu ở Tây Nguyên của nước ta vào mùa khô là A. rừng rậm. B. cây bụi gai. C. xa van. D. rừng thưa. Câu 12: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết núi nào sau đây thuộc miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ? A. Phu Luông. B. Tây Côn Lĩnh. C. Pu Tha Ca. D. Kiều Li Ti. Trang 1/3 - Mã đề 706
- Câu 13: Cho biểu đồ: Nhiệt độ (0C) 35 29.4 30 28.9 27 27.1 25.8 25 19.7 20 16.4 15 13.3 10 5 0 Lạng Sơn Hà Nội Huế TP Hồ Chí Minh Địa điểm Nhiệt độ trung bình tháng 1 Nhiệt độ trung bình tháng 7 Biểu đồ biểu thị nhiệt độ trung bình tháng 1 và tháng 7 của một số địa điểm ở nước ta Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng khi so sánh sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng 1 và tháng 7 của các địa điểm trên? A. Huế nhỏ hơn TP Hồ Chí Minh. B. Hà Nội lớn hơn Lạng Sơn. C. Hà Nội nhỏ hơn Huế. D. Huế lớn hơn TP Hồ Chí Minh. Câu 14: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết địa điểm nào sau đây thuộc miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ? A. Đèo Ngang. B. Đèo Hải Vân. C. Đảo Cát Bà. D. Cửa Thuận An. Câu 15: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, cho biết mũi Đại Lãnh thuộc tỉnh nào sau đây? A. Quảng Nam. B. Quảng Ngãi. C. Phú Yên. D. Bình Định. Câu 16: Gió mùa Tây Nam gây mưa lớn và kéo dài cho Tây Nguyên có nguồn gốc từ A. áp cao cận chí tuyến Nam bán cầu. B. khối khí nhiệt đới Ấn Độ Dương. C. áp cao ở trung tâm lục địa Châu Á. D. áp thấp cận chí tuyến Nam bán cầu. Câu 17: Địa hình ven biển ở nước ta thường phổ biến các dạng nào sau đây? A. Vùng lãnh hải, đầm phá. B. Rạn san hô, vùng nội thủy. C. Vùng nội thủy, vịnh cửa sông. D. Vịnh nước sâu, đảo ven bờ. Câu 18: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết vùng khí hậu nào sau đây thuộc miền khí hậu phía Bắc? A. Nam Trung Bộ. B. Bắc Trung Bộ. C. Tây Nguyên. D. Nam Bộ. Câu 19: Phần lãnh thổ phía Nam nước ta phổ biến thành phần sinh vật nào sau đây? A. Các loài thú lông dày. B. Họ Đậu, họ Dầu. C. Các loài cây cận nhiệt. D. Các loài cây ôn đới. Câu 20: Cho bảng số liệu: Lượng mưa trung bình tháng ở một số địa điểm của nước ta năm 2015 (Đơn vị: mm) Trang 2/3 - Mã đề 706
- Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Huế 187 62 78 48 96 85 91 107 439 666 673 358 TP Hồ Chí Minh 12 10 6 25 219 312 394 270 327 267 117 35 ( Niên giám thống kê 2016) Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng nhất khi so sánh lượng mưa năm của Huế và TP Hồ Chí Minh? A. Huế nhiều hơn TP Hồ Chí Minh 896 mm. B. TP Hồ Chí Minh gấp 1,8 lần so với Huế. C. Huế gấp 1,8 lần so với TP Hồ Chí Minh. D. TP Hồ Chí Minh nhiều hơn Huế 869 mm. Câu 21: Nguyên nhân nào sau đây làm cho đất Feralit ở nước ta thường có màu đỏ vàng? A. Tích tụ ôxit sắt và ôxit nhôm. B. Chất badơ dễ tan bị rửa trôi. C. Quá trình bồi tụ diễn ra mạnh. D. Quá trình xâm thực rất mạnh. Câu 22: Đồng bằng Bắc Bộ mở rộng là do có mối quan hệ chặt chẽ với địa hình đồi núi A. lấn sát về phía biển và vùng biển rộng lớn. B. lấn sát về phía biển và thềm lục địa rộng. C. lùi sâu vào lục địa và thềm lục địa rộng, nông. D. lùi sâu vào lục địa và thềm lục địa sâu. Câu 23: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa Đà Nẵng có lượng mưa lớn nhất vào tháng nào sau đây? A. Tháng XI. B. Tháng X. C. Tháng IX. D. Tháng XII. Câu 24: Loại đất nào sau đây thường có ở đai cận nhiệt đới gió mùa của nước ta? A. Đất feralit nâu đỏ. B. Đất feralit đỏ vàng. C. Đất feralit có mùn. D. Đất phù sa ngọt. Câu 25: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, cho biết núi nào cao nhất trong các núi sau đây? A. Ngọc Krinh. B. Ngọc Linh. C. Kon Ka Kinh. D. Chư Pha. Câu 26: Nhân tố chủ yếu nào sau đây quyết định tính chất gió mùa của khí hậu nước ta? A. Sông ngòi dày đặc. B. Vị trí địa lí. C. Địa hình đa dạng. D. Biển Đông. Câu 27: Mục đích cơ bản của việc qui định khai thác tài nguyên sinh vật ở nước ta là để A. đa dạng hóa các loài động thực vật trên rừng. B. duy trì diện tích rừng phòng hộ đầu nguồn. C. đảm bảo sử dụng lâu dài các nguồn lợi sinh vật. D. bảo vệ các loài sinh vật quí hiếm dưới nước. Câu 28: Sự đa dạng về thành phần loài nhiệt đới ở phần lãnh thổ phía Nam nước ta là do A. sự di cư các loài từ phương Nam lên. B. sự di cư các loài từ phương Bắc xuống. C. khí hậu mát mẻ, đất đai rất màu mỡ. D. ảnh hưởng dòng biển nóng quanh năm. Câu 29: Rừng ở phía tây tỉnh Quảng Nam có vai trò quan trọng nhất trong việc A. bảo tồn các loài thực vật đang suy giảm. B. hạn chế quá trình xói mòn, trượt lở đất. C. bảo vệ các hồ thủy điện đang xây dựng. D. ngăn chặn gió bão ở các vùng núi cao. Câu 30: Biện pháp bảo vệ tài nguyên đất ở vùng đồng bằng nước ta là A. canh tác hợp lí. B. đào hố vảy cá. C. trồng cây theo băng. D. bảo vệ đất và rừng. HẾT Họ và tên : Số báo danh : Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục. Trang 3/3 - Mã đề 706