Đề cương ôn tập Học kì 1 môn Địa lí Lớp 12

docx 4 trang Hùng Thuận 21/05/2022 4900
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Học kì 1 môn Địa lí Lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_hoc_ki_1_mon_dia_li_lop_12.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập Học kì 1 môn Địa lí Lớp 12

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP ĐỊA LÍ CUỐI HỌC KÌ I MÔN ĐỊA LÍ 12 (Phần tự luận HS soạn vào vở, GV sẽ kiểm tra vở và lấy điểm đánh giá) PHẦN I: TRẮC NGHIỆM Câu 1. Ở Nam Bộ A. không có bão.B. ít chịu ảnh hưởng của bão. C. bão chỉ diễn ra vào các tháng đầu nămD. bão chỉ diễn ra vào đầu mùa mưa. Câu 2. Vùng có tình trạng khô hạn dữ dội và kéo dài nhất nước ta là A. Các thung lũng đá vôi ở miền Bắc.B. Cực Nam Trung Bộ. C. Các cao nguyên ở phía nam Tây Nguyên.D. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 3. Vùng có hoạt động động đất mạnh nhất của nước ta là A. Tây Bắc. B. Đông Bắc.C. Nam Bộ. D. Cực Nam Trung Bộ. Câu 4. Đây là đặc điểm của bão ở nước ta A. diễn ra suốt năm và trên phạm vi cả nước.B. tất cả đều xuất phát từ Biển Đông. C. chỉ diễn ra ở khu vực phía bắc vĩ tuyến 16ºB.D. mùa bão chậm dần từ bắc vào nam. Câu 5: Nước ta giáp biển Đông nên A. hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh trong năm. B. gió mùa Đông Bắc hoạt động ở mùa đông. C. một mùa có mưa nhiều và một mùa mưa ít. D. tổng lượng mưa lớn, độ ẩm không khí cao. Câu 6: So với đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long A. thấp và bằng phẳng hơn. B. thấp và ít bằng phẳng hơn. C. cao và bằng phẳng hơn. D. cao và ít bằng phẳng hơn. Câu 7: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về ảnh hưởng của biển Đông đến mùa hạ nước ta? A. Làm giảm tính chất oi bức. B. Làm tăng nền nhiệt độ. C. Mang lại một lượng mưa lớn. D. Làm tăng độ ẩm. Câu 8: Nhân tố nào sau đây không gây ra ngập lụt ở vùng đồng bằng nước ta? A. Vùng đồng bằng có địa hình thấp.B. Mùa mưa có lượng nước lớn . C. Mưa bão lớn và thủy triều dâng. D. Tăng lớp phủ thực vật. Câu 9: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về ảnh hưởng của biển Đông đối với khí hậu nước ta? A.Tăng độ ẩm tương đối của không khí. B. Tăng độ lạnh của gió mùa Đông Bắc. C. Mang lại một lượng mưa lớn. D. Giảm tính lục địa của các vùng phía tây. Câu 10: Nhận định nào sau đây đúng nhất về hiện trạng rừng của nước ta hiện nay? A. Được phục hồi cả về diện tích và chất lượng. B. Bị suy giảm cả về diện tích và chất lượng. C. Diện tích tăng, chất lượng chưa thể phục hồi.D. Chất lượng được phục hồi, diện tích giảm. Câu 11: Để giảm nhẹ tác hại do lũ quét gây ra ở nước ta, biện pháp quan trọng nhất là A. trồng rừng, phủ xanh đất trống.B. quy hoạch các điểm dân cư tránh lũ quét. C. xây dụng công trình thủy lợi.D. giao đất, giao rừng cho người dân. Câu 12: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, cho biết tinh nào trong các tinh sau đây có diện tích nhỏ nhất? A. Bắc Ninh. B. Hà Nam. C. Hưng Yên. D. Đà Nẵng. Câu 13: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, cho biết mỏ Crômit Cổ Định thuộc tỉnh nào sau đây? A. Thanh Hóa. B. Nghệ An. C. Hà Tỉnh. D. Quảng Bình. Câu 14: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, cho biết đất phù sa sông ở Đồng bằng sông Cửu Long tập trung nhiều nhất ở nơi nào sau đây? A. Ven vịnh Thái Lan. C. Ven Biển Đông. B. Dọc sông Tiền, sông Hậu.D. Ở bán đảo Cà Mau.
  2. Câu 15: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết nhận xét nào dưới đây không đúng về ảnh hưởng của bão đến nước ta? A. Đầu mùa bão chủ yếu ảnh hưởng trưc ̣tiếp vào miền khí hậu phía Bắc. B. Tần suất bão lớn nhất ở khu vực Bắc Trung Bộ. C. Tần suất ảnh hưởng của bão chủ yếu từ tháng VIII đến tháng X. D. Bão ảnh hưởng chủ yếu ở khu vực Nam Bô.̣ Câu 16: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết nhận xét nào sau đây đúng với địa hình miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ? A. Địa hình không có sự phân hóa đa dạng.B. Hướng núi chủ yếu đông bắc – tây nam. C. Địa hình đồ sộ, hiểm trở, nhiều núi cao.D. Núi thấp chiếm ưu thế, hướng vòng cung. Câu 17: Đặc trưng khí hậu của phần lãnh thổ phía Nam là A. cận xích đạo gió mùa, nóng quanh năm. B. cận nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh. C. nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh. D. xích đạo gió mùa nóng khô quanh năm. Câu 18: Ý nào sau đây đúng về hiện trạng tài nguyên rừng ở nước ta hiện nay? A. Diện tích rừng chiếm trên 70% lãnh thổ. B. Chất lượng rừng chưa thể phục hồi. D. Diện tích rừng trồng lớn hơn rừng tự nhiên. D. Rừng nghèo và rừng mới phục hồi chiếm tỉ lệ nhỏ. Câu 19: Nhân tố nào sau đây không phải là nguyên nhân chủ yếu gây ngập lụt ở Trung Bộ? A. Mưa bão lớn. B. Nước biển dâng. C. Chỉ có một số sông nhỏ đổ ra biển. D. Lũ nguồn về. Câu 20: Bão ở đồng bằng ven biển miền Trung nước ta tập trung nhiều nhất vào tháng IX chủ yếu do ảnh hưởng của A. gió mùa Tây Nam. B. dải hội tụ nhiệt đới. C. “gió mùa Đông Nam”. D. tín phong bán cầu Bắc. Câu 21: Để phòng chống khô hạn ở nước ta, biện pháp quan trọng nhất là A. trồng rừng, phủ xanh đất trống.B. nâng cao công tác dự báo. C. xây dụng công trình thủy lợi.D. giao đất, giao rừng cho người dân. Câu 22: Đặc điểm nào sau đây của vị trí địa lí quy định tính chất ẩm của khí hậu nước ta? A. Nằm gần trung tâm Đông Nam Á. B. Nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc. C. Gần trung tâm của khu vực châu Á gió mùa. D. Tiếp giáp biển Đông thông ra Thái Bình Dương. Câu 23: Từ vĩ tuyến 160 B trở ra, về mùa đông gió thịnh hành là A. gió tín phong bán cầu Bắc thổi theo hướng đông bắc. B. gió Tây Nam thổi từ cao áp cận chí tuyến nửa cầu Nam. C. gió mùa Đông Bắc thổi từ cao áp cận cực. D. gió Tây Nam thổi từ cao áp Ấn Độ Dương. Câu 24: Nguyên nhân nào sau đây được xem là chủ yếu nhất gây ô nhiễm môi trường nước trên diện rộng ở nước ta? A. Chất thải sinh hoạt của các khu dân cư.B. Chất thải của hoạt động du lịch. C. Nước thải công nghiệp và đô thị.D. Hoá chất dư thừa trong nông nghiệp. Câu 25: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, cho biết trong các tỉnh sau đây, tỉnh nào có diện tích lớn nhất? A. Ninh Bình. B. Cao Bằng. C. Sóc Trăng. D. Bình Phước. Câu 26: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, cho biết mỏ sắt Thạch Khê thuộc tỉnh nào sau đây? A. Thanh Hóa. B. Nghệ An. C. Hà Tỉnh. D. Quảng Bình. Câu 27: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, cho biết đất mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long tập trung nhiều nhất ở nơi nào sau đây?
  3. A. Ven vịnh Thái Lan và Biển Đông. C. Vùng trũng Đồng Tháp Mười. B. Dọc sông Tiền, sông Hậu.D. Vùng trũng Tứ giác Long Xuyên. Câu 28: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, cho biết đỉnh núi nào sau đây nằm trên cao nguyên Mơ Nông? A. Lang Bian. B. Nam Decbri. C. Braian. D. Vọng Phu. Câu 29: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, cho biết khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm thuộc phân khu địa lí động vật nào sau đây? A. Trung Trung Bộ.B. Nam Trung Bộ.C. Bắc Trung Bộ. D. Nam Bộ. Câu 30: Đặc điểm nào sau đây của vị trí địa lí quy định tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta? A. Nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương. B. Nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc. C. Gần trung tâm của khu vực châu Á gió mùa. D. Thuộc khu vực múi giờ số 7, tiếp giáp biển Đông. Câu 31: Từ vĩ tuyến 160 B trở vào, về mùa đông thịnh hành là gió A. Tây Nam thổi từ cao áp Ấn Độ Dương. B. Tây Nam thổi từ cao áp cận chí tuyến nửa cầu Nam. C. mùa Đông Bắc thổi từ cao áp cận cực. D. tín phong bán cầu Bắc thổi theo hướng đông bắc. Câu 32: Hiện nay diện tích rừng ngập mặn bị thu hẹp chủ yếu là do A. phá rừng để nuôi tôm. B. ô nhiễm môi trường. C. hiện tượng xâm nhập mặn gia tăng. D. mưa, bão, lũ lụt kéo dài. Câu 33: Bão ở đồng bằng ven biển miền Trung nước ta tập trung nhiều nhất vào tháng IX chủ yếu do ảnh hưởng của A. gió mùa Tây Nam. B. dải hội tụ nhiệt đới. C. “gió mùa Đông Nam”. D. tín phong bán cầu Bắc. Câu 34: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết nhận xét nào dưới đây không đúng về đặc điểm hoạt động của bão ở nước ta? A. Bão ảnh hưởng chủ yếu ở khu vực Nam Bô.̣ B. Tần suất bão lớn nhất ở khu vực Bắc Trung Bộ. C. Tần suất của bão chủ yếu từ tháng VIII đến tháng X. D. Mùa bão chậm dần từ Bắc vào Nam. Câu 35: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết nhận xét nào sau đây đúng với địa hình miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ? A. Địa hình không có sự phân hóa đa dạng.B. Hướng núi chủ yếu đông bắc - tây nam. C. Chủ yếu là núi cao, thung lũng hẹp.D. Núi thấp chiếm ưu thế, hướng vòng cung. Câu 36: Đặc trưng khí hậu của phần lãnh thổ phía Bắc là A. nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh. B. cận nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh. C. cận xích đạo gió mùa nóng quanh năm. D. xích đạo gió mùa nóng ẩm quanh năm. Câu 37: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, cho biết vườn quốc gia nào sau đây không nằm trên đất liền? A. Mũi Cà Mau. B. Xuân Thủy. C. Cát Bà. D. Bến En. Câu 38: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, cho biết núi nào cao nhất trong các núi sau đây? A. Ngọc Linh. B. Vọng Phu.C. Bi Doup.D. Ngọc Krinh. Câu 39: Nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, liền kề với 2 vành đai sinh khoáng nên Việt Nam có A. nhiều tài nguyên sinh vật quý giá. B. nhiều bão và lũ lụt hạn hán . C. nhiều vùng tự nhiên trên lãnh thổ. D. nhiều tài nguyên khoáng sản. Câu 40: Điểm khác nhau của Đồng bằng sông Hồng với Đồng bằng sông Cửu Long là A. độ cao địa hình. B. hệ thống đê ngăn lũ.
  4. C. hệ thống kênh rạch chằng chịt .D. thủy triều xâm nhập sâu vào mùa khô. Câu 41. Nơi ngập úng nghiêm trọng nhất ở nước ta: A. Đồng bằng sông Hồng. B. Bắc Trung Bộ. C. Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 42: Khí hậu mát mẻ, không có tháng nào nhiệt độ trên 25 0C, mưa nhiều hơn, độ ẩm tăng là đặc điểm nổi bật của đai A. cận nhiệt gió mùa trên núi. B. nhiệt đới gió mùa. C. ôn đới gió mùa trên núi. D. xích đạo gió mùa. Câu 43: Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi ở nước ta phổ biến các loại đất nào sau đây? A. Feralit nâu đỏ và đất mùn thô. B. Feralit có mùn và mùn thô. C. Feralit nâu đỏ và đất phù sa. D. Feralit có mùn và đất mùn. Câu 44: Vùng có tình trạng khô hạn dữ dội và kéo dài nhất nước ta là A. Các thung lũng đá vôi ở miền Bắc. B. Cực Nam Trung Bộ. C. Các cao nguyên ở phía nam Tây Nguyên. D. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 45: Nước ta tiếp giáp Biển Đông nên A. khoáng sản kim loại đen có trữ lượng lớn. B. địa hình bị xâm thực mạnh mẽ. C. khí hậu có lượng mưa và độ ẩm lớn. D. chế độ dòng chảy sông ngòi thất thường. Câu 46: Đây là đặc điểm của bão ở nước ta A. Diễn ra suốt năm và trên phạm vi cả nước. B. Tất cả đều xuất phát từ Biển Đông. C. Chỉ diễn ra ở khu vực phía bắc vĩ tuyến 16ºB. D. Mùa bão chậm dần từ bắc vào nam. Câu 47: Phát biểu nào sau đây không đúng với thiên nhiên vùng đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ nước ta? A. Phong cảnh thiên nhiên trù phú, xanh tươi. B. Mở rộng về phía biển, đất đai màu mỡ. C. Đầm phá khá phổ biến, thềm lục địa rộng. D. Có rừng ngập mặn, bãi triều thấp phẳng. Câu 48: Khoáng sản nổi bật nhất của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là A. Vật liệu xây dựng, quặng sắt và than. B. Than đá, Apatit và dầu khí. C. Sắt, thiếc, crôm và vật liệu xây dựng. D. Thiếc, khí tự nhiên và bô xít. Câu 49: Đất chủ yếu ở đai nhiệt đới gió mùa chân núi là A. Đất feralit đồi núi thấp và phù sa. B. Đất feralit và phù sa. C. Đất feralit có mùn và phù sa. D. Đất xám phù sa cổ và phù sa. Câu 50: Khó khăn lớn nhất về tự nhiên của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là A. xói mòn, rửa trôi đất, lũ lụt trên diện rộng, thiếu nước vào mùa khô. B. sự thất thường của nhịp điệu mùa khí hậu và dòng chảy sông ngòi. C. thời tiết bất ổn định, dòng chảy sông ngòi thất thường. D. bão, lụt với tần suất lớn, trượt lở đất, khô hạn. II. PHẦN TỰ LUẬN 1. Chú ý các công thức tính: Biên độ nhiệt, nhiệt độ TB năm, tổng lượng mưa năm của 1 địa điểm. 2. Các câu hỏi lí thuyêt Câu 1: Phân tích đặc điểm khí hậu của các miền địa lí tự nhiên: Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Câu 2: Giải thích vì sao thời gian mùa mưa miền Trung chậm hơn so với cả nước? Câu 3: Tại sao thời gian mùa mưa giữa Tây Nguyên với Duyên hải miền Trung có sự khác biệt? Câu 4: Tại sao thời gian mùa khô ở miền Bắc không sâu sắc như miền Nam? Câu 5: Tại sao vùng núi Đông Bắc mùa đông đến sớm và kết thúc muộn?