Kiểm tra học kì II - Môn: Văn 6 - Đề 1 đến đề 36

docx 99 trang hoaithuong97 8751
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kiểm tra học kì II - Môn: Văn 6 - Đề 1 đến đề 36", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxkiem_tra_hoc_ki_ii_mon_van_6_de_1_den_de_36.docx

Nội dung text: Kiểm tra học kì II - Môn: Văn 6 - Đề 1 đến đề 36

  1. - Nghệ thuật: xây dựng tình huống truyện, ngôi kể, miêu tả tâm lí trẻ em * Về hình thức:1.5Đ - Đạt yêu cầu về số câu và kiểu đoạn văn tổng phân hợp. - Có sử dụng một câu ghép và phép nối (Nếu không chú thích rõ ràng thì không cho điểm) Phần II( 3đ) Câu 1(0,5điểm) Học sinh chỉ ra được phép liên kết trong đoạn: Phép lặp, hoặc thế 0,25 Chỉ ra từ ngữ: lặp ( Họ) hoặc thế không ít người- họ, 0,25 Câu 2( 0,5 điểm) Hs trả lời được: cần có biết bao nhà tri thức tài năng trên mọi lĩnh vực. 0,5 Câu 3; * Nội dung: Đoạn văn có nhiều cách viết nhưng cần đảm bảo các ý sau - Giải thích khái quát tri thức là gì? (là hiểu biết của bản thân về 0.25 mọi lĩnh vực trong cuộc sống. - đánh giá vai trò của tri thức với sự phát triển của thế hệ trẻ 0.5 +vai trò quan trọng : con người chinh phục cải tạo thiên nhiên,tạo ra của cải vật chất, các giá trị văn hóa tinh thần; giúp thay đổi tương lai của cá nhân,gia đình, xã hội, đất nước 0.5 + Nếu không có tri thức: người không có tri thức bị đào thải hoặc trở thành nô lệ cho người khác; xã hội lạc hậu, kém phát triển 0.25 -Liên hệ: 0.25 +Thực tế: ngoài kiến thức sách vở cần trang bị kiến thức đời sống +Bản thân: tự học hỏi giao lưu tăng kiến thức; phê phán biểu hiện 0.25 lười học, lười suy nghĩ. * Hình thức: Viết đúng đoạn văn nghị luận xã hội, độ dài không quá 2/3 trang giấy thi. PHÒNG GD&ĐT QUẬN . ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS VÀ THPT NĂM HỌC 2019 - 2020 Môn kiểm tra: Ngữ Văn 6 Thời gian làm bài: 90 phút (Đề kiểm tra gồm: 1 trang) ĐỀ 15 Câu 1 (5 điểm): Trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, nhà thơ Minh Huệ viết: Anh đội viên nhìn Bác Càng nhìn lại càng thương (Ngữ văn 6, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam 2019) a. Ghi lại chính xác 6 dòng tiếp theo hai dòng thơ trên. b. Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ Đêm nay Bác không ngủ. c. Bài thơ sử dụng những phương thức biểu đạt nào? 37
  2. d. Trong câu Bác vẫn ngồi đinh ninh / Chòm râu im phăng phắc có hai từ láy đinh ninh, phăng phắc. Hãy nêu tác dụng của hai từ láy này trong việc miêu tả chân dung Bác. e. Viết đoạn văn (5 - 7 câu) trình bày tác dụng của phép tu từ ẩn dụ được sử dụng trong đoạn thơ vừa chép ở trên. Câu 2 (5 điểm): Học sinh chọn một trong hai đề sau: Đề 1: Hãy viết bài văn miêu tả cảnh bình minh trên biển. Đề 2: Miêu tả quang cảnh một phiên chợ theo tưởng tượng của em. Hết Ghi chú: Câu 1: a (1 điểm), b (0.5 điểm), c (0.5 điểm), d (1 điểm), e (2 điểm) Câu 2 (5 điểm) Họ và tên thí sinh Số báo danh PHÒNG GD&ĐT QUẬN NAM TỪ LIÊM HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THCS VÀTHPT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II M.V.LÔMÔNÔXỐP NĂM HỌC 2019 - 2020 Môn kiểm tra: Ngữ Văn 6 Thời gian làm bài: 90 phút I. Hướng dẫn chung - Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm để định điểm bài của học sinh sao cho chính xác, hợp lí; cần trân trọng những bài viết có ý tưởng riêng, sáng tạo và giàu chất văn. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0,25 điểm. II. Đáp án và thang điểm Câu 1 Ý Đáp án đề 1 Biểu (5 điểm) điểm a Chép chính xác đoạn thơ theo yêu cầu 1 Anh đội viên nhìn Bác 38
  3. Càng nhìn lại càng thương Người Cha mái tóc bạc Đốt lửa cho anh nằm Rồi Bác đi dém chăn Từng người từng người một Sợ cháu mình giật thột Bác nhón chân nhẹ nhàng Bác nhón chân nhẹ nhàng * Lưu ý: Sai 1 lỗi chính tả trừ 0,25 Chép sai hoặc thiếu 1 câu thơ trừ 0.5đ b - Bài thơ được sáng tác vào năm 1951, trong thời kì kháng chiến chống thực 0.5 dân Pháp. c Bài thơ sử dụng phương thức biểu đạt: biểu cảm đan xen tự sự và miêu tả. 0.5 d - Hai từ láy đinh ninh, phăng phắc có vai trò lớn trong việc miêu tả chân dung Bác: + Khắc họa (miêu tả) cụ thể tư thế, dáng vẻ điềm tĩnh, sự tập trung suy nghĩ 0.5 cao độ của Bác trong đêm không ngủ. + Góp phần làm cho lời thơ thêm sinh động, giàu sức gợi hình, gợi cảm; thể hiện tình cảm yêu kính, trân trọng của nhà thơ với Bác. 0.5 e * Hình thức (0.5 điểm): Viết thành đoạn văn hoàn chỉnh có mở đoạn, thân 2 đoạn, kết đoạn, diễn đạt trôi chảy, sinh động. * Nội dung (1.5 điểm): - Gọi tên phép tu từ có trong đoạn thơ. (0.25đ) - Chỉ ra được hình ảnh ẩn dụ: Dùng từ người Cha để gọi thay cho Bác Hồ. Vì Bác Hồ và người cha có những điểm tương đồng với nhau. (Bác cũng có mái tóc bạc như những người cha già, Bác đốt lửa sưởi ấm cho các anh, dém chăn, nhón chân nhẹ nhàng, nâng niu giấc ngủ của các anh đội viên ; yêu thương và chăm sóc các anh như người cha già chăm sóc đàn con của mình).(0.25đ) - Tác dụng (1đ): + Thấy được tấm lòng yêu thương bao la của Bác dành cho chiến sĩ. Bác lớn lao, vĩ đại mà giản dị, gần gũi vô cùng. + Thể hiện tình cảm kính yêu, sự biết ơn vô hạn của anh đội viên đối với Bác. + Góp phần làm cho đoạn thơ trở nên sinh động, giàu sức gợi hình, gợi cảm + Thái độ, tình cảm của tác giả: niềm tự hào, thành kính, Câu 2 a. Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu đối tượng miêu tả: cảnh bình minh trên biển. (5 điểm) Ấn tượng, tình cảm ban đầu của em. 0.5 b. Thân bài: Miêu tả chi tiết theo trình tự thời gian từ bao quát đến cụ thể chi tiết. * Trước khi mặt trời lên. * Khi mặt trời mới lên. 1 * Khi mặt trời nhô lên cao. 1.5 - Hình ảnh mặt trời và bầu trời. 1.5 39
  4. - Sự vật dưới ánh mặt trời: mặt biển, cỏ cây, chim chóc, không khí, nắng, gió, - Sinh hoạt của con người. c. Kết bài: Cảm nghĩ của em. 0.5 Chú ý: - Bài viết tái hiện được những hình ảnh tiêu biểu, làm nổi bật đối tượng miêu tả; có bố cục rõ ràng, trình tự miêu tả hợp lí, diễn đạt trong sáng, giàu hình ảnh, lưu loát, sinh động. - Biết sử dụng các biện pháp tu từ; các kĩ năng: quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét, trong văn miêu tả; huy động các giác quan để quan sát, miêu tả. - Biết kết hợp miêu tả với các yếu tố tự sự, biểu cảm. - Trình bày sạch sẽ, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp Biểu điểm - Điểm 4 - 5: Dành cho bài viết có lời văn sinh động, sáng tạo, diễn đạt trôi chảy, lưu loát, làm nổi bật đối tượng miêu tả. - Điểm 3 - 3.5: Dành cho những bài viết biết cách tái hiện hình ảnh, diễn đạt khá trôi chảy, lưu loát. - Điểm 2 - 2.5: Dành cho những bài viết bước đầu biết cách miêu tả, diễn đạt đôi chỗ chưa trôi chảy, lưu loát. - Điểm 1 - 1.5 : Dành cho những bài viết chưa biết cách tả, nhầm sang kiểu bài khác, diễn đạt còn vụng về. * Sau khi cộng điểm toàn bài kiểm tra nếu học sinh mắc từ 8 đến 10 lỗi câu, chính tả, dùng từ, trừ 0.5 điểm; sai quá 10 lỗi trừ 1 điểm. Giáo viên ra đề Tổ trưởng chuyên môn Ban giám hiệu (Ghi rõ họ, tên, ký) (Ghi rõ họ, tên, ký) (Ghi rõ họ, tên, ký) PHÒNG GD& ĐT NGA SƠN KIỂM TRA HỌC KÌ 2 TRƯỜNG MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 6 Thời gian làm bài: 90 phút Họ, tên học sinh: Lớp: ĐIỂM Lời phê của giáo viên p ĐỀ 16 ĐỀ BÀI Câu 1: (3 điểm) Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi: Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo và sáng sủa. Từ khi có Vịnh Bắc Bộ và từ khi quần đảo Cô Tô mang lấy dấu hiệu của sự sống con người thì, sau mỗi lần dông bão, bao giờ bầu trời Cô Tô cũng trong sáng như vậy. Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đặm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lai vàng giòn hơn 40
  5. nữa. Và nếu cá có vắng tăm biệt tích trong ngày động bão, thì nay lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đôi. (Ngữ văn 6 – tập 2) a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? (0.5 điểm) b. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì? (0.5 điểm) c. Em có nhận xét gì về cách sử dụng hình ảnh và từ ngữ trong đoạn văn, cho biết tác dụng của cách diễn đạt ấy? (1.5 điểm) d. Xác định thành phần chủ ngữ, vị ngữ trong câu văn : Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo và sáng sủa.(0.5 điểm) Câu 2: (2 điểm) Chép lại theo trí nhớ khổ thơ cuối của bài thơ Đêm nay Bác không ngủ và nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ? Câu 3: (5điểm) Tháng tư hoa phượng nở, ve kêu râm ran gọi hè về. Hãy tả lại quang cảnh trường em vào sáng sớm mùa hè trước giờ vào học. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN : NGỮ VĂN 6 Câu 1: (3 điểm) Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi: a/- Đoạn văn trích từ văn bản: Cô Tô.(0.5đ) - Tác giả Nguyễn Tuân.(0.5đ) b/- Phương thức biểu đạt chính: Miêu tả.(0.5đ) c/- Tác giả dùng tính từ gợi tả màu sắc vừa tinh tế, gợi cảm, trong trẻo, sáng sủa, xanh mượt, lam biếc. - Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác (vàng giòn) gợi tả sắc vàng riêng biệt ở Cô Tô. - Từ ngữ miêu tả gợi một bức tranh biển đảo trong sáng, phóng khoáng, lộng lẫy. (1đ) d/ Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô /là một ngày trong trẻo và sáng sủa.(0.5đ) CN VN Câu 2: (2 điểm) - Chép lại đúng khổ thơ cuối của bài thơ Đêm nay Bác không ngủ (1 điểm) Đêm nay Bác ngồi đó Đêm nay Bác không ngủ Vì một lẽ thường tình Bác là Hồ Chí Minh. 41
  6. - Hoàn cảnh ra đời của bài thơ: Bài thơ ra đời vào năm 1951 dựa trên sự kiện: Trong chiến dich Biên giới cuối năm 1950, Bác Hồ trực tiếp ra mặt trận theo dõi và chỉ huy cuộc chiến đấu của bộ đội và nhân dân ta. (1 điểm) Câu 3: (5điểm) Yêu cầu chung: - Về kiến thức: Miêu tả khung cảnh mùa hè của trường mình vào buổi sáng sớm trước giờ vào học. Đảm bảo trình tự miêu tả hợp lý; khi miêu tả đan xen yếu tố tự sự và biểu cảm; bộc lộ chân thành, sinh động cảm xúc của người tả. - Về kĩ năng: + Bài viết thể hiện đúng đặc trưng của kiểu văn bản miêu tả: sử dụng phương thức biểu đạt chính là miêu tả kết hợp yếu tố tự sự và biểu cảm để bài văn miêu tả sinh động, hấp dẫn, gợi cảm. + Bài viết có bố cục rõ ràng, đầy đủ ba phần. + Văn viết trôi chảy, mạch lạc, chữ viết sạch đẹp, không sai chính tả. Yêu cầu cụ thể: * Mở bài: Giới thiệu cảnh sẽ tả (trường em) - vào lúc nào (buổi sáng mùa hè, trước giờ vào học) - từ vị trí nào (từ ngoài cổng bước dần vào trường) (0.5đ) * Thân bài: a) Tả bao quát: ( 1đ) Cả khu trường như người mới ngủ dậy, còn chưa thật tỉnh. Sân trường rộng thênh thang mới có lác đác đôi ba nhóm bạn. Văn phòng đã mở cửa, nhưng chưa làm việc. Các phòng học, lớp đã mở cửa, thấp thoáng bóng đôi ba người, lớp còn đóng im ỉm. Bao trùm lên mọi cảnh vật vẫn là một sự vắng vẻ, im lìm. Tưởng như mọi người, mọi vật đều cố không để gây ra tiếng động. b) Tả chi tiết ( 2đ) - Sân trường: sạch sẽ, không một cọng rác, một tờ giấy vụn. Nắng chiếu từng vệt trên ngọn cây. Hàng ghế đá đặt dọc tường hoa chỉ có đôi bạn đang ngồi học bài. Dưới gốc cây bàng với ba hàng tán lá tròn xoe như ba cái dù to ai nghịch xếp chồng lên nhau, một bạn đến sớm đang xem lại bài học. - Lớp học: các bạn trực nhật đang hối hả làm nốt công việc vệ sinh phòng học, bàn ghế chuẩn bị cho buổi học sớm. - Các hoạt động của học sinh và giáo viên trong trường . C. Kết bài: Cảm xúc và suy nghĩ của em về ngôi trường. (0.5đ) ( 0.5đ dành ccho trình bày, bố cục, chính tả ) Chia sẻ 42
  7. TRƯỜNG THCS NGUYÊN KHÊ ĐỀ THI HỌC KÌ II- NĂM 2019- 2020 HỌ VÀ TÊN MÔN: NGỮ VĂN 6 LỚP Thời gian: 90’ (không kể thời gian phát đề) ĐỀ 17 Phần I( 6 điểm) Cho câu thơ sau: “Chú bé loắt choắt”. ( Ngữ văn 6- tập 2). Câu 1: .(1 điểm). Em hãy cho biết câu thơ trên trích trong bài thơ nào? Của ai? Bài thơ đó được viết theo thể thơ nào? Câu 2: (1,5 điểm). Em hãy chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo.Nêu nội dung của các câu thơ em vừa chép bằng một câu văn. Câu 3: (1 điểm) Chỉ ra biện pháp tu từ so sánh và tác dụng của biện pháp tu từ đó trong các câu thơ em vừa chép Câu 4: (2.5 điểm ) Hãy viết đoạn văn( từ 5- 7 câu) nêu cảm nghĩ của em về chú bé Lượm trong bài thơ em vừa xác định. Trong đoạn văn có sử dụng một câu trần thuật đơn có từ là, một biện pháp tu từ . ( gạch chân dưới các yêu cầu đó.) Phần II (4 điểm) Học sinh chọn 1 trong 2 đề sau: Đề 1: Tả một người thân yêu gần gũi với em ( ông ,bà, bố, mẹ, anh, chị, em, thầy, cô, bạn ) Đề 2: Tả một khu vườn vào một buổi sáng đẹp trời. 43
  8. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ II NGỮ VĂN 6 Phần I ( 6điểm) Câu 1. ( 1 điểm) - Câu thơ trích trong bài thơ Lượm. (0.25 điểm) - Bài thơ của nhà thơ Tố Hữu. ( 0.25 điểm) - Bài thơ thuộc thể thơ 4 chữ. (0.5 điểm) Câu 2. (1.5 điểm). - Chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo: ( 1 điểm). Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh Cái chân thoắt thoắt Cái đầu nghênh nghênh Ca lô đội lệch Mồm huýt sáo vang Như con chim chích Nhảy trên đường vàng - Nội dung của các câu thơ trên: miêu tả và khắc họa chân dung, hình ảnh chú bé Lượm nhỏ bé nhưng nhanh nhẹn, hồn nhiên, vui tươi,yêu đời. (0.5 điểm). Câu 3. (1 điểm). - Biện pháp tu từ : so sánh . Kiểu so sánh ngang bằng + “ Mồm huýt sáo vang - Như con chim chích”. - Tác dụng: làm nổi vóc dáng nhỏ bé và vẻ hồn nhiên,nhí nhảnh yêu đời của Lượm. Câu 4. Viết đoạn văn: Hình thức : 5- 7 câu. Viết đủ câu được ( .0.5 điểm) Nội dung: Cảm nghĩ của em về chú bé Lượm . ( 1 điểm) - Cảm nghĩ về chân dung, hình ảnh: nhỏ bé, nhanh nhẹn, hồn nhiên, vui tươi, yêu đời. - Cảm nghĩ về phẩm chất, trách nhiệm: dũng cảm, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. - Học tập được gì từ Lượm.? Yêu cầu: - 1 câu trần thuật đơn có từ là ( 0.5 điểm). - 1 biện pháp tu từ (0.5 điểm). Phần II. *Đề 1: tả một người thân yêu gần gũi với em ( ông ba, bố mẹ, ) A, Mở bài: giới thiệu về người thân của em (0.5 điểm). B, Thân bài: Miêu tả chi tiết về người thân: ( 3 điểm) - Tên tuổi. - Ngoại hình. - Tính nết,sở thích, sở ghét. - Tả hoạt động, công việc hằng ngày. - Những lời nói việc làm có ý nghĩa giáo dục sâu sắc. - Kỉ niệm đáng nhớ của em với người thân yêu. C, Kết bài: bày tỏ tình cảm, cảm xúc đối với người thân yêu gần gũi. (0.5 điểm) * Đề 2: Tả một khu vườn vào một buổ sáng đẹp trời: 44
  9. A, Mở bài: Giới thiệu khu vườn định tả: ở đâu? Thời gian? Không gian nào? (0.5 điểm). B, Thân bài: (3 điểm) - Tả chi tiết khu vườn. - Tả đặc điểm chung của khu vườn: diện tích, màu sắc của cây lá, hoa cỏ, âm thanh của rì rào của cây lá, âm thanh của các loài vật ( ong bướm, chim chóc.) - Cảm nhận chung của em về khu vườn đó: yêu thích, khoan khoái, thư thái, khi ở trong khu vườn - Chọn vài đặc điểm nổi bật của các loài cây cối.( màu sắc, lợi ích cụ thể của từng loài cây, sự bố trí sắp xếp của các loài cây trong vườn). Kết hợp tả một số loài vật, C, Kết bài: ( 0.5 điểm). Nêu tình cảm của cá nhân em về khu vườn và ý nghĩa của khu vườn trong đời hiện nay. PHÒNG GD& ĐT HUYỆN PHÚ XUYÊN ĐỀ THI THỬ MÔN VĂN TRƯỜNG THCS TT PHÚ MINH Năm học 2019 - 2020 Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian giao đề) Ngày kiểm tra ĐỀ 18 Phần I. (6.5 điểm) " .Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớp gấp mười nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy. Đến lúc ấy chỉ có người khéo lời lẽ mới dẹp nổi việc binh đao, không phải Ngô Thị Nhậm thì không ai làm được. Chờ mười năm nữa, cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu, quân mạnh thì ta có sợ gì chúng?" (Trích “Hoàng Lê thống nhất chí”, Ngô gia văn phái, Ngữ văn lớp 9 tập 1, NXB giáo dục 2005 trang 67) Câu 1. (1 điểm) Đoạn trích trên là lời của ai nói với ai? Câu nói đó xuất hiện trong hoàn cảnh nào? Câu 2. (1 điểm) Trong câu văn: “ Đến lúc ấy chỉ có người khéo lời lẽ mới dẹp nổi việc binh đao, không phải Ngô Thì Nhậm thì không ai làm được”. Có ý nghĩa phủ định không? Vì sao?. Câu 3. (3,5 điểm). Em hãy viết 1 đoạn văn tổng – phân - hợp ( khoảng 10-12 câu )nêu cảm nhận của em về hình tượng anh hùng dân tộc Quang Trung được khắc họa trong đoạn văn bản trên, trong đoạn có sử dụng một câu bị , một câu chứa thành phần khởi ngữ ( gạch chân và chú thích) 45
  10. Câu 4. (1 điểm) Hãy kể tên 2 tác phẩm văn học trung đại trong chương trình Ngữ văn trung học cơ sở viết về chủ để chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. PHẦN II (3, 5 điểm): Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Tri thức đúng là sức mạnh. Người ta kể rằng, có một máy phát điện cỡ lớn của công ti Pho bị hỏng. Một hội đồng gồm nhiều kĩ sư họp 3 tháng liền tìm không ra nguyên nhân. Người ta phải mời đến chuyên gia Xten - mét - xơ. Ông xem xét và làm cho máy hoạt động trở lại. Công ti phải trả cho ông 10 000 đô la. Nhiều người cho Xten - mét - xơ là tham, bắt bí để lấy tiền. Nhưng trong giấy biên nhận, Xten - mét - xơ ghi: "Tiền vạch một đường thẳng là một đô la. Tiền tìm ra chỗ để vạch đúng đường ấy giá: 9 999 đô la". Rõ ràng người có tri thức thâm hậu có thể làm được những việc mà người khác không làm nổi. Thử hỏi, nếu không biết cách chữa thì cỗ máy kia có thể thoát khỏi số phận trở thành đống phế liệu được không!? (Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019) 1. Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính là gì? Khái quát nội dung của đoạn trích bằng một câu văn. 2. Ghi lại lời dẫn trực tiếp được tác giả sử dụng trong đoạn trích? Theo em có nên chuyển lời dẫn trực tiếp đó thành lời dẫn gián tiếp không? Vì sao? 3. Từ ý nghĩa của câu chuyện trên và những hiểu biết xã hội, hãy viết một văn bản khoảng 2/3 trang giấy thi với chủ đề " Tri thức là sức mạnh " Hết 46
  11. Câu Yêu cầu Điểm 1 - Những lời trên Quang Trung nói với các tướng Tây Sơn khi hôi 0,5 1 đ quân ở Tam Điệp, sau khi ông luận công tội Sở, Lân đó là những 0.5 tướng được giao trấn giữ Thăng Long nhưng khi quân Thanh kéo sang, họ đã chủ động rút về Tam Điệp chờ đại quân Tây Sơn từ Huế ra. -Đây là câu phủ định nhưng không có ý nghĩa phủ định hay phản 2 bác ý kiến. 0,5 1đ Vì khẳng định tài năng ngoại giao của Ngô Thì Nhậm. 0,5 3 1. Về hình thức: Đoạn văn ( 15 câu ) đảm bảo đúng cấu trúc ngữ 0.5 3,5 đ pháp, diễn đạt trong sáng, dễ hiểu, không mắc lỗi chính tả. 2. Về nội dung: Cảm nhận của em về hình tượng người anh hùng dân tộc Quang Trung qua đoạn văn bản. Đảm bảo các ý cơ bản sau. - Sáng suốt trong việc xét đoán và dùng người: Thể hiện qua cách 1.5 xử trí vừa có lí vừa có tình với các tướng sĩ tại Tam Điệp.Ông rất hiểu tướng sĩ, hiểu tường tận năng lực của bề tôi, khen chê đúng người đúng việc (Đến lúc ấy chỉ có người khéo lời lẽ mới dẹp nổi việc binh đao, không phải Ngô Thì Nhậm thì không ai làm được) - Nguyễn Huệ là người anh hùng có ý chí quyết thắng, tầm nhìn xa 1.5 trông rộng. + Mới khởi binh, chưa lấy được tấc đất nào, vậy mà Quang Trung đã tuyên bố chắc nịch “phương lược tiến đánh đã có sẵn”, “Chẳng qua mươi ngay có thể đuổi được người Thanh”. + Biết trước kẻ thù “lớn gấp mười nước mình”, bị thua một trận “ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù” khiến việc binh đao không bao giờ dứt nên Nguyễn Huệ còn tính sẵn cả kế hoạch ngoại giao sau chiến thắng để có thời gian “yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng”, làm cho nước giàu quân mạnh. =>là người có ý chí sáng suốt,nhạy bén,quết thắng trước mọi thời cuộc 4 -Có thể kể 2 văn bản: Nam quốc Sơn Hà; Hịch tướng sĩ. 1 đ PHẦN II (3, 5 điểm) 1 1. Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính là nghị luận 0.25 0.5 đ Khái quát nội dung của đoạn trích bằng một câu văn: Tri thức là sức 0.25 mạnh 2 2. Lời dẫn trực tiếp được tác giả sử dụng trong đoạn trích: "Tiền 0.25 1 đ vạch một đường thẳng là một đô la. Tiền tìm ra chỗ để vạch đúng đường ấy giá: 9 999 đô la." Không nên chuyển lời dẫn trực tiếp đó thành lời dẫn gián tiếp 0.25 bởi đây là dẫn chứng xác thực, ghi lời dẫn trực tiếp làm nội dung của 0.5 nó được nhấn mạnh hơn về độ chính xác và cũng thể hiện sự tôn 47
  12. trọng với tác giả viết ra câu nói đó. 3 1. Kĩ năng: Đảm bảo một bài văn nghị luận xã hội; lập luận chặt 2 đ chẽ, bố cục hợp lí; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp cơ bản 2. Kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau: * Giải thích. 0.5 - Tri thức là những hiểu biết về khoa học, văn học, lịch sử , đời sống xã hội mà con người chiếm lĩnh được. - Là những hiểu biết của nhân loại được đúc kết quả hàng trăm thế kỷ phát triển từ thời xa xưa đến ngày nay. * Vai trò của tri thức trong cuộc sống 1.0 - Trong quá khứ đã có biết bao hào kiệt anh tài với tài ba thao lược, võ giỏi, văn hay, tri thức sâu rộng nhờ đó mà ta lực lượng yếu vẫn thắng địch giành lại độc lập cho dân - Ngày nay, khi đất nước được thái bình tri thức rất cần thiết trong việc phát triển quốc gia, dân tộc: + Về chính trị: Cần phải được xây dựng vững mạnh, ổn định, cần những người lãnh đạo có năng lực, tầm nhìn lớn. + Về kinh tế: Để phát triển nền kinh tế tri thức, đưa đất nước sánh vai với cường quốc trên thế giới. + Đối với xã hội, văn hoá giáo dục, tri thức cũng góp tiếng nói của mình vào sự ổn định phát triển. * Đối với bản thân mỗi người: - Tri thức mang lại cuộc sống đủ đầy, nâng cao chất lượng đời sống và sống có ích. - Tri thức mang đến những chân trời mới của cuộc sống, con người khẳng định được bản thân là nhờ có tri thức - Tri thức giúp bản thân ngày càng hoàn thiện hơn, biết lựa chọn những tinh hoa để tiếp nhận, rời xa những xấu xa, ích kỉ, nhỏ nhen tầm thường trong cuộc sống, biết " gạn đục khơi trong", biết yêu thương nhiều hơn. → Tri thức là hành trang thiết yếu mà mỗi người cần có trên đường đời. * Mở rộng: 0.5 48
  13. + Trên thực tế, ta vẫn thấy nhiều bạn trẻ chỉ mải mê ăn chơi, đua đòi mà không học hành + Chúng ta là những người trẻ, những hy vọng tương lai của nước nhà, cần hiểu được tầm quan trọng của trí thức,cố gắng học tập thật giỏi, trau dồi, rèn luyện cả đạo đức, tri thức để phát triển toàn diện -"Tri thức là sức mạnh", hãy trau dồi tri thức để mang đến sức mạnh cho chính mình, cho quốc gia, dân tộc mình. Hãy là một vì sao lấp lánh tài năng, bản lĩnh và một trái tim đẹp. UBND QUẬN BÌNH THẠNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS PHÚ MỸ MÔN NGỮ VĂN LỚP 6 NĂM HỌC 2019- 2020 Thời gian: 90 phút ( Không kể thời gian phát đề) ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ 19 Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “ Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận . Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ, lòa nhòa ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai ” (Trích văn bản Sông nước Cà Mau – Đoàn Giỏi) Câu 1: (2.0 điểm) a. Đoạn văn trên miêu tả cảnh đẹp cụ thể nào ở vùng đất Cà Mau? Em có nhận xét như thế nào về đặc điểm của cảnh thiên nhiên hiện lên trong đoạn trích? b. Từ văn bản Sông nước Cà Mau đã được học trong chương trình Ngữ Văn 6 và những hiểu biết thực tế của mình, nếu em được giới thiệu với mọi người về vùng đất Cà Mau xinh đẹp, em sẽ giới thiệu những điều gì? Câu 2: (2.0 điểm) a) Em hãy chỉ ra một phép so sánh có trong đoạn trích trên và cho biết tác dụng của phép so sánh đó? b) Em hãy đặt một câu văn có chứa phép so sánh về chủ đề “thầy cô”hoặc “bạn bè”. Câu 4: (6.0 điểm) Ngày thơ bé, ta được sống trong lời ru ngọt ngào của mẹ, trong vòng tay âu yếm của bà, trong sự chở che vững chãi của người cha, trong những lời khuyên ân cần trìu mến của ông nội hoặc ông ngoại. Lớn lên một chút, đi học rồi, ta lại được sống trong tình yêu thương, sự sẻ chia của thầy cô, bè bạn Đối với chúng ta, mỗi người thân yêu như ông bà, cha mẹ, bạn bè, thầy cô là một điểm tựa trong cuộc đời giúp ta sống tốt hơn, hạnh phúc hơn Vậy, người thân yêu nhất đối với em là ai? Em hãy viết một bài văn miêu tả về người đó! 49
  14. UBND QUẬN BÌNH THẠNH TRƯỜNG THCS PHÚ MỸ HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ II LỚP 6 MÔN NGỮ VĂN Năm học: 2019-2020 Câu 1: (2.0 điểm) a. - Ý 1: Đoạn văn trên miêu tả cảnh dòng sông và rừng đước ở vùng đất Cà Mau. 0.5đ (Nếu hs chỉ nêu được dòng sông hoặc rừng đước 0.25đ) - Ý 2: Đặc điểm của thiên nhiên hiện lên trong đoạn trích là: hùng vĩ/ rộng lớn/ mênh mông/ vô tận và đầy sức sống hoang dã/ hoang sơ/ trù phú/ tươi tốt (câu trả lời có 2 ý, chỉ đúng 1 ý được 0.25đ) b. - Học sinh có thể giới thiệu tùy ý về thiên nhiên, con người Cà Mau, nêu được vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống con người Cà Mau (0.75đ). - Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, cụ thể, không sai lỗi chính tả (0.25đ). Câu 2: (2.0 điểm) a. Học sinh xác định đúng các phép so sánh: (0.5đ) + nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác + cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng + rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận Tác dụng: giúp người đọc dễ hình dung khung cảnh, nhấn mạnh vẻ hùng vĩ, trù phú của thiên nhiên nơi đây. (0.5đ) b. Hs đặt câu: + có chứa phép so sánh (0.5đ) + đúng chủ đề 0.25đ + đúng hình thức và ngữ nghĩa 0.25đ Câu 3:(6.0 điểm)  Về hình thức, kỹ năng: 0.5đ - Bài làm có bố cục 3 phần rõ ràng. - Bài làm sạch sẽ, diễn đạt mạch lạc, rõ ràng. - Cách dùng từ diễn đạt phù hợp, trong sáng.  Về nội dung: 5.5đ a) Mở bài: giới thiệu về một người thân yêu mà em định tả. 0.5đ b) Thân bài:4.5đ + Miêu tả ngoại hình. Chú ý miêu tả những nét nổi bật, tiêu biểu. + Tính tình/ phẩm chất/ sở thích + Tả người trong lúc đang hoạt động. - Học sinh có thể miêu tả theo trình tự trên hoặc thay đổi, kết hợp, đan xen sao cho hợp lí. - Bài miêu tả có kết hợp yếu tố biểu cảm, tự sự nhưng không được sa đà vào kể. Nếu phần thân bài học sinh chỉ kể, không có yếu tố miêu tả thì chỉ cho tối đa 1/3 số điểm thân bài ( khoảng 1.5đ) - Bài làm cần có những liên tưởng, so sánh, nhận xét hay, sáng tạo thể hiện năng lực của người viết. c) Kết bài: Tình cảm, mong ước của em đối với người đó.0.5 đ  Biểu điểm: - Điểm 5.25- 6.0: Đáp ứng tốt các yêu cầu về kỹ năng và kiến thức. Bài làm sáng tạo, có cảm xúc tình cảm chân thành. Chữ viết rõ ràng, sạch, rõ nét. Không mắc lỗi về chính tả, ngữ pháp. - Điểm 4.0- 5.0: Hiểu đề, đáp ứng yêu cầu trên, viết đúng bài miêu tả, thể hiện rõ nét đặc điểm chính của nhân vật. Tuy nhiên còn thiếu sự sáng tạo (liên tưởng, so sánh), còn mắc vài lỗi về chính tả, dùng từ, diễn đạt. Bài làm sạch, chữ viết rõ nét. - Điểm 2.5- 3.75: Hiểu đề, viết đúng kiểu bài miêu tả. Tuy nhiên nội dung còn khá sơ sài, chưa thể hiện được nhiều đặc điểm chính của nhân vật. Còn mắc một số lỗi về chính tả, dùng từ, diễn đạt. Bài làm còn gạch xóa nhiều, chữ viết đọc được. 50
  15. - Điểm 1.0- 2.25: Chưa đáp ứng cơ bản các yêu cầu về kỹ năng và kiến thức. Bài làm rất sơ sài, ít ý. Chưa nắm vững kĩ năng, chủ yếu nêu chứ chưa tả. Kể khá nhiều, miêu tả rất mờ nhạt. Sai nhiều lỗi về chính tả, dùng từ, diễn đạt. Bài làm dơ, chữ viết không rõ nét. - Điểm 0.25- 0.75: Không đáp ứng được hầu hết các yêu cầu cơ bản. Bài viết quá lan man, xa rời chủ đề “ miêu tả một người thân yêu” hoặc cụt ý (vài dòng). - Điểm 0: Không làm bài. Lưu ý: - Bài văn không miêu tả một người thân yêu mà tả hai hoặc ba người chưa chuẩn với yêu cầu của đề, chỉ cho tối đa 3.0đ. - Bài làm không ngắt đoạn mở bài hoặc không ngắt đoạn kết bài hoặc không ngắt đoạn cả mở bài và kết bài trừ 0.5đ hình thức. - Bài viết có theo chủ đề nhưng lan man, xa rời trọng tâm, không có bố cục mở- kết chỉ cho tối đa 2.5đ. - Bài viết lạc đề hoàn toàn 0.5đ - GV cần tôn trọng diễn đạt và sáng tạo của học sinh. PHÒNG GDVÀ ĐT PHÚC THỌ KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS TAM THUẤN Năm học 2019 - 2020 Môn: Ngữ văn – Khối: 6 Thời gian: 90 phút (Không tính thời gian phát đề) ĐỀ CHÍNH ĐỀ 20 THỀC I. Đọc hiểu (4.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi. “ Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu! ” (Ngữ văn 6, Tập hai, NXBGD – 2006) Câu 1 (0.5 điểm).Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Tác giả ? Câu 2 (0.5 điểm). Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì ? Câu 3 (1.0 điểm). Chỉ ra biện pháp nhân hóa được sử dụng trong đoạn văn. Tác dụng ? Câu 4 (2.0 điểm). Hãy viết đoạn văn (khoảng 8-10 câu) bày tỏ tình cảm của em với cây tre Việt Nam. II. Tập làm văn (6.0 điểm) Con đường đến trường đã khắc sâu vào trong tâm trí của em. Hãy tả về con đường thân thuộc ấy. 51
  16. HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 6 KIỂM TRA HỌC KÌ II Năm học: 2019-2020 Phần Câu/ý Nội dung Điểm 1 Trích: Cây tre Việt Nam 0.5 Phần I: Tác giả: Thép Mới Đọc hiểu 2 Phương thức: tự sự. 0.5 (4,0 điểm) Phép nhân hóa: chống, xung phong, giữ, 1.0 3 Tác dụng: Khiến cho cây tre biết hành động suy nghĩ như con người 4 Viết đoạn văn (từ 8-10câu) bày tỏ tình cảm về cây tre. 2.0 a. Đảm bảo hình thức 1 đoạn văn. 0.25 b. Xác định đúng vấn đề. 0.25 c.Triển khai hợp lý nội dung một đoạn văn: vận dụng 1.0 tốt các thao tác viết đoạn văn miêu tả, có thể viết đoạn theo các gợi ý sau: Giới thiệu, đặc điểm của cây tre, tình cảm với cây, tình yêu thiên nhiên, d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, suy nghĩ riêng về 0.25 vấn đề miêu tả, xen các yếu tố so sánh, nhận xét phù hợp, hay. e. Đảm bảo đúng chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng 0.25 Việt. Lưu ý: Nếu học sinh không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên giáo viên linh hoạt ghi điểm. Viết bài văn miêu tả con đường đến trường. 6.0 a. Đảm bảo cấu trúc bài miêu tả. 0.5 Phần Tập Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. làm văn b. Mở bài: (6,0 điểm) Giới thiệu con đường đến trường. 0.5 c. Thân bài: * Tả hình ảnh con đường quen thuộc: 52
  17. - Miêu tả con đường theo cảm nhận chung (rộng hay hẹp; đường nhựa, đường đất hay có rải đá, lát gạch hay tráng xi măng; ) - Cảnh hai bên đường: + Những dãy nhà, hàng cây + Những rặng cây, cánh đồng, những ruộng hoa, dòng sông * Con đường vào một lần em đi học (cụ thể): 4.0 - Nét riêng của con đường vào lúc em đi học. - Cảnh học sinh đi học: cách ăn mặc, cử chỉ, thái độ - Cảnh người đi làm, xe cộ. * Kể (nhắc) về một kỉ niệm gắn liền với con đường đến trường d. Kết bài 0.5 Tình cảm của em với con đường và những mơ ước tương lai. e. Bài viết có sáng tạo, viết chính tả, dùng từ, đặt câu 0.5 đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. Tổng điểm 10 ===Hết=== PHÒNG GD&ĐT QUỐC OAI ĐỀ THI HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS TÂN PHÚ MÔN: NGỮ VĂN 6 Năm học 2019- 2020 Ngày kiểm tra: 30/6/2020 Thời gian: 90 phút ĐỀ 21 I.ĐỌC- HIỂU: (6.0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: " Thế rồi, từ điều này sang điều khác, thầy Ha-men nói với chúng tôi về tiếng Pháp, bảo rằng đó là ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất: phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ quên lãng nó, bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ được tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù Rồi thầy cầm một quyển ngữ pháp và đọc bài học cho chúng tôi. Tôi kinh ngạc thấy sao mình hiểu đến thế. Tất cả những điều thầy nói, tôi thấy thật dễ dàng, dễ dàng. Tôi cũng cho là chưa bao giờ mình chăm chú nghe đến thế, và cả thầy giáo nữa, chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng giải đến thế. Cứ như thể trước khi ra đi, con người tội nghiệp muốn truyền thụ toàn bộ tri thức của mình, muốn đưa ngay một lúc tri thức ấy vào đầu óc chúng tôi" (Ngữ văn 6 - Tập 2 ) 1.Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Của ai? (1.0 điểm) 53
  18. 2.Đoạn văn được viết theo phương thức biểu đạt chủ yếu nào? được kể theo ngôi thứ mấy? (1.0 điểm) 3.Câu văn: " bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ , chừng nào họ vẫn giữ được tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù " đã sử dụng phép tu từ nào? (0,5điểm) 4. Em hiểu như thế nào về lời nói : " bởi vì khimột dân tộc rơi vào vòng nô lệ , chừng nào họ vẫn giữ được tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù " (1,5 điểm) 5.Ý nghĩ nhan đề của văn bản? (0,5 điểm) 6. Điều mà em học tập được nhân vật "tôi" trong đoạn trích là gì? (1,5 điểm) II. TẬP LÀM VĂN: ( 4,0 Điểm) Tả lại một cảnh đẹp trên quê hương em hoặc em có dịp quan sátbằng 1 bài văn ngắn Hết ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ 2 MÔN NGỮ VĂN 6 NĂM HỌC 2019 – 2020 PHẦN I: ĐỌC –HIỂU Câu Yêu cầu kiến thức Điểm 1 - Văn bản: Buổi học cuối cùng 0,5đ - Tác giả: An-phông-xơ Đô-đê 0,5đ 2 - Tự sự 0,5đ - Ngôi thứ nhất 0, 5đ 3 - So sánh 0,5đ 4 -Câu nói của thầy Ha-men đã nêu bật giá trị thiêng liêng và sức mạnh to 0,5đ lớn của tiếng nói dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập tự do - Tiếng nói là tài sản tinh thần vô giá của một dân tộc nó được vun đắp qua hàng nghìn năm. Tiếng nói lưu giữ cả một nền văn hóa của dân tộc. 0,5đ - Vì vậy kẻ thù khi xâm lược, chúng muốn làm cho ngôn ngữ dân tộc ngày 0,5đ càng bị mai một đi, làm cho nhân dân không còn tìm ra con đường đấu tranh. Nhưng ta vẫn giữ vững được tiếng nói có nghĩa là kẻ thù khó có thể chiến thắng 5 Nhan đề văn bản là: “Buổi học cuối cùng” : - Truyện kể về buổi học bằng tiếng Pháp cuối cùng ở lớp học của thầy Ha- 54
  19. men tại một trường làng trong vùng An dát. Đó là thời kỳ sau cuộc đấu 0.25 tranh Pháp -Phổ, nước Pháp thua trận, phải cắt hai vùng An dát và Lo ren ở sát biên giới với Phổ cho nước Phổ. Các trường học ở hai vùng này ,theo lệnh của chính quyền Phổ, không được tiếp tục dạy tiếng Pháp. Chính vì vậy, tác giả đặt tên truyện là Buổi học cuối cùng. 0.25 - Cách đặt nhan đề này gây sự chú ý cho người đọc đồng thời thể hiện sự xót xa của tác giả cũng như người dân nơi đây về sự mai một tiếng dân tộc. 6 Hs bộc lộ quan điểm của mình trên cơ sở các ý sau: - Bài học về thái độ cư xử với tiếng dân tộc. 0.75 + Phải yêu quý tiếng mẹ đẻ: + Giữ gìn sự trong sáng. + Sử dụng có chuẩn mực + Làm giàu thêm vốn từ. - Bài học phải có ý thức học tập nghiêm túc 0.5 + Nhận thức đúng đắn về nhiệm vụ học tập. + Có thái độ yêu say các môn học. + Có tinh thần tự học. 0.25 - Bài học về thành công trong cuộc sống. Muốn có thành công phải có niểm đam mê. PHẦN II: TẬP LÀM VĂN Hình thức, kĩ năng: 0.5đ - Hình thức: Bố cục rõ ràng, chữ viết rõ ràng, không sai chính tả, đúng văn phạm - Kĩ năng: + Đúng kiểu bài miêu tả + Có sử dụng so sánh, liên tưởng, nhân hóa, từ ngữ gợi tả Nội dung: HS có thể tùy chọn cảnh nhưng phải là cảnh đẹp trên quê hương 3. 5đ * Ví dụ về dòng sông - Mở bài 0.25 + Giới thiệu dòng sông quê hương và nêu cảm xúc khái quát. 3.0 - Thân bài - Tả dòng sông theo trình tự hợp lí: + Tả khái quát: tên sông, hình dáng, hai bên bờ song, mặt sông, nước sông + Tả chi tiết: có thể tả dòng sông vào nhiều thời điểm: . Buổi sớm: ánh nắng, nước sông, lòng sông, thuyền bè, hai bên bờ, cây 55
  20. cối, chim chóc, cá . Buổi trưa: vắng vẻ, chỉ có ánh nắng . Buổi chiều hè: đông vui, nhộn nhịp, trẻ em tắm mát . Đêm trăng sáng: sông như dát bạc, mọi người ra hóng mát 0.25 - Kết bài - Nêu giá trị và phát biểu cảm nghĩ về dòng sông Tùy theo học sinh có thể lựa chọn cảnh đẹp.Khuyến khích những bài viết sáng tạo, ngôn ngữ giàu hình ảnh, biết sử dụng nghệ thuật để tả PHÒNG GD-ĐT QUẬN NAM TỪ LIÊM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS TÂY MỖ Môn Ngữ Văn 6 (thời gian 90 phút) ĐỀ 22 ĐỀ 1 Phần I (6,5đ). Trong bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”, nhà thơ Minh Huệ đã có những vần thơ vô cùng xúc động: “Anh đội viên nhìn Bác Càng nhìn lại càng thương” (SGK Ngữ Văn 6 tập hai) Câu 1: Chép chính xác 6 câu thơ tiếp theo để hoàn thiện 2 khổ thơ. Câu 2: Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” được nhà thơ Minh Huệ sáng tác trong hoàn cảnh nào? Câu 3: Chỉ rõ hình ảnh thơ có sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ trong 2 khổ thơ em vừa chép và phân tích hiệu quả nghệ thuật. Câu 4: Bằng sự hiểu biết và cảm nhận của em về bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”, hãy viết một đoạn văn khoảng 8-10 câu làm rõ vẻ đẹp của hình tượng Bác Hồ với tình yêu thương lớn lao dành cho bộ đội và nhân dân. Trong đoạn văn có sử dụng một phó từ, một câu trần thuật đơn (gạch chân dưới phó từ, câu trần thuật đơn và chú thích rõ) Phần II: (3,5đ). Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa. Từ khi có vịnh Bắc Bộ và từ khi quần đảo Cô Tô mang lấy dấu hiệu của sự sống con người thì, sau mỗi lần dông bão, bao giờ bầu trời Cô Tô cũng trong sáng như vậy. Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đặm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa. Và nếu cá có vắng tăm biệt tích trong ngày động bão, thì nay lưới lại càng thêm nặng mẻ cá giã đôi.” (SGK Ngữ văn 6 - tập hai) Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Của ai? Câu 2: Nêu nội dung của đoạn văn trên bằng một câu văn hoàn chỉnh. 56
  21. Câu 3: Xác định CN-VN trong câu văn sau và cho biết vì sao câu văn đó thuộc kiểu câu trần thuật đơn? “Từ khi có vịnh Bắc Bộ và từ khi quần đảo Cô Tô mang lấy dấu hiệu của sự sống con người thì, sau mỗi lần dông bão, bao giờ bầu trời Cô Tô cũng trong sáng như vậy.” Câu 4: Viết đoạn văn khoảng 6-8 câu trình bày suy nghĩ của em về việc chúng ta cần làm gì để thiên nhiên mãi kì diệu, gắn bó, thân thiện với con người. Hết HƯỚNG DẪN, BIỂU ĐIỂM CHẤM BIỂU GHI HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM CHÚ Phần I (6,5đ) Câu 1 - Học sinh chép chính xác 6 câu thơ để hoàn thiện 2 khổ thơ (1đ) - Sai một lỗi chính tả, trừ 0,25 đ. 1 - Chép sai một câu thơ hoặc chép thiếu, trừ 0,5đ Câu 2 - Năm 1951- sau khi nhà thơ Minh Huệ nghe một người đồng (0,5đ) chí kể về một đêm không ngủ của Bác khi Người trực tiếp chỉ huy chiến dịch Biên giới (1950) 0,5 - Thiếu hoặc sai một trong hai dữ kiện trên trừ (0,25đ) Câu 3 - Hình ảnh thơ có chứa biện pháp tu từ ẩn dụ: “Người Cha” 0,5 (1,5đ) hoặc “Người Cha mái tóc bạc”. - Hiệu quả nghệ thuật: + Gợi tình cảm của Bác dành cho các anh đội viên như tình cảm người cha dành cho những đứa con. 0,5 + Gợi sự gần gũi, thân thuộc, ấm áp. + Qua đó ta thấy được tình yêu, niềm kính trọng của anh đội 0,5 viên dành cho Bác. (Học sinh nêu được 2 trong 3 ý trên cho 1 đ) Câu 4 * Hình thức: 1,0 (3,5đ) - Đúng hình thức đoạn văn (sai hình thức đoạn trừ 0,5đ), đủ số câu (cộng trừ 1 câu) (quá dài, quá ngắn trừ 0,25đ) - Không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, chính tả. - Có sử dụng phó từ, câu trần thuật đơn (gạch chân chú thích 57
  22. rõ) mỗi đơn vị kiến thức 0,25đ * Nội dung: Đảm bảo các ý sau: 2,5đ -Tư thế của một con người suốt đời lo cho dân, cho nước: lặng yên, trầm ngâm, tóc bạc, - Cử chỉ, hành động: đốt lửa, dém chăm cho từng người, nhón chân nhẹ nhàng. ->Thể hiện tình yêu thương và sự chăm sóc ân cần, tỉ mỉ của Bác Hồ đối với các chiến sĩ. - Lời nói: Giản dị, ấm áp “không an lòng, thương đoàn dân công, càng thương càng nóng ruột, mong trời sáng ” - Không ngủ để lo cho dân, cho nước đã trở thành lẽ thường tình trong cuộc đời Bác. =>Lòng yêu thương bao la, rộng lớn. Hình ảnh Bác hiện lên thật giản dị, gần gũi mà lớn lao, cao cả. Thiếu nghệ thuật hoặc không biểu cảm trừ 0,5đ Phần II (3,5đ) Câu 1 -Văn bản “Cô Tô” 0,25 (0,5đ) - Tác giả Nguyễn Tuân 0,25 Câu 2 - Đoạn trích đã cho ta thấy vẻ đẹp tràn đầy sức sống của Cô (0,5đ) Tô sau trận bão. (Học sinh có thể có những cách diễn đạt khác nhưng phải 0,5 đúng hình thức câu văn hoàn chỉnh và nêu được nội dung chính của đoạn trích. Không đúng hình thức câu văn trừ 0,25đ) Câu 3 - Xác định CN-VN: (0,5đ) 0,25 Từ khi có vịnh Bắc Bộ và từ khi quần đảo Cô Tô mang lấy dấu hiệu của sự sống con người thì, sau mỗi lần dông bão, bao giờ bầu trời Cô Tô// cũng trong sáng như vậy.” CN VN => Câu trần thuật đơn vì có một cụm CN-VN làm nòng cốt 0,25 câu. Câu 4 * Hình thức: 0,5 (2đ) - Đúng hình thức đoạn văn (sai hình thức đoạn trừ 0,5đ), đủ số 58
  23. câu (cộng trừ 01 câu) (quá dài, quá ngắn trừ 0,25đ) - Không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, chính tả. 1,5 * Nội dung: - Chỉ ra được sự kì diệu, gắn bó của thiên nhiên với con người. - Thiên nhiên đang lên tiếng kêu cứu, thậm chí nổi giận, - Những hành động thiết thực để bảo vệ thiên nhiên: + Không vứt rác bừa bãi, tích cực trồng và chăm sóc cây xanh, làm sạch bờ biển, nói không với rác thải nhựa, + Sống hòa hợp, trân trọng, yêu quý thiên nhiên, + Tuyên truyền cho mọi người ý thức bảo vệ thiên nhiên, Gv ra đề TTCM Duyệt Nguyễn Thị Nga Trương Thị Kim Thanh 59
  24. PHÒNG GD-ĐT QUẬN NAM TỪ LIÊM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS TÂY MỖ Môn Ngữ Văn (thời gian 90 phút) ĐỀ 23 ĐỀ 2 Phần I (6,5đ). Trong bài thơ “Lượm”, nhà thơ Tố Hữu đã có những vần thơ khắc họa sống động hình ảnh chú bé Lượm: “Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh” (SGK Ngữ Văn 6 tập hai) Câu 1: Chép chính xác 6 câu thơ tiếp theo để hoàn thiện 2 khổ thơ. Câu 2: Bài thơ “Lượm” được nhà thơ Tố Hữu sáng tác trong hoàn cảnh nào? Câu 3: Chỉ rõ hình ảnh thơ có sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong 2 khổ thơ em vừa chép và phân tích hiệu quả nghệ thuật. Câu 4: Bằng sự hiểu biết và cảm nhận của em về bài thơ “Lượm”, hãy viết một đoạn văn khoảng 8-10 câu làm rõ vẻ đẹp hồn nhiên, vui tươi, trong sáng và sự hi sinh cao cả của Lượm. Trong đoạn văn có sử dụng một phó từ, một câu trần thuật đơn (gạch chân dưới phó từ, câu trần thuật đơn và chú thích rõ) Phần II: (3,5đ). Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “Bóng tre trùm lên âu yếm bản làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp.Tre, nứa, mai, vầu giúp người trăm công nghìn việc khác nhau.” (SGK Ngữ văn 6 - tập hai) Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Của ai? Câu 2: Nêu nội dung của đoạn văn trên bằng một câu văn hoàn chỉnh. Câu 3: Xác định CN-VN trong câu văn sau và cho biết vì sao câu văn đó thuộc kiểu câu trần thuật đơn? 60
  25. “Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang.” Câu 4: Viết đoạn văn khoảng 6-8 câu trình bày suy nghĩ của em về việc chúng ta cần làm gì để thiên nhiên mãi kì diệu, gắn bó, thân thiện với con người. Hết HƯỚNG DẪN, BIỂU ĐIỂM CHẤM BIỂU GHI HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM CHÚ Phần I (6,5đ) Câu 1 - Học sinh chép chính xác 6 câu thơ để hoàn thiện 2 khổ thơ (1đ) - Sai một lỗi chính tả, trừ 0,25 đ. 1 - Chép sai một câu thơ hoặc chép thiếu, trừ 0,5đ Câu 2 - Năm 1949 – thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. 0,5 (0,5đ) - Thiếu hoặc sai một trong hai dữ kiện trên trừ (0,25đ) Câu 3 - Hình ảnh thơ có chứa biện pháp tu từ so sánh: “Như con (1,5đ) chim chích/Nhảy trên đường vàng” hoặc “Như con chim 0,5 chích” - Hiệu quả nghệ thuật: + Gợi hình ảnh chú bé liên lạc nhỏ nhắn, xinh xắn, hồn nhiên, 0,5 vui tươi, trong sáng. + Gợi sự thích thú, say mê của Lượm khi làm công việc kháng chiến. 0,5 + Qua đó, ta thấy được niềm yêu mến, cảm phục của tác giả dành cho Lượm. (Học sinh nêu được 2 trong 3 ý trên cho 1 đ) Câu 4 * Hình thức: (3,5đ) - Đúng hình thức đoạn văn (sai hình thức đoạn trừ 0,5đ), đủ số 1,0 câu (cộng trừ 1 câu) (quá dài, quá ngắn trừ 0,25đ) - Không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, chính tả. - Có sử dụng phó từ, câu trần thuật đơn (gạch chân chú thích 61
  26. rõ) mỗi đơn vị kiến thức 0,25đ * Nội dung: Đảm bảo các ý sau: * Lượm: chú bé hồn nhiên, tinh nghịch, đáng yêu. - Trang phục : cái xắc xinh xinh, ca lô đội lệch. -> đơn giản, gọn gàng. - Dáng điệu: loắt choắt, đầu nghênh nghênh nhỏ bé, nhanh nhẹn, tinh nghịch. - Cử chỉ: chân thoăn thoắt, huýt sáo, cười híp mí. 2,5đ nhanh nhẹn, tươi vui, hồn nhiên, yêu đời. - Lời nói: “ Cháu đi liên lạc Tự nhiên, chân thật. * Lượm: chú liên lạc nhỏ tuổi, gan dạ, dũng cảm, bất chấp khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ. - Lượm: nhỏ tuổi mà nhận nhiệm vụ liên lạc vô cùng khó khăn, nguy hiểm. - Hoàn cảnh : khẩn cấp, khó khăn, nguy hiểm. - Hành động: dũng cảm, nhanh nhẹn, hăng hái quyết hoàn thành nhiệm vụ không nề nguy hiểm. - Sự hi sinh: dũng cảm, thiêng liêng, cao cả hoá thân vào thiên nhiên Thiếu nghệ thuật hoặc không biểu cảm trừ 0,5đ Phần II (3,5đ) Câu 1 -Văn bản “Cây tre Việt Nam” 0,25 (0,5đ) - Tác giả Thép Mới 0,25 Câu 2 - Đoạn trích đã cho ta thấy sự gắn bó thân thiết của tre với con (0,5đ) người Việt Nam. (Học sinh có thể có những cách diễn đạt khác nhưng phải 0,5 đúng hình thức câu văn hoàn chỉnh và nêu được nội dung chính của đoạn trích. Không đúng hình thức câu văn trừ 0,25đ) Câu 3 - Xác định CN-VN: (0,5đ) “Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam// 0,25 CN dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang.” VN => Câu trần thuật đơn vì có một cụm CN-VN làm nòng cốt 0,25 62
  27. câu. Câu 4 * Hình thức: (2đ) - Đúng hình thức đoạn văn (sai hình thức đoạn trừ 0,5đ), đủ số câu (cộng trừ 1 câu) (quá dài, quá ngắn trừ 0,25đ) - Không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, chính tả. * Nội dung: 0,5 - Chỉ ra được sự kì diệu, gắn bó của thiên nhiên với con người. - Thiên nhiên đang lên tiếng kêu cứu, thậm chí nổi giận, - Những hành động thiết thực để bảo vệ thiên nhiên: 1,5 + Không vứt rác bừa bãi, tích cực trồng và chăm sóc cây xanh, làm sạch bờ biển, nói không với rác thải nhựa, + Sống hòa hợp, trân trọng, yêu quý thiên nhiên, + Tuyên truyền cho mọi người ý thức bảo vệ thiên nhiên, Gv ra đề TTCM Duyệt Nguyễn Thị Nga Trương Thị Kim Thanh 63
  28. KIỂM TRA HỌC KỲ II Môn: Ngữ Văn 6 ĐỀ 24 Phần trắc nghiệm (3 điểm) Lựa chọn rồi viết chữ cái đầu mỗi phương án đúng trong các câu sau vào bài làm: Câu 1. Câu nào sau đây không phải là câu trần thuật đơn? A. Nước Việt Nam xanh muôn ngàn C. Tre còn là nguồn vui nhất của tuổi cây lá khác nhau. thơ. B. Bóng tre trùm lên âu yếm làng bản, D. Vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre thôn xóm. cũng xanh tốt. Câu 2. Hình ảnh Bác Hồ trong bài thơ: “ Đêm nay Bác không ngủ”được miêu tả qua cái nhìn và cảm nghĩ của ai? A.Tác giả C. Cô dân công B. Anh đội viên D. Em thiếu nhi Câu 3. Câu thơ nào trong bài thơ: “ Đêm nay Bác không ngủ” có sử dụng phép ẩn dụ? A. Chú cứ việc ngủ ngon. C. Bác vẫn ngồi đinh ninh. B. Bóng Bác cao lồng lộng. D. Người cha mái tóc bạc. Câu 4: Ý nghĩa của 2 khổ thơ cuối bài thơ “Lượm”: A. Hướng người đọc suy nghĩ nhiều hơn về sự sống mãi của Lượm trong lòng mọi người, sống mãi với non sông đất nước. B. Khẳng định rằng Lượm đã hi sinh anh dũng. C. Hình ảnh chú bé Lượm hồn nhiên,vui tươi đang đi liên lạc . D. Khẳng định sự thật đau lòng: Lượm không còn nữa . Câu 5: Cụm từ “chẳng bao lâu” trong câu: “Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng” thuộc thành phần nào dưới đây ? A. Chủ ngữ B. Vị ngữ C. Trạng ngữ D. Phụ ngữ Câu 6. Vấn đề nổi bật nhất có ý nghĩa nhân loại, được đặt ra trong văn bản: “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” là gì? A. Bảo vệ thiên nhiên, môi trường. C. Phát triển dân số. B. Bảo vệ di sản văn hóa. D. Chống chiến tranh. Câu 7: Trong các tình huống sau, tình huống nào không phải viết đơn ? A. Em muốn vào Đoàn Thanh Niên Cộng sản Hồ Chí Minh. B. Em bị ốm không đến lớp học được. C. Em mắc khuyết điểm trong lớp học khiến cô giáo không hài lòng. D. Gia đình em gặp khó khăn, em muốn xin miễn học phí. Câu 8: Văn bản “ Bài học đường đời đầu tiên” tác giả kể theo ngôi thứ mấy? 64
  29. A. Ngôi thức nhất C. Ngôi thứ ba B. Ngôi thứ hai D. Ngôi thứ nhất và ngôi thứ 3. Câu 9. Bài thơ : “ Đêm nay Bác không ngủ” được tác giả Minh Huệ viết theo thể thơ nào? A. Thể thơ bốn chữ C. Thể thơ bảy chữ B. Thể thơ năm chữ D. Thể thơ lục bát Câu 10. Câu thơ : “ Bóng Bác cao lồng lộng Ấm hơn ngọn lửa hồng” Tác giả dùng kiểu so sánh nào? A. So sánh ngang bằng C. So sánh không ngang bằng B. So sánh đồng loại D. So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng Câu 11: Lựa chọn từ phù hợp điền vào chỗ chấm cho đúng nội dung nói về cây tre Việt Nam ? “ Cây tre có vẻ đẹp bình dị và nhiều phẩm chất quý báu. Cây tre đã trở thành một ( ) của đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam”. A. Biểu tượng C. Đức tính B. Phẩm chất D. Tiêu biểu Câu 12: Nội dung nào không phù hợp khi viết đơn từ? A. Quốc hiệu, tiêu ngữ. C. Tên đơn B. Các biện pháp tu từ D. Lý do viết đơn Phần tự luận (7đ) Câu 1( 2 điểm) Cho đoạn văn sau: “ Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước,trông hai bên bờ rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.Cây đước mọc dài theo bãi,theo từng lứa trái rụng,ngọn bằng tăm tắp,lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông đắp từng bậc màu xanh lá mạ ,màu xanh rêu ,màu xanh chai lọ lòa nhòa ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai.” a. Đoạn văn trích từ văn bản nào ? Tác giả là ai? Đoạn văn miêu tả cảnh gì? b. Đặt 1 câu miêu tả hoặc đánh giá một loài cây và xác định chủ ngữ - vị ngữ trong câu đó? Câu 2( 5 điểm) : Tả cánh đồng lúa chín ở quê em vào một buổi sáng. III. ĐÁP ÁN. Câu Nội dung Điểm Phần trắc nghiệm (3 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án D B D A C A C A B C A B (Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm) Phần tự luận (7 điểm) “ Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn Câu 1 thước,trông hai bên bờ rừng đước dựng lên cao ngất như hai (2,0 dãy trường thành vô tận.Cây đước mọc dài theo bãi,theo từng điểm) lứa trái rụng,ngọn bằng tăm tắp,lớp này chồng lên lớp kia ôm 65
  30. lấy dòng sông đắp từng bậc màu xanh lá mạ ,màu xanh rêu ,màu xanh chai lọ lòa nhòa ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai.” a. Đoạn văn trích từ văn bản nào ? Tác giả là ai? Đoạn văn miêu tả cảnh gì? b. Đặt 1 câu miêu tả hoặc đánh giá một loài cây và xác định chủ ngữ - vị ngữ trong câu đó? a. Đoạn văn trích từ văn bản Sông nước Cà Mau - tác giả: 0,5 Đoàn Giỏi. - Miêu tả cảnh con Năm Căn rộng lớn mênh mông, đặc biệt là 0,5 cảnh rừng đước mọc cao vút, vững chắc như che chở cho dòng sông tạo nên bức tranh thiên nhiên với vẻ đẹp hài hòa, thơ mộng. b. Đặt 1 câu miêu tả hoặc đánh giá một loài cây và xác định chủ ngữ - vị ngữ trong câu đó. - HS đặt được câu theo yêu cầu. 0,5 - Xác định được chủ ngữ vị ngữ. 0,5 Tả cánh đồng lúa chín ở quê em vào một buổi sáng. a. Mở bài: - Giới thiệu cánh đồng vào thời gian nào? Địa điểm? cảm xúc 0,5 chung của em b.Thân bài: - Tả bao quát ( không gian , cảnh vật vào những buổi sáng ) 1,0 -Tả chi tiết cánh đồng theo trình tự không gian và thời gian. + Từ sáng sớm, khi mặt trời chưa thức dậy( Màn sương bao 1 phủ, không khí trong lành,có tiếng chim hoặc tiếng côn trùng ) + Mặt trời thức dậy: Những tia nắng,những giọt sương đọng 1 trên lá, làn gió nhẹ, hương lúa, sóng lúa,tiếng chim hót chào buổi sáng Câu 2 + Người dân ra đồng thăm lúa:( Tiếng trò chuyện, tiếng cười 1 (5,0 nói, màu sắc hình dáng những cây lúa, lá lúa, nắng tỏa xuống, điểm) bầu trời cao trong vắt,bóng cò trắng rập rờn ) c. Kết bài: Cảm nghĩ của em ( yêu quí, biết ơn ) 0,5 * Lưu ý: + Sạch sẽ, đúng chính tả, trình bày khoa học. Đảm bảo đủ ý, diễn đạt trôi chảy. Bài viết giàu hình ảnh, giàu cảm xúc + Trong bài viết biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật: So sánh, nhân hóa hợp lí. + Hs có thể trình bày bài viết theo nhiều cách khác nhau nhưng đảm bảo đầy đủ nội dung sau: + Hs đạt 2 điểm thông hiểu khi xác định đúng yêu cầu của kiểu bài trình bày được bố cục, nội dung cơ bản của bài văn miêu tả. + Hs đạt 2 điểm vận dụng khi đạt yêu cầu thông hiểu khi biết 66
  31. vận dụng các thao tác quan sát, nhận xét, so sánh tưởng tượng khi miêu tả. Diễn đạt rõ ràng, trôi chảy. + Hs đạt 1 điểm vận dụng cao khi thực hiện tốt yêu cầu thông hiểu, vận dụng. Thực hiện sự so sán, tưởng tượng sáng tạo, hay và phù hợp, bài văn có sức thuyết phục cao. 67
  32. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Môn: Ngữ văn 6 (Thời gian làm bài: 90 phút) ĐỀ 25 Phần trắc nghiệm (3 điểm) Lựa chọn rồi viết chữ cái đầu mỗi phương án đúng trong các câu sau vào bài làm: Câu 1. Câu nào sau đây không phải là câu trần thuật đơn? A. Nước Việt Nam xanh muôn ngàn C. Tre còn là nguồn vui nhất của tuổi cây lá khác nhau. thơ. B. Bóng tre trùm lên âu yếm làng bản, D. Vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre thôn xóm. cũng xanh tốt. Câu 2. Hình ảnh Bác Hồ trong bài thơ: “ Đêm nay Bác không ngủ”được miêu tả qua cái nhìn và cảm nghĩ của ai? A.Tác giả C. Cô dân công B. Anh đội viên D. Em thiếu nhi Câu 3. Câu thơ nào trong bài thơ: “ Đêm nay Bác không ngủ” có sử dụng phép ẩn dụ? A. Chú cứ việc ngủ ngon. C. Bác vẫn ngồi đinh ninh. B. Bóng Bác cao lồng lộng. D. Người cha mái tóc bạc. Câu 4: Ý nghĩa của 2 khổ thơ cuối bài thơ “Lượm”: A. Hướng người đọc suy nghĩ nhiều hơn về sự sống mãi của Lượm trong lòng mọi người, sống mãi với non sông đất nước. B. Khẳng định rằng Lượm đã hi sinh anh dũng. C. Hình ảnh chú bé Lượm hồn nhiên,vui tươi đang đi liên lạc . D. Khẳng định sự thật đau lòng: Lượm không còn nữa . Câu 5: Cụm từ “chẳng bao lâu” trong câu: “Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng” thuộc thành phần nào dưới đây ? A. Chủ ngữ B. Vị ngữ C. Trạng ngữ D. Phụ ngữ Câu 6. Vấn đề nổi bật nhất có ý nghĩa nhân loại, được đặt ra trong văn bản: “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” là gì? A. Bảo vệ thiên nhiên, môi trường. C. Phát triển dân số. B. Bảo vệ di sản văn hóa. D. Chống chiến tranh. Câu 7: Trong các tình huống sau, tình huống nào không phải viết đơn ? A. Em muốn vào Đoàn Thanh Niên Cộng sản Hồ Chí Minh. B. Em bị ốm không đến lớp học được. C. Em mắc khuyết điểm trong lớp học khiến cô giáo không hài lòng. D. Gia đình em gặp khó khăn, em muốn xin miễn học phí. Câu 8: Văn bản “ Bài học đường đời đầu tiên” tác giả kể theo ngôi thứ mấy? A. Ngôi thức nhất C. Ngôi thứ ba B. Ngôi thứ hai D. Ngôi thứ nhất và ngôi thứ 3. 69
  33. Câu 9. Bài thơ : “ Đêm nay Bác không ngủ” được tác giả Minh Huệ viết theo thể thơ nào? A. Thể thơ bốn chữ C. Thể thơ bảy chữ B. Thể thơ năm chữ D. Thể thơ lục bát Câu 10. Câu thơ : “ Bóng Bác cao lồng lộng Ấm hơn ngọn lửa hồng” Tác giả dùng kiểu so sánh nào? A. So sánh ngang bằng C. So sánh không ngang bằng B. So sánh đồng loại D. So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng Câu 11: Lựa chọn từ phù hợp điền vào chỗ chấm cho đúng nội dung nói về cây tre Việt Nam ? “ Cây tre có vẻ đẹp bình dị và nhiều phẩm chất quý báu. Cây tre đã trở thành một ( ) của đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam”. A. Biểu tượng C. Đức tính B. Phẩm chất D. Tiêu biểu Câu 12: Nội dung nào không phù hợp khi viết đơn từ? A. Quốc hiệu, tiêu ngữ. C. Tên đơn B. Các biện pháp tu từ D. Lý do viết đơn Phần tự luận (7đ) Câu 1( 2 điểm) Cho đoạn văn sau: “ Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước,trông hai bên bờ rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.Cây đước mọc dài theo bãi,theo từng lứa trái rụng,ngọn bằng tăm tắp,lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông đắp từng bậc màu xanh lá mạ ,màu xanh rêu ,màu xanh chai lọ lòa nhòa ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai.” a. Đoạn văn trích từ văn bản nào ? Tác giả là ai? Đoạn văn miêu tả cảnh gì? b. Đặt 1 câu miêu tả hoặc đánh giá một loài cây và xác định chủ ngữ - vị ngữ trong câu đó? Câu 2( 5 điểm) : Tả cánh đồng lúa chín ở quê em vào một buổi sáng. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH CHƯƠNG TRƯỜNG THCS THANH AN KỲ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẠI TRÀ CUỐI NĂM NĂM HỌC 2019 - 2020 Môn thi: Ngữ Văn 6 Thời gian làm bài: 90 phút ( không kể thời gian phát đề) ĐỀ 26 I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Sáng nay trời đổ mưa rào Nắng trong trái chín ngọt ngào bay hương Cả đời đi gió đi sương 70
  34. Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi. Mẹ vui, con có quản gì Ngâm thơ, kể chuyện rồi thì múa ca Rồi con diễn kịch giữa nhà Một mình con sắm cả ba vai chèo. Vì con mẹ khổ đủ điều Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn Con mong mẹ khoẻ dần dần Ngày ăn ngon miệng, đêm nằm ngủ say. Rồi ra đọc sách, cấy cày Mẹ là đất nước, tháng ngày của con (Trích Góc sân và khoảng trời, Trần Đăng Khoa, NXB Văn hóa dân tộc, 1999) Câu 1. (0,5 điểm): Đoạn trích là lời của ai ? Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích Câu 2. (1,5 điểm): Hình ảnh “gió, sương” trong câu thơ “Cả đời đi gió, đi sương” diễn tả ý nghĩa gì? Hai câu thơ cuối của đoạn trích sử dụng biện pháp tu từ gì ? Câu 3. (1,0 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn trích II. LÀM VĂN : 7 điểm Giữa bộn bề của cuộc sống hiện đại, ta vẫn thấy lấp lánh tỏa sáng những câu chuyện đẹp về tình người, tình đời. Hãy kể lại một câu chuyện sâu sắc, xúc động về tình người mà em từng trải qua hoặc chứng kiến trong cuộc sống Hết . HƯỚNG DẪN CHẤM A. Hướng dẫn chung: - Hướng dẫn chấm được xây dựng theo hướng đánh giá năng lực. Giáo viên nắm bắt được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá một cách tổng quát. Cần linh hoạt khi vận dụng hướng dẫn - Phát hiện và trân trọng những bài làm thể hiện tính sáng tạo, tư duy độc lập. Nếu học sinh làm bài theo cách riêng (không có trong đáp án) nhưng đáp ứng yêu cầu cơ bản và có sức thuyết phục vẫn được chấp nhận. - Tổng điểm của toàn bài là 20,0 điểm, chiết điểm đến 0,25. Hướng dẫn chấm chỉ đưa ra một số mức điểm, trên cơ sở đó giám khảo có thể thống nhất định ra những thang điểm cụ thể hơn B. Hướng dẫn cụ thể: Phần Câu Hướng dẫn chấm Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1 - Đoạn trích là lời của người con 0,5 - Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm 2 Hình ảnh “gió sương”: Hình ảnh ẩn dụ diễn tả vất vả, nhọc nhằn, 0,75 gian khổ của mẹ Biện pháp so sánh: Mẹ là đất nước, tháng ngày của con 0,75 71
  35. 3 - Bài thơ diễn tả nỗi niềm suy ngẫm của người con về những nhọc 0,5 nhằn, lo toan của mẹ. Đồng thời thể hiện tấm lòng yêu thương bao la, sự hi sinh thầm lặng mà cả cuộc đời mẹ dành cho con. - Qua đó gợi nhắc ta phải biết nâng niu tình mẹ, luôn kính trọng, 0,5 biết ơn mẹ. II LÀM VĂN Giữa bộn bề của cuộc sống hiện đại, ta vẫn thấy lấp lánh tỏa sáng 7,0 những câu chuyện đẹp về tình người, tình đời. Hãy kể lại một câu chuyện sâu sắc, xúc động về tình người mà em từng trải qua hoặc chứng kiến trong cuộc sống a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự có đủ các phần mở bài, thân bài, 0,5 kết bài b. Xác định được trọng tâm: một câu chuyện xúc động về tình người 0,5 c. Triển khai câu chuyện hợp lý, biết kết hợp kể, tả và bộc lộ cảm xúc. Biết đúc kết bài học sâu sắc qua câu chuyện. Sau đây là một số gợi ý: - Hoàn cảnh diễn ra câu chuyện: thời gian, không gian, cảnh vật 5,0 - Diễn biến câu chuyện: Hành động, cử chỉ, lời nói, tâm trạng của các nhân vật khi làm việc tốt, khi thể hiện tấm lòng yêu thương với người xung quanh - Kết thúc và ý nghĩa của câu chuyện. Cảm xúc, tâm trạng của người đón nhận hành động yêu thương mà người khác đã trao tặng (Học sinh có thể xây dựng thêm các chi tiết, sự việc phụ, lời thoại của nhân vật để tạo thêm hấp dẫn) d. Chính tả, dùng từ, đặt câu. Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt 0,5 câu e. Sáng tạo: Có cách kể chuyện sâu sắc, sinh động, diễn đạt mới mẻ, 0,5 thể hiện suy nghĩ, cảm xúc của người kể ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NGỮ VĂN 6 NĂM HỌC 2019-2020 ĐỀ 27 I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi. “Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây, hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kỳ hết. Tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên, đầy đặn. Quả trứng hồng hào, thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông ” 72
  36. (NXB Giáo dục - Ngữ Văn 6 - tập 2) Câu 1. (1điểm) Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2. (1điểm) Nêu nội dung đoạn trích trên bằng một câu văn? Câu 3. (1điểm) Tìm các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh? Xác định kiểu so sánh trong các câu văn vừa tìm? II. CẢM THỤ VĂN HỌC (2 điểm) Nêu cảm nhận của em về khổ thơ dưới đây: “Anh đội viên mơ màng Như nằm trong giấc mộng Bóng Bác cao lồng lộng Ấm hơn ngọn lửa hồng.’’ ( Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ) III. PHẦN LÀM VĂN (5 điểm) . Hãy tả lại giờ ra chơi trên sân trường em. ĐÁP ÁN Câu Nội dung I.PHẦN ĐỌC HIỂU 1 Đoạn trích được trích trong văn bản Cô Tô. Tác giả: Nguyễn Tuân 2 Cảnh mặt mời mọc trên biển đảo Cô Tô. 3 Các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh: - Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây, hết bụi - Tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên, đầy đặn. - Quả trứng hồng hào, thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. - Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông ” Kiểu so sánh: * So sánh ngang bằng: - Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây, hết bụi - Tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên, đầy đặn. - Quả trứng hồng hào, thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. - Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông ” 73
  37. II. Cảm thụ văn học a/ Chỉ ra được biện pháp tu từ: So sánh (so sánh ngang bằng: "Như"; so sánh không ngang bằng: "hơn"). Sử dụng từ láy "lồng lộng". b/ + Hình ảnh Bác Hồ hiện ra qua cái nhìn đầy xúc động của anh đội viên đang trong trạng thái lâng lâng, mơ màng, vừa lớn lao và vĩ đại( cao lồng lộng) nhưng lại hết sức gần gũi, sưởi ấm lòng anh hơn cả ngọn lửa hồng. + Qua đó cho thấy tình cảm, sự ngưỡng mộ của anh đội viên đối với Bác. III. Các tiêu chí về nội dung bài viết: 5,0 điểm Hình thức: - Bài văn có bố cục ba phần rõ ràng, chặt chẽ. Trình bày hợp lý. Không mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt. - Tả về quang cảnh giờ ra chơi tại sân trường em, . - Ngôn ngữ trong sáng, nội dung cụ thể rõ ràng. - Kết hợp các yếu tố miêu tả + biểu cảm + tự sự (không yêu cầu cao). 1- Mở bài: Giới thiệu giờ ra chơi: Thời gian, địa điểm 2- Thân bài: a/ Tả bao quát: - Cảnh sân trường lúc bắt đầu ra chơi (ồn ào, náo nhiệt hẳn lên). - Hoạt động vui chơi của mọi người trong cảnh (các trò chơi được bày ra thật nhanh ) b/ Tả chi tiết: - Hoạt động vui chơi của từng nhóm (trai: đá cầu, rượt bắt, nữ: nhảy dây, đá cầu ) - Đâu đó vài nhóm không thích chơi đùa ngồi ôn bài, hỏi nhau bài tính khó vừa học. - Âm thanh (hỗn độn, đầy tiếng cười đùa, la hét, cãi vã ) - Không khí (nhộn nhịp, sôi nổi ) c/ Cảnh sân trường sau giờ chơi: Vắng lặng, lác đác vài chú chim sà xuống sân trường nhặt mấy mẩu bánh vụn. 3- Kết bài: Nêu ích lợi của giờ chơi: - Giải tỏa nỗi mệt nhọc. - Thoải mái, tiếp thu bài học tốt hơn. 74
  38. Biểu điểm: - Điểm 5: Bài viết đúng thể loại, bố cục đầy đủ, rõ ràng; nội dung nổi bật, sâu sắc; diễn đạt lưu loát; miêu tả sinh động, kết hợp với tự sự, biểu cảm; trình bày sạch đẹp, đúng chính tả, đúng ngữ pháp. - Điểm 4: Hành văn mạch lạc, bố cục bài hợp lý, nội dung đầy đủ. Có kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm. Còn mắc một vài lỗi chính tả, ngữ pháp. - Điểm 2-3: Bài viết đủ ba phần, nội dung còn sơ sài, còn mắc một vài lỗi chính tả. - Điểm 1: Bố cục chưa hoàn chỉnh, diễn đạt yếu, còn mắc nhiều lỗi. - Điểm 0: Bỏ giấy trắng hoặc lạc đề. TRƯỜNG THCS THANH MAI ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II Môn: Ngữ văn 6 Năm học: 2019 - 2020 (Thời gian làm bài: 90 phút) ĐỀ 28 Phần 1:(4,0 điểm) Cho câu thơ sau và trả lời câu hỏi: “Chú bé loắt choắt ” Câu 1. Chép tiếp những câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ 2 và khổ 3 trong một bài thơ em đã học. Câu 2.Hai khổ thơ em vừa chép trích trong bài thơ nào?Của ai? Câu 3. Nêu nội dung chính của hai khổ thơ trên. Câu 4. Tìm các từ láy và biện pháp tu từ được sử dụng trong hai khổ thơ trên? Phần 2: (6,0 điểm) Câu 1. Em hãy viết một đoạn văn khoảng 5 -7 câu miêu tả khu vườn nhà em vào một buổi sáng đẹp trời. Trong đoạn văn có sử dụng phép tu từ nhân hóa (gạch chân và ghi chú rõ phép tu từ nhân hóa). Câu 2.Viết về mẹ, nhà thơ Chế Lan Viên đã có những vần thơ xúc động: “Con dù lớn vẫn là con của mẹ Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con”. Với tình cảm chân thành và lòng kính yêu của mình, em hãy viết bài văn tả về mẹ của em. 75
  39. Hết HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM Ngữ Văn 6- HKII - Phần Câu Nội dung Điểm I Câu 1 Chép hoàn chỉnh 2 khổ thơ, đúng dấu câu, đúng chính tả 1.0đ (4,0đ) (1,0đ). Câu 2 - Trích trong bài thơ “ Lượm” 0.25đ (0.5) - Tác giả Tố Hữu 0.25đ Câu 3 Đoạn thơ miêu tả hình ảnh chú bé Lượm hồn nhiên, ngây thơ, vui 1.0đ (1.0đ) tươi và nhí nhảnh Câu 4 -Các từ láy: loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh 1.0đ (1.5đ) -Biện pháp tu từ: phép so sánh “ như con chim chích” (0,5điểm). 0.5đ II Câu 1 Câu 1: (6,0đ) (2,0 đ) *Hình thức - Đúng hình thức đoạn văn, đúng đủ số câu. 0.5đ - Biết dùng từ, đặt câu sinh động, giàu cảm xúc, đúng chính tả, đúng ngữ pháp. - Có sử dụng phép nhân hóa. *Nội dung - Dẫn dắt và bài. - Không khí trong lành vào một buổi sáng đẹp trời. 1.5đ - Cây cối xanh tươi, những luống rau mơn mởn. - Những chú chim bắt sâu. - Những đàn ong, bướm bay dập dờn - Tình cảm của em với khu vườn. 76
  40. Câu *Hình thức 1.0đ 2: (4.0 - Đúng bố cục của một bài văn. đ) - Trình bày sạch sẽ, diễn đạt trôi chảy,đúng chính tả. *Nội dung - Mở bài: Giới thiệu về mẹ của em. - Thân bài: 3.0đ + Tả hình dáng: dáng người, làn da, khuôn mặt, mái tóc, đôi bàn tay + Tả tính tình: cần mẫn trong công việc, yêu thương mọi người trong gia đình + Việc làm của mẹ với mọi người xung quanh. -Kết bài: tình cảm của em dành cho mẹ. TRƯỜNG THCS ĐỀ THI HỌC KÌ II MÔN: NGỮ VĂN 6 Năm học 2019- 2020 Ngày kiểm tra: 15/6/2020 Thời gian: 90 phút ĐỀ 29 I.ĐỌC- HIỂU: (6.0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: " Thế rồi, từ điều này sang điều khác, thầy Ha-men nói với chúng tôi về tiếng Pháp, bảo rằng đó là ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất: phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ quên lãng nó, bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ được tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù Rồi thầy cầm một quyển ngữ pháp và đọc bài học cho chúng tôi. Tôi kinh ngạc thấy sao mình hiểu đến thế. Tất cả những điều thầy nói, tôi thấy thật dễ dàng, dễ dàng. Tôi cũng cho là chưa bao giờ mình chăm chú nghe đến thế, và cả thầy giáo nữa, chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng giải đến thế. Cứ như thể trước khi ra đi, con người tội nghiệp muốn truyền thụ toàn bộ tri thức của mình, muốn đưa ngay một lúc tri thức ấy vào đầu óc chúng tôi" (Ngữ văn 6 - Tập 2 ) 1.Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Của ai? (1.0 điểm) 2.Đoạn văn được viết theo phương thức biểu đạt chủ yếu nào? được kể theo ngôi thứ mấy? (1.0 điểm) 77
  41. 3.Câu văn: " bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ , chừng nào họ vẫn giữ được tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù " đã sử dụng phép tu từ nào? (0, 5 điểm) 4. Em hiểu như thế nào về lời nói : " bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ , chừng nào họ vẫn giữ được tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù " (1,5 điểm) 5.Ý nghĩ nhan đề của văn bản? (0,5 điểm) 6. Điều mà em học tập được nhân vật "tôi" trong đoạn trích là gì? (1,5 điểm) II. TẬP LÀM VĂN: ( 4, 0 Điểm) Tả lại một cảnh đẹp trên quê hương em hoặc em có dịp quan sát bằng 1 bài văn ngắn Hết HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 6 NĂM HỌC 2019 – 2020 PHẦN I: ĐỌC –HIỂU Câu Yêu cầu kiến thức Điểm 1 - Văn bản: Buổi học cuối cùng 0,5đ - Tác giả: An-phông-xơ Đô-đê 0,5đ 2 - Tự sự 0, 5đ - Ngôi thứ nhất 0, 5đ 3 - So sánh 0, 5đ 4 - Câu nói của thầy Ha-men đã nêu bật giá trị thiêng liêng và sức mạnh to lớn 0,5đ của tiếng nói dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập tự do - Tiếng nói là tài sản tinh thần vô giá của một dân tộc nó được vun đắp qua hàng nghìn năm. Tiếng nói lưu giữ cả một nền văn hóa của dân tộc. 0,5đ - Vì vậy kẻ thù khi xâm lược, chúng muốn làm cho ngôn ngữ dân tộc ngày càng bị mai một đi, làm cho nhân dân không còn tìm ra con đường đấu tranh. Nhưng 0,5đ ta vẫn giữ vững được tiếng nói có nghĩa là kẻ thù khó có thể chiến thắng 5 Nhan đề văn bản là: “Buổi học cuối cùng” : - Truyện kể về buổi học bằng tiếng Pháp cuối cùng ở lớp học của thầy Ha-men 0.25 tại một trường làng trong vùng An dát. Đó là thời kỳ sau cuộc đấu tranh Pháp - Phổ, nước Pháp thua trận, phải cắt hai vùng An dát và Lo ren ở sát biên giới với Phổ cho nước Phổ. Các trường học ở hai vùng này ,theo lệnh của chính quyền Phổ, không được tiếp tục dạy tiếng Pháp. Chính vì vậy, tác giả đặt tên truyện là Buổi học cuối cùng. 78
  42. - Cách đặt nhan đề này gây sự chú ý cho người đọc đồng thời thể hiện sự xót xa 0.25 của tác giả cũng như người dân nơi đây về sự mai một tiếng dân tộc. 6 Hs bộc lộ quan điểm của mình trên cơ sở các ý sau: - Bài học về thái độ cư xử với tiếng dân tộc. 0.75 + Phải yêu quý tiếng mẹ đẻ: + Giữ gìn sự trong sáng. + Sử dụng có chuẩn mực + Làm giàu thêm vốn từ. - Bài học phải có ý thức học tập nghiêm túc 0.5 + Nhận thức đúng đắn về nhiệm vụ học tập. + Có thái độ yêu say các môn học. + Có tinh thần tự học. 0.25 - Bài học về thành công trong cuộc sống. Muốn có thành công phải có niểm đam mê. PHẦN II: TẬP LÀM VĂN Hình thức, kĩ năng: 0.5đ - Hình thức: Bố cục rõ ràng, chữ viết rõ ràng, không sai chính tả, đúng văn phạm - Kĩ năng: + Đúng kiểu bài miêu tả + Có sử dụng so sánh, liên tưởng, nhân hóa, từ ngữ gợi tả Nội dung: HS có thể tùy chọn cảnh nhưng phải là cảnh đẹp trên quê hương * Ví dụ về dòng sông 3. 5 đ - Mở bài + Giới thiệu dòng sông quê hương và nêu cảm xúc khái quát. 0.25 - Thân bài 3.0 - Tả dòng sông theo trình tự hợp lí: + Tả khái quát: tên sông, hình dáng, hai bên bờ song, mặt sông, nước sông + Tả chi tiết: có thể tả dòng sông vào nhiều thời điểm: . Buổi sớm: ánh nắng, nước sông, lòng sông, thuyền bè, hai bên bờ, cây cối, chim chóc, cá . Buổi trưa: vắng vẻ, chỉ có ánh nắng . Buổi chiều hè: đông vui, nhộn nhịp, trẻ em tắm mát . Đêm trăng sáng: sông như dát bạc, mọi người ra hóng mát - Kết bài - Nêu giá trị và phát biểu cảm nghĩ về dòng sông 0.25 Tùy theo học sinh có thể lựa chọn cảnh đẹp.Khuyến khích những bài viết sáng tạo, ngôn ngữ giàu hình ảnh, biết sử dụng nghệ thuật để tả TRƯỜNG THCS VIỆT HƯNG KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN Năm học 2019-2020 79
  43. Thời gian làm bài: 90 phút ĐỀ 30 Phần I (5 điểm): Đọc kĩ đoạn văn và trả lời câu hỏi: Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa. Từ khi có vịnh Bắc Bộ và từ khi quần đảo Cô Tô mang lấy dấu hiệu của sự sống con người thì sau mỗi lần dông bão, bao giờ bầu trời Cô Tô cũng trong sáng như vậy. Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đậm đà hơn hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa. Và nếu cá có vắng tăm biệt tích trong ngày dông bão, thì nay lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đôi. (SGK Ngữ văn 6, tập hai, NXB Giáo dục) Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2 (0,5 điểm): Tìm một phó từ được sử dụng trong câu văn “Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đậm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa” và nêu tác dụng của nó. Câu 3 (1 điểm): Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên và nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy. Câu 4 (3 điểm): Viết một đoạn văn khoảng 6-8 câu nêu cảm nhận của em về cảnh được miêu tả trong đoạn văn trên, trong đoạn văn có sử dụng một phó từ (gạch chân chú thích rõ) Phần II (5 điểm): Học sinh chọn một trong hai đề sau: Đề 1: Tả cảnh sân trường giờ ra chơi. Đề 2: Tả một người mà em yêu mến HẾT HƯỚNG DẪN CHẤM NGỮ VĂN 6 Học kỳ II năm học 2019 - 2020 Câu Hướng dẫn chấm Biểu điểm 80
  44. Phần I Đoạn văn trên trích trong văn bản “Cô Tô” (5,0 điểm) Của tác giả Nguyễn Tuân - Xác định đúng phó từ: lại, nữa 0,25 Câu 1 0,25 - Nêu tác dụng - BPTT: ẩn dụ “vàng giòn” 0,25 - Tác dụng: cảm nhận tinh tế, mới lạ, độc đáo về vẻ đẹp của cát biển Cô Tô, cát vàng, có độ tơi, khô, 0,25 xốp, 0,5 Câu 2 *Hình thức: đoạn văn 0,5 Có sử dụng và chú thích phó từ (Nếu số lượng câu không chính xác, mắc lỗi diễn đạt thì trừ 0,25-0,5đ) 0,5 Câu 3 *Nội dung: Cảm nhận về Cô Tô sau bão qua: 0,5 - Cảm nhận về khung cảnh: Bầu trời, cây cối, nước biển, Câu 4 cát, 2,0 - NT: ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, tính từ miêu tả, lựa chọn chi tiết miêu tả tiêu biểu, => Cảnh Cô Tô sau bão trong sáng, tươi đep, tràn đầy sức sống Hình thức: - Bài văn bố cục 3 phần 2,0 - Các ý rõ ràng, mạch lạc (thân bài có tách đoạn) Phần II Diễn đạt trôi chảy, giàu hình ảnh. 3,0 (5,0 điểm) Nội dung: Đề 1: Mở bài: giới thiệu đối tượng miêu tả: sân trường giờ ra chơi Thân bài: - Lần lượt miêu tả theo trình tự hợp lý: (Học sinh có thể miêu tả theo trình tự thời gian (sân trường trước giờ ra chơi vắng lặng, trong giờ ra chơi sôi động, sau giờ ra chơi lại trở về yên ắng ) hoặc theo trình tự không gian (tả từ bao quát đến chi tiết các góc trong sân trường). - Học sinh thể hiện các đặc trưng của văn miêu tả: lời văn mượt, có sử dụng so sánh, liên tưởng, tưởng tượng, 81
  45. Kết bài: Cảm xúc, suy nghĩ của em về đối tượng miêu tả: sân trường giờ ra chơi Đề 2: Mở bài: giới thiệu đối tượng miêu tả: Mẹ Thân bài: -Tả ngoại hình của mẹ (khuôn mặt, dáng hình, ) -Tả tính cách của mẹ (khi ở nhà, khi làm việc, ) - Liên tưởng một kỉ niệm với mẹ và tả (mẹ khi chăm em ốm, mẹ khi hướng dẫn em học bài, ) Kết bài: Cảm xúc, suy nghĩ về đối tương miêu tả:mẹ Lưu ý: GV tùy thuộc vào bài của học sinh để vận dụng hướng dẫn chấm cho phù hợp. PHÒNG GD –ĐT TP TUY HÒA ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2019 - 2020 TRƯỜNG TH&THCS VÕ VĂN KIỆT MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 6 Thời gian làm bài: 90 phút ĐẤ 1 ĐỀ 31 Câu 1: (3 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông ”. (Trích Ngữ văn 6 - Tập 2) a, Đoạn văn trên trích từ văn bản nào và của tác giả nào? b, Đoạn trích trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? c, Nội dung của đoạn trích trên là gì? Câu 2: (3 điểm) Đọc câu ca dao sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Vì sương nên núi bạc đầu 82
  46. Biển lay bởi gió, hoa sầu vì mưa (Ca dao) a, Xác định phép tu từ trong câu ca dao trên. b, Hãy phân tích và nêu tác dụng của phép tu từ ấy. Câu 3: (4 điểm) Hãy viết bài văn tả người mẹ kính yêu của em. PHÒNG GD –ĐT TP TUY HÒA ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2019 - 2020 TRƯỜNG TH&THCS Võ VĂN KIỆT MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 6 Thời gian làm bài: 90 phút ĐẤ 2 ĐỀ 32 Câu 1: (3 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ”. (Trích Ngữ văn 6 - Tập 2) a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào và của tác giả nào? b. Đoạn trích trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? c. Nội dung của đoạn trích trên là gì? 83
  47. Câu 2: (3 điểm) Đọc câu ca dao sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Núi cao chi lắm núi ơi ? Núi che mặt trời chẳng thấy người thương ! (Ca dao) a, Xác định phép tu từ trong câu ca dao trên. b, Hãy phân tích và nêu tác dụng của phép tu từ ấy. Câu 3: (4 điểm) Hãy viết bài văn tả người mẹ kính yêu của em. ĐÁP ÁN , BIỂU ĐIỂM ĐẤ 1 Câu Đáp án Điểm 1 a.Văn bản Cô Tô. Tác giả Nguyễn Tuân. 1 b. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: Miêu tả 1 c. Nội dung của đoạn trích: Cảnh mặt trời mọc trên đảo Cô Tô 1 2 a.Xác định phép tu từ: bạc đầu, sầu. 2 b. Phân tích phép tu từ : Kiểu nhân hoá dùng từ chỉ hoạt động, 1 tính chất của người đế chỉ vật (bạc đầu, sầu). Sự vật được nhân hoá là núi và hoa. Tác dụng: làm cho nội dung diễn đạt về vật thêm sinh động và có hồn, đồng thời những ý nghĩa cần diễn đạt về con người thêm tế nhị và kín đáo. 3 A. Yêu cầu chung: 84
  48. -HS biết vận dụng các thao tác làm văn miêu tả để giải quyết vấn đề của đề. -Nội dung: Tả về người mẹ kính yêu của em. -Hình thức: Bố cục ba phần, diễn đạt mạch lạc, đúng ngữ pháp, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ, đúng chính tả B. Yêu cầu cụ thể: 1. Mở bài: Giới thiệu về chung về người mẹ, tình cảm của mình 0.5 dành cho mẹ. 2. Thân bài: 3 - Tả chi tiết chân dung của mẹ. + Hình dáng + Khuôn mặt + Nước da + Đôi mắt: Khi mẹ vui đôi mắt mẹ thế nào, khi mẹ buồn đôi mắt mẹ thế nào? + Giọng nói: Trầm ấm, chan chứa yêu thương. + Đôi bàn tay mẹ: gầy gầy, xương xương bao công việc từ những việc nhỏ đến những việc nặng nhọc chính đôi bàn tay mẹ thu vén, Ngắm đôi bàn tay mẹ mà thấy thấm thía hơn lời bài hát: "Cơm con ăn bàn tay mẹ nấu, nước con uống bàn tay mẹ đun, trời nóng bức gió từ tay mẹ con ngủ ngon từ tay mẹ con lớn khôn" -Tả về tính cách của mẹ: + Khái quát chung về những phẩm chất của mẹ. + Tả cụ thể những nét tính cách riêng: đảm đang, tháo vát, mẹ rất hiền những rất nghiêm khắc, mẹ rất yêu thương con cái, hết lòng vì mọi người trong gia đình, cách mẹ đối xử với người trên lễ độ, với anh em họ hàng người thân chu đáo, làng xóm thân thiện cởi mở, (Có thể kết hợp kể những kỉ niệm sâu sắc để 0.5 làm nổi bật phẩm chất tốt đẹp của mẹ: khi con có lỗi, khi con ốm, khi con buồn, vui ) 3. Kết bài: - Ca ngợi về những người mẹ. - Khẳng định tình cảm của em với mẹ ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM ĐẤ 2 Câu Đáp án Điểm 85
  49. 1 a.Văn bản Vượt thác. Tác giả : Võ Quảng. 1 b.Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: Miêu tả 1 c. Nội dung của đoạn trích: Tả cảnh dượng Hương Thư đang 1 điều khiển sào đưa thuyền vượt thác Cổ Cò. 2 a.Xác định phép tu từ: Núi cao chi lắm núi ơi? 2 b. Phân tích phép tu từ : Kiểu nhân hóa: trò chuyện xưng hô với 1 vật (núi) như đối với con người (núi ơi). Sự vật được nhân hóa là núi. Tác dụng: Coi vật (núi) như người bạn thân thích để bày tỏ tình cảm thẳm kín trong lòng. 3 A. Yêu cầu chung: -HS biết vận dụng các thao tác làm văn miêu tả để giải quyết vấn đề của đề. -Nội dung: Tả về người mẹ kính yêu của em. -Hình thức: Bố cục ba phần, diễn đạt mạch lạc, đúng ngữ pháp, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ, đúng chính tả B. Yêu cầu cụ thể: 1. Mở bài: Giới thiệu về chung về người mẹ, tình cảm của mình 0.5 dành cho mẹ. 2. Thân bài: 3 - Tả chi tiết chân dung của mẹ. + Hình dáng + Khuôn mặt + Nước da + Đôi mắt: Khi mẹ vui đôi mắt mẹ thế nào, khi mẹ buồn đôi mắt mẹ thế nào? + Giọng nói: Trầm ấm, chan chứa yêu thương. + Đôi bàn tay mẹ: gầy gầy, xương xương bao công việc từ những việc nhỏ đến những việc nặng nhọc chính đôi bàn tay mẹ thu vén, Ngắm đôi bàn tay mẹ mà thấy thấm thía hơn lời bài hát: "Cơm con ăn bàn tay mẹ nấu, nước con uống bàn tay mẹ đun, trời nóng bức gió từ tay mẹ con ngủ ngon từ tay mẹ con lớn khôn" -Tả về tính cách của mẹ: + Khái quát chung về những phẩm chất của mẹ. + Tả cụ thể những nét tính cách riêng: đảm đang, tháo vát, mẹ rất hiền những rất nghiêm khắc, mẹ rất yêu thương con cái, hết lòng vì mọi người trong gia đình, cách mẹ đối xử với người trên lễ độ, với anh em họ hàng người thân chu đáo, làng xóm thân thiện cởi mở, (Có thể kết hợp kể những kỉ niệm sâu sắc để làm nổi bật phẩm chất tốt đẹp của mẹ: khi con có lỗi, khi con 0.5 ốm, khi con buồn, vui ) 86
  50. 3. Kết bài: - Ca ngợi về những người mẹ. - Khẳng định tình cảm của em với mẹ TRƯỜNG THCS HỘI HỢP KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN: Ngữ Văn 6 Thời gian: ĐỀ 33 ĐỀ BÀI I.PHẦN TRẮC NGHIỆM: 1 Truyền thuyết là loại truyện dân gian: A Kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật, thường có yếu tố hoang đường. B Kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ có sử dụng yếu tố kì ảo. C Mượn chuyện của loài vật hoặc con người để nói bóng gió kín đáo chuyện con người. D Thường mang tính chất giáo huấn, ghi chép sự việc hoặc ghi chép chuyện thật. 2 Truyền thuyết Việt Nam có mối quan hệ chặt chẽ với: A Truyện thần thoại C Truyện ngụ ngôn B Truyện cổ tích. D Truyện trung đại 3 Yếu tố kì ảo có vai trò chính nào trong truyện cổ tích A Giải thích sự vật , hiện tượng C Thể hiện ước mơ công bằng, tạo sự hấp dẫn B Phù trợ những người bất hạnh D Tạo kết thúc có hậu 4 Truyện Con Rồng cháu tiên thể hiện 87
  51. A Ý nguyện đoàn kết cộng đồng của người Việt B Ý nguyện thống nhất cộng đồng của người Việt C Giải thích suy tôn nguồn gốc giống nòi dân tộc việt D Gồm ba câu trả lời trên 5 Chi tiết không chính xác khi kể về nhân vật Lạc Long Quân. A Nguồn gốc cao quý thuộc dòng họ thần nông. B Hình dạng kì lạ mình rồng thường ở dưới nước, sức khoẻ vô địch. C Có nhiều phép lạ: diệt trừ ngư tinh, hồ tinh, mộc tinh. D Dạy nhân dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở. 6 Tại sao Lạc Long Quân đưa 50 con xuống biển, Âu Cơ đưa 50 con lên núi A Vì vợ chồng lục đục bất hoà. B Vì Lạc Long Quân vốn nòi rồng ở miền nước thẳm; Âu Cơ dòng tiên ở chốn non cao. Hai người tính tình tập quán khác nhau; khó mà ăn ở cùng nhau một nơi nâu dài được. C Hai vợ chồng đưa con xuống biển, đưa con lên núi chia nhau cai quản các phương D Gồm cả ý B và C. 7 Trong truyện bánh trưng, bánh giầy người nối ngôi vua Hùng phải có năng lực: A Bảo vệ đất nước B Lo cho nhân dân được ấm no C Đảm bảo thiên hạ thái bình D Gồm ba câu trả lời trên 8 Nhận xét không chính xác về truyền thuyết “Bánh chưng, bánh giầy” là: A Bánh chưng, bánh giầy để cúng tế trời đất, tổ tiên. B Đề lao động sáng tạo, đề cao nghề nông. C Giữ gìn truyền thống văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc. D Lang Liêu được thần nông báo mộng, chỉ dân cặn kẽ cách làm hai loại bánh. 9 Hoàn cảnh của Lang Liêu có gì đặc biệt. A Là hoàng tử thứ 18 B Mồ côi mẹ C Từ khi lớn lên ra ở riêng, chỉ chăm lo việc đồng áng trồng lúa, trồng khoai. D Gồm tất cả ý A,B,C 10 Truyện “ Thánh Gióng” chi tiết bà con hàng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé, chủ thể hiện: A Lòng yêu mến kính trọng của nhân dân ta đối với người anh hùng cưú nươc. B Ý thức đánh giặc cứu nước của dân làng. C Quan niệm và ước mơ của nhân dân ta đối với người anh hùng cứu nước. D Sự đùm bọc, nuôi dưỡng người anh hùng cứu nước của nhân dân ta. 11 Thánh Gióng mang trong mình sức mạnh của: A Tổ tiên thầ thánh (sự ra đời thần kì của Gióng) B Tập thể cộng đồng ( bà con hàng xóm góp gạo nuôi Gióng) C Thiên nhiên, văn hoá, kĩ thuật ( nước non khắc vùng trung châu, tre và sắt) D Gồm ba câu trả lời trên. 12 Nhận xét không đúng về truyện “Thánh Gióng” là: A Truyện Thánh Gióng là một truyện cổ tích giàu chi tiết tưởng tượng kì ảo. B Truyện Thánh Gióng thể hiện chủ đề đánh giặc cứu nước của nhân dân ta trong buổi đầu lịch sử. C Hình tượng Thánh Gióng là biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước. D Hình tượng Thánh Gióng thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta từ xưa về người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm. 88
  52. 13 Truyện Sơn Tinh Thuỷ Tinh là một truyện truyền thuyết gắn với triều đại. A Hùng Vương thứ nhất B Hùng Vương thứ 6 C Hùng Vương thứ 7 D Hùng Vương thứ 18. 14 Nhân vật chính của truyện “ Sơn Tinh, Thuỷ Tinh ” là: A Vua Hùng Vương. B SơnTinh C Thuỷ Tinh D Sơn Tinh, Thuỷ Tinh. 15 Tác giả sử dụng phương thức biểu đạt nào trong câu văn sau đây. “Hùng Vương thứ 18 có một người con gái tên là Mị Nương người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu” A Tự sự B Miêu tả C Biểu cảm D Nghị luận 16 Truyền thuyết “Sự tích Hồ Gương” có những nhân vật chính nào? A Đức Long Quân B Lê Thuận C Lê Lợi D Rùa vàng E Gồm tất cả A,B,C,D 17 Truyền thuyết “Sự tích Hồ Gương” kể diễn ra ở những nơi nào? A Một bến sông vắng giữa núi rừng Nam Sơn, Thanh Hoá. B. Trên một ngọn đa giữa núi rừng Nam Sơn, Thanh Hoá. C Trên hồ Tả Vọng giữa kimh thành Thăng Long D Gồm tất cả A,B,C. 18 Câu truyện kể diễn ra trong thời gian nào? A Những ngày đầu Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa tại núi rừng Nam Sơn 1418. B Trong suất 10 năm kháng chiến đánh đuổi giặc Minh xâm lược. C Một năm sau đánh đuổi giặc Minh ra khỏi đất nước 1428 – 1429 D Gồm tất cả A,B,C 19 Trước khi được kết hôn với công chúa Thạch Sanh không phải trải qua một thử thách, đó là: A Thạch Sanh bị mẹ con Lí Thông đi canh miếu thờ để thế mạng. B Thạch Sanh đánh với chằn tinh thật kịch liệt, chặt đầu quái vật rồi được bộ cung tên bằng vàng. C Thạnh Sanh xuốn hang diệt đại bàng cứu công chúa bị Lí Thông lấp cửa hang. D Bị hồn chằn tinh, đại bàng báo thù, Thạch Sanh bắt hạ ngục. E Quân chư hầu 18 nước xâm lược. 20. Trước cái chết thương tâm của Dế Choắt, Dế Mèn có thái độ như thế nào? A Buồn dầu và sợ hãi B Thương và ăn năn, hối hận. C Than thở và buồn phiền D Nghĩ ngợi và xúc động. 21 Tác giả Tố Hữu gặp Lượm ở địa danh nào? A Đồn mang cá B Hà Nội C Sài Gòn D Hàng Bè ( Huế) 22 “Ngày Huế đổ đổ máu ” Chú Hà Nội về Tình cờ chú cháu Gặp nhau hàng bè” Đoạn thơ trên sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? A Ẩn dụ B Hoán dụ C So sánh D Nhân hoá 23 “Ngoài thêm rơi chiếc lá đa/ Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng” .(Trần Đăng Khoa) 89
  53. Câu thơ trên sử dụng kiểu ẩn dụ nào? A Ẩn dụ hình thức. B Ẩn dụ cách thức. C Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác D Ẩn dụ phẩm chất. 24 Trong văn miêu tả năng lực nào của người viết, người nói thường được bộc lộ rõ nhất. A Năng lực liên tưởng, tưởng tượng. B Năng lực quan sát C Năng lực hình dung tưởng tượng D Năng lực đánh giá nhận xét. 25 Trong văn bản “Đêm nay Bác không ngủ” lí do nào khiến Bác không ngủ được? A Bác có nhiều việc phải suy nghĩ B Trời lạnh quá ngoài lều tranh sơ xác C Bác vốn là người ít ngủ D Bác thương dân công, chiến sĩ và lo cho chiến dịch ngày mai 26 Chỉ ra câu có phép so sánh không ngang bằng? A Trẻ em như búp trên cành. B Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất C Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo. D Một mặt người hơn mười mặt của 27 Đoạn trích Cô Tô thuộc thể loại gì? A Kí B Phóng Sự C Tự sự D Hồi kí 28 Trong các câu sau, câu nào không đủ thành phần chính? A Cầu Long Biên có một tuyến đường sắt. C Câu Long Biên một tuyến đường sắt chạy giữa. D Một tuyến đường sắt chạy giữa cầu Long Biên. 29 Cụm danh từ là gì? A Còn được gọi là ngữ danh từ, nhóm danh từ, danh ngữ. B Là một tập hợp do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. C Cụm danh từ có ý nghĩa cụ thể, chi tiết hơn có cấu tạo phức tạp hơn. D Cả ba đáp án trên. 30 Bài thơ “Lươm ” sử dụng phương thức biểu đạt nào? A Tự sự và miêu tả B Biểu cảm và tự sự C Miêu tả D Biểu cảm kết hợp với tự sự và miêu tả. II.PHẦN TỰ LUẬN: Em hãy viết một đoạn văn tả cảnh mặt trời mọc ( trên biển, trên sông, trên núi hay ở đồng băng) mà em đã quan sát được. PHÒNG GD & ĐT HUYỆN VĨNH TƯỜNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG : THCS VĨNH THỊNH Năm học : 2017-2018 Môn : NGỮ VĂN, Lớp 6 Thời gian: 90phút (không kể phát đề) ĐỀ 34 I- PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (2,0 đ) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường 90
  54. Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ. (Trích Ngữ văn 6, tập 2, trang 38-39) Câu 1: Ai là tác giả của đoạn văn trích trên? A.Tô Hoài B.Đoàn giỏi C.Võ Quảng D.Nguyễn Tuân Câu 2: Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào sau đây? A.Đất rừng Phương Nam B.Sông nước Cà Mau C.Dế Mèn phiêu lưu kí D.Quê nội Câu 3: Tác giả sử dụng phương thức biểu đạt chủ yếu nào để viết đoạn trích trên? A.Tự sự B.Miêu tả C.Biểu cảm D.Thuyết minh Câu 4: Dòng nào nêu chính xác nhất nội dung của đoạn trích trên? A. Kể chuyện dượng Hương Thư đang cùng mọi người trên thuyền vượt thác Cổ Cò. B.Tả cảnh dượng Hương Thư đang cùng mọi người trên thuyền vượt thác Cổ Cò. C.Tả cảnh dượng Hương Thư đang điều khiển sào đưa thuyền vượt thác Cổ Cò. D. Tả cảnh dượng Hương Thư cùng mọi người trên thuyền đã vượt qua được thác Cổ Cò. II.PHẦN TỰ LUẬN: (8 điểm ) Câu 1:(2 điểm): Xác định và nói rõ tác dụng của phép tu từ so sánh, nhân hoá trong đoạn thơ sau: “ Lúc vui biển hát, lúc buồn biển lặng, lúc suy nghĩ biển mơ mộng và dịu hiền. Biển như người khổng lồ, nóng nảy, quái dị, gọi sấm, gọi chớp. Biển như trẻ con, nũng nịu, dỗ dành, khi đùa, khi khóc.” (Khánh Chi, “Biển”) Câu 2: (6,0 điểm): Em hãy viết một bài văn miêu tả khu vườn nhà em vào một buổi sáng đẹp trời. Tổ trưởng ký duyệt 91
  55. PHÒNG GIÁO DỤC& ĐÀO TẠO ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II VĨNH TƯỜNG NĂM HỌC 2017-2018 TRƯỜNG : THCS VĨNH THỊNH Môn: NGỮ VĂN,Lớp 6 Thời gian: 90 phút (không kể phát đề) I - PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (2,0 đ) Câu 1 2 3 4 Đáp án C D B C II- ĐÁP ÁN PHẦN TỰ LUẬN :(8 đ) Câu 1 : (2 điểm ) Yêu cầu : - Ý 1: Xác định được các phép so sánh nhân hoá: (0,5 điểm) + So sánh: biển như người khổng lồ; biển như trẻ con.(0,25 đểm) + Nhân hoá: Vui, buồn, suy nghĩ, hát, mơ mộng, dịu hiền.(0,25 điểm) - Ý 2: Nêu được tác dụng: (1,5 điểm) + Biển được miêu tả như một con người với nhiều tâm trạng khác nhau.(0,5 điểm) + Biển được nhà thơ cảm nhận như những con người cụ thể: khi thì to lớn, hung dữ như người khổng lồ; khi thì nhỏ bé hiền lành dễ thương, đáng yêu như trẻ con.(0,5 điểm) Nhờ các biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá đoạn thơ đã gợi tả thật rõ, thật cụ thể màu sắc, ánh sáng theo thời tiết, thời gian; tạo nên những bức tranh sống động về biển.(0,5) Câu 2: ( 6 điểm ) * Yêu cầu chung: Học sinh biết viết một bài văn miêu tả có bố cục ba phần rõ ràng; ngôn ngữ trong sáng, lời văn rõ ràng, mạch lạc; không sai lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. * Yêu cầu cụ thể: Học sinh trình bày các ý cơ bản sau: 1. Mở bài: Giới thiệu chung về khu vườn (0,5 điểm ) 2. Thân bài:(5 điểm ) 92
  56. - Tả bao quát khu vườn: ( 1 điểm): Những nét chung đặc sắc của toàn cảnh (khu vườn rộng hay hẹp, không khí trong vườn như thế nào, bầu trời, cảnh vật, màu sắc, âm thanh, mùi vị có gì đặc biệt) - Tả cụ thể cảnh khu vườn: (4 điểm )Chọn những cảnh tiêu biểu để tả (Vườn trồng những loại cây gì, đặc điểm của từng loại cây, sương sớm, ánh nắng ban mai, hoạt động của các loài vật, của con người ). - Lợi ích của khu vườn đối với gia đình em.(1 điểm ) 3. Kết bài: Cảm nghĩ của em: ( 1 điểm ) - Cảm thấy thích thú, có cảm giác thoải mái, tươi vui trước cảnh đẹp của khu vườn. - Có ý thức cùng mọi người trong gia đình chăm sóc để khu vườn ngày càng tươi đẹp. Tổ trưởng ký duyệt TRƯỜNG THCS THÁI THỊNH BÀI KIỂM TRA SỐ 3 Năm học 2018 – 2019 Đề 1 Môn: Ngữ văn lớp 9 Thời gian làm bài: 90 phút ĐỀ 35 Phần I (6 điểm) Tà tà bóng ngả về tây, Chị em thơ thẩn dan tay ra về. Bước dần theo ngọn tiểu khê, Lần xem phong cảnh cỏ bề thanh thanh. Nao nao dòng nước uốn quanh, Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang. 1. Những câu thơ trên trích trong đoạn trích nào? Của ai? Hãy nêu ngắn gọn nội dung của những câu thơ đó? (1 điểm) 2. Nao nao là một từ láy diễn tả tâm trạng con người, vậy mà Nguyễn Du lại viết Nao nao dòng nước uốn quanh. Cách dùng từ như vậy lại mang ý nghĩa như thế nào cho câu thơ ? (1 điểm) 3. Trong Truyện Kiều, cách dùng từ tả tâm trạng người để tả cảnh vật không chỉ xuất hiện một lần. Hãy chép lại hai câu thơ liền nhau trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” có cách dùng từ như vậy. (0,5 điểm) 4. Viết đoạn văn theo cách lập luận tổng- phân- hợp khoảng 12 câu diễn tả cảm nhận của em về đoạn thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng một câu bị động. (Gạch chân câu bị động). (3,5 điểm) Phần II (4 điểm) Hoàng Lê nhất thống chí là một tác phẩm văn xuôi chữ Hán có quy mô lớn nhất và đạt những thành công xuất sắc về mặt nghệ thuật, đặc biệt trong lĩnh vực tiểu thuyết của văn học Việt Nam trung đại. 1. Vì sao có thể coi “Hoàng Lê nhất thống chí” là tiểu thuyết lịch sử? (1 điểm) 93
  57. 2. Tại sao các tác giả vốn trung thành với nhà Lê lại viết chân thực và hay về vua Quang Trung như vậy? (1 điểm) 3. Từ văn bản trích “Hồi thứ mười bốn – Hoàng Lê nhất thống chí”, hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò của những người lãnh đạo anh minh đối với vận mệnh của đất nước? (2 điểm) ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ 1 Phần I (6 điểm) TT Nội dung Biểu điểm Câu 1 - Đoạn trích Cảnh ngày xuân 0,25 điểm 1 điểm - Tác giả: Nguyễn Du 0,25 điểm - Nội dung đoạn thơ: Cảnh buổi chiều mùa xuân khi tan hội và tâm 0,5 điểm trạng của con người (hoặc cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về). Câu 2 - Chữ nao nao đâu chỉ gợi về hình ảnh dòng nước chảy liu diu, 0,5 điểm 1 điểm thoáng chút gợn trên bề mặt, mà còn diễn tả một nỗi buồn dịu nhẹ đang tỏa lan. - Cảnh gợi cảm giác bâng khuâng, xao xuyến về một ngày vui xuân 0,5 điểm đang còn và linh cảm về cuộc gặp gỡ định mệnh với nấm mồ nàng Đạm Tiên bất hạnh và chàng thư sinh phong tư tài mạo tót vời Kim Trọng Câu 3 VD: 0,5 điểm 0,5 Buồn trông ngọn nước mới sa, điểm Hoa trôi man mác biết là về đâu. Câu 4 * Yêu cầu hình thức: 1 điểm 3,5 - Kiểu đoạn: tổng – phân- hợp điểm - Số câu: khoảng 12 câu - Yêu cầu tiếng Việt: câu bị động. * Yêu cầu nội dung: - Cảm nhận về 6 câu thơ cuối đoạn trích 2,5 điểm “Cảnh ngày xuân” HS đảm bảo một số ý sau: - Cảnh đã có sự thay đổi về thời gian và không gian. - Cảnh vẫn mang cái thanh, cái dịu của mùa xuân - Cảnh ấy nhuốm màu tâm trạng nhân vật. - Cảnh vật ấy cũng hé mở vẻ đẹp của một tâm hồn thiếu nữ tha thiết với niềm vui cuộc sống, nhạy cảm và sâu lắng. 94
  58. Phần II (4 điểm) TT Nội dung Biểu điểm Câu 1 - Có thể coi Hoàng Lê nhất thống chí là tiểu thuyết lịch sử vì: 1 + Về nội dung: tác phẩm tái hiện chân thực bối cảnh xã hội Việt 0,5 điểm điểm Nam nửa cuối thế kỷ XVIII và mấy năm đầu thế kỷ XIX với nhiều nhân vật và sự kiện lịch sử. + Về hình thức: Hoàng Lê nhất thống chí được viết theo lối chương 0,5 điểm hồi. Kết cấu, cách khắc họa chân dung và tính cách nhân vật, cách miêu tả, cách kể chuyện của tác phẩm đậm chất tiểu thuyết. Câu 2 Học sinh nêu được các ý sau: 1 - Chép sử là phản ánh hiện thực và cần tôn trọng sự thật. Các tác giả 0,25 điểm điểm vốn là những trí thức yêu nước có lương tâm và tài năng nên không thể không tôn trọng sự thật lịch sử. - Các tác giả dù là cựu thần chịu ơn sâu nặng của nhà Lê nhưng họ 0,25 điểm đã tận mắt chứng kiến và không thể bỏ qua sự thực là vua Lê hèn mạt “cõng rắn cắn gà nhà”, đem vận mệnh của cả dân tộc đặt vào nanh vuốt của kẻ thù xâm lược. - Với lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, các tác giả không thể không vui và nức lòng trước chiến thắng lẫy lừng của dân tộc đánh đuổi quân Thanh xâm lược. Mặt khác trong thực tế không thể phủ 0,5 điểm nhận Nguyễn Huệ là bậc kì tài, là người anh hùng, chí cao, tâm sáng, yêu nước thương dân, là người có vai trò lớn trong chiến thắng quân Thanh, là hình ảnh đẹp tiêu biểu cho khí phách của dân tộc. Vì thế ý thức dân tộc của họ đã lớn hơn tư tưởng quân thần. Câu 3 Câu viết đoạn: 2 * Yêu cầu hình thức: điểm - Đúng hình thức đoạn văn 0,25 điểm - Độ dài khoảng 1 trang giấy thi. Chữ viết sạch sẽ, cẩn thận, không 0,25 điểm sai lỗi chính tả, diễn đạt. * Yêu cầu nội dung: - Đất nước sống đời thái bình, no ấm chính là nhờ tài đức của những 0,25 điểm người lãnh đạo anh minh suốt đời vì vận mệnh của đất nước. - Họ có những quyết định đúng đắn, sáng suốt không phải theo ý 0,25 điểm riêng mình mà chính là lo cho vận nước, hợp với lòng dân như Quang Trung- Nguyễn Huệ hay xa xưa hơn nữa là Lý Công uẩn, Trần Quốc Tuấn và gần hơn là Bác Hồ kính yêu của dân tộc ta. - Họ nhìn thấy nguy cơ, nắm được tình thế, hiểu được lòng người 0,5 điểm nhờ đó mà khích lệ được tình yêu, sự gắn bó với đất nước, dân tộc, tạo nên sự đoàn kết đồng lòng, toàn dân hợp sức tạo nên những thành quả, tạc nên trang sử vàng chói lọi cho nước nhà. - Họ là tấm gương sáng ngời để đời sau soi vào đó mà học tập. 0,25 điểm - Liên hệ với đất nước ta hiện tại và trách nhiệm của bản thân để trở 0,25 điểm thành những con người có ích cho đất nước. 95
  59. TRƯỜNG THCS THÁI THỊNH BÀI KIỂM TRA SỐ 3 Năm học 2018 – 2019 Đề 2 Môn: Ngữ văn lớp 9 Thời gian làm bài: 90 phút ĐỀ 36 Phần I (6 điểm) Cho đoạn thơ sau: Tưởng người dưới nguyệt chén đồng, Tin sương luống những rày trông mai chờ. Bên trời góc bể bơ vơ, Tấm son gột rửa bao giờ cho phai. Xót người tựa cửa hôm mai, Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ? Sân Lai cách mấy nắng mưa, Có khi gốc tử đã vừa người ôm. (Ngữ văn 9, tập I, NXB Giáo Dục, 2010) 1. Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm nào? Của ai? (0,5 điểm) 2. Tìm hai điển cố trong đoạn thơ trên và nêu hiệu quả nghệ thuật của cách sử dụng điển cố đó? (1 điểm) 3. Trong đoạn trích, khi nói đến nỗi nhớ của Kiều hướng tới Kim Trọng, Nguyễn Du đã sử dụng từ "tưởng"; còn khi nói tới nỗi nhớ của Kiều dành cho mẹ cha, tác giả lại dùng từ "xót". Hãy phân tích ngắn gọn sự đặc sắc, tinh tế trong cách dùng từ ngữ đó. (1 điểm) 4. Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận quy nạp nêu cảm nhận của em về những phẩm chất của Kiều được thể hiện ở đoạn trích trên. Trong đoạn văn có sử dụng một câu bị động (gạch dưới câu bị động). (3,5 điểm) Phần II (4 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: 96
  60. “ Các ngươi đều là những người có lương tri, lương năng, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực, để dựng nên công lớn. Chớ có quen theo thói cũ, ăn ở hai lòng, nếu như việc phát giác ra, sẽ bị giết ngay tức khắc, không tha một ai, chớ bảo là ta không nói trước!” 1. Đoạn văn trên là lời nói của vua Quang Trung trong hoàn cảnh nào? Đọc đoạn văn này em thấy giống thể loại gì trong văn học cổ? Tác phẩm nào? Do ai viết? Mục đích viết? (1,5 điểm) 2. Sự kiện lịch sử diễn ra trong hồi thứ 14 của tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí” có liên quan đến lễ hội truyền thống nào của dân tộc được tổ chức hàng năm mà em biết? (0,5 điểm) 3. Từ những lời nói trên em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc bảo vệ chủ quyền Tổ quốc hiện nay? (2 điểm) BẤ ĐẤ ĐÁP ÁN KẤ 2 MÔN VĂN CẤP HUYẤN FILE WORD Zalo 0946095198 180 ĐẤ ĐÁP ÁN KẤ 2 VĂN 6=90k; 170 ĐẤ ĐÁP ÁN KẤ 2 VĂN 7=80k; 225 ĐẤ ĐÁP ÁN KẤ 2 VĂN 8=110k; 280 ĐẤ ĐÁP ÁN KẤ 2 VĂN 9=140k. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ 2 Phần I (6 điểm) TT Nội dung Biểu điểm Câu 1 Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du 0,5 điểm 0,5 điểm Câu 2 - Tìm được hai điển cố: "Sân Lai", "gốc tử" 0,5 điểm 1 - Hiệu quả: điểm + Bộc lộ được lòng hiếu thảo của Kiều với mẹ cha; ngầm so sánh 0,25 điểm Kiều với những tấm gương chí hiếu xưa. + Khiến lời thơ trở nên trang trọng, thiêng liêng hơn, phù hợp với việc ca ngợi tình cảm hiếu thảo hiếm có của Kiều 0,25 điểm Câu 3 - Từ "tưởng" trong câu thơ "Tưởng người dưới nguyệt chén đồng" 0,5 điểm 1 nghĩa là: nhớ về, hồi tưởng lại, mơ tới. Từ này bộc lộ chính xác nỗi điểm nhớ Kim Trọng của Kiều. Nỗi nhớ của một tình yêu đắm say trong sáng gắn với những kỉ niệm ngọt ngào. - Từ "xót" trong câu thơ "Xót người tựa cửa hôm mai" nghĩa là yêu 0,5 điểm thương thấm thía, xót xa. Từ này đã bộc lộ rõ tình yêu thương, lòng hiếu thảo hết mực của nàng với cha mẹ trong hoàn cảnh phải cách xa, li biệt. -> Cách sử dụng từ ngữ hết sức chuẩn xác và tinh tế. Câu 4 - Hình thức: 3,5 + Đoạn văn quy nạp 0,5 điểm điểm + Viết đúng câu bị động (gạch dưới) 0,5 điểm - Nội dung: Đảm bảo các ý chính nêu cảm nhận về những phẩm chất của Kiều được thể hiện ở đoạn trích + Lòng thủy chung, tình yêu mãnh liệt 1 điểm 97
  61. . Nhớ Kim Trọng da diết . Xót xa khi nghĩ đến cảnh Kim Trọng ngày đêm ngóng chờ mình . Khẳng định tình yêu của mình với Kim Trọng không bao giờ phai nhạt. + Lòng hiếu thảo hết mực với mẹ cha: 1 điểm . Hiểu rõ tấm lòng đau đớn, nhớ nhung con của cha mẹ, vì thế mà càng xót xa hơn khi nghĩ đến cảnh cha mẹ vì mình mà vò võ ngóng trông . Lo lắng vì mình không thể ở gần để ngày đêm phụng dưỡng song thân. . Xót xa nghĩ tới cảnh cha mẹ mỗi ngày một già yếu mà mình thì vẫn ở “bên trời góc bể” + Lòng vị tha hết mực: 0,5 điểm . Trong cảnh ngộ bị lưu lạc, đọa đầy trong chốn lầu xanh, nàng vẫn luôn nghĩ và lo lắng cho người thân hơn cả lo nghĩ cho mình . Nàng luôn tự trách, tự nhận lỗi về mình trong mọi việc. Phần II (4 điểm) TT Nội dung Biểu điểm Câu 1 - Đoạn văn trên là lời nói của Quang Trung khi phủ dụ binh lính ở 0,25 điểm 1,5 Nghệ An. điểm - Đoạn văn trên giống thể “Hịch” trong văn học cổ. 0,25 điểm - Những câu trên khiến người ta liên tưởng giống như những lời văn 0,5 điểm trong bài “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn - Viết để kêu gọi binh sĩ học tập “Binh thư yếu lược” chuẩn bị đánh 0,5 điểm giặc Nguyên Mông. Câu 2 Lễ hội Gò Đống Đa diễn ra vào ngày mồng năm Tết hằng năm tại 0,5 điểm 0,5 thủ đô Hà Nội (để tưởng niệm chiến thắng của hoàng đế Quang điểm Trung và nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống quân Thanh. Câu 3 a. Hình thức: 0,5 điểm 2 Đoạn văn nghị luận lập luận chặt chẽ khoảng 1 trang giấy, lời văn điểm cảm xúc. b. Nội dung: Bài làm đảm bảo một số ý sau: - Chủ quyền dân tộc là gì? 0,25 điểm + Chứng minh trong lịch sử bằng những dẫn chứng cụ thể - Chủ quyền dân tộc có từ hằng nghìn năm nay (nêu dẫn chứng qua 0,25 điểm các tác phẩm văn học, lịch sử) - Ngày nay mọi thế hệ người Việt Nam vẫn tiếp tục phát huy tinh 0,5 điểm thần ấy (dẫn chứng). - Liên hệ bản thân: Làm gì để bảo vệ chủ quyền dân tộc? (học sinh 0,5 điểm tự bộc lộ) + Học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp hơn. + Đề cao cảnh giác trước mọi thế lực thù địch, mọi âm mưu chia rẽ 98
  62. dân tộc 99