Kiểm tra học kì I - Môn Lý 7
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra học kì I - Môn Lý 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- kiem_tra_hoc_ki_i_mon_ly_7.doc
Nội dung text: Kiểm tra học kì I - Môn Lý 7
- PHÒNG GD – ĐT NINH SƠN Tiết 18: KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN LỚP 7 – Năm học: 2020 – 2021 – Môn LÝ Thời gian làm bài: 45 phút Phương án kiểm tra: Kết hợp trắc nghiệm khách quan và tự luận(30% TNKQ; 70% TL) I. Trọng số nội dung kiểm tra theo phân phối chương trình: Tỉ lệ thực dạy Trọng số Nội dung Tổng Lí số tiết thuyết LT VD LT VD (Cấp độ 1, 2) (Cấp độ 3, 4) (Cấp độ 1, 2) (Cấp độ 3, 4) 1. Ánh sáng- ĐL truyền thẳng và ĐL 4 4 2,8 1,2 16,5 7,1 phản xạ ánh sáng 2. Gương phẳng- gc lồi- 6 3 2,1 3,9 12,4 22,9 gc lõm 3. Âm học 7 6 4,2 2,8 24,6 16,5 Tổng 17 13 9,1 7,9 53,5 46,5 II. Bảng tính số câu hỏi và điểm số: Cấp độ Nội dung Trọng Số lượng câu Điểm số Tổng số TNKQ TL 1. Ánh sáng- ĐL truyền 2 câu 0,5 câu thẳng và ĐL 16,5 2,5 1,5 phản xạ ánh (0,5điểm) (1,0điểm) Cấp độ 1,2 (lý sáng thuyết) 2. Gương 1 câu 0,5 câu phẳng- gc 12,4 1,5 1,25 lồi- gc lõm (0,25điểm) (1,0điểm) 3. Âm học 4 câu 0,5 câu 24,6 4,5 2,5 (1,0điểm) (1,5điểm) 1. Ánh sáng- ĐL truyền 0,5 câu 7,1 0,5 0 1,0 thẳng và ĐL (1,0điểm) phản xạ ás Cấp độ 3,4 2. Gương 3 câu 0,5 câu phẳng- gc 22,9 3,5 lồi- gc lõm (0,75điểm) (1,5điểm) 2,25 3. Âm học 2câu 0,5 câu 16,5 2,5 1,5 (0,5điểm) (1,0điểm) Tổng 12 câu 3 câu 100 15 10đ (3điểm) (7điểm)
- III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA. Nhận biết Thông Hiểu Vận dụng Tên chủ Vận dụng Vận dụng cao Cộng đề TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL -Ta nhận biết được -Nêu được vd -Giải thích được một -Tính góc tới, góc ás.-Ta nhìn thấy về nguồn sáng số ứng dụng của định phản xạ. một vật khi nào. và vật sáng. luật truyền thẳng ánh -Ng.sáng, vật sáng -Biểu diễn được sáng trong thực tế. -Định luật truyền đường truyền -Hiện tượng nhật thực, 1. Ánh thẳng của ás. của ás. nguyệt thực. sáng- ĐL -Nhận biết được ba - Chỉ ra được - Lấy được ví dụ về truyền loại chùm sáng: trên hình vẽ hiện tượng phản xạ thẳng và song song, hội tụ hoặc trong tn ánh sáng. ĐL phản và phân kì. đâu là điểm tới, xạ ánh -Biết được tia tới, tia tới, tia px, sáng tia px, góc tới, góc góc tới, góc px. px, pháp tuyến đối - Vẽ và xác định với sự pxas bởi góc tới, góc px. gương phẳng. -Phát biểu được định luật pxas Số câu 2 0,5 0,5 3 Điểm 0,5 1,0 1,0 2,5 Tỉ lệ 5% 10% 10% 25% -Biết đđ chung về Hiểu các dụng -Dựng được ảnh của Ứng dụng của ảnh của một vật của gương vật qua gp. gương phẳng, tạo bởi gp, gcl và phẳng gương -Nêu được ứd chính gương cầu lồi và 2. Gương gương cầu lõm. cầu lõm, gương của gương cầu lồi là gương cầu lõm phẳng- gc -Biết vùng nhìn cầu lồi . tạo ra vùng nhìn thấy trong thực tế. lồi- gc lõm thấy của gc lồi rộng. rộng hơn vùng -Ứng dụng nhìn thấy của gp gp, gương cầu lõm có cùng kích cỡ. Số câu 1 0,5 3 0,5 5 Điểm 0,25 1,0 0,75 1,5 3,5 Tỉ lệ 2,5% 10% 7,5% 15% 35% -Biết nguồn âm là -Hiểu quan hệ -Tại sao vật phát ra -Nêu được ít nhất gì. giữa tần số dao âm, cách tạo ra ng. âm. 02 ứng dụng liên -Tần số, biên độ động với âm - Vd về độ to của âm quan đến px âm. dao động. cao thấp. phụ thuộc vào bđdđ -Nêu được 03 biện -Môi trường truyền -Hiểu quan hệ -GT được khi ở trong pháp cơ bản chống 3. Âm học âm, vận tốc truyền giữa biên độ với hang động lớn, nếu nói ô nhiễm tiếng ồn. âm, phản xạ âm. âm to, nhỏ. to thì ta nghe được -Biết tính kc tối -Tiếng ồn gây ô -Đơn vị đo độ tiếng vang. thiểu từ nguồn âm nhiễm, biện pháp to của âm. -Những vl cách âm tới vật phản xạ âm chống ô nhiễm. thường dùng để chống để nghe được ô nhiễm tiếng ồn. tiếng vang. Số câu 3 1 0,5 2 0,5 7 Điểm 0,75 0,25 1,5 0,5 1,0 4,0 Tỉ lệ 7,5% 2,5% 15% 5% 10% 40% Tổng sc 6,5 2 6 0,5 15 Điểm 2,5 2,75 3,75 1,0 10,0 Tỉ lệ 25% 27,5% 37,5% 10% 100%
- PHÒNG GD – ĐT NINH SƠN Tiết 18: KIỂM TRA HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN LỚP 7 - NĂM HỌC: 2020 – 2021 - Môn: LÝ Thời gian làm bài: 45 phút Họ và tên HS: Điểm: Lời phê: Lớp: Đề I I. TRẮC NGHIỆM:(3 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời em cho là đúng nhất. Câu 1. Vật nào sau đây là nguồn sáng? A. Trăng. B. Sao Mai. C. Mặt Trời. D. Sao chổi. Câu 2. Ánh sáng truyền trong không khí trong suốt và đồng tính theo A. đường gấp khúc B. đường thẳng. C. đường cong Câu 3. Vật nào sau đây không phải là gương phẳng? A. Tấm kính. B. Gương soi C. Tấm kim loại được đánh bóng D. Mặt nước gợn sóng Câu 4. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng A. nhỏ hơn vật B. lớn hơn vật C. bằng vật D. gấp đôi vật Câu 5. Loại gương nào sau đây cho ảnh lớn hơn vật? A. Gương phẳng B. Gương cầu lồi C. Gương cầu lõm Câu 6. Phía trước xe máy, xe ô tô người ta thường gắn gương cầu lồi vì gương cầu lồi có A. Vùng nhìn thấy rộng B. Vùng nhìn thấy hẹp C. Ảnh to hơn vật D. Ảnh bằng vật Câu 7. Một vật dao động càng nhanh thì tần số càng A. lớn B. nhỏ C. không thay đổi D. không liên quan Câu 8. Tần số dao động càng nhỏ thì âm phát ra càng A. to B. trầm C. bổng D. Vang Câu 9. Khi biên độ dao động càng nhỏ thì A. âm phát ra càng trầm C. âm phát ra càng to. B. âm phát ra càng xa. D. âm phát ra càng nhỏ. Câu 10. Âm càng to khi tần số dao động càng A. lớn B. nhỏ C. không thay đổi D. không liên quan Câu 11. Ở một số căn phòng, các cửa sổ có hai lớp kính. Mục đích của biện pháp này là? A. Điều hòa nhiệt độ căn phòng B. Ngăn tiếng ồn hoặc chống lạnh C. Làm cho cửa thêm vững chắc D. Chống rung Câu 12. Môi trường nào sau đây không truyền được âm? A. Nước sôi B. Không khí loãng C. Chân không D. Sắt ở nhiệt độ nóng chảy II/ TỰ LUẬN: (7điểm) Câu 13. a/ Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng ? (1,0 điểm) b/ Tại sao ở các phòng học người ta thường dùng các bóng đèn dài? (1,0 điểm) Câu 14. a/ Khi khám răng, các nha sĩ quan sát các phần bị che khuất của răng bằng loại gương nào? Giải thích tại sao lại dùng gương đó?(1,0 điểm) b/ Tại sao người ta không dùng gương cầu lõm mà dùng gương cầu lồi để đặt ở những chỗ đường đèo gấp khúc có vật cản che khuất? Người ta sử dụng loại gương nào để chế tạo ra bếp dùng năng lượng mặt trời? (1,5 điểm) Câu 15. a/ Tại sao trong phòng kín ta thường nghe thấy âm to hơn so với khi ta nghe chính âm đó ở ngoài trời? (1,5 điểm) b/ Giả sử tàu phát ra siêu âm và thu được âm phản xạ của nó sau 4 giây. Tính gần đúng độ sâu của đáy biển, biết vận tốc truyền âm trong nước là 1500 m/s ( 1,0 điểm).
- ĐÁP ÁN ĐỀ I I/ Trắc nghiệm: 3 điểm( mỗi âu đúng 0,25đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án C B D C C A Â B D D B C II/ Tự luận: 7 điểm Câu Đáp án Biểu điểm 13 a/ Định luật phản xạ ánh sáng: - Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến của gương ở 0.5 điểm tới. - Góc phản xạ bằng góc tới. 0,5 b/ Ở các phòng học người ta thường dùng các bóng đèn dài để tránh được 1,0 vùng tối. a/- Gương cầu lõm. 0,5 14 -Vì: gương cầu lõm cho ảnh ảo lớn hơn vật nên người nha sĩ dễ quan sát 0,5 các vùng bị che khuất của răng. b/ - Vì vùng nhìn thấy của gương cầu lõm nhỏ hơn vùng nhìn thấy của 0,75 gương cầu lồi. Gương cầu lõm 0,75 15 a/ - Vì ở ngoài trời ta chỉ nghe được âm trực tiếp nên nhỏ. Ở trong phòng kín do vật cản ở gần nên âm phản xạ hợp với âm trực tiếp làm cho âm to 1,5 hơn to hơn rất nhiều so với chính âm đó ngoài trời. b/ Độ sâu của đáy biển: 1500 m/s x 4/2 s = 3000 m 0,5 (vì thời gian âm truyền từ tàu tới đáy biển trong 2s và âm phản xạ cũng 2s) 0,5 PHÒNG GD – ĐT NINH SƠN Tiết 18: KIỂM TRA HỌC KỲ I
- TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN LỚP 7 - NĂM HỌC: 2020 – 2021 - Môn: LÝ Thời gian làm bài: 45 phút Họ và tên HS: Điểm: Lời phê: Lớp: Đề II I. TRẮC NGHIỆM:(3 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời em cho là đúng nhất. Câu 1. Chọn câu nói đúng? A. Vật sáng được chiếu sáng là nguồn sáng. B. Vật sáng tự nó không phát ra ánh sáng. C. Vật được chiếu sáng không phải là nguồn sáng. D. Vật sáng gồm nguồn sáng và vật được chiếu sáng. Câu 2. Khi nào xảy ra Nhật thực? A. Ban ngày, khi Trái Đất, Mặt Trăng, Mặt Trời nằm thẳng hàng nhau. B. Ban ngày, khi Trái Đất, Mặt Trăng, Mặt Trời nằm không thẳng hàng nhau. C. Ban đêm, khi Trái Đất, Mặt Trăng, Mặt Trời nằm thẳng hàng nhau. D. Ban đêm, khi Trái Đất, Mặt Trăng, Mặt Trời nằm không thẳng hàng nhau. Câu 3. Vật nào dưới đây có thể xem là một gương phẳng? A. Trang giấy trắng. C. Giấy bóng mờ. B. Một tấm kim loại phẳng được đánh bóng. D. Kính đeo mắt. Câu 4. Những vật nào sau đây có thể xem gần đúng là một phần của gương cầu lõm? A. Mặt ngoài chiếc cốc tráng bạc. B. Mặt ngoài chiếc nồi được đánh nhẵn bóng. C. Đáy của chậu nhựa . D. Mặt trong của thành nồi được đánh nhẵn bóng. Câu 5. Nếu nhìn vào gương, thấy ảnh nhỏ hơn vật thì kết luận đó là A. gương phẳng. B. gương cầu lồi. C. gương cầu lõm. C©u 6. Pha đèn của đèn pin (đèn ô tô, xe máy) có tác dụng? A. Đèn nằm ở vị trí thích hợp nên pha đèn có tác dụng tập trung chùm sáng phân kì từ đèn chiếu ra phía sau và biến đổi chùm sáng đó thành một chùm phản xạ song song chiếu thẳng ra phía trước. B. Pha đèn có tác dụng hắt ánh sáng ra phía trước. C. Pha đèn có tác dụng như một gương cầu lõm. D. Pha đèn tạo ra được chùm sáng song song. C©u 7. Biên độ dao động là A. tốc độ dao động của vật. B. vận tốc truyền dao động. C. độ lệch lớn nhất của vật dao động. D. tần số của vật dao động. C©u 8. Ngưỡng đau có thể làm điếc tai là A. 20 dB B. 60 dB C. 130dB D. 150 dB C©u 9. Vận tốc truyền âm trong không khí vào khoảng A. 340m/s. B. 2,04 km/phút. C. 340km/giờ D. 1224 km/giờ Câu 10. Khi biên độ dao động càng lớn thì A. âm phát ra càng to. B. âm phát ra càng nhỏ. C. âm càng bổng. C. âm càng trầm. C©u 11. Chọn câu đúng? A. Chỉ có hạ âm mới có âm phản xạ. B. Chỉ có siêu âm mới có âm phản xạ. C. Chỉ có âm nghe được mới cho âm phản xạ. D. Âm với tần số bất kì đều cho âm phản xạ. C©u 12. Tiếng ồn có những tác dụng xấu nào sau đây? Hãy chọn câu trả lời sai. A. Gia tăng mệt mỏi và rối loạn chức năng thần kinh. B. Gây ra co giật hệ cơ. C. Gia tăng nhịp tim, nhịp thở, huyết áp. D. Không ảnh hưởng gì đến sức khỏe con người. II/ TỰ LUẬN: (7điểm)
- Câu 13.(2 điểm) Chiếu một tia sáng lên gương phẳng (H1). Tia tới SI tạo với mặt phẳng gương một góc 300 Hãy : a/ Vẽ tiếp tia phản xạ b/ Tính góc phản xạ? S 300 Câu 14. a/ Tại sao người ta không dùng gương cầu lõm mà dùng gương cầu lồi để đặt ở những chỗ đường đèo gấp khúc có vật cản che khuất ?(1,0 điểm) b/ Để thu được ánh sáng mặt trời người ta dùng gương nào? Ngoài tác dụng dùng làm bếp năng lượng mặt trời thì gương này còn được lắp vào đâu của các phương tiện giao thông?(1,5 điểm) Câu 15. a/ Tại sao người ta hay nuôi Chó để giữ nhà ? Tai chúng ta nghe được âm trong khoảng bao nhiêu Hz? (1,5 điểm) b/ Tính thời gian nghe thấy âm phản xạ của người đứng trên tàu. Biết biển sâu khoảng 3000m và vận tốc truyền âm trong nước là 1500 m/s ( 1,0 điểm). ĐÁP ÁN ĐỀ II: I. TRẮC NGHIỆM:(3 điểm) ( mỗi câu đúng 0,25)
- Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án D A B D B A C C A A D D II/ Tự luận: 7 điểm CÂU Đáp án Biểu điểm a/ Vẽ đúng N 1,0 S R 13 600 600 300 I b/ Tính đúng Góc SIN = 900 - 300 = 600 1,0 Theo định luật phản xạ a’s’: Góc SIN = Góc NIR Do đó: Góc NIR = 600 a/ Vì vùng nhìn thấy của gương cầu lõm nhỏ hơn gương cầu lồi. 1,0 b/ - Gương cầu lõm. 0,75 14 - Dùng làm pha đèn (chóa đèn) trong các phương tiện giao 0,75 thông. a/ Người ta hay nuôi Chó để giữ nhà vì: 0,5 - Chó nghe được hạ âm dưới 20Hz. - Chó nằm ngủ thường áp tai dưới đất vì đất là môi trường chất 0,5 15 rắn truyền âm tốt. - Tai chúng ta nghe được âm trong khoảng từ 20Hz đến 20.000Hz 0,5 b/ Thời gian nghe thấy âm phản xạ của người đứng trên tàu: t = 3000 : 1500 = 2 (s) 0,5 Vì thời gian âm truyền từ tàu tới đáy biển trong 2s và âm phản xạ cũng 2s. Nên thời gian nghe thấy tiếng vang là 4s. 0,5 BGH duyệt TT duyệt Người ra đề Trần Thị Loan Nguyễn Tấn Hiệp Phan Thị Thơm ĐỀ CƯƠNG ÔN THI VẬT LÝ 7. Năm học 2020 - 2021 I. TRẮC NGHIỆM:(3 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời em cho là đúng nhất. Câu 1. Vật nào sau đây là nguồn sáng? A. Trăng. B. Sao Mai. C. Mặt Trời. D. Sao chổi. Câu 2. Chọn câu nói đúng? A. Vật sáng được chiếu sáng là nguồn sáng. B. Vật sáng tự nó không phát ra ánh sáng.
- C. Vật được chiếu sáng không phải là nguồn sáng. D. Vật sáng gồm nguồn sáng và vật được chiếu sáng. Câu 3. Ánh sáng truyền trong không khí trong suốt và đồng tính theo A. đường gấp khúc B. đường thẳng. C. đường cong Câu 4. Khi nào xảy ra Nhật thực? A. Ban ngày, khi Trái Đất, Mặt Trăng, Mặt Trời nằm thẳng hàng nhau. B. Ban ngày, khi Trái Đất, Mặt Trăng, Mặt Trời nằm không thẳng hàng nhau. C. Ban đêm, khi Trái Đất, Mặt Trăng, Mặt Trời nằm thẳng hàng nhau. D. Ban đêm, khi Trái Đất, Mặt Trăng, Mặt Trời nằm không thẳng hàng nhau. Câu 5. Vật nào sau đây không phải là gương phẳng? A. Tấm kính. B. Gương soi C. Tấm kim loại được đánh bóng D. Mặt nước gợn sóng Câu 6. Vật nào sau đây giống như một gương phẳng? A. Bức tường xây. B. Tấm gỗ C. Tấm bìa D. Tấm kim loại được đánh bóng Câu 7. Vật nào dưới đây có thể xem là một gương phẳng? A. Trang giấy trắng. C. Giấy bóng mờ. B. Một tấm kim loại phẳng được đánh bóng. D. Kính đeo mắt. Câu 8. Một vật dao động càng nhanh thì tần số càng A. lớn B. nhỏ C. không thay đổi D. không liên quan Câu 9. Trường hợp nào dưới đây không thể coi là một gương phẳng? A. Mặt kính trên cửa sổ lớp học C. Mặt màn hình máy vi tính B. Mặt nước không gợn sóng. D. Bức 5 điều Bác Hồ dạy treo trước lớp. Câu 10. Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lõm A. nhỏ hơn vật B. lớn hơn vật C. bằng vật D. gấp đôi vật Câu 11. Gương cầu lõm không được ứng dụng trong các thiết bị nào sau đây? A. Bếp dùng năng lượng mặt trời B. Gương khám răng trong nha khoa C. Pha đèn ô tô, xe máy D. Gương lắp ở những khúc đường cua nguy hiểm trên đèo nguy hiểm Câu 12. Bếp dùng năng lượng mặt trời là ứng dụng của loại gương nào sau đây? A.Gương phẳng B. Gương cầu lồi C. Gương cầu lõm Câu 13. Gương cầu lồi được lắp ở phía trước người lái xe ô tô, xe máy vì A. ảnh của các vật trong gương cầu lồi nhỏ. B. nhìn rõ hơn. C. ảnh của vật trong gương cầu lồi gần mắt. D. vùng quan sát được trong gương cầu lồi rộng. Câu 14. Phía trước xe máy, xe ô tô người ta thường gắn gương nào sau đây? A.Gương phẳng B. Gương cầu lồi C. Gương cầu lõm C©u 15. Pha đèn của đèn pin (đèn ô tô, xe máy) có tác dụng? A. Đèn nằm ở vị trí thích hợp nên pha đèn có tác dụng tập trung chùm sáng phân kì từ đèn chiếu ra phía sau và biến đổi chùm sáng đó thành một chùm phản xạ song song chiếu thẳng ra phía trước. B. Pha đèn có tác dụng hắt ánh sáng ra phía trước. C. Pha đèn có tác dụng như một gương cầu lõm. D. Pha đèn tạo ra được chùm sáng song song. Câu 16. Một vật dao động càng chậm thì âm phát ra càng A. to B. trầm C. bổng D. vang C©u 17. Biên độ dao động là A. tốc độ dao động của vật. B. vận tốc truyền dao động. C. độ lệch lớn nhất của vật dao động. D. tần số của vật dao động. Câu 18. Âm càng to khi tần số dao động càng A. lớn B. nhỏ C. không thay đổi D. không liên quan Câu 19. Một vật dao động càng nhanh thì âm phát ra càng A. to B. trầm C. bổng D. Vang C©u 20. Ngưỡng đau có thể làm điếc tai là A. 20 dB B. 60 dB C. 130dB D. 150 dB Câu 21. Khi biên độ dao động càng nhỏ thì A. âm phát ra càng trầm B. âm phát ra càng to. C. âm phát ra càng xa. D. âm phát ra càng nhỏ. C©u 22. Năm 1994, một sao chổi đã đâm vào sao Mộc gây ra một vụ nổ rất lớn. Ở mặt đất ta không nghe tiếng nổ vì A. Trái Đất ở rất xa sao Mộc. B. giữa Trái Đất và sao Mộc là chân không. C. âm thanh từ sao Mộc đến Trái Đất phải mất 60 năm. D. âm thanh đã bị bầu khí quyển của Trái Đất hấp thụ. Câu 23. Khi tần số dao động càng lớn thì A. âm phát ra càng trầm B. âm phát ra càng to. C. âm phát ra càng xa. D. âm phát ra càng bổng. Câu 24. Khi biên độ dao động càng lớn thì A. âm phát ra càng to. B. âm phát ra càng nhỏ. C. âm càng bổng. C. âm càng trầm. Câu 25. Tiếng ồn gây ô nhiễm là tiếng ồn A. vang B. to C. kéo dài D. to và kéo dài C©u 26. Chọn câu đúng? A. Chỉ có hạ âm mới có âm phản xạ. B. Chỉ có siêu âm mới có âm phản xạ. C. Chỉ có âm nghe được mới cho âm phản xạ. D. Âm với tần số bất kì đều cho âm phản xạ. Câu 27. Hãy chọn câu trả lời không đúng sau đây? A. Cây xanh vừa hấp thụ vừa phản xạ âm thanh. B. Hơi nước có trong không khí không hấp thụ âm thanh. C. Sử dụng động cơ chạy bằng điện ít gây ô nhiễm tiếng ồn. D. Đường cao tốc phải được xây dựng xa trường học, bệnh viện và khu dân cư. C©u 28. Tiếng ồn có những tác dụng xấu nào sau đây? Hãy chọn câu trả lời sai. A. Gia tăng mệt mỏi và rối loạn chức năng thần kinh. B. Gây ra co giật hệ cơ. C. Gia tăng nhịp tim, nhịp thở, huyết áp. D. Không ảnh hưởng gì đến sức khỏe con người.
- Câu 29. Ở một số căn phòng, các cửa sổ có hai lớp kính. Mục đích của biện pháp này là? A. Điều hòa nhiệt độ căn phòng B. Ngăn tiếng ồn hoặc chống lạnh C. Làm cho cửa thêm vững chắc D. Chống rung Câu 30. Môi trường nào sau đây không truyền được âm? B. Nước sôi B. Không khí loãng C. Chân không D. Sắt ở nhiệt độ nóng chảy TỰ LUẬN : 7 điểm Câu 1: Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng ? Câu 2: Tại sao ở các phòng học người ta thường dùng các bóng đèn dài? Câu 3. Chiếu một tia sáng lên gương phẳng (H1). Tia tới SI tạo với mặt phẳng gương một góc 300 Hãy : a/ Vẽ tiếp tia phản xạ b/ Tính góc phản xạ? S 360 Câu4: Để quan sát các phần bị che khuất của răng, các nha sĩ thường dùng một dụng cụ hình tròn bằng kim loại. Theo em đó là gương gì? Giải thích tại sao lại dùng gương đó? Câu 5: Tại sao người ta không dùng gương cầu lõm mà dùng gương cầu lồi để đặt ở những chỗ đường đèo gấp khúc có vật cản che khuất ? Câu 6. Để thu được ánh sáng mặt trời người ta dùng gương nào? Ngoài tác dụng dùng làm bếp năng lượng mặt trời thì gương này còn được lắp vào đâu của các phương tiện giao thông Câu 7: Giả sử tàu phát ra siêu âm và thu được âm phản xạ của nó sau 2 giây. Tính gần đúng độ sâu của đáy biển, biết vận tốc truyền âm trong nước là 1500 m/s. Câu 8: Tại sao người ta hay nuôi Chó để giữ nhà ? Tai chúng ta nghe được âm trong khoảng bao nhiêu Hz Câu 9.Tại sao trong phòng kín ta thường nghe thấy âm to hơn so với khi ta nghe chính âm đó ở ngoài trời Câu 10: Tính thời gian nghe thấy âm phản xạ của người đứng trên tàu. Biết biển sâu khoảng 4500m và vận tốc truyền âm trong nước là 1500 m/s. ĐÁP ÁN TỰ LUÂN Câu1: - Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến của gương ở điểm tới. - Góc phản xạ bằng góc tới. Câu 2: Ở các phòng học người ta thường dùng các bóng đèn dài để tránh được vùng tối. Câu 3. N S R 540 540 360 I Góc SIN = 900 - 360 = 540 Theo định luật phản xạ a’s’: Góc SIN = Góc NIR Do đó: Góc NIR = 540 Câu 4: - Gương cầu lõm. -Vì: gương cầu lõm cho ảnh ảo lớn hơn vật nên người nha sĩ dễ quan sát các vùng bị che khuất của răng. Câu 5: Vì vùng nhìn thấy của gương cầu lõm nhỏ hơn gương cầu lồi. Câu 6: - Gương cầu lõm. - Dùng làm pha đèn (chóa đèn) trong các phương tiện giao thông Câu 7: Độ sâu của đáy biển: 1500 m/s x 2/2 s = 1500 m (vì thời gian âm truyền từ tàu tới đáy biển trong 1s và âm phản xạ cũng 1s) Câu 8: Người ta hay nuôi Chó để giữ nhà vì: - Chó nghe được hạ âm dưới 20Hz. - Chó nằm ngủ thường áp tai dưới đất vì đất là môi trường chất rắn truyền âm tốt. - Tai chúng ta nghe được âm trong khoảng từ 20Hz đến 20.000Hz Câu 9. Vì ở ngoài trời ta chỉ nghe được âm trực tiếp nên nhỏ. Ở trong phòng kín do vật cản ở gần nên âm phản xạ hợp với âm trực tiếp làm cho âm to hơn to hơn rất nhiều so với chính âm đó ngoài trời. Câu 10: Thời gian nghe thấy âm phản xạ của người đứng trên tàu: t = 4500 : 1500 = 3(s) Vì thời gian âm truyền từ tàu tới đáy biển trong 1,5s và âm phản xạ cũng 1,5s. Nên thời gian nghe thấy tiếng vang là 3s PHÒNG GD – ĐT NINH SƠN Tiết 18: KIỂM TRA HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN LỚP 6 - NĂM HỌC: 2020 – 2021 - Môn: LÝ Thời gian làm bài: 45 phút Phương án kiểm tra: Kết hợp trắc nghiệm khách quan và tự luận (30% TNKQ; 70% TL) I. Trọng số nội dung kiểm tra theo phân phối chương trình:
- Tổng Tỉ lệ thực dạy Trọng số Nội dung Lí số LT VD LT VD thuyết tiết (Cấp độ 1, 2) (Cấp độ 3, 4) (Cấp độ 1, 2) (Cấp độ 3, 4) 1. Đo độ dài- đo thể tích- đo 4 4 2,8 1,2 16,5 7,1 khối lượng 2. lực- đơn vị lực- phép đo 7 5 3,5 3,5 20,6 20,6 lực- Lực đàn hồi 3.Khối lượng riêng- Trọng 2 2 1,4 0,6 8,2 3,5 lượng riêng 4.Máy cơ đơn giản 4 3 2,1 1,9 12,4 11,2 Tổng 17 14 9,8 7,2 57,7 42,3 II. Bảng tính số câu hỏi và điểm Cấp Nội dung Trọng số Số lượng câu Điểm độ Tổng số TNKQ TL 1. Đo độ dài- đo thể 16,5 2 câu 0,5 câu 2,5 1,5 tích- đo khối lượng (0,5điểm) (1,0điểm) 2. lực- đơn vị lực- phép 20,6 3 câu 0,5 câu Cấp đo lực- Lực đàn hồi 3,5 2,25 (0,75điểm) (1,5điểm) độ 1,2 (lý 3.Khối lượng riêng- 8,2 0,5 câu thuyết) Trọng lượng riêng 0,5 0 1,0 (1,0điểm) 4.Máy cơ đơn giản 12,4 1 câu 0,5 câu 1,5 1,25 (0,25điểm) (1,0điểm) 1. Đo độ dài- đo thể 2 câu 7,1 2 0,5 tích- đo khối lượng (0,5điểm) 0 2. lực- đơn vị lực phép 1 câu 0,5 câu 20,6 1,5 1,75 Cấp đo lực- Lực đàn hồi (0,25điểm) (1,5điểm) độ 3.Khối lượng riêng- 2 câu 3,4 Trọng lượng riêng 3,5 2 0,5 (0,5điểm) 4.Máy cơ đơn giản 1 câu 0,5 câu 11,2 1,5 1,25 (0,25điểm) (1,0điểm) Tổng 100 15 12 câu 3 câu 10đ (3,0điểm) (7,0điểm) III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA. Tên Nhận biết Thông Hiểu Vận dụng chủ Cộng đề TNKQ TL TNKQ TL Vận dụng Vận dụng cao
- TL TNKQ TNKQ TL Những dụng Cách đo độ Xác định được -Đo được đdài của bàn học, kt 1. Đo cụ đo độ dài, dài,đo thể GHĐ, ĐCNN của của cuốn sách, độ dài của sân độ đo thể tích tích chất các dụng cụ đo độ trường theo đúng qt đo. dài- chất lỏng, đo lỏng, đo thể dài, đo thể tích chất -Đo được TT của một lượng đo thể thể tích vật tích vật rắn lỏng, đo khối nước bằng bình chia độ. tích- rắn không không thấm lượng. -Đo được TT của một số vật đo thấm nước, đo nước, đo khối rắn không thấm nước khối khối lượng, lượng. -Sử dụng cân để cân một số lượng đo lực. vật: Sỏi, cái khóa, cái đinh ốc S.câu 1 0,5 1 2 4,5 Điểm 0,25 1,0 0,25 0,5 2,0 Tỉ lệ 2,5% 10% 2,5% 5% 20% 2. Lực là gì? hai Tác dụng của - Vd về td đẩy,kéo. Ví dụ về tác dụng đẩy, ví dụ về Lực- lực cân bằng, lực, hai lực -Vd về vật đứng tác dụng kéo của lực,ví dụ về đơn trọng lực, lực cân bằng, yên dưới td của hai vật đứng yên dưới tác dụng của vị đàn hồi. trọng lực. lực cân bằng và chỉ hai lực cân bằng , ví dụ về tác lực- ra được phương, dụng của lực làm vật bị biến phép chiều, độ mạnh yếu dạng, ví dụ về tác dụng của lực đo của hai lực đó. làm biến đổi chuyển động lực- -Vd về td của lực trong thực tiễn. Lực làm vật bị biến đ.hồi dạng, biến đổi cđ S.câu 2 1 0,5 1 0,5 5 Điểm 0,5 0,25 1,5 0,25 1,5 4,0 Tỉ lệ 5% 2,5% 15% 2,5% 15% 40% 3. -Biết được -Hiểu mối -Xác định KLR của Vận dụng được các công thức Khối TLR của chất quan hệ giữa một chất. lượng đó là gì, công KLR và TLR. -Đọc được KLR 1 riêng- thức, đơn vị. số chất theo bảng và để tính các Trọng -Biết được KLR của một số đại lượng m, D, d, P, V khi biết lượng KLR là gì, ct, chất . hai trong các đại lượng có riêng đơn vị. trong công thức. S.câu 0,5 2 2,5 Điểm 1,0 0,5 1,5 Tỉ lệ 10% 5% 15% 4. -Nhận biết -Tác dụng Lấy được ví dụ các -Nêu được một số phương án Máy máy cơ đơn của các máy máy cơ đơn giản sử dụng các MCĐG và chỉ rõ cơ giản cơ đơn giản trong thực tế. lợi ích của trong thực tế. đơn -Dựa vào hình ảnh giải thích tại giản sao phải sử dụng máy cơ. S.câu 1 0,5 1 0,5 3 Điểm 0,25 1,0 0,25 1,0 2,5 Tỉ lệ 2,5% 10% 2,5% 10% 25% T. Số 5 3 6,5 0,5 15 câu 3,0 3,0 3,0 1,0 10,0 Điểm 30% 30% 30% 10% 100% Tỉ lệ PHÒNG GD – ĐT NINH SƠN Tiết 18: KIỂM TRA HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN LỚP 6 - NĂM HỌC: 2020 – 2021 - Môn: LÝ Thời gian làm bài: 45 phút Họ và tên HS: Điểm: Lời phê:
- Lớp: ĐỀ I: I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Em hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau: Câu 1. Để đo lực, người ta dùng A. lực kế B. thước C. bình chia độ D. Cân Câu 2. Trên bì một gói kẹo có ghi 500gam. Số đó chỉ A. trọng lượng gói kẹo. B. khối lượng kẹo trong gói. C. dung lượng gói kẹo. D. thể tích gói kẹo. Câu 3. Chọn thước có GHĐ nào sau đây để đo chiều dài lớp học là thích hợp nhất? A. 1m B. 2m C. 3m D. 5m Câu 4. Người ta đã đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ có ĐCNN 0,5 cm3. Hãy chỉ ra cách ghi kết quả đúng trong những trường hợp dưới đây 3 3 3 3 A. V1= 20,2 cm B. V2= 20,50 cm C. V3= 20,5 cm D. V4= 20,05 cm Câu 5. Để đo khối lượng, người ta dùng A. lực kế B. thước C. bình chia độ D. cân Câu 6. Lực nào trong các lực dưới đây là lực đẩy? A. Lực mà cần cẩu đã tác dụng vào thùng hàng để nâng thùng hàng lên. B. Lưc mà gió tác dụng vào thuyền buồm. C. Lực mà nam châm tác dụng lên vật bằng sắt. D. Lực mà đầu tầu tác dụng làm cho các toa tầu chuyển động. Câu 7. Quả cân 500g có trọng lượng là bao nhiêu? A. 0,5N. B. 5N. C. 50N. D. 500N Câu 8. Khi một quả bóng đập vào một bức tường thì lực mà bức tường tác dụng lên quả bóng sẽ gây ra những kết quả gì? A. Chỉ làm biến đổi chuyển động của quả bóng. B. Chỉ làm biến dạng quả bóng. C. Vừa làm biến dạng quả bóng, vừa làm biến đổi chuyển động của nó. D. Không làm biến dạng cũng không làm biến đổi chuyển động của quả bóng. Câu 9. Trọng lượng riêng của sắt là 78.000 N/m3. Vậy khối lượng riêng của sắt sẽ là A. 78.000Kg/m3 B. 7.800Kg/m3 C. 780Kg/m3 D. 78Kg/m3 Câu 10. Khối lượng riêng của nhôm là 2700kg/m3 điều đó có nghĩa là A. khối lượng có trong 1m3 nhôm. B. khối lượng có trong 2700 m3 nhôm. C. khối lượng có trong 3m3 nhôm. D. khối lượng 2700kg có trong 1m3 nhôm. Câu 11. Ở đầu cần cẩu người ta thường gắn A. ròng rọc. B. đòn bẩy. C. mặt phẳng nghiêng. Câu 12. Cái kéo là ứng dụng của . A. ròng rọc. B. đòn bẩy. C. mặt phẳng nghiêng. II. TỰ LUẬN (7 điểm) Câu 13. a/ Hãy kể tên và công dụng cụ thể của 2 loại cân mà em biết (1,0 điểm) b/ Một quả bưởi có trọng lượng 20N. Hỏi khối lượng của quả bưởi là bao nhiêu? Quả bưởi rơi xuống đất theo phương nào? Vì sao khi rơi, mọi vật đều rơi về phía Trái Đất ? (1,5điểm) Câu 14. a/ Một người lực sĩ nâng tạ. Biết tạ có khối lượng 70kg. Hỏi người lực sĩ phải tác dụng một lực ít nhất bằng bao nhiêu Niuton thì mới nâng được tạ này? Lực của người lực sĩ có phương nào?(1,5 điểm) b/ Khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3 tìm trọng lượng riêng của nước? (1,0 điểm) Câu 15. Có mấy loại máy cơ đơn giản? Là những loại nào?Mỗi loại máy cho 1 ví dụ trong thực tế mà em biết (2,0 điểm) ĐÁP ÁN ĐỀ I I/ TRẮC NGHIỆM: 3 điểm (Mỗi câu đúng 0,25 điểm)
- Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án A B D C D B B C B D A B II/ TỰ LUẬN: 7 điểm Câu Đáp án Số điểm 13 a/ - Cân đồng hồ: dùng để cân khối lượng các vật không nặng 0,5 lắm. - Cân y tế: dùng để cân khối lượng của người 0,5 b/ - Trọng lượng của quả bưởi là 20N thì khối lượng của quả bưởi 0,5 đó là 2kg. - Quả bưởi rơi xuống đất theo phương thẳng đứng. 0,5 - Vì mọi vật đều chịu lực hút của Trái Đất. 0,5 14 a/ - Tạ có khối lượng m = 70kg thì P = 700N 0,5 - Người lực sĩ phải tác dụng một lực ít nhất bằng 700N thì mới 0,5 nâng được tạ này. - Lực của người lực sĩ có phương thẳng đứng. 0,5 b/ Khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3 thì trọng lượng riêng 1,0 của nuóc là 10000N/m3 15 - Có 3 loại máy cơ đơn giản. 0,25 - Là: mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc cố định, ròng rọc 1,0 động. - Trong thực tế mặt phẳng nghiêng là cái cầu thang, đòn bẩy là 0,75 cái kéo, ròng rọc lắp đầu cần trục đưa vật lên cao PHÒNG GD – ĐT NINH SƠN Tiết 18: KIỂM TRA HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN LỚP 6 - NĂM HỌC: 2020 – 2021 - Môn: LÝ Thời gian làm bài: 45 phút
- Họ và tên HS: Điểm: Lời phê: Lớp: ĐỀ II: I. TRẮC NGHIỆM: (3,0 điểm) Em hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau: Câu 1. Để đo khối lượng của một vật cần dụng cụ A. lực kế C. bình chia độ B. cân D. bình tràn. Câu 2. Khi đọc kết quả đo chiều của một vật ta phải đặt mắt như thế nào? A. Nhìn từ trên xuống B. Nhìn từ dưới lên C. Nhìn thẳng vuông góc với một đầu của vật D. Xa vạch số 0 nhất Câu 3. Giới hạn đo của một thước là A. độ dài nhỏ nhất ghi trên thước. C. độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước. B. độ dài lớn nhất ghi trên thước. D. độ dài tuỳ ta chọn. Câu 4. Chọn thước có GHĐ nào sau đây để đo chiều dài sân trường là thích hợp nhất? A. 3m B. 5m C. 7m D. 10m Câu 5. Trọng lực là A. lực kéo của vật này lên vật khác. B. lực đẩy của vật này lên vật khác. C. lực hút của vật này lên vật khác. D. lực hút của Trái Đất lên một vật. Câu 6. Lực nào dưới đây là lực đàn hồi? A. Trọng lực của một quả nặng. B. Lực hút của một nam châm tác dụng lên miếng sắt. C. Lực đẩy của lò xo dưới yên xe đạp. D. Lực kết dính giữa một tờ giấydán trên bảng với mặt bảng. Câu 7. Quả bàng trên cây khi chín rơi xuống đất là do A. lực hút trái đất. B. lực hút của gió. C. lực đẩy của không khí. D. lực đẩy của cây. Câu 8. Khi múc nước từ dưới giếng lên, lực tác dụng vào thùng nước có A. phương thẳng đứng, chiều ngang. B. phương ngang, chiều thẳng đứng. C. phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống. D. phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên. Câu 9. Trọng lượng riêng của đồng là 3800 N/m3. Vậy khối lượng riêng của đồng sẽ là A. 3800Kg/m3 B. 380Kg/m3 C. 38Kg/m3 D. 3,8Kg/m3 Câu 10. Khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3 điều đó có nghĩa là A. khối lượng có trong 1m3 nước. B. khối lượng có trong 1000 m3 nước. C. khối lượng có trong 3m3 nước. D. khối lượng 1000kg có trong 1m3 nước. Câu 11. Để đưa một chiếc thùng nặng lên thùng xe ô tô tải người ta dùng A. ròng rọc. B. đòn bẩy. C. mặt phẳng nghiêng. Câu 12. Cái kéo cắt kim loại là ứng dụng của loại máy cơ đơn giản nào A. ròng rọc. B. đòn bẩy. C. mặt phẳng nghiêng. II. TỰ LUẬN(7 điểm) Câu 13. a/ Dùng một bình chia độ ghi tới 100cm3 chứa 60 cm3 nước để đo thể tích của một hòn đá. Khi thả hòn đá vào bình, mực nước trong bình dâng lên tới vạch 85 cm3 . Hãy tính thể tích hòn đá ? Phải đặt mắt nhìn như thế nào để đọc kết quả được chính xác?(1,0 điểm) b/ Một quyển sách có khối lượng 300g thì có trọng lượng là bao nhiêu? Khi thả nó rơi thì nó rơi theo phương nào? Có chiều như thế nào?(1,5 điểm) Câu 14. a/ Một con bò đang kéo xe. Biết xe có khối lượng 0,2 tấn. Hỏi con bò phải tác dụng một lực ít nhất bằng bao nhiêu để xe chuyển động được? Lực mà con bò kéo xe có phương nào?(1,5 điểm) b/ Khối lượng riêng của đồng là 3800kg/m3 tìm trọng lượng riêng của đồng? (1,0 điểm) Câu 15. Cầu thang là ứng dụng máy cơ đơn giản nào? Tại sao cầu thang càng nghiêng ít thì ta đi lên càng dễ? Tại sao kéo cắt giấy lại có tay cầm ngắn hơn lưỡi kéo còn kéo cắt kim loại lại có tay cầm dài hơn lưỡi kéo? ( 2,0 điểm) ĐÁP ÁN ĐỀ II I/ TRẮC NGHIỆM: 3 điểm (Mỗi câu đúng 0,25 điểm)
- Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án C B B B D C A D B D C B II/ TỰ LUẬN: 7 điểm Câu Đáp án Số điểm 13 - Thể tích hòn đá là: 3 V= V2 – V1 = 85 -60 = 25 cm 0,5 - Phải đặt mắt nhìn ngang tầm với mức nước sau khi đã bỏ cục 0,5 đá vào bình chia độ. b/ - Quyển sách có khối lượng 300g thì có trọng lượng là 3N 0,5 - Sách rơi xuống đất theo phương thẳng đứng. 0,5 - Chiều từ trên xuống dưới. 0,5 14 a/ - Xe có khối lượng 0,2 tấn = 200kg = 2000N 0,5 - Con bò phải tác dụng một lực ít nhất bằng 2000N thì xe mới 0,5 chuyển động được. - Lực mà con bò kéo xe có phương ngang. 0,5 b/ Khối lượng riêng của đồng là 3800kg/m3 thì trọng lượng riêng 1,0 của đồng là 38000N/m3 . 15 - Cầu thang là ứng dụng của máy cơ đơn giản là mặt phẳng nghiêng. 0,5 - Cầu thang càng nghiêng ít thì ta đi lên càng dễ vì được lợi về 0,5 lực. - Kéo cắt giấy có tay cầm ngắn hơn lưỡi kéo để được lợi về đường đi ( không cần lợi về lực vì giấy mềm dễ cắt). 0,5 - Còn kéo cắt kim loại lại có tay cầm dài hơn lưỡi kéo để được 0,5 lợi về lực. BGH duyệt TT duyệt Người ra đề Trần Thị Loan Nguyễn Tấn Hiệp Phan Thị Thơm ĐỀ CƯƠNG ÔN THI VẬT LÝ 6. Năm học 2020 - 2021 I. TRẮC NGHIỆM:(3 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời em cho là đúng nhất. Câu 1. Để đo lực, người ta dùng A. lực kế B. thước C. bình chia độ D. Cân Câu 2. Để đo khối lượng của một vật cần dụng cụ A. lực kế B. bình chia độ C. cân D. bình tràn.
- Câu 3. Khi đọc kết quả đo chiều của một vật ta phải đặt mắt như thế nào? A. Nhìn từ trên xuống B. Nhìn từ dưới lên C. Nhìn thẳng vuông góc với một đầu của vật D. Xa vạch số 0 nhất Câu 4. Trên bì một gói kẹo có ghi 500gam. Số đó chỉ A. trọng lượng gói kẹo. B. khối lượng kẹo trong gói. C. dung lượng gói kẹo. D. thể tích gói kẹo. Câu 5. Khi một quả bóng đập vào một bức tường thì lực mà bức tường tác dụng lên quả bóng sẽ gây ra những kết quả gì? A. Chỉ làm biến đổi chuyển động của quả bóng. B. Chỉ làm biến dạng quả bóng. C. Vừa làm biến dạng quả bóng, vừa làm biến đổi chuyển động của nó. D. Không làm biến dạng cũng không làm biến đổi chuyển động của quả bóng. Câu 6. Chọn thước có GHĐ nào sau đây để đo chiều dài lớp học là thích hợp nhất? A. 1m B. 2m C. 3m D. 5m Câu 7. Chọn thước có GHĐ nào sau đây để đo chiều dài sân trường là thích hợp nhất? A. 3m B. 5m C. 7m D. 10m Câu 8. Để đo thể tích của một vật rắn không thấm nước cần dụng cụ A. bình tràn B. bình tràn, bình chia độ C. đĩa, bình tràn D. bình chia độ. Câu 9. Quả cân 500g có trọng lượng là bao nhiêu? A. 0,5N. B. 5N. C. 50N. D. 500N Câu 10. Trên bì một gói mì có ghi 50gam. Số đó chỉ A. trọng lượng gói mì. B. khối lượng mì trong gói. C. dung lượng gói mì D. thể tích gói mì. Câu 11. Giới hạn đo của một thước là A. độ dài nhỏ nhất ghi trên thước. C. độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước. B. độ dài lớn nhất ghi trên thước. D. độ dài tuỳ ta chọn Câu 12. Người ta đã đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ có ĐCNN 0,5 cm3. Hãy chỉ ra cách ghi kết quả đúng trong những trường hợp dưới đây 3 3 3 3 A. V1= 20,2 cm B. V2= 20,50 cm C. V3= 20,5 cm D. V4= 20,05 cm Câu 13. Trọng lực là A. lực kéo của vật này lên vật khác. B. lực đẩy của vật này lên vật khác. C. lực hút của vật này lên vật khác. D. lực hút của Trái Đất lên một vật. Câu 14. Lực nào trong các lực dưới đây là lực đẩy? A. Lực mà cần cẩu đã tác dụng vào thùng hàng để nâng thùng hàng lên. B. Lưc mà gió tác dụng vào thuyền buồm. C. Lực mà nam châm tác dụng lên vật bằng sắt. D. Lực mà đầu tầu tác dụng làm cho các toa tầu chuyển động. Câu 15. Quả bàng trên cây khi chín rơi xuống đất là do A. lực hút trái đất. B. lực hút của gió. C. lực đẩy của không khí. D. lực đẩy của cây. Câu 16. Lực nào dưới đây là lực đàn hồi? A. Trọng lực của một quả nặng. B. Lực hút của một nam châm tác dụng lên miếng sắt. C. Lực đẩy của lò xo dưới yên xe đạp. D. Lực kết dính giữa một tờ giấydán trên bảng với mặt bảng. Câu 17. Trọng lực có A. phương thẳng đứng chiều từ trên xuống dưới. B. phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên. C. phương ngang chiều từ trái sang phải. D. phương ngang, chiều từ phải sang trái. Câu 18. Khi múc nước từ dưới giếng lên, lực tác dụng vào thùng nước có A. phương thẳng đứng, chiều ngang. B. phương ngang, chiều thẳng đứng. C. phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống. D. phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên. Câu 19. Trọng lượng riêng của sắt là 78.000 N/m3. Vậy khối lượng riêng của sắt sẽ là A. 78.000Kg/m3 B. 7.800Kg/m3 C. 780Kg/m3 D. 78Kg/m3 Câu 20. Trọng lượng riêng của đồng là 38000 N/m3. Vậy khối lượng riêng của đồng sẽ là A. 3800Kg/m3 B. 380Kg/m3 C. 38Kg/m3 D. 3,8Kg/m3 Câu 21. Khối lượng riêng của nhôm là 2700kg/m3 điều đó có nghĩa là A. khối lượng có trong 1m3 nhôm. B. khối lượng có trong 2700 m3 nhôm. C. khối lượng có trong 3m3 nhôm. D. khối lượng 2700kg có trong 1m3 nhôm. Câu 22. Khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3 điều đó có nghĩa là A. khối lượng có trong 1m3 nước. B. khối lượng có trong 1000 m3 nước. C. khối lượng có trong 3m3 nước. D. khối lượng 1000kg có trong 1m3 nước. Câu 23. Để đưa một chiếc xe máy từ dưới sân lên nền nhà cao 1m người ta dùng A. ròng rọc. B. đòn bẩy. C. mặt phẳng nghiêng. Câu 24. Cái kéo cắt kim loại là ứng dụng của loại máy cơ đơn giản nào A. ròng rọc. B. đòn bẩy. C. mặt phẳng nghiêng. Câu 25. Ở đầu cần cẩu người ta thường gắn A. ròng rọc. B. đòn bẩy. C. mặt phẳng nghiêng. II. TỰ LUẬN Câu 1. Hãy kể tên và công dụng cụ thể của 2 loại cân mà em biết Câu 2. Một quả dừa có trọng lượng 30N. Hỏi khối lượng của quả dừa là bao nhiêu? Quả dừa rơi xuống đất theo phương nào? Vì sao khi rơi, mọi vật đều rơi về phía Trái Đất ?
- Câu 3. Dùng một bình chia độ ghi tới 100cm3 chứa 70 cm3 nước để đo thể tích của một hòn đá. Khi thả hòn đá vào bình, mực nước trong bình dâng lên tới vạch 90 cm3 . Hãy tính thể tích hòn đá ? Phải đặt mắt nhìn như thế nào để đọc kết quả được chính xác? Câu 4. Một người lực sĩ nâng tạ. Biết tạ có khối lượng 60kg. Hỏi người lực sĩ phải tác dụng một lực ít nhất bằng bao nhiêu Niuton thì mới nâng được tạ này? Lực của người lực sĩ có phương nào? Câu 5. Khối lượng riêng của nhôm là 2700kg/m3 tìm trọng lượng riêng của nhôm? Câu 6. Một con bò đang kéo xe. Biết xe có khối lượng 0,3 tấn. Hỏi con bò phải tác dụng một lực ít nhất bằng bao nhiêu để xe chuyển động được? Lực mà con bò kéo xe có phương nào? Câu 7. Khối lượng riêng của đồng là 3800kg/m3 tìm trọng lượng riêng của đồng? Câu 8. Có mấy loại máy cơ đơn giản? Là những loại nào . Mỗi loại máy cho 1 ví dụ trong thực tế mà em biết . Câu 9. Cầu thang là ứng dụng máy cơ đơn giản nào? Tại sao cầu thang càng nghiêng ít thì ta đi lên càng dễ? Tại sao kéo cắt giấy lại có tay cầm ngắn hơn lưỡi kéo còn kéo cắt kim loại lại có tay cầm dài hơn lưỡi kéo? ĐÁP ÁN Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 Đáp án A C C B C D D B B B C C D B A C A D B B D D C B A II. TỰ LUẬN Câu 1. Kể tên và công dụng cụ thể của 2 loại thước mà em biết: - Cân đồng hồ: dùng để cân khối lượng các vật không nặng lắm. - Cân y tế: dùng để cân khối lượng của người Câu 2. - Trọng lượng của quả dừa là 30N thì khối lượng của quả dừa đó là 3kg. - Quả dừa rơi xuống đất theo phương thẳng đứng. - - Vì mọi vật đều chịu lực hút của Trái Đất. Câu 3. - Thể tích hòn đá là: 3 V= V2 – V1 = 90 -70 = 20 cm - Phải đặt mắt nhìn ngang tầm với mức nước sau khi đã bỏ cục đá vào bình chia độ. Câu 4. - Tạ có khối lượng m = 60kg thì P = 600N. - Người lực sĩ phải tác dụng một lực ít nhất bằng 600N thì mới nâng được tạ này. - Lực của người lực sĩ có phương thẳng đứng. Câu 5. Khối lượng riêng của nhôm là 2700kg/m3 thì trọng lượng riêng của nhôm là 27000N/m3 Câu 6. - Xe có khối lượng 0,3 tấn = 300kg = 3000N - Con bò phải tác dụng một lực ít nhất bằng 3000N thì xe mới chuyển động được. - Lực mà con bò kéo xe có phương ngang. Câu 7. Khối lượng riêng của đồng là 3800kg/m3 thì trọng lượng riêng của đồng là 38000N/m3 . Câu 8. – Có 3 loai. - Là: mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc cố định, ròng rọc động. - Trong thực tế mặt phẳng nghiêng là cái cầu thang, đòn bẩy là cái kéo, ròng rọc lắp đầu cần trục đưa vật lên cao Câu 9. - Cầu thang là ứng dụng của máy cơ đơn giản là mặt phẳng nghiêng. - Cầu thang càng nghiêng ít thì ta đi lên càng dễ vì được lợi về lực. - Kéo cắt giấy có tay cầm ngắn hơn lưỡi kéo để được lợi về đường đi ( không cần lợi về lực vì giấy mềm dễ cắt). -Còn kéo cắt kim loại lại có tay cầm dài hơn lưỡi kéo để được lợi về lực.