Hóa học 9 - Chủ đề Axit

pdf 4 trang hoaithuong97 11010
Bạn đang xem tài liệu "Hóa học 9 - Chủ đề Axit", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfhoa_hoc_9_chu_de_axit.pdf

Nội dung text: Hóa học 9 - Chủ đề Axit

  1. CHỦ ĐỀ AXIT I. Phân loại axit Câu 1: Dãy các chất thuộc loại axit là: A. HCl, H2SO4, Na2S, H2S. B. Na2SO4, H2SO4, HNO3, H2S. C. HCl, H2SO4, HNO3, Na2S. D. HCl, H2SO4, HNO3, H2S. Câu 2: Cho các hợp chất axit sau: H2SO4, H3PO4, H2SO3, HNO3. Dãy oxit nào sau đây tương ứng với các axit trên? A. SO2, P2O3, SO3, NO2. B. SO3, P2O5, SO2, N2O3. C. SO2, P2O5, SO3, N2O5. D. SO3, P2O5, SO2, N2O5. II. Tính chất vật lý và hóa học Câu 3 Muốn pha loãng axit sunfuric đặc ta phải: A. Rót nước vào axit đặc. B. Rót từ từ nước vào axit đặc. C. Rót nhanh axit đặc vào nước. D. Rót từ từ axit đặc vào nước. Câu 4 Dung dịch của chất nào sau đây làm cho quì tím hóa đỏ? A. KOH. B. Na2SO4. C. HCl. D. K2SO3. Câu 5: Dung dịch H2SO4 tác dụng với chất nào tạo ra khí hiđro? A. NaOH. B. Fe. C. CaO. D. CO2. Câu 6: Axit nào tác dụng được với Mg tạo ra khí H2? A. H2SO4 đặc, HCl. B. HNO3 loãng, H2SO4 loãng. C. HNO3 đặc, H2SO4 đặc. D. HCl, H2SO4 loãng. Câu 7: Dãy gồm các kim loại tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là: A. Fe, Cu, Mg. B. Zn, Fe, Cu. C. Zn, Fe, Al. D. Fe, Zn, Ag. Câu 8: Axit clohiđric đều tác dụng được với các kim loại trong dãy nào sau đây? A. Al, Cu, Zn, Fe. B. Al, Fe, Mg, Ag. C. Al, Fe, Mg, Cu. D. Al, Fe, Mg, Zn. Câu 9: Phản ứng xảy ra vừa đủ giữa dung dịch Ba(OH)2 và dung dịch H2SO4 thuộc loại A. phản ứng trung hoà. B. phản ứng thế. C. phản ứng hoá hợp. D. phản ứng oxi hoá – khử. Câu 10: Nhóm chất tác dụng với nước và với dung dịch HCl là: A. Na2O, SO3, CO2 . B. K2O, P2O5, CaO. C. BaO, SO3, P2O5. D. CaO, BaO, Na2O. Câu 11: Dãy oxit nào sau đây đều tác dụng được với dung dịch axit HCl? A. ZnO, Fe2O3, BaO, CuO. B. SiO2, Mn2O7, Al2O3, FeO. C. SO3, P2O5, K2O, MgO. D. SiO2, Al2O3, CuO, CO2. Câu 12: Axit sunfuric đặc nóng tác dụng với đồng kim loại sinh ra khí A. CO2. B. SO2. C. SO3. D. H2S. Câu 13: Khi nhỏ từ từ H2SO4 đậm đặc vào đường chứa trong cốc hiện tượng quan sát được là: A. Sủi bọt khí, đường không tan. B. Màu trắng của đường mất dần, không sủi bọt.
  2. C. Màu đen xuất hiện và có bọt khí sinh ra. D. Màu đen xuất hiện, không có bọt khí sinh ra. Câu 14: Nhỏ một giọt quỳ tím vào dung dịch KOH, dung dịch có màu xanh, nhỏ từ từ dung dịch HCl cho tới dư vào dung dịch có màu xanh trên thì: A. Màu xanh vẫn không thay đổi. B. Màu xanh nhạt dần rồi mất hẳn. C. Màu xanh nhạt dần, mất hẳn rồi chuyển sang màu đỏ. D. Màu xanh đậm thêm dần. Câu 15: Một bạn học sinh làm thí nghiệm sau: Nhỏ vài giọt dung dịch phenolphtalein vào dung dịch KOH, dung dịch có màu đỏ. Cho tiếp dung dịch HCl vào dung dịch trên đến dư thì hiện tượng quan sát được là: A. Màu đỏ sẽ nhạt dần và chuyển thành trong suốt. B. Màu đỏ sẽ đậm thêm. C. Màu đỏ sẽ nhạt dần và chuyển thành màu xanh. D. Màu đỏ vẫn không thay đổi. Câu 16: Để phân biệt 2 dung dịch HCl và H2SO4 loãng. Ta dùng kim loại là A. Mg B. Ba C. Cu D. Zn Câu 17: Dung dịch axit clohiđric tác dụng với sắt tạo thành: A. Sắt(II) clorua và khí hiđro. B. Sắt(III) clorua và khí hiđro. C. Sắt(II) sunfua và khí hiđro. D. Sắt(II) clorua và nước. Câu 18: Kẽm tác dụng với dung dịch axit clohiđric, thu được A. dung dịch có màu xanh lam và chất khí màu nâu. B. dung dịch không màu và chất khí có mùi hắc. C. dung dịch có màu vàng nâu và chất khí không màu D. dung dịch không màu và chất khí cháy được trong không khí. Câu 19: Thuốc thử dùng để nhận biết dung dịch HCl và dung dịch H2SO4 là A. K2SO4. B. Ba(OH)2. C. NaCl. D. NaNO3. Câu 20: Dung dịch axit clohiđric tác dụng với đồng(II) hiđroxit tạo thành dung dịch màu A. vàng. B. đỏ. C. xanh. D. da cam. Câu 21: Dãy oxit tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng là: A. MgO, Fe2O3, SO2, CuO. B. Fe2O3, MgO, P2O5, K2O. C. MgO, Fe2O3, CuO, K2O. D. MgO, Fe2O3, SO2, P2O5. Câu 22: Dãy oxit tác dụng với dung dịch HCl tạo thành muối và nước là: A. CO2, SO2, CuO. B. SO2, Na2O, CaO. C. CuO, Na2O, CaO. D. CaO, SO2, CuO. Câu 23: Nhóm chất tác dụng với dung dịch HCl và với dung dịch H2SO4 loãng là: A. CuO, BaCl2, ZnO. B. CuO, Zn, ZnO. C. CuO, BaCl2, Zn. D. BaCl2, Zn, ZnO. Câu 24: Dãy oxit nào sau đây tác dụng được với axit sunfuric? A. CaO, K2O, MgO, Fe2O3, SO2. B. CuO, BaO, ZnO, Na2O, MgO. C. SO3, Fe2O3, NO2, K2O, Na2O, CuO. D. Fe2O3, CuO, BaO, ZnO, Na2O, MgO, SO2.
  3. Câu 25: Để làm khô khí CO2 cần dẫn khí này qua A. H2SO4 đặc. B. NaOH rắn. C. CaO. D. KOH rắn. Câu 26: Để làm khô một mẫu khí SO2 ẩm (có lẫn hơi nước) ta dẫn mẫu khí này qua: A. NaOH đặc. B. H2SO4 đặc. C. Nước vôi trong dư. D. KOH đặc. Câu 27: Khi nhỏ từ từ H2SO4 đậm đặc vào đường saccarozơ chứa trong cốc thủy tinh, hiện tượng quan sát được là: A. Sủi bọt khí, đường không tan. B. Màu trắng của đường mất dần, không sủi bọt. C. Màu đen xuất hiện và có bọt khí sinh ra. D. Màu đen xuất hiện, không có bọt khí sinh ra. Câu 28: Hệ số cân bằng của SO2 trong phản ứng sau đây là: Mg + H2SO4 (đặc, nóng) → MgSO4 + SO2 + H2O. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. III. Điều chế và ứng dụng Câu 29: Trong công nghiệp người ta thường sản xuất SO2 từ: A. FeS, S. B. FeS2, H2S. C. S, FeS2. D. H2S, SO2. Câu 30: Phản ứng sản xuất SO2 trong công nghiệp là: to A. Cu + 2H2SO4 đặc  SO2 + CuSO4 + 2H2O. B. 4FeS2 + 11O2 8SO2 + 2Fe2O3. C. C + 2H2SO4 đặc 2SO2 + CO2 + 2H2O. D. K2SO3 + H2SO4 K2SO4 + SO2 + H2O. Câu 31: Sơ đồ phản ứng nào sau đây dùng để sản xuất axit sunfuric trong công nghiệp? A. Cu SO2 SO3 H2SO4. B. Fe SO2 SO3 H2SO4. C. FeO SO2 SO3 H2SO4. D. FeS2 SO2 SO3 H2SO4. IV. Nhận biết muối axit sunfuric, axit clohiđric, muối sunfat, muối clorua Câu 32: Để nhận biết gốc sunfat (=SO4) người ta dùng muối nào sau đây? A. BaCl2. B. NaCl. C. CaCl2. D. MgCl2. Câu 33: Để nhận biết dung dịch axit sunfuric và dung dịch axit clohiđric ta dùng thuốc thử: A. NaNO3. B. KCl. C. MgCl2. D. BaCl2. VI. Tổng hợp tính chất của axit Câu 33: Axit tương ứng với lưu huỳnh(IV) oxit có công thức là A. H2SO3. B. H2CO3. C. H2SO4. D. H3PO4. Câu 34: Tính chất hóa học nào không phải của axit? A. Tác dụng với kim loại. B. Tác dụng với muối. C. Tác dụng với oxit axit. D. Tác dụng với oxit bazơ. Câu 35: Dãy các chất tác dụng được với dung dịch H2SO4 là: A. CuO, CaCO3. B. NaOH, MgCl2. C. Fe, Cu. D. CaO, NaNO3.
  4. Câu 36: Dãy các chất tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng tạo thành sản phẩm có chất khí: A. BaO, Fe, CaCO3. B. Al, MgO, KOH. C. Na2SO3, CaCO3, Zn. D. Zn, Fe2O3, Na2SO3. Câu 37: Dãy các chất không tan hết khi tác dụng được với dung dịch H2SO4 dư loãng là: A. Zn, ZnO, Zn(OH)2. B. Cu, CuO, Cu(OH)2. C. Na2O, NaOH, Na2CO3. D. MgO, MgCO3, Mg(OH)2. Câu 38: Dãy các chất không tác dụng được với dung dịch HCl là: A. Al, Fe, Na. B. Al2O3, Fe2O3, Na2O. C. Al(OH)3, Fe(OH)3, Cu(OH)2. D. BaCl2, Na2SO4, CuSO4. Câu 39: Cặp chất tác dụng với dung dịch axit clohiđric là A. NaOH, BaCl2. B. NaOH, BaCO3. C. NaOH, Ba(NO3)2. D. NaOH, BaSO4. Câu 40: Axit HCl tác dụng với nhóm chất nào sau đây? A. Al2O3, CaO, SO2, Fe2O3. B. CuO, Fe2O3, Al2O3, NaOH. C. NO2, Zn, Fe2O3, Al2O3. D. CO2, ZnO, Fe2O3, CaO. Câu 41: Trong các dãy chất cho dưới đây, dãy nào thoả mãn điều kiện tất cả đều phản ứng với axit clohiđric? A. Cu, BaO, Ca(OH)2, NaNO3. B. Quỳ tím, AgNO3, Zn, NO, CaO. C. Quỳ tím, CuO, Ba(OH)2, AgNO3, Zn. D. Quỳ tím, CuO, AgNO3, Cu. Câu 42: Chất tác dụng với dung dịch HCl tạo thành chất khí nhẹ hơn không khí là A. Mg. B. CaCO3. C. MgCO3. D. Na2SO3. Câu 43: Thuốc thử nào sau đây không phân biệt được 2 dung dịch riêng biệt HCl, H2SO4? A. BaCl2. B. Zn. C. Ba(OH)2. D. Ba. Câu 44: Để nhận biết 3 ống nghiệm chứa dung dịch HCl, dung dịch H2SO4 và nước ta dùng: A. Quì tím, dung dịch NaCl. B. Quì tím, dung dịch NaNO3. C. Quì tím, dung dịch Na2SO4. D. Quì tím, dung dịch BaCl2.