Giáo án Tiếng Việt Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 9 - Tiết 4: Ôn tập giữa học kì 1 - Năm học 2022-2023
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 9 - Tiết 4: Ôn tập giữa học kì 1 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_tieng_viet_lop_3_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_9_tiet.docx
Nội dung text: Giáo án Tiếng Việt Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 9 - Tiết 4: Ôn tập giữa học kì 1 - Năm học 2022-2023
- KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (TUẦN 9) ÔN TẬP TIẾT 4 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù. 1. Ôn luyện lại các văn bản miêu tả đã học từ đầu học kì I: đọc thành tiếng một đoạn trong bài và nói về một hình ảnh đẹp trong bài. 2. Ôn luyện viết đoạn văn ngắn miêu tả đồ vật. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. - Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập. - Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: + Phiếu cho HS bắt thăm đoạn đọc. + Tranh ảnh, vật thật một số loại đồ chơi trẻ em. + Hình ảnh phóng to của sơ đồ tư duy tả đồ chơi. - HS: Sách học sinh, vở bài tập. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Hoạt động khởi động: (2 phút) a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Hát, cả lớp. B. Hoạt động Khám phá và Luyện tập: (30 phút) 1. Hoạt động 1: Ôn đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi (10 phút) - Yêu cầu HS đọc yêu cầu BT1. - HS xác định yêu cầu của BT1. - Nhóm 4 HS thi đọc thành tiếng một đoạn trong - HS thực hiện yêu cầu. bài văn em thích và nói về một hình ảnh đẹp trong bài. - GV đưa ra một số gợi ý: - HS lắng nghe, tham khảo. + Hình ảnh đẹp trong bài là hình ảnh nào? + Vì sao đó lại là hình ảnh đẹp? + Em cảm thấy nhưu thế nào trước hình ảnh đó? - Yêu cầu một số HS đọc bài trước lớp. - Một số HS đọc bài trước lớp. - Yêu cầu HS lắng nghe bạn đọc bài.
- 2 Nhớ lại buổi đầu đi học. Hình ảnh đẹp: Hoa và cỏ đứng bên nha hiền lành nhìn các bạn nhỏ chạy nhảy, nô đùa. Thỉnh thoảng, đám hoa cỏ cũng rung nhè nhẹ khi một cơn gió tràn qua. Rồi cơn gió lớn hơn, đám cỏ nghiêng ngả xô vào nhau. Những hạt giống nhỏ theo gió bay đi. Gió qua rồi, đám cỏ quay trở lại trật tự hiền lành. Nhìn sâu dưới chân có thấy được cả những mầm non nhỏ như những chú kiến đang ngơ ngác trước những bước chân học trò tung tăng đùa giỡn. Hoa cỏ sân trường. Hình ảnh đẹp trong bài văn đó là hình ảnh đám hoa và cỏ trên sân trường đứng bên nhau hiền lành nhìn các bạn nhỏ chạy nhảy, nô đùa. Hình ảnh thật nhẹ nhàng và thân thương khiến ta cảm thấy như hoa cỏ giống như những người bạn thân thiết của học trò. Em cảm thấy thêm yêu hoa cỏ ở sân trường hơn bao giờ hết, chúng thật dịu dàng và đáng yêu. Lớp học cuối đông. Hình ảnh các bạn quây quần bên thầy giáo kể về cuộc sống của mình. Tiếng Mông lẫn tiếng Kinh làm cho căn phòng nhỏ thêm rộn ràng. Hình ảnh thật ấm áp và cảm động giữa trời mùa đông lạnh giá. Em cảm thấy trong lòng thật xúc động trước hình ảnh ấy. Lễ kết nạp đội. Hình ảnh đẹp nhất trong bài văn đó là hình ảnh chiếc khăn quàng đỏ thắm được thầy Tổng phụ trách đặt lên vai các đội viên mới cùng
- 3 lời căn dặn chan chứa tin yêu. Hình ảnh này thật xúc động, đánh dấu việc các bạn nhỏ chính thức trở thành đội viên. Trong lòng em dâng lên một niềm vui hân hoan và tự hào khi chúng em được tham dự lễ kết nạp Đội. - GV nhận xét phần đọc và nói về hình ảnh đẹp của HS bằng bông hoa cảm xúc. 2. Hoạt động 2: Ôn luyện viết đoạn văn ngắn miêu tả đồ vật - Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT2 và quan - HS xác định yêu cầu của bài sát ô chữ và đọc các gợi ý. tập: Viết đoạn văn ngắn (từ 5 – 7 câu) tả một món đồ chơi mà em thích dựa vào gợi ý. - Yêu cầu HS quan sát sơ đồ và các hình ảnh - HS quan sát theo yêu cầu của hoặc đồ chơi thật để gợi ý. GV. - GV đưa ra một số gợi ý để HS tham khảo: - HS lắng nghe gợi ý. + Món đồ chơi đó là gì? + Nó có hình dạng như thế nào? Kích thước ra sao? Có màu sắc gì? + Món đồ chơi có đặc điểm gì nổi bật khiến em thích? + Cách chơi món đồ chơi đó như thế nào? + Tình cảm cảu em dành cho món đồ chơi ấy ra sao? - Yêu cầu HS chia sẻ nhanh về đồ chơi em thích - HS thực hiện theo yêu cầu của trong nhóm đôi, góp ý, bổ sung cho nhau. GV. - Yêu cầu HS viết đoạn văn ngắn vào VBT. - HS làm bài. - Gọi 1 – 2 HS chia sẻ bài làm trước lớp. - HS trình bày bài làm. - Yêu cầu HS nhận xét. - HS nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương.
- 4 C. Hoạt động củng cố và nối tiếp: (3 phút) - Nêu lại nội dung bài. - Nêu lại nội dung bài học. - Nhận xét, đánh giá. - Lắng nghe. - Học bài, chuẩn bị bài mới. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: