Giáo án Tiếng Việt Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 9 - Tiết 2: Ôn tập giữa học kì 1 - Năm học 2022-2023

docx 4 trang binhdn2 3150
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 9 - Tiết 2: Ôn tập giữa học kì 1 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_lop_3_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_9_tiet.docx

Nội dung text: Giáo án Tiếng Việt Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 9 - Tiết 2: Ôn tập giữa học kì 1 - Năm học 2022-2023

  1. KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (TUẦN 9) ÔN TẬP TIẾT 2 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù. 1. Ôn luyện lại các văn bản thông tin đã học từ đầu học kì I: đọc thành tiếng một đoạn trong bài và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc hoặc nội dung bài. 2. Nghe – viết được bài thơ “Con tàu của em”, ôn luyện cách viết hoa tên người; phân biệt ay/ây hoặc iêc/iêt. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. - Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập. - Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Phiếu cho HS bốc thăm đoạn đọc và câu hỏi. Thẻ từ để tổ chức hoạt động chính tả. - HS: Sách học sinh, vở bài tập. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Hoạt động khởi động: (2 phút) a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Hát, cả lớp. B. Hoạt động Khám phá và Luyện tập: (30 phút) 1. Hoạt động 1: Ôn đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi (10 phút) - Yêu cầu HS đọc yêu cầu BT1. - HS xác định yêu cầu của BT1. - Nhóm 4 HS bốc thăm, đọc thành tiếng một - HS thực hiện yêu cầu. đoạn trong bài và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc hoặc nội dung bài.
  2. 2 - Yêu cầu một số HS đọc và trả lời câu hỏi trước - Một số HS đọc và trả lời câu lớp. hỏi trước lớp. - HS lắng nghe bạn trả lời. Lắng nghe những ước mơ: Chi tiết cho thấy Hà Thu muốn trở thành một cô giáo Mĩ thuật là: Từ khi còn bé xíu, em đã ước mơ được làm cô giáo. Những lúc rảnh rỗi, em thường vẽ tranh hoặc chơi gấp giấy cùng các bạn. Em mong lớn lên sẽ trở thành giáo viên dạy Mĩ thuật. Triển lãm Thiếu nhi với 5 điều Bác Hồ dạy: Việc Bác Hồ dành phòng khách cho thiếu nhi tổ chức triển lãm cho thấy Bác Hồ là người rất yêu quý thiếu nhi, Bác luôn muốn dành mọi sự quan tâm và giáo dục tốt nhất cho thiếu niên nhi đồng. Bản tin Ngày hội Nghệ sĩ nhí: Số lượng người tham gia ngày hội cho thấy ngày hội rất hấp dẫn, thu hút được đông đảo người tham gia. Đơn xin vào Đội: Bạn nhỏ nhận thấy Đội là tổ chức tốt nhất giúp bạn học tập,
  3. 3 rèn luyện, trở thành người có - GV nhận xét phần đọc và trả lời câu hỏi bằng ích cho đất nước. bông hoa cảm xúc. 2. Hoạt động 2: Ôn luyện viết chính tả 2. 1. Nghe – viết - Yêu cầu HS đọc bài thơ “Con tàu của em”, trả - HS đọc bài thơ và trả lời câu lời câu hỏi về nội dung bài viết: Trường, lớp hỏi: Trường được bạn nhr so được bạn nhỏ so sánh với những gì? ánh với con tàu, lớp học được so sánh như một toa tàu nhỏ. - Yêu cầu HS đánh vần một số tiếng/từ ngữ khó - HS thực hiện yêu cầu. đọc, dễ viết sai do ảnh hưởng của phương ngữ. Ví dụ: tàu, mỗi, chuyển rung, - GV đọc từng dòng và viết bài thơ vào vở chính - HS viết bài vào vở chính tả. tả. - GV đọc lại bài viết, tự đánh giá phần viết của - HS thực hiện theo yêu cầu của mình và của bạn. HS. - GV nhận xét một số bài viết. - HS lắng nghe. 2.2. Ôn luyện cách viết hoa tên riêng - Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT3. - HS trả lời: Viết các tên sau vào vở cho đúng. - Yêu cầu HS nhắc lại cách viết hoa tên riêng và - HS nhắc lại quy tắc viết hoa thực hiện vào vở bài tập. tên riêng và thực hiện yêu cầu của GV. - Yêu cầu HS trình bày kết quả. - HS trình bày: Lâm Thanh Yên Đan; Nguyễn Khánh Linh; Lê Đình Huy; Trần Phúc Nguyên. - HS khác nhận xét bài làm. - HS nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương. - HS lắng nghe. 2.3. Phân biệt ay/ ây hoặc iêc/ iêt - Yêu cầu HS xác định yêu cầu BT4, lựa chọn BT - HS xác định yêu cầu BT4. phương ngữ cần thực hiện. - HS thực hiện yêu cầu. - Yêu cầu HS tìm trong nhóm đôi tiếng phù hợp với mỗi ngôi sao và thực hiện BT vào VBT. - HS chơi trò chơi Tiếp xức để chữa BT. - HS tham gia trò chơi. a. + Chiếc máy bay đang lướt nhanh trên những tầng mây xanh. + Các thầy cô đều khen bài trình bày của nhóm em. + Những chiếc thuyền máy chở đầy hàng hóa đã cập bến.
  4. 4 b. + Làm việc nhà xong, em ngồi viết bài. + Họ mải miết làm cỏ, bón phân trên cánh đồng lúa xanh biếc. + Những tiết mục xiếc và ảo thuật luôn cuốn hút các khán giả nhí. - Yêu cầu HS giải nghĩa và đặt câu với từ ngữ - HS thực hiện yêu cầu. vừa điền. - Yêu cầu HS nhận xét. - HS nhận xét. - GV nhận xét và tổng kết. C. Hoạt động củng cố và nối tiếp: (3 phút) - Nêu lại nội dung bài. - Nêu lại nội dung bài học. - Nhận xét, đánh giá. - Lắng nghe. - Học bài, chuẩn bị bài mới. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: