Giáo án Tiếng Việt Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 30 - Bài 2: Một điểm đến thú vị - Năm học 2022-2023
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 30 - Bài 2: Một điểm đến thú vị - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_tieng_viet_lop_3_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_30_bai.docx
Nội dung text: Giáo án Tiếng Việt Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 30 - Bài 2: Một điểm đến thú vị - Năm học 2022-2023
- KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3 BÀI 2: MỘT ĐIỂM ĐẾN THÚ VỊ (Tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - HS nêu được một số cảnh đẹp trên đất nước Việt Nam. - Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. - Hiểu nội dung bài đọc: Tây Nguyên với nhiều thắng cảnh đẹp chính là một điểm đến thú vị trong hành trình khám phá vẻ đẹp của đất nước mến yêu. 1. Năng lực đặc thù. - Ý thức giữ gìn, bảo vệ và phát huy các cảnh đẹp của đất nước . - Tích cực, tự giác tương tác nhanh cùng bạn trong mọi hoạt động. 2. Năng lực chung. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. 3. Phẩm chất: Bồi dưỡng phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: PP bài dạy, phiếu giao việc. - HS: Sách giáo khoa Tiếng việt (tập 2), vở Tiếng việt, bút, thước, III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Hoạt động khởi động: (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: - Thi kể các cảnh đẹp trên đất nước Việt Nam. -HS thi kể trong nhóm. • Tam Cốc – Bái Đính – Tràng An. • Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng. • Vịnh Hạ Long. • Cao nguyên đá Đồng Văn. • Chùa Một Cột. • Cố đô Huế.
- 2 • Phố cổ Hội An. • Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. • Hồ Gươm - Cầu Thê Húc - Đền Ngọc Sơn. • Bảo tàng Hồ Chí Minh • Bến Nhà Rồng • Dinh Độc lập • Chùa Linh Ứng • Bãi biển Mỹ Khê - GV nhận xét- tuyên dương. B. Hoạt động Khám phá và luyện tập: ( phút) B.1 Hoạt động Đọc ( phút) 1. Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng (12 phút) a. Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa, hiểu nghĩa từ trong bài. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: a. Đọc mẫu - GV đọc mẫu toàn bài. - 1 học sinh đọc câu chuyện. - Học sinh lớp đọc thầm theo - Giọng đọc thong thả, tươi vui. bạn b. Luyện đọc từ, giải nghĩa từ – Nhận xét, sửa sai. *Giải nghĩa từ - Giáo viên mở rộng và khắc sâu kiến thức cho học sinh. (mạn thuyền, hùng vĩ, ) - Yêu cầu nhóm đôi đọc nối tiếp từng câu. - Cá nhân học sinh đọc từ và lời giải nghĩa, suy nghĩ thêm *Luyện đọc từ khó. về từ mình chưa hiểu trong bài rồi chia sẻ cùng bạn trong -Từ ngữ: Lắk, Đờ-rây Nu, nguyên sinh. lớp. - Giáo viên quan sát, giúp đỡ HS gặp khó khăn. Sửa sai triệt để. - GV chia sẻ. Lưu ý từ HS phát âm chưa chuẩn. -Học sinh luyện đọc từ –> chia c. Luyện đọc đoạn sẻ trong nhóm. - Chia đoạn: 4 đoạn + Đoạn 1:từ đầu .đến mùa tuyết. +Đoạn 2: Hồ Lắk đến mạn thuyền. -HS chia đoạn. +Đoạn 3: còn lại
- 3 - Luyện đọc câu dài: Không gì thú vị hơn/ khi được ngồi trên những con thuyền độc mộc,/ ngắm nhìn đàn cá bơi lượn/ và nghe tiếng nước chảy hai bên mạn thuyền.// Với chiều dài trên 250 mét/ và chiều cao lên đến 30 mét,/ thác được ví/ như một bức tường nước khổng lồ.// -Học sinh luyện đọc câu –> - GV nhận xét – tuyên dương. Lưu ý học sinh rèn chia sẻ trong nhóm. đọc nhiều hơn để nâng cao kĩ năng đọc đúng, trôi chảy và diễn cảm. - Luyện đọc từng đoạn: – Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh gặp khó - Học sinh luyện đọc đoạn nối khăn tiếp trong nhóm -Nhận xét – Sửa sai triệt để. d. Luyện đọc cả bài: - Yêu cầu HS đọc luân phiên cả bài. - HS đọc đoạn theo nhóm trước lớp. - GV nhận xét – tuyên dương. 2. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu (12 phút) a. Mục tiêu: Hiểu nội dung bài đọc: Tây Nguyên với nhiều thắng cảnh đẹp chính là một điểm đến thú vị trong hành trình khám phá vẻ đẹp của đất nước mến yêu. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: - HS đọc lại toàn bài, trả lời các câu hỏi. - HS đọc thầm bài đọc. 1. Cây và hoa cà phê ở Tây Nguyên có đặc điểm: Cà - 1 HS đọc câu hỏi + lớp đọc phê ở Tây Nguyên phủ kín những ngọn đổi, cây nọ thầm. sát cây kia. Cứ đến tháng Ba, sắc trắng tinh khôi của - Cá nhân đọc thầm tìm câu trả hoa cà phê biến nơi đây thành "mùa tuyết". lời – trao đổi với bạn về câu trả lời 2. Điều thú vị nhất khi đến thăm hồ Lắk là: Hồ Lắk nằm giữa những dãy núi lớn được bao phủ bởi các cánh rừng nguyên sinh. Không gì thú vị hơn khi được ngồi trên những con thuyền độc mộc, ngắm nhìn đèn cá bơi lượn và nghe tiếng nước chảy hai bên mạn thuyền. 3. Những chỉ tiết cho thấy thác Đờ-rây Nu rất hùng vĩ: Thác Đờ-rây Nu là món quà hùng vĩ của thiên nhiên ban tặng cho núi rừng Tây Nguyên. Với chiều dời trên 250 mét và chiều cao lên đến 30 mét, thác được ví như một bức tường nước khổng lồ.
- 4 4. Em thích điều thiên nhiên, núi rừng ở Tây Nguyên. Vì nó rất hùng vĩ, thiên nhiên mang sắc thái muôn màu muôn vẻ. 5. Nói "Tây Nguyên là một điểm đến thú vị trong – HS trình bày ý kiến trước hành trình khám phá vẻ đẹp của đất nước mến yêu. lớp, lớp nhận xét bổ sung. Vì ở đây có rất nhiều cảnh đẹp KNS: Em cần làm gì để bảo vệ các cảnh đẹp đó? -Em bỏ rác đúng nơi quy định, không vẽ bậy, không hái hoa, - GV liên hệ giáo dục bảo vệ môi trường. ngắt quả, 3. Hoạt động 3: Luyện đọc củng cố (15 phút) a. Mục tiêu: HS rèn kĩ năng đọc trôi chảy, ngắt – nghỉ đúng. b. Phương pháp, hình thức tổ chức - GV hướng dẫn HS xác định giọng đọc trên cơ -HS nhắc lại nội dung bài. Xác sở hiểu nội dung văn bản. định được giọng đọc của từng nhân vật và một số từ ngữ cần - HS nghe GV đọc mẫu 1 đoạn nhấn giọng. - HS luyện đọc lại 1 đoạn (tự -Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh gặp khó chọn hoặc có hướng dẫn) khăn. trong nhóm nhỏ hay đọc trước lớp. - GV nhận xét – tuyên dương. Lưu ý học sinh rèn - HS thi đọc đoạn theo nhóm đọc nhiều hơn để nâng cao kĩ năng đọc đúng, trôi trước lớp – Nhận xét – Sửa sai chảy và diễn cảm. triệt để. * Hoạt động nối tiếp: ( phút) a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau. b. Phương pháp, hình thức tổ chức -Sưu tầm tranh, ảnh về một danh lam thắng cảnh -HS sưu tầm tranh của nước ta. -Hỏi người thân xem danh lam thắng cảnh đó ở tỉnh nào? -GV nhận xét tiết học.
- 5 IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
- 6 KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3 BÀI 2: MỘT ĐIỂM ĐẾN THÚ VỊ (Tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - HS nói được câu về sự vật, địa điểm được nói đến trong bài đọc. - Biết gọi điện cho bạn bè hoặc người thân để hỏi thăm sức khỏe và chia sẻ về một điều thú vị. 1. Năng lực đặc thù. - Ý thức giữ gìn, bảo vệ và phát huy các cảnh đẹp của đất nước . - Tích cực, tự giác tương tác nhanh cùng bạn trong mọi hoạt động. 2. Năng lực chung. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. 3. Phẩm chất: Bồi dưỡng phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Tranh ảnh, video clip về hoa cà phê, Hồ Lắk, Thác Đờ-rây- Nu. - HS: Sách giáo khoa Tiếng việt (tập 2), vở Tiếng việt, bút, thước, III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Hoạt động khởi động: (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: - Ban văn nghệ cho lớp hát bài “Quê hương tươi - HS hát và vận động theo lời bài đẹp” hát. B. Hoạt động Khám phá và luyện tập: ( phút) B.4 Hoạt động Nói và nghe ( phút) a. Mục tiêu: HS nói được câu về sự vật, địa điểm được nói đến trong bài đọc.Biết gọi điện cho bạn bè hoặc người thân để hỏi thăm sức khỏe và chia sẻ về một điều thú vị.
- 7 b. Phương pháp, hình thức tổ chức *Nói 1 - 2 câu về sự vật, địa điểm. - GV xác định yêu cầu BT 2 -HS đọc yêu cầu BT 2 -GV gợi ý về màu sắc, hình dáng, của hoa cà phê, hồ Lắk, thác Đờ-rây Nu. -HS thảo luận theo nhóm đôi - HS có thể nói về tình cảm, cảm xúc của em về cảnh -HS chia sẻ trước lớp. vật đó. a. Hoa cà phê: Thảm hoa cà phê trắng muốt, tinh khôi, nối tiếp nhau đến tận chân trời, tỏa ra hương thơm vương vấn, quấn quýt. Ta tưởng rằng đang đứng trước tuyết mùa đông trắng xóa, mang đến vẻ quyến rũ một cách hoang sơ mà lộng lẫy cho núi rừng. b. Hồ Lắk: Mặt hồ luôn xanh thắm, xung quanh hồ được bao bọc bởi những dãy núi cao nên mặt nước hồ luôn phẳng lặng và có các cánh rừng nguyên sinh rộng lớn với hệ động thực vật phong phú. c. Thác Đờ-rây Nu: Thác Đờ-rây Nu là niềm tự hào của người Tây Nguyên. Ai đi xa thì nhớ, về gần thì thương. Tiếng thác đổ đêm ngày như sức mạnh của đại ngàn dội về, đầy kiêu hùng và dữ dội. -GV nhận xét-tuyên dương. * Gọi điện cho bạn bè hoặc người thân để hỏi thăm sức khỏe và chia sẻ về một điều thú vị. -HS đọc và phân tích yêu cầu - GV yêu HS xác định yêu cầu BT. của BT, quan sát sơ đồ. - HS thảo luận theo nhóm. - HS thảo luận theo nhóm đôi, -GV gợi ý: dùng từ xưng hô đúng vai, lịch sự khi đóng vai thực hiện các nôi gọi điện dung theo sơ đồ gợi ý. + Mở đầu: Chào, hỏi thăm sức khỏe + Kết thúc: Hứa hẹn, chào. -HS trình bày kết quả trước -Chia sẻ điều thú vị biết thêm sau khi học bài lớp. Một điểm đến thú vị ( cà phê/ hồ Lắk/thác Đờ-rây Nu) -GV nhận xét-tuyên dương. * Hoạt động nối tiếp: ( phút) a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau. b. Phương pháp, hình thức tổ chức
- 8 - Đánh giá bài viết: GV nhận xét một số bài viết. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: KẾ HOẠCH BÀI DẠY
- 9 MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3 BÀI 2: MỘT ĐIỂM ĐẾN THÚ VỊ (Tiết 3) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - HS nói được những điều đã biết về cảnh đẹp ( theo gợi ý). - Lời kể rõ ý, thái độ mạnh dạn, tự tin. - HS dùng từ, đặt câu đúng, bộc lộ được tình cảm với cảnh đẹp đất nước. 1. Năng lực đặc thù. - Ý thức giữ gìn, bảo vệ và phát huy các cảnh đẹp của đất nước . - Tích cực, tự giác tương tác nhanh cùng bạn trong mọi hoạt động. 2. Năng lực chung. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. 3. Phẩm chất: Bồi dưỡng phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Tranh ảnh, video clip một số cảnh đẹp Việt Nam, cảnh làng quê ba miền, cảnh đẹp tại địa phương. - HS: Sách giáo khoa Tiếng việt (tập 2), vở Tiếng việt, bút, thước, III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Hoạt động khởi động: (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: -Ban văn nghệ cho lớp hát - HS hát và vận động theo lời bài hát B. Hoạt động Khám phá và luyện tập: ( phút) B.5 Hoạt động Viết sáng tạo ( phút) a. Mục tiêu: HS dùng từ, đặt câu đúng, bộc lộ được tình cảm với cảnh đẹp đất nước.
- 10 b. Phương pháp, hình thức tổ chức *Tìm ý cho đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em trước một cảnh đẹp của đất nước Việt Nam. - GV yêu HS xác định yêu cầu BT. -HS xác định yêu cầu BT 1. - HS thảo luận theo nhóm tìm ý cho đoạn văn viết về tình cảm, cảm xúc trước cảnh đẹp đất -HS thảo luận, chia sẻ trong nước bằng sơ đồ tư duy/ ảnh cảnh đẹp nhóm + Tên cảnh đẹp, cảnh vật ( sông, núi, ;con -HS chia sẻ, bổ sung, phát triển ý để hoàn chỉnh sơ đồ người) tình cảm, cảm xúc khi đến đó. tìm ý. -GV nhận xét- bổ sung. -GV gợi ý: Hà Nội - thủ đô của nước Việt Nam là quê hương của em. Đó là một thành phố rất rộng lớn và sôi động. Nơi đây có rất nhiều tòa nhà cao tầng mọc lên san sát nhau. Hai bên đường là các cửa hàng, quán ăn luôn tấp nập người mua bán. Ở Hà Nội có nhiều điểm tham quan rất nổi tiếng như hồ Gươm, tháp Rùa, đền Ngọc Sơn, chùa Một Cột, Văn miếu Quốc Tử Giám, Hoàng Thành Thăng Long thu hút nhiều khách du lịch. Con người Hà Nội rất thanh lịch, hiếu khách. Mỗi mùa, Hà Nội lại mang một nét đẹp riêng. Hà Nội không chỉ hiện đại mà còn cổ kính. Mỗi nét đẹp đều khiến con người say mê. Em yêu tất cả mọi thứ thuộc về thành phố này. *Chia sẻ tình cảm, cảm xúc trước một cảnh đẹp của đất nước Việt Nam - GV yêu HS xác định yêu cầu BT 2. -HS xác định yêu cầu BT 2. - HS quan sát, thảo luận theo nhóm 4 bức tranh. -HS thảo luận, chia sẻ trong -GV có thể thay thế bằng hình ảnh cảnh đẹp nơi nhóm HS sinh sống học tập. -HS chia sẻ trước lớp. -GV nhận xét. * Hoạt động nối tiếp: ( phút) a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau. b. Phương pháp, hình thức tổ chức - Đánh giá bài viết: GV nhận xét một số bài viết. -HS thi sưu tầm, trưng bày một số tranh, ảnh về
- 11 danh lam thắng cảnh của nước ta. -HS trưng bày sản phẩm. -Nói 1-2 câu về bức ảnh đó. -HS chia sẻ - Chuẩn bị bài cho tiết sau IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: