Giáo án Tiếng Việt Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 25 - Bài 2, Tiết 1: Những đám mây ngũ sắc - Năm học 2022-2023

docx 5 trang binhdn2 6460
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 25 - Bài 2, Tiết 1: Những đám mây ngũ sắc - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_lop_3_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_25_bai.docx

Nội dung text: Giáo án Tiếng Việt Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 25 - Bài 2, Tiết 1: Những đám mây ngũ sắc - Năm học 2022-2023

  1. KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3 BÀI 2: NHỮNG ĐÁM MÂY NGŨ SẮC (Tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù. - Nói được về màu sắc của mây trời theo gợi ý; nêu được phỏng đoán về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh hoạ. - Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài; hiểu được nội dung bài đọc: Giới thiệu và ca ngợi vẻ đẹp huyền ảo, diệu kì của mây ngũ sắc ở biển Trường Sa. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: HS biết tự tìm hiểu, chuẩn bị và lựa chọn tài liệu, phương tiện học tập trước giờ học, quá trình tự giác tham gia và thực hiện các hoạt động học tập cá nhân trong giờ học ở trên lớp - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS đưa ra các phương án trả lời cho câu hỏi, bài tập xử lí tình huống, vận dụng kiến thức, kĩ năng của bài học để giải quyết vấn đề thường gặp. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Khả năng phân công và phối hợp thực hiện nhiệm vụ học tập. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: Biết thể hiện tình cảm tôn trọng, quý mến bạn bè. - Phẩm chất chăm chỉ: Có ý thức tự suy nghĩ tìm tòi. - Phẩm chất trung thực: Thật thà trong việc đánh giá bản thân và đánh giá bạn. - Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức tự giác trong học tập, biết giúp đỡ bạn trong học tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: + Sách học sinh, Sách giáo viên, Vở bài tập + Bài Powerpoint + Tranh ảnh, video clip về mây trời, bầu trời Trường Sa lúc hoàng hôn và những thời điểm khác (nếu có). - HS: Sách học sinh, Vở bài tập III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Hoạt động khởi động:
  2. 2 a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi, trao đổi về - HS thảo luận nhóm đôi và màu sắc của đám mây (tên màu, đặc điểm, ). trao đổi về màu sắc của đám mây: + Ngày nắng mây trời có màu gì? + Ngày nắng: mây trên bầu trời trôi bồng bềnh, nắng lên cao mây óng vàng một màu nổi bật. + Ngày mưa mây trời có màu gì? + Ngày mưa: mây đổi một màu đen xám xịt, u ám. + Ngày râm mát mây trời có màu gì? + Ngày râm mát: mây màu trắng trong, trôi lững lờ. - GV nhận xét. - HS lắng nghe. - GV gọi HS đọc tên bài, quan sát tranh minh - HS đọc tên bài, quan sát hoạ, liên hệ với nội dung khởi động, nêu phỏng tranh minh hoạ, liên hệ với nội đón về nội dung bài học. dung khởi động, nêu phỏng đón về nội dung bài học. - GV giới thiệu bài, ghi tựa bài: Trong tranh vẽ - HS lắng nghe và nhắc lại tựa cảnh biển cả với những đám mây với nhiều màu bài. sắc, xa xa có con thuyền đang ra khơi. Vậy đây là nơi nào? Để trả lời cho câu hỏi này chúng ta cùng tìm hiểu qua bài đọc ngày hôm nay “Những đám mây ngũ sắc” B. Hoạt động Khám phá và luyện tập: B.1 Hoạt động Đọc 1. Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng a. Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa, hiểu nghĩa từ trong bài. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: a. Đọc mẫu
  3. 3 - GV đọc mẫu toàn bài. Lưu ý: toàn bài đọc - HS lắng nghe và đọc thầm giọng thong thả, vui tươi; nhấn giọng các từ ngữ theo. miêu tả vẻ đẹp kì ảo của mây ngũ sắc. - GV hướng dẫn HS đọc và luyện đọc một số từ - HS lắng nghe và luyện đọc khó: ráng chiều, xung quanh, từ khó. - GV hướng dẫn cách ngắt nghỉ ở một số câu dài: - HS dùng bút chì đánh dấu Đặc biệt,/ có những hôm,/ trong ráng chiều đỏ ối/ ngắt nghỉ hơi. phản chiếu xuống mặt biển/ còn xuất hiện những đám mây ngũ sắc.// Có những đám mây/ quay quanh mặt trời/ và tạo ra lỗ hổng/ để lọt ánh nắng xuống/ nhìn như một cái “giếng trời” giữa thiên nhiên.// - GV gọi HS đọc lại câu dài. - HS luyện đọc câu dài. b. Luyện đọc từ, giải nghĩa từ - GV yêu cầu HS đọc nối tiếp từng câu kết hợp - HS đọc nối tiếp câu kết hợp giải nghĩa từ: giải nghĩa từ. + Sắc xà cừ: màu sắc óng ánh giống màu bên trong của vỏ trai. + Kì thú: có tác dụng gây hứng thú đặc biệt. + Ráng: đám mây màu vàng đỏ hoặc vàng sẫm do ánh mặt trời chiếu hắt vào. + Kì ảo: có vẻ đẹp kì lạ, tưởng như chỉ có trong tưởng tượng, không có thật. c. Luyện đọc đoạn - Bài này có thể chia thành mấy đoạn? - 3 đoạn. - GV nhận xét, chốt lại: Bài này chia thành 3 - HS lắng nghe. đoạn + Đoạn 1: Từ đầu hàng giờ không chán. + Đoạn 2: Thời điểm hoàng hôn trên nền trời. + Đoạn 3: Những đám mây mọi thời khắc. - GV yêu cầu HS luyện đọc đoạn. - HS luyện đọc đoạn. d. Luyện đọc cả bài: - GV yêu cầu HS đọc luân phiên cả bài. - 1-2 HS đọc cả bài. - GV nhận xét. - HS lắng nghe. 2. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu a. Mục tiêu: Hiểu nội dung bài đọc trên cơ sở trả lời các câu hỏi đọc hiểu. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: - GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài và thảo luận - HS đọc thầm lại bài và trả lời nhóm đôi trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4, 5 trong Sách câu hỏi: học sinh trang 59: + Câu 1: Những đám mây ngũ sắc xuất hiện vào + Những đám mây ngũ sắc thời gian nào? Ở đâu? xuất hiện lúc hoàng hôn ở Trường Sa.
  4. 4 + Câu 2: Tìm các từ ngữ tả vẻ đẹp độc đáo của + Các từ ngữ tả vẻ đẹp độc mây ngũ sắc. đáo của mây ngũ sắc: óng ánh điệu đà, màu sẫm có viền ánh sáng chói lọi xung quanh, nổ bật và sắc nét. + Câu 3: Nhờ đâu mà những đám mây ngũ sắc + Nhờ những đám mây màu nổi bật và sắc nét trên bầu trời? sẫm có viền ánh sáng chói lọi xung quanh khiến chúng càng nổi bật và sắc nét trên nền trời. + Câu 4: Vì sao ở mọi thời khắc trong ngày, bầu + Vì những đám mây kì ảo ở trời trên biển đảo Trường Sa luôn sinh động? Trường Sa luôn thay đổi hình dáng, màu sắc, khiến cho bầu trời trở nên sinh động ở mọi thời khắc. + Câu 5: Đặt một tên khác cho bài đọc. +Mây Trường Sa Hoàng hôn trên quần đảo Trường Sa Những sắc màu kì thú Điều hấp dẫn trên bầu trời Trường Sa. - GV gọi HS nhận xét, bổ sung. - HS nhận xét. - GV nhận xét. - HS lắng nghe - GV yêu cầu HS nêu nội dung bài đọc. - HS nêu nội dung bài đọc: Giới thiệu và ca ngợi vẻ đẹp huyền ảo, diệu kì của mây ngũ sắc ở biển Trường Sa. 3. Hoạt động 3: Luyện đọc củng cố a. Mục tiêu: Giúp HS xác định được giọng đọc toàn bài và một số từ ngữ cần nhấn giọng trên cơ sở hiểu nội dung bài. b. Phương pháp, hình thức tổ chức - GV hướng dẫn HS xác định giọng đọc trên cơ - HS xác định giọng đọc toàn sở hiểu nội dung văn bản. Từ đó bước đầu xác bài và một số từ ngữ cần nhấn định được giọng đọc toàn bài và một số từ ngữ giọng. cần nhấn giọng. - GV đọc lại đoạn từ Thời điểm hoàng hôn đến - HS lắng nghe. hết. - GV yêu cầu HS luyện đọc diễn cảm đoạn từ - HS đọc lại. Thời điểm hoàng hôn đến hết trong nhóm đôi.
  5. 5 - GV tổ chức cho HS thi đọc trước lớp. - HS thi đọc. - GV gọi HS nhận xét. - HS nhận xét và chọn nhóm đọc hay nhất. - GV nhận xét. - HS lắng nghe. * Hoạt động nối tiếp: a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau. b. Phương pháp, hình thức tổ chức - GV gọi HS đọc toàn bài. - 1 -2 HS đọc lại toàn bài. - GV nhận xét. - HS lắng nghe. - Chuẩn bị bài cho tiết sau. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: