Giáo án Tiếng Việt Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 25 - Bài 1, Tiết 3: Giọt sương - Năm học 2022-2023

docx 5 trang binhdn2 7560
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 25 - Bài 1, Tiết 3: Giọt sương - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_lop_3_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_25_bai.docx

Nội dung text: Giáo án Tiếng Việt Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 25 - Bài 1, Tiết 3: Giọt sương - Năm học 2022-2023

  1. KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3 BÀI 1: Giọt sương (Tiết 3) Ôn chữ hoa Y, X I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù. Học sinh viết đúng kiểu chữ hoa Y, X, tên địa danh và câu ứng dụng; hiểu ý nghĩa câu ứng dụng. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: HS hoàn thành bài viết theo yêu cầu, có ý thức thẫm mĩ khi viết chữ. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS đưa ra các phương án trả lời cho câu hỏi, bài tập xử lí tình huống, vận dụng kiến thức, kĩ năng của bài học để giải quyết vấn đề thường gặp. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Khả năng phối hợp thực hiện nhiệm vụ học tập. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất yêu nước: HS yêu thích sản phẩm của mình. - Phẩm chất trung thực: HS thật thà trong việc đánh giá bản thân và đánh giá bạn về chữ viết. - Phẩm chất chăm chỉ: HS rèn chăm chỉ rèn chữ viết. - Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức tự giác hoàn thành nhiệm vụ học tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Sách giáo khoa, Sách giáo viên, Mẫu chữ hoa Y, X cỡ nhỏ. - HS: Sách giáo khoa, Vở tập viết, bảng con, viết, III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Hoạt động khởi động: (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: -GV cho HS hát đầu giờ. - HS hát đầu giờ. -GV giới thiệu bài: Ôn chữ hoa Y, X, Ý Yên và -HS lắng nghe. câu ứng dụng: Yêu biết mấy những dòng sông bát ngát Giữa đôi bờ rào rạt lúa ngô non.
  2. B. Hoạt động Khám phá và luyện tập: (30 phút) B.3 Hoạt động Viết (30 phút) 1. Hoạt động 1: Luyện viết chữ hoa Y, X: (10 phút) a. Mục tiêu: HS nắm được quy trình viết chữ hoa Y, X theo đúng mẫu. b. Phương pháp, hình thức tổ chức *Chữ Y hoa: - GV cho HS quan sát chữ Y hoa: -HS quan sát mẫu chữ Y hoa. -GV yêu cầu HS nêu lại chiều cao, độ rộng, cấu - HS nhắc lại chiều cao, độ rộng, tạo nét chữ của chữ Y hoa. cấu tạo nét chữ của chữ Y hoa. -GV cùng HS nhận xét, chốt ý đúng: Chữ Y hoa -HS lắng nghe. có chiều cao là 4 ô li, độ rộng thân chữ là 2,5 ô li. Chữ Y hoa gồm 2 nét: nét móc hai đầu và nét khuyết ngược. -GV viết mẫu chữ Y hoa,vừa viết vừa nêu lại quy -HS quan sát và lắng nghe. trình viết: Nét 1, đặt bút dưới đường kẻ 3, viết nét móc hai đầu, đầu móc bên trái cuộn vào trong, đầu móc bên phải hướng ra ngoài. Nét 2, từ điểm dừng bút của nét 1, rê bút lên giữa đường kẻ 3 và đường kẻ 4, đổi chiều bút, viết nét khuyết ngược, kéo dài xuống đường kẻ 2,5 dưới đường kẻ 1, dừng bút ở giữa đường kẻ 1 và đường kẻ 2 phía trên. -Yêu cầu HS viết chữ Y hoa vào bảng con (Tuỳ -HS luyện viết vào bảng con chữ theo đối tượng HS, GV có thể thực hiện viết mẫu Y hoa. từ 1 – 2 lần). GV quan sát, uốn nắn, hỗ trợ HS. *Chữ X hoa: - GV cho HS quan sát chữ X hoa: -HS quan sát chữ X hoa.
  3. - GV yêu cầu HS nêu lại chiều cao, độ rộng, cấu - HS nhắc lại chiều cao, độ rộng, tạo nét chữ của chữ X hoa. cấu tạo nét chữ của chữ X hoa. -GV nhận xét, chốt ý đúng: Chữ X hoa có chiều -HS lắng nghe. cao là 2,5 ô li, độ rộng thân chữ là 2 ô li. Chữ X được viết bởi một nét là kết hợp của 3 nét cơ bản: nét móc hai đầu trái, nét xiên thẳng lượn hai đầu, nét móc hai đầu phải. -GV viết mẫu chữ X hoa nêu: Đặt bút trên đường kẻ ngang 3, viết nét móc hai đầu trái rồi vòng lên viết tiếp nét xiên thẳng lượng hai đầu theo chiều từ trái sang phải, từ dười lên trên, xiên chéo giữa thân chữ tới giữa ô li thứ 3 thì chuyển hướng đầu bút viết tiếp nét móc hai đầu phải theo chiều từ trên xuống dưới, cuối nét lượn vào trong, dừng bút ở giữa li thứ nhất. -Yêu cầu HS viết chữ X hoa vào bảng con (Tuỳ -HS luyện viết vào bảng con chữ theo đối tượng HS, GV có thể thực hiện viết mẫu X hoa. từ 1 – 2 lần). GV quan sát, uốn nắn, hỗ trợ HS. - Yêu cầu HS luyện tập viết vở tập viết. -HS viết chữ Y, X hoa vào Vở tập viết. - Yêu cầu HS tự đánh giá bài viết của mình và -HS tự đánh giá bài viết của mình. của bạn theo hướng dẫn của GV. 2. Hoạt động 2: Luyện viết từ ứng dụng (6 phút) a. Mục tiêu: HS quan sát, phân tích và hiểu nghĩa của từ ứng dụng; HS viết từ ứng dụng vào vở Tập viết đúng yêu cầu. b. Phương pháp, hình thức tổ chức - Yêu cầu HS đọc từ ứng dụng: Ý Yên. -HS đọc và nêu nghĩa của từ ứng dụng. + Em biết gì về địa danh Ý Yên? -HS lắng nghe. -GV nhận xét, chốt: Ý Yên là tên một huyện nằm ở phía tây tỉnh Nam Định, Việt Nam. (Gv có thể cho HS quan sát vị trí trên bản đồ hoặc một số hình ảnh về cảnh đẹp ở huyện Ý Yên). + Từ ứng dụng có mấy tiếng ? -Từ ứng dụng có 2 tiếng. + Những chữ cái nào cần viết hoa ? - Y.
  4. - GV viết từ ứng dụng lên bảng cho HS quan sát, -HS quan sát GV viết. vừa viết GV vừa nhắc lại cách nối từ chữ Y hoa sang chữ ê: Khi viết chữ Yên, kết thúc con chữ Y, lia bút nhẹ viết con chữ e nối liền con chữ Y. + Trong từ ứng dụng, các chữ cái có chiều cao - Con chữ Y hoa cao 4 ô li, con như thế nào? chữ ê, n cao 1 ô li. + Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào? - Bằng một con chữ o. -GV lưu ý cho HS: Chữ viết phải chính xác về độ - HS quan sát và lắng nghe. rộng, chiều cao, đủ nét, có nét thanh nét đậm Khi viết cần chú ý viết nét liền mạch, hạn chế tối đa số lần nhấc bút. Nét rê bút, lia bút phải thanh mảnh, tinh tế, chữ viết mới đẹp và tạo được ấn tượng tốt. - Yêu cầu HS viết từ ứng dụng vào vở tập viết. -HS viết từ ứng dụng vào VTV. 3. Hoạt động 3: Luyện viết câu ứng dụng (9 phút) a. Mục tiêu: HS quan sát, phân tích và hiểu nghĩa củacâu ứng dụng; HS viết câu ứng dụng vào vở Tập viết đúng yêu cầu b. Phương pháp, hình thức tổ chức - Yêu cầu HS đọc câu ứng dụng. - HS đọc câu ứng dụng. Yêu biết mấy những dòng sông bát ngát Giữa đôi bờ rào rạt lúa ngô non. Tố Hữu + Em hiểu câu ứng dụng muốn nói lên điều gì ? - HS nêu ý kiến. -GV nhận xét, chốt: Câu ứng dụng bày tỏ tình cảm yêu mến vẻ đẹp thanh bình của cảnh đồng quê. + Những chữ cái nào trong câu cần viết hoa ? -Y, G. + Trong từ ứng dụng, các chữ cái có chiều cao -HS trả lời. như thế nào? + Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào? - GV hướng dẫn HS: + Viết đúng chính tả. + Viết hoa các chữ cái đầu dòng. + Hai dòng thơ viết thẳng hàng. - Yêu cầu HS viết câu ứng dụng vào vở tập viết. -HS viết câu ứng dụng vào VTV.
  5. GV đến quan sát và hỗ trợ cho HS. 4. Hoạt động 4: Luyện viết thêm ( 5 phút) a. Mục tiêu: HS đọc và hiểu nghĩa của từ Nguyễn Viết Xuân và câu ứng dụng: Xung quanh giọt sương là những tia nắng mai ấm áp. b. Phương pháp, hình thức tổ chức - Yêu cầu HS đọc và tìm hiểu nghĩa của từ -HS đọc và nêu nghĩa của từ viết Nguyễn Viết Xuân. thêm. -GV nhận xét, chốt ý: Nguyễn Viết Xuân (1933- 1964, quê Vĩnh Phúc, Việt Nam, hi sinh trong chiến đấu được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Tên ông được đặt cho nhiều con đường, trường học ở nhiều tỉnh thành của Việt Nam). -Yêu cầu HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu ứng -HS đọc và nêu nghĩa của câu viết dụng: Xung quanh giọt sương là những tia nắng thêm. mai ấm áp. - Yêu cầu HS viết nội dung luyện viết thêm vào -HS viết bài vào vở. Vở tập viết. * Hoạt động nối tiếp: (5 phút) a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau. b. Phương pháp, hình thức tổ chức * Đánh giá bài viết: Yêu cầu HS tự đánh giá bài -HS tự đánh giá bài viết của mình viết của mình và của bạn. và của bạn. - GV nhận xét một số bài viết. -HS lắng nghe. - GV yêu cầu HS sửa lại bài viết nếu chưa đúng. - GV khen ngợi những HS viết đúng, viết đẹp. - Chuẩn bị: Xem trước bài tiếp theo. - Nhận xét tiết học. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: