Giáo án Tiếng Việt Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 21 - Bài 2, Tiết 3: Quảng cáo - Năm học 2022-2023

docx 4 trang binhdn2 23/12/2022 2720
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 21 - Bài 2, Tiết 3: Quảng cáo - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_lop_3_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_21_bai.docx

Nội dung text: Giáo án Tiếng Việt Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 21 - Bài 2, Tiết 3: Quảng cáo - Năm học 2022-2023

  1. KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3 CHỦ ĐIỂM 10: NGHỆ SĨ TÍ HON BÀI 2: QUẢNG CÁO (Tiết 3) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù. - Nhận diện đúng, tìm ý cho bài viết đoạn văn ngắn thể hiện tình cảm, cảm xúc với một nghệ sĩ hoặc một nhân vật trong phim hoạt hình. - Nhận xét được bài viết em thích bằng từ ngữ phù hợp. - Trao đổi được ý nghĩa của Chương trình Xuân yêu thương. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ và tự học: Biết tự giác luyện đọc, tích cực tham gia vào các hoạt động học tập. - Giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập, biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ theo sự hướng dẫn của thầy cô. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề và giải quyết được vấn đề thông qua thực hiện các yêu cầu và trả lời các câu hỏi. 3. Phẩm chất. - Chăm chỉ: Chăm học và biết tự giác, tích cực luyện đọc, để đọc bài thơ hay hơn, - Trung thực: Thật thà, trung thực trong nhận xét và đánh giá sản phẩm của bạn và bản thân. - Trách nhiệm: Biết tự giác, nghiêm túc thực hiện và hoàn thành các nhiệm vụ học tập được giao. - Yêu nước: Biết thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước và biết tự hào về đất nước và con người Việt Nam. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: tranh ảnh, video clip một số hoạt động thiện nguyện của HS ở lớp, trường (nếu có). - HS: SGK III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Hoạt động khởi động: (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: - GV cho HS hát múa. - HS cả lớp hát múa.
  2. - GV tổng kết, dẫn dắt HS vào bài mới. - HS lắng nghe. B. Hoạt động Khám phá và luyện tập: ( phút) B.3 Hoạt động Viết sáng tạo ( phút) a. Mục tiêu: Nhận diện được cấu trúc, nội dung và viết được đoạn văn ngắn nêu tình cảm, cảm xúc. Nhận xét được bài viết em thích bằng từ ngữ phù hợp. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: 3.1 Nhận diện thể loại văn nêu tình cảm, cảm xúc - GV yêu cầu HS đọc và xác định yêu cầu BT1. - HS đọc và xác định yêu cầu - GV yêu cầu HS đọc những dòng cảm xúc của BT1. Dế Mèn về tiết mục biểu diễn của HOạ Mi sau Hội thi nhạc. - HS thảo luận trong nhóm nhỏ trả lời các câu - HS thảo luận trong nhóm nhỏ hỏi: trả lời các câu hỏi: + Tìm hiểu đoạn viết (Đoạn văn viết về tình cảm, + Đoạn văn viết về tình cảm, cảm xúc của Dế Mèn trước khi tiết mục biểu diễn cảm xúc của Dế Mèn trước khi của Hoạ Mi. tiết mục biểu diễn của Hoạ Mi. + Tìm hiểu cách viết (Câu đầu đoạn thể hiện điều + Tình cảm, cảm xúc của Dế gì?) Mèn về tiết mục biểu diễn của Hoạ Mi. Từ ngữ, dấu câu nào giúp em nhận ra điều đó? - “đúng là” và dấu chấm than. Các câu tiếp theo, Dế Mèn nói những gì về Hoạ - Sự chăm chỉ và tác dụng của Mi? giọng hát Hoạ Mi. Câu cuối đoạn, Dế Mèn khẳng định điều gì? - Hoạ Mi là nghệ sĩ rừng xanh. - GV gọi HS trình bày kết quả thảo luận trước - HS trình bày kết quả thảo luận lớp. trước lớp. Cả lớp nhận xét. - GV chốt ý. - HS lắng nghe. - GV lưu ý HS: viết câu thể hiện tình cảm, cảm - HS lắng nghe và ghi nhớ. xúc/ nhận xét và có thể đặt ở vị trí đầu đoạn; cách dùng từ ngữ bộc lộ cảm xúc, cấch dùng dấu chấm câu ở câu biểu thị cảm xúc; câu cuối đoạn: khẳng định lại tình cảm, cảm xúc/ nhận xét. 3.2 Tìm ý cho đoạn văn ngắn nêu tình cảm, cảm xúc - GV yêu cầu HS đọc và xác định yêu cầu BT2, - HS đọc và xác định yêu cầu đọc các gợi ý. BT2, đọc các gợi ý. - GV định hướng cho HS thực hiện yêu cầu:
  3. + Em sẽ nêu tình cảm, cảm xúc của em với nghệ + Em có thể nêu tình cảm, cảm sĩ hay nhân vật nào? xúc của em với nghệ sĩ hoặc + Nghệ sĩ hoặc nhân vật đó có đặc điểm nào gây nhân vật về: ấn tượng với em? Em đã xem rất nhiều phim hoạt hình của thế giới nhưng em vẫn ấn tượng với phim "Cô bé Lọ Lem". Nàng Lọ Lem trong phim thật xinh đẹp, dịu hiền và rất nết na. Cô nàng đã có quãng thời gian dài khổ cực để tìm tới một hạnh phúc trọn vẹn. Lọ Lem thật xinh đẹp! Dáng người nàng nhỏ nhắn, dong dỏng cao. Khuôn mặt trái xoan, thanh tú nổi bật, nước da trắng hồng, mịn màng. Đôi mắt đen láy, sáng long lanh ẩn dưới hàng lông mi uốn cong tự nhiên càng làm tăng vẻ quyến rũ của đôi mắt. Hàng lông mày lá liễu dài và cong càng làm tăng vẻ tự nhiên của đôi mắt quyến rũ ấy. Chiếc mũi dọc dừa cao điểm vẻ đẹp cho khuôn mặt của nàng. Đôi môi mềm, đầy đặn, bóng như vừa được bôi một lớp son mỏng. Hàm răng trắng, đều đặn cứ lấp ló giữa hai vành môi, ẩn giấu một vẻ đẹp nền nã. Mái tóc đen, óng mượt xõa ngang vai. + Tình cảm, cảm xúc của em trước những đặc + Qua nhân vật Lọ Lem em học điểm gây ấn tượng đó như thế nào? được tính chăm chỉ, gọn gàng, tính nết thật tốt đẹp: hiền dịu, nết na, chăm chỉ - những đức tính, phẩm chất tốt đẹp nhất của người phụ nữ.
  4. + Em sẽ dùng những từ ngữ, câu văn nào để thể + Em dùng những từ ngữ, câu hiện tình cảm, cảm xúc của mình? văn để thể hiện tình cảm, cảm xúc của mình: Lọ Lem là một cô bé vừa đẹp người, vừa đẹp nết, để lại cho người đọc bao ấn tượng đẹp, đến tận bây giờ em vần say mê câu chuyện nàng Lọ Lem này. - GV yêu cầu HS làm bài cá nhân vào VBT, tập - HS làm bài cá nhân vào VBT, ghi chép bằng sơ đồ. tập ghi chép bằng sơ đồ. - GV gọi 1 vài HS chia sẻ kết quả trước lớp. - HS chia sẻ kết quả trước lớp. - GV cùng HS nhận xét để bổ sung, hoàn chỉnh - HS nhận xét để bổ sung. nội dung tìm ý. C. VẬN DỤNG: a. Mục tiêu: Trao đổi được ý nghĩa của Chương trình Xuân yêu thương. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: - GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của - HS đọc to và xác định yêu cầu hoạt động vận dụng. của hoạt động vận dụng: Trao đổi với bạn bè hoặc người thân ý nghĩa của Chương trình Xuân yêu thương. - GV yêu cầu HS thảo luận trong nhóm nhỏ. - HS thảo luận trong nhóm nhỏ. - GV gọi 1 – 2 nhóm HS trình bày trước lớp. - 1 – 2 nhóm HS trình bày trước - GV nhận xét cùng HS. lớp. Các nhóm khác nhận xét. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: