Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT - Môn thi: Ngữ văn

pdf 4 trang hoaithuong97 9161
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT - Môn thi: Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_mon_thi_ngu_van.pdf

Nội dung text: Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT - Môn thi: Ngữ văn

  1. KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC SỞ GD&ĐT VĨNH 2018-2019 PHÚC Môn: Ngữ Văn ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề Câu 1 (2.0 diểm) Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng vì có cái thú vui nghi gia nghi thất. Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cát én lìa đàn, nước thấm buồm xa, đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa. (Ngữ văn 9, Tập một, NXB GDVN, 2015, trang 45) a/ Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Ai là tác giá? (0,5 điển) b/ Chỉ ra cặp đại tự xưng hô trong đoạn văn trên. (0,5 điểm) c/ Cụm từ nghi gia nghi thất có nghĩa là gì? (0,5 điểm) d/ Nêu hàm ý của câu văn: Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cát én lìa đàn, nước thấm buồm xa, đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa. (0,5 điểm) Câu 2 (3,0 điểm) Viết một đoạn văn bày tỏ suy nghĩ của em về ý nghĩa của việc biết tự hào về bản thân. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một phép liên kết câu (chỉ ra phép liên kết cấu đó) và một câu văn có chứa thành phần biệt lập tỉnh thái (gạch chân thành phần đó). Câu 3 (5,0 điểm) Cảm nhận của em về vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên trong đoạn thơ sau: Ngày xuân con én đưa thoi, Ngày xuân con én đưa thoi, Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi. Cỏ non xanh tận chân trời, Cành lê trắng điểm một vài bông hoa. ( ) Tà tà bóng ngả về tây, Chị em thơ thẩn dan tay ra về.
  2. Bước dần theo ngọn tiểu khê, Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh. Nao nao dòng nước uốn quanh, Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang. (Cảnh ngày xuân, trich Truyện Kiều, Nguyễn Du, Ngữ văn 9, Tập một, NXB GDVN, 2015, trang 84-85) Hết Đáp án đề Văn vào lớp 1 tỉnh Vĩnh Phúc năm 2018 Câu 1: a) Đoạn trích trên thuộc tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương cuả Nguyễn Dữ. b) Đại từ xưng hô: thiếp, chàng c) Cụm từ nghi gia nghi thất : nên cửa nên nhà, ý nói thành vợ thành chồng, cùng xây dựng hạnh phúc gia đình. d) Nàng đã nói lên nỗi đau đớn thất vọng khi không hiểu sao mình bị nghi oan, bị đối xử bất công. Đồng thời đó còn là sự tuyệt vọng đến cùng cực khi khao khát của cả đời nàng vun đắp đã tan vỡ. Tình yêu không còn. Cả nỗi đau khỏ chờ chồng đến hoá đá như trước đây cũng không còn có thể làm được nữa. Câu 2: Các em có thể tham khao một số ý sau: Biết tự hào về bản thân là thái độ hãnh diện về cái tốt đẹp mà mình có, về những đóng góp của mình cho cuộc sống. Biết tự hào về những gì tốt đẹp cảu bản thân sẽ giúp ta biết tự khẳng định mình, giúp bản thân thêm tự tin, từ đó có thêm động lực để vươn tới những ước mơ lớn hơn. Chẳng hạn khi được thầy cô khen ngợi vì đạt được thành tích tốt trong học tập, chúng ta thường cảm thấy phấn chấn tinh thần vì nỗ lực được công nhận, giá trị bản thân được nâng cao trong mắt người khác. Đó là những cảm xúc tích cực thúc đẩy con người hoàn thiện bản thân, một trong những yếu tố tiên quyết để thành công. Câu 3: Dàn bài tham khảo 1. Mở bài - Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nêu nội dung của đoạn trích:
  3. + Tác giả: Nguyễn Du tên chữ là Tố Như, hiệu Thanh Hiên, sinh ra trong gia đình quyền quý, có học thức, tiếp nhận nhiều văn hóa khác nhau, + Tác phẩm: Hoàn cảnh ra đời, Truyện Kiều có bốn phần, kể về cuộc đời bất hạnh của nàng Kiều, + Nội dung đoạn trích: Bức tranh thiên nhiên của mùa xuân và lễ hội tảo mộ, du xuân của chị em Kiều 2. Thân bài: Phân tích * Bức tranh thiên nhiên của mùa xuân vào lúc sáng sớm. - Hai câu đầu: chim én đưa thoi, thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi + Câu thơ “Ngày xuân con én đưa thoi’’ là câu thơ gợi tả về không gian. Trên nền trời cao rộng, đàn én lượn qua lượn lại , chao liệng như thoi đưa vào những tháng cuối của mùa xuân. + “Thiều quang’’ là chỉ ánh sáng của mùa xuân, nó không chói chang như mùa hạ hay yếu ớt của mùa đông mà nó là ánh sáng ấm áp, mang đến sức sống cho muôn loài. => Mặc dù đã cuối mùa xuân nhưng vẫn thấy những chú chim én đang bay lượn trên bầu trời, mới đây thôi mà đã bước sang thứ ba rồi, cũng như chỉ thời gian trôi qua nhanh quá, - Hai câu sau: sử dụng hai gam màu xanh và trắng, màu xanh của thảm cỏ non, trắng tinh khôi của hoa lê, màu xanh bát ngát trải rộng cả vùng trời làm nền để nổi bật màu trắng tinh khôi, trong trẻo của bông hoa lê. + Chữ “tận” mở ra một không gian bao la bát ngát không có điểm dừng. + Từ “điểm” tĩnh như không tĩnh, làm cho ta liên tưởng thiên nhiên có tâm hồn, biết làm đẹp giống như một con người. => Bằng một vài nét chấm phá, tác giả đã vẽ lên một bức tranh sinh động, hấp dẫn, khiến cho người đọc cảm giác mình đang đứng trước khung cảnh của mùa xuân. * Bức tranh lúc chiều tà của con người trong lúc trở về: + “Tà tà bóng ngả’’ mặt trời đã xuống núi, chỉ còn lại vệt sáng yếu ớt chiếu lên bầu trời. + Bước chân thơ thẩn: người ta chỉ dùng chỉ suy nghĩ của con người, nhưng ở đây lại nói bước chân biết thơ thẩn giống như không tự chủ được mà cứ bước đi. + “Dòng nước uốn quanh” chỉ sự nhẹ nhàng êm đềm của con suối nhỏ, .
  4. + Các từ láy thanh thanh, nao nao, tà tà, thơ thẩn gợi tả sắc thái của cảnh vật và cũng chính là tâm trạng của con người. -> Dường như cảnh vật cũng thấu hiểu lòng người, cũng khoác lên mình một màu u buồn. ->Tất cả mọi thứ không còn ồn ào, náo nhiệt như lúc lễ hội mới bắt đầu thay vào đó là một khung cảnh êm đềm, trôi qua nhẹ nhàng, =>Nguyễn Du sử dụng thủ pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình mượn cảnh vật để nói lên tâm trạng của con người. Một tâm trạng bâng khuâng, thơ thẩn như đang suy nghĩ về một vấn đề nào đó và dự cảm có điều gì đó sẽ xảy ra trong tương lai sắp tới. 3. Kết bài - Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích: + Đây là một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp có cảnh có tình. + Sử dụng ngôn từ giàu hình ảnh mang tính chọn lọc, bút pháp tả cảnh thiên nhiên đặc sắc tả cảnh điểm xuyết, tả cảnh ngụ tình, - Khẳng định được cái tài của Nguyễn Du: Bức tranh ngày xuân vui tươi, rộn ràng, náo nức và có chút buồn phiền được Nguyễn Du khắc họa thành công với sự cảm nhận tinh tế cũng như sự tài hoa trong cách dụng công xây dựng ngôn ngữ.