Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 - Môn: Vật lý chuyên

doc 2 trang hoaithuong97 6910
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 - Môn: Vật lý chuyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_mon_vat_ly_chuyen.doc

Nội dung text: Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 - Môn: Vật lý chuyên

  1. UBND TỈNH TIỀN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc KỲĐề THIchính TUYỂN thức SINH VÀO LỚP 10 Khóa ngày : 30 – 6 – 2012 Môn thi : Vật Lý chuyên Thời gian làm bài : 150 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi có 02 trang. Gồm có 07 bài tập) Bài 1 : (1,75 điểm). _ Cho mạch điện như sơ đồ hình 1. + Biết R1 = R2 = 5  ; R3 = 15  và hiệu điện thế K2 U K1 U không đổi. Ampe kế có điện trở không đáng kể. A 1a. Khóa K1 đóng và khóa K2 mở, ampe kế chỉ 1A. Tính hiệu điện thế U và cường độ dòng điện R1 R2 qua các điện trở R1 , R2 , R3. 1b. Khóa K1 mở và khóa K2 đóng, ampe kế chỉ R3 Hình 1 bao nhiêu? Tính cường độ dòng điện qua các điện trở ? Bài 2 : (1,75 điểm). Cho mạch điện như hình 2. Đặt vào A, B một hiệu điện thế R1 R2 1,5V thì vôn kế mắc vào C, D chỉ 1V. A C Nếu thay vôn kế bằng một ampe kế cũng mắc vào C, D thì ampe kế chỉ 60 mA R3 Bây giờ bỏ ampe kế đi, lại đặt vào C, D một hiệu điện thế 1,5V, còn vôn kế B D mắc vào A, B thì vôn kế chỉ 1V. Biết vôn Hình 2 kế có điện trở rất lớn, ampe kế có điện trở rất nhỏ. Tìm R1, R2, R3. Bài 3 : (1,50 điểm). Trong bộ bóng đèn lắp ở hình 3, các bóng có cùng điện trở R. Cho biết công suất bóng thứ 4 là P4 = 1W. Tìm công suất các bóng còn lại. M A + Đ Đ4 U 2 Đ1 Đ3 _ Đ5 N B Hình 3 Bài 4 : (1,50 điểm). Một mạch điện gồm điện trở R mắc nối tiếp với đoạn mạch gồm hai ampe kế mắc nối tiếp hoặc mắc song song, tất cả được mắc với nguồn điện có hiệu điện thế không đổi. Khi hai ampe kế mắc song song thì chúng chỉ 2A và 3A, còn khi chúng mắc nối tiếp thì chúng chỉ 4A. Tính cường độ dòng điện trong mạch khi không mắc hai ampe kế. - Trang 1-
  2. Bài 5 : (1,50 điểm). Cho ba điểm A, B, C nằm trên trục chính xx / của một thấu kính. Cho AC = 45cm, AB = 36cm. Nếu đặt vật tại A ta thu được ảnh thật của vật qua thấu kính tại C. Nếu đặt vật tại B ta thu được ảnh ảo của vật qua thấu kính cũng tại C. 5a. Thấu kính trên là thấu kính gì và đặt trong khoảng nào giữa các điểm nêu trên? Giải thích và vẽ hình minh hoạ. 5b. Tính khoảng cách từ A, B đến thấu kính. 5c.Tính tiêu cự f của thấu kính. Bài 6 : (1,00 điểm). Một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ có tiêu cự f, A nằm trên trục chính. Vật AB song song với màn và cách màn một khoảng L(thấu kính đặt giữa vật AB và màn). 6a. Tìm điều kiện để thu được ảnh rõ nét trên màn. 6b. Gọi l là khoảng cách giữa 2 vị trí của thấu kính cho ảnh rõ nét trên màn. L2 - l 2 Chứng minh: f = . 4L Bài 7 : (1,00 điểm). Mắt của một người cận thị có điểm cực viễn CV cách mắt là 20cm. 7a. Để sửa tật này, người ấy phải đeo kính hội tụ hay phân kì ? Tiêu cự của kính là bao nhiêu để nhìn rõ vật ở xa vô cùng ? Cho rằng kính đeo sát mắt. 7b. Người này muốn đọc một thông báo cách mắt 40cm, do không mang theo kính cận mà lại dùng một thấu kính phân kì có tiêu cự f = 15cm. Để đọc được thông báo trên mà mắt không phải điều tiết thì phải đặt thấu kính cách mắt bao nhiêu ? Hết -Thí sinh được phép sử dụng các loại máy tính theo qui định. - Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh : Số báo danh : Chữ kí của giám thị 1 : Chữ kí của giám thị 2 : - Trang 2-