Đề khảo sát chất lượng đầu năm học - Môn: Vật lí lớp 9

docx 6 trang hoaithuong97 8630
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng đầu năm học - Môn: Vật lí lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_khao_sat_chat_luong_dau_nam_hoc_mon_vat_li_lop_9.docx

Nội dung text: Đề khảo sát chất lượng đầu năm học - Môn: Vật lí lớp 9

  1. PHÒNG GD&ĐT ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM HỌC 2021-2022 VĨNH TƯỜNG Môn: Vật lí - Lớp 9 Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) MÃ ĐỀ 91 Câu 1: Trong các phát biểu sau đây phát biểu nào sai? A. Ròng rọc động: lợi 2 lần về lực thiệt 2 lần về đường đi không cho ta lợi về công. B. Ròng rọc cố định: chỉ có tác dụng đổi hướng của lực và cho ta lợi về công. C. Đòn bẩy: lợi về lực, thiệt về đường đi hoặc ngược lại, không cho ta lợi về công. D. Mặt phẳng nghiêng: lợi về lực, thiệt về đường đi, không cho ta lợi về công. Câu 2: Muốn có 100 lít nước ở nhiệt độ 350C thì phải đổ bao nhiêu lít nước đang sôi vào nước ở nhiệt độ 150C? A. V = 0,235 lít. B. V = 2,35 lít. C. V = 23,5 lít. D. không có giá trị nào hợp lý. Câu 3: Lực tác dụng lên vật theo phương ngang, chiều từ phải sang trái, cường độ 40N, tỉ xích 1cm ứng với 20N. F F F F Hình a Hình b Hình c Hình d Cách biểu diễn đúng là: A. Hình a B. Hình b C. Hình c D. Hình d Câu 4: Áp suất tác dụng lên thành trong của một hộp đồ hộp chưa mở là 780mmHg. Người ta đánh rơi nó xuống đáy biển ở độ sâu 320m. Hiện tượng gì sẽ xảy ra với hộp đó? Biết trọng lượng riêng của thủy ngân là 136000 N/m3, của nước biển là 10300 N/m3. A. Hộp không bị làm sao. B. Hộp bị bật nắp. C. Hộp bị bẹp lại. D. Hộp nở phồng lên. Câu 5: Khi chuyển động nhiệt của các phần tử cấu tạo nên vật chậm dần thì đại lượng nào dưới đây của vật không thay đổi? A. Khối lượng và trọng lượng. B. Nhiệt năng. C. Khối lượng riêng và trọng lượng riêng. D. Thể tích và nhiệt độ. Câu 6: Bỏ đinh sắt vào một cái ly rỗng. Nếu rót thủy ngân vào ly thì hiện tượng gì sẽ xảy ra? Biết trọng lượng riêng của sắt là 78000 N/m 3, trọng lượng riêng của thủy ngân là 136000 N/m 3. A. Đinh sắt chìm dưới đáy ly. B. Đinh sắt lơ lửng trong thủy ngân. C. Lúc đầu nổi lên sau lại chìm xuống. D. Đinh sắt nổi lên. Câu 7: Một quả dừa nặng 2,5kg rơi từ trên cây cách mặt đất 800cm. Công của trọng lực là bao nhiêu? A. 200J. B. 320J. C. 2000J. D. 20J. Câu 8: Một học sinh đi bộ từ nhà đến trường trên đoạn đường 0,9km trong thời gian 10 phút. Vận tốc trung bình của học sinh đó là: A. 0,9 km/h. B. 15 m/s. C. 9 km/h. D. 1,5 m/s. Câu 9: Một xe máy đi từ làng Chuông ra Hà Nội với vận tốc của xe nửa quãng đường đầu là 50 km/h. Biết nữa quãng đường sau đi với vận tốc 40km/h. Tính vận tốc trung bình của xe trên cả quãng đường? A. 45km/h. B. 4,44km/h. C. 46km/h. D. 44,4km/h. Câu 10: Đặt một thìa nhôm vào một cốc nước nóng thì nhiệt năng của thìa nhôm và của nước trong cốc thay đổi như thế nào? A. Nhiệt năng của thìa và của nước trong cốc đều tăng. B. Nhiệt năng của thìa giảm, của nước trong cốc tăng. C. Nhiệt năng của thìa tăng, của nước trong cốc giảm. D. Nhiệt năng của thìa và của nước trong cốc đều giảm. Câu 11: Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào áp lực của người lên mặt sàn là lớn nhất? A. Người đứng cả hai chân nhưng cúi gập đầu xuống. B. Người đứng một chân. C. Người đứng cả hai chân. D. Người đứng cả hai chân nhưng tay cầm quả tạ. Câu 12: Các loại ma sát dưới đây ma sát nào có hại? A. Ma sát giữa má phanh xe đạp và vành xe đạp khi phanh. B. Ma sát giữa trục xe đạp và ổ bi. C. Ma sát giữa đế giày và bàn đạp. D. Ma sát giữa que diêm và vỏ bao diêm. Câu 13: Một quả cầu bằng sắt treo vào 1 lực kế ở ngoài không khí lực kế chỉ 1,7N. Nhúng chìm quả cầu vào nước thì lực kế chỉ 1,2N. Lực đẩy Acsimét có độ lớn là: A. 1,2N. B. 0,5N. C. 1,7N. D. 2,9N. Câu 14: Vì sao các bồn chứa xăng dầu người ta thường sơn màu nhũ trắng mà không sơn màu khác? A. Để hạn chế sự hấp thụ nhiệt. B. Để hạn chế sự bức xạ nhiệt. C. Để hạn chế sự dẫn nhiệt. D. Để hạn chế sự đối lưu. 1
  2. Câu 15: Một máy cày hoạt động trong 30 phút đã thực hiện được một công là 1440KJ. Công suất của máy cày là: A. 48W. B. 43200W. C. 48000W. D. 800W. Câu 16: Khi một vật nổi và đứng yên trên mặt nước, Trọng lượng P của nó và lực đẩy F A có quan hệ như thế nào? A. P > FA B. P = FA C. P < FA D. P FA Câu 17: Trong các vật sau đây, vật nào không có động năng? A. Viên đạn đang bay đến mục tiêu. B. Hòn bi lăn trên sàn nhà. C. Hòn bi nằm yên trên sàn nhà. D. Máy bay đang bay. Câu 18: Làm thế nào để biết ai chạy nhanh, ai chạy chậm? A. Căn cứ vào quãng đường mà mỗi người chạy được trong một khoảng thời gian nhất định. B. Căn cứ vào thời gian chuyển động. C. Căn cứ vào quãng đường và thời gian chuyển động. D. Căn cứ vào quãng đường chuyển động. Câu 19: Khi nói trái đất quay quanh mặt trời, ta chọn vật nào làm mốc? A. Mặt trời. B. Trái đất. C. Chọn trái đất hay mặt trời làm mốc đều đúng. D. Một vật trên mặt đất. Câu 20: Điều nào sau đây đúng khi nói về áp suất chất lỏng. A. Áp suất gây ra do trọng lượng của chất lỏng tác dụng lên một điểm tỉ lệ nghịch với độ sâu. B. Áp suất tác dụng lên thành bình không phụ thuộc diện tích bị ép. C. Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương. D. Nếu cùng độ sâu thì áp suất như nhau trong mọi chất lỏng khác nhau. Câu 21: Đổ 100cm3 rượu vào 100cm3 nước, thể tích hỗn hợp rượu và nước thu được có thể nhận giá trị nào sau đây? A. 200 cm3. B. nhỏ hơn 200 cm 3. C. lớn hơn 200 cm 3. D. 100 cm 3. Câu 22: Hình thức truyền nhiệt nào xảy ra chủ yếu trong chân không? A. Đối lưu. B. Nhiệt năng. C. Bức xạ nhiệt. D. Dẫn nhiệt. Câu 23: Nhiệt lượng mà cơ thể ta hấp thụ khi uống một lượng nước có khối lượng nước là 180gam ở nhiệt độ 54,60C là bao nhiêu? Cho nhiệt độ cơ thể người là 36,60C và nhiệt dung riêng của nước là c= 4200 J/kg.độ. A. Q = 13608KJ. B. Q = 13608J. C. Q = 41277,6J. D. Q = 27669,6J. Câu 24: Người ta cấp cho 10 lít nước một nhiệt lượng 840 KJ. Hỏi nước nóng lên thêm bao nhiêu độ? A. Tăng thêm 200C. B. Tăng thêm 300C. C. Tăng thêm 250C. D. Tăng thêm 350C. Câu 25: Trường hợp nào sau đây không liên quan đến quán tính của vật? A. Khi lái xe tăng ga, xe lập tức tăng tốc. B. Khi áo có bụi, ta giũ mạnh áo cho sạch bụi. C. Bút máy tắc ta vẩy cho ra mực. D. Khi đang chạy nếu bị vấp, người sẽ ngã về phía trước. Câu 26: Trường hợp nào sau đây không có công cơ học? A. Đầu tàu đang kéo các toa tàu chuyển động. B. Người lực sĩ đang đỡ quả tạ ở tư thế thẳng đứng. C. Người công nhân đang dùng ròng rọc kéo 1 vật lên cao. D. Con bò đang kéo 1 chiếc xe đi trên đường. Câu 27: Nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc vào những yếu tố nào? Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu trả lời sau: A. Khối lượng của vật. B. Độ tăng nhiệt độ của vật. C. Nhiệt dung riêng của vật chất làm vật. D. Khối lượng của vật, độ tăng nhiệt độ của vật và nhiệt dung riêng của chất làm vật. Câu 28: Tại sao nắp ấm pha trà thường có một lỗ hở nhỏ? A. Để lợi dụng áp suất khí quyển. B. Do lỗi của nhà sản suất. C. Để nước trà trong ấm có thể bay hơi. D. Không phải những lý do trên. Câu 29: Có 4 bình a, b, c, d lần lượt đựng 1 lít; 1,5lít; 2lit; 2,5lít nước ở cùng một nhiệt độ. Sau khi dùng đèn cồn giống hệt nhau để đun các bình này trong cùng một khoảng thời gian như nhau, người ta thấy nhiệt độ của nước trong bình trở nên khác nhau. Hỏi nhiệt độ ở bình nào cao nhất? A. Bình a. B. Bình b. C. Bình c. D. Bình d. Câu 30: Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị tính áp suất? A. N/m2 B. kPa C. N/m3 D. Pa HẾT Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi khảo sát không giải thích gì thêm. 2
  3. Họ và tên thí sinh số báo danh . PHÒNG GD&ĐT ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM HỌC 2021-2022 VĨNH TƯỜNG Môn: Vật lí - Lớp 9 Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) MÃ ĐỀ 92 Câu 1: Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào áp lực của người lên mặt sàn là lớn nhất? A. Người đứng cả hai chân nhưng cúi gập đầu xuống. B. Người đứng cả hai chân. C. Người đứng một chân. D. Người đứng cả hai chân nhưng tay cầm quả tạ. Câu 2: Các loại ma sát dưới đây ma sát nào có hại? A. Ma sát giữa má phanh xe đạp và vành xe đạp khi phanh. B. Ma sát giữa trục xe đạp và ổ bi. C. Ma sát giữa đế giày và bàn đạp. D. Ma sát giữa que diêm và vỏ bao diêm. Câu 3: Khi chuyển động nhiệt của các phần tử cấu tạo nên vật chậm dần thì đại lượng nào dưới đây của vật không thay đổi? A. Khối lượng và trọng lượng. B. Nhiệt năng. C. Khối lượng riêng và trọng lượng riêng. D. Thể tích và nhiệt độ. Câu 4: Muốn có 100 lít nước ở nhiệt độ 350C thì phải đổ bao nhiêu lít nước đang sôi vào nước ở nhiệt độ 150C? A. V = 2,35 lít. B. V = 23,5 lít. C. V = 0,235 lít. D. Không có giá trị nào hợp lý. Câu 5: Một học sinh đi bộ từ nhà đến trường trên đoạn đường 0,9km trong thời gian 10 phút. Vận tốc trung bình của học sinh đó là: A. 0,9 km/h. B. 15 m/s. C. 1,5 m/s. D. 9 km/h. Câu 6: Có 4 bình a, b, c, d lần lượt đựng 1 lít; 1,5lít; 2lit; 2,5lít nước ở cùng một nhiệt độ. Sau khi dùng đèn cồn giống hệt nhau để đun các bình này trong cùng một khoảng thời gian như nhau, người ta thấy nhiệt độ của nước trong bình trở nên khác nhau. Hỏi nhiệt độ ở bình nào cao nhất? A. Bình a. B. Bình b. C. Bình c. D. Bình d. Câu 7: Trong các phát biểu sau đây phát biểu nào sai? A. Mặt phẳng nghiêng: lợi về lực, thiệt về đường đi, không cho ta lợi về công. B. Ròng rọc cố định: chỉ có tác dụng đổi hướng của lực và cho ta lợi về công. C. Ròng rọc động: lợi 2 lần về lực thiệt 2 lần về đường đi không cho ta lợi về công. D. Đòn bẩy: lợi về lực, thiệt về đường đi hoặc ngược lại, không cho ta lợi về công. Câu 8: Một quả cầu bằng sắt treo vào 1 lực kế ở ngoài không khí lực kế chỉ 1,7N. Nhúng chìm quả cầu vào nước thì lực kế chỉ 1,2N. Lực đẩy Acsimét có độ lớn là: A. 1,2N. B. 0,5N. C. 1,7N. D. 2,9N. Câu 9: Khi một vật nổi và đứng yên trên mặt nước, Trọng lượng P của nó và lực đẩy F A có quan hệ như thế nào? A. P > FA B. P = FA C. P < FA D. P FA Câu 10: Trường hợp nào sau đây không liên quan đến quán tính của vật? A. Khi lái xe tăng ga, xe lập tức tăng tốc. B. Bút máy tắc ta vẩy cho ra mực. C. Khi áo có bụi, ta giũ mạnh áo cho sạch bụi. D. Khi đang chạy nếu bị vấp, người sẽ ngã về phía trước. Câu 11: Hình thức truyền nhiệt nào xảy ra chủ yếu trong chân không? A. Nhiệt năng. B. Bức xạ nhiệt. C. Đối lưu. D. Dẫn nhiệt. Câu 12: Trong các vật sau đây, vật nào không có động năng? A. Viên đạn đang bay đến mục tiêu B. Hòn bi lăn trên sàn nhà. C. Hòn bi nằm yên trên sàn nhà. D. Máy bay đang bay. Câu 13: Một xe máy đi từ làng Chuông ra Hà Nội với vận tốc của xe nửa quãng đường đầu là 50 km/h. Biết nữa quãng đường sau đi với vận tốc 40km/h. Tính vận tốc trung bình của xe trên cả quãng đường? A. 4,44km/h. B. 46km/h. C. 45km/h. D. 44,4km/h. Câu 14: Một máy cày hoạt động trong 30 phút đã thực hiện được một công là 1440KJ. Công suất của máy cày là: A. 48W. B. 43200W. C. 48000W. D. 800W. Câu 15: Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị tính áp suất ? 3
  4. A. N/m2 B. kPa C. N/m3 D. Pa Câu 16: Áp suất tác dụng lên thành trong của một hộp đồ hộp chưa mở là 780mmHg. Người ta đánh rơi nó xuống đáy biển ở độ sâu 320m. Hiện tượng gì sẽ xảy ra với hộp đó? Biết trọng lượng riêng của thủy ngân là 136000 N/m3, của nước biển là 10300 N/m3. A. Hộp bị bật nắp. B. Hộp bị bẹp lại. C. Hộp không bị làm sao. D. Hộp nở phồng lên. Câu 17: Làm thế nào để biết ai chạy nhanh, ai chạy chậm? A. Căn cứ vào quãng đường mà mỗi người chạy được trong một khoảng thời gian nhất định. B. Căn cứ vào thời gian chuyển động. C. Căn cứ vào quãng đường và thời gian chuyển động. D. Căn cứ vào quãng đường chuyển động. Câu 18: Người ta cấp cho 10 lít nước một nhiệt lượng 840KJ. Hỏi nước nóng lên thêm bao nhiêu độ? A. Tăng thêm 350C. B. Tăng thêm 250C. C. Tăng thêm 200C. D. Tăng thêm 300C. Câu 19: Đặt một thìa nhôm vào một cốc nước nóng thì nhiệt năng của thìa nhôm và của nước trong cốc thay đổi như thế nào? A. Nhiệt năng của thìa giảm, của nước trong cốc tăng. B. Nhiệt năng của thìa và của nước trong cốc đều tăng. C. Nhiệt năng của thìa tăng, của nước trong cốc giảm. D. Nhiệt năng của thìa và của nước trong cốc đều giảm. Câu 20: Đổ 100cm3 rượu vào 100cm3 nước, thể tích hỗn hợp rượu và nước thu được có thể nhận giá trị nào sau đây? A. 200 cm3. B. nhỏ hơn 200 cm 3. C. lớn hơn 200 cm 3. D. 100 cm 3. Câu 21: Khi nói trái đất quay quanh mặt trời, ta chọn vật nào làm mốc? A. Một vật trên mặt đất B. Mặt trời C. Trái đất D. Chọn trái đất hay mặt trời làm mốc đều đúng Câu 22: Lực tác dụng lên vật theo phương ngang, chiều từ phải sang trái, cường độ 40N, tỉ xích 1cm ứng với 20N. F F F F Hình a Hình b Hình c Hình d Cách biểu diễn đúng là: A. Hình a. B. Hình b. C. Hình c. D. Hình d. Câu 23: Một quả dừa nặng 2,5kg rơi từ trên cây cách mặt đất 800cm. Công của trọng lực là bao nhiêu? A. 200J. B. 320J. C. 20J. D. 2000J. Câu 24: Vì sao các bồn chứa xăng dầu người ta thường sơn màu nhũ trắng mà không sơn màu khác? A. Để hạn chế sự hấp thụ nhiệt. B. Để hạn chế sự bức xạ nhiệt C. Để hạn chế sự đối lưu. D. Để hạn chế sự dẫn nhiệt Câu 25: Trường hợp nào sau đây không có công cơ học? A. Đầu tàu đang kéo các toa tàu chuyển động. B. Người lực sĩ đang đỡ quả tạ ở tư thế thẳng đứng. C. Người công nhân đang dùng ròng rọc kéo 1 vật lên cao. D. Con bò đang kéo 1 chiếc xe đi trên đường. Câu 26: Tại sao nắp ấm pha trà thường có một lỗ hở nhỏ? A. Để lợi dụng áp suất khí quyển. B. Do lỗi của nhà sản suất. C. Để nước trà trong ấm có thể bay hơi. D. Không phải những lý do trên. Câu 27: Nhiệt lượng mà cơ thể ta hấp thụ khi uống một lượng nước có khối lượng nước là 180gam ở nhiệt độ 54,60C là bao nhiêu? Cho nhiệt độ cơ thể người là 36,60C và nhiệt dung riêng của nước là c= 4200 J/kg.độ. A. Q = 13608J. B. Q = 27669,6J. C. Q = 13608KJ. D. Q = 41277,6J. Câu 28: Bỏ đinh sắt vào một cái ly rỗng. Nếu rót thủy ngân vào ly thì hiện tượng gì sẽ xảy ra? Biết trọng lượng riêng của sắt là 78000 N/m3, trọng lượng riêng của thủy ngân là 136000 N/m3. A. Đinh sắt lơ lửng trong thủy ngân. B. Đinh sắt chìm dưới đáy ly. C. Lúc đầu nổi lên sau lại chìm xuống. D. Đinh sắt nổi lên. Câu 29: Điều nào sau đây đúng khi nói về áp suất chất lỏng. A. Áp suất gây ra do trọng lượng của chất lỏng tác dụng lên một điểm tỉ lệ nghịch với độ sâu. B. Áp suất tác dụng lên thành bình không phụ thuộc diện tích bị ép. C. Nếu cùng độ sâu thì áp suất như nhau trong mọi chất lỏng khác nhau. D. Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương. Câu 30: Nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc vào những yếu tố nào? Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu trả lời sau: A. Nhiệt dung riêng của vật chất làm vật. 4
  5. B. Khối lượng của vật. C. Độ tăng nhiệt độ của vật. D. Khối lượng của vật, độ tăng nhiệt độ của vật và nhiệt dung riêng của chất làm vật. HẾT Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi khảo sát không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh số báo danh . PHÒNG GD-ĐT VĨNH TƯỜNG HDC KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM HỌC 2021-2022 Môn: Vật lí - Lớp 9 ĐỀ 91 ĐỀ 92 MÔN ĐIỂM Câu Đáp án Câu Đáp án 1 B 1 D 10/30 2 C 2 B 10/30 3 B 3 A 10/30 4 C 4 B 10/30 5 A 5 C 10/30 6 D 6 A 10/30 7 A 7 B 10/30 8 D 8 B 10/30 9 D 9 B 10/30 10 C 10 A 10/30 11 D 11 B 10/30 12 B 12 C 10/30 13 B 13 D 10/30 14 A 14 D 10/30 15 D 15 C 10/30 VẬT LÝ 16 B 16 B 10/30 17 C 17 A 10/30 18 A 18 C 10/30 19 A 19 C 10/30 20 C 20 B 10/30 21 B 21 B 10/30 22 C 22 B 10/30 23 B 23 A 10/30 24 A 24 A 10/30 25 A 25 B 10/30 26 B 26 A 10/30 27 D 27 A 10/30 28 A 28 D 10/30 29 A 29 D 10/30 30 C 30 D 10/30 5