Đề thi tuyển sinh vào 10 môn Hóa học
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào 10 môn Hóa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_tuyen_sinh_vao_10_mon_hoa_hoc.docx
Nội dung text: Đề thi tuyển sinh vào 10 môn Hóa học
- Câu 1)Tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp sau : FeCl3, NaCl, CuCl2 , ZnCl2 ? 1 Câu 2)Hòa tan 3,38 (g) oleum X vào lượng nước dư thu được dung dịch A. Để trung hòa 20 lượng dung dịch A cần dùng 40ml dung dịch NaOH 0,1 M.Tìm công thức của Oleum ? Câu 3)Một khoáng chất có chứa 20,93% nhôm; 21,7 % silic, còn lại là oxi và hiđrô(về khối lượng). Hãy xác định công thức của khoáng chất này ? Câu 4)Cho 11,8 gam hỗn hợp Y gồm Al và Cu vào 100 gam dung dich H2SO4 98 % đun nóng thu được V1 lít khí SO2 ( đktc) và dung dịch A .Nếu hòa tan 0,45 mol hỗn hợp trên trong dung dịch HNO3 loãng dư thu được V2 lít NO ( đktc) và dung dịch B . thêm 1 lượng dư NaOH vào dung dịch B thu được kết tủa C. Lọc rửa và nung kết tủa ngoài không khí không đổi thu được 12 gam chất rắn. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn . 1) So sánh V1 và V2 2) Tính thể tích dung dịch NaOH 2M thêm vào dung dịch A để bắt đầu xuất hiện kết tủa, thu được lượng kết tủa lớn nhất và nhỏ nhất . Câu 5)Hòa tan 8,4 gam kim loại M bằng dung dịch H 2SO4 đặc nóng dư, hay hòa tan 52,2 gam muối cacbonat kim loại này cũng trong dung dịch H 2SO4 đặc nóng dư, thì lượng khí sinh ra đều làm mất màu cùng một lượng brom trong dung dịch. Viết các phương trình hoá học và xác định kim loại M, công thức phân tử muối cacbonat. Câu 6) Cho các dung dịch riêng biệt mất nhãn sau : Na 2SO4, AlCl3, FeSO4, NaHSO4, FeCl3. Một học sinh cho rằng nếu dùng dung dịch Na 2S thì có thể phân biệt các dung dịch trên ngay ở lần thử đầu tiên. Kết luận của học sinh đó có đúng không ? Vì sao? -1 Câu 7) Từ dung dịch H2SO4 98% (D= 1,84 g.mL ) và dung dịch HCl 5M, trình bày phương pháp pha chế để được 200 mL dung dịch hỗn hợp H2SO4 1M và HCl 1M . Câu 8) Hỗn hợp X gồm Fe và kim loại M (hóa trị n không đổi). Hòa tan hoàn toàn m gam X trong dung dịch H2SO4 đặc nóng, dư được dung dịch A và V lít khí SO 2 (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Hấp thụ hoàn toàn lượng SO2 trên bằng 500 ml dung dịch NaOH 0,2M được dung dịch chứa 5,725 gam chất tan. Câu 9) Thêm vào m gam X lượng M gấp đôi lượng M ban đầu được hỗn hợp Y. Cho Y tan hết trong dung dịch HCl được 1,736 lít H2 (đktc). Thêm một lượng Fe vào m gam X để được hỗn hợp Z chứa lượng sắt gấp đôi lượng sắt có trong X. Cho Z tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư được dung dịch B chứa 5,605 gam muối. a. Viết các phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra. b. Tính V. c. Tìm kim loại M và thành phần % theo khối lượng mỗi kim loại trong X. Câu11) Viết các phương trình phản ứng xảy ra trong các thí nghiệm được mô tả sau: a. Hòa tan FeCl2 vào nước rồi thêm H 2SO4 loãng dư, sau đó thêm dung dịch KMnO 4 dư thấy có khí màu vàng lục thoát ra và dung dịch thu được có chứa muối mangan (II). b. Hòa tan Fe3O4 trong dung dịch H2SO4 đặc nóng dư được dung dịch A và khí B mùi hắc. Sục khí B vào dung dịch brom hoặc dung dịch KMnO4 đều thấy các dung dịch này bị nhạt màu. Câu 12. H2SO4 đặc có tính háo nước, nó có thể lấy nước từ một số hợp chất hữu cơ. Trong quá trình than hóa saccarozơ có hình thành hỗn hợp khí A (gồm 2 khí). a. Giải thích quá trình hình thành hỗn hợp khí A. b. Trình bày phương pháp hóa học chứng minh sự có mặt của các khí trong A. c. So sánh quá trình làm khô và quá trình than hóa của H2SO4 đặc.
- Câu 13, Một chất có ứng dụng rộng dãi ở các vùng quê, có thành phần % về khối lượng các nguyên tố K, Al, S lần lượt là 8,228%, 5,696%, 13,502% còn lại là oxi và hidro. Xác định công thức phân tử của chất đó. Biết trong chất đó S có số oxi hóa cao nhất. Câu14. Cho sơ đồ phản ứng sau: o t (1) Oxit (X1) + dung dịch axit (X2) đặc X3 + (2) Oxit (Y1) + dung dịch bazơ (Y2) Y3 + o t (3) Muối (Z1) X1+ Z2 + (4) Muối (Z1) + dung dịch axit (X2) đặc X3 + . Biết: + Khí X3 có màu vàng lục, muối Z1 màu tím. + Khối lượng mol của các chất thỏa mãn điều kiện: M M 300g / mol M M 37,5g / mol Y1 Z1 và Y2 X 2 Xác định các chất X1, X2, X3, Y1, Y2, Y3, Z1, Z2. Viết các phương trình hóa học minh họa. Câu 15. Trong thí nghiệm ở hình 2.9, người ta dẫn khí clo ẩm vào bình A có đặt một miếng giấy quì tím khô. Dự đoán và giải thích hiện tượng xảy ra trong hai trường hợp: a) Đóng khóa K. Cl2 K b) Mở khóa K. ẩm Bông tẩm H2SO4 dd đặc ANaO HQuì tím khô Hình 2.9. Câu 16. Cho 2,8 gam chất X 1 tác dụng vừa đủ với dung dịch loãng có chứa 4,9 gam H 2SO4 thu được muối X2 và chất X3. a. Xác định chất X1. b. Nếu chất X2 thu được là 7,6 gam, hãy xác định chất X3. Cho biết X1 có thể là: CaO, MgO, NaOH, KOH, Zn, Fe. Câu 17. Viết các phương trình phản ứng theo chuỗi biến hóa dưới đây (mỗi mũi tên ứng với 1 phương trình hóa học): X A B X1 2 R1 R2 Y1 Y2 D Y4 Y3 E G X 4 X3 R4 R3 Y5 Cho biết: - A, B, D, E, G là những kim loại khác nhau. - X1, X2, X3, X4 là những hợp chất đều có cùng một thành phần nguyên tố kim loại. - R1, R2, R3, R4 là 4 muối có chứa cùng một thành phần nguyên tố kim loại. - Y1, Y2, Y3, Y4 đều có chứa nguyên tố clo. - Các chất A, B, , X1, X2, , R1, R2, , Y1, , Y4 là những chất khác nhau.