Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Quảng Ninh lớp 9 năm học 2017-2018 môn thi Hóa học

pdf 2 trang mainguyen 10450
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Quảng Ninh lớp 9 năm học 2017-2018 môn thi Hóa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_tinh_quang_ninh_lop_9_nam_hoc.pdf

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Quảng Ninh lớp 9 năm học 2017-2018 môn thi Hóa học

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH QUẢNG NGÃI LỚP 9 NĂM HỌC 2017-2018 Ngày thi 30/3/2018 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 150 phút (Đề này có 02 trang) Câu 1: (1,5 điểm). Bằng phương pháp hóa hoc hãy tách riêng từng khí ra khỏi hỗn hợp gồm các khí sau: CH4, C2H4, C2H2, SO2. Câu 2: (1,5 điểm). Hoàn thành các phương trình hóa học theo sơ đồ chuyển hóa sau và ghi rõ điều kiện nếu có (mỗi múi tên chỉ ứng với một phương trình phản ứng). (3) (5) (1) Al2O3 Al2(SO4)3 (9) NaAlO2 Al (4) (6) Al(OH)3 (2) AlCl3 Al(NO3)3 (8) (1) Al2O3 (7) Câu 3: (2,0 điểm). Cho hỗn hợp X gồm Fe, Fe2O3 và Al2O3 tác dụng với dung dịch CuSO4 (dư), sau phản ứng thu được dung dịch Y và chất rắn Z. Cho toàn bộ Z tác dụng với dung dịch HCl (dư) thu được dung dịch A và phần không tan B. Hòa tan B trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư) thu được khí C. Hấp thụ khí C vào dung dịch Ba(OH)2 thu được kết tủa D và dung dịch F. Cho dung dịch KOH dư vào F lại thấy xuất hiện kết tủa D. Cho từ từ dung dich KOH đến dư vào dung dịch A, thu được kết tủa G. Hãy viết các phương trình hóa học của phản ứng xảy ra. Câu 4: (2,0 điểm). Xác định các chất vô cơ A, B, C, D, E, F, G, H, I, L, M, N, O và viết phương trình hóa học phù hợp với các phản ứng sau: Muối (A) + axit (B) muối (C) + muối (D) + nước (1) Muối (D) + muối (E) + nước muối (C) + hidroxit (F) + oxit (G) (2) Muối (A) + oxit (G) + nước hidroxit (F) + muối (H) (3) Muối (H) + muối (I) muối (C) + oxit (G) + nước (4) 0 Muối (L) + axit (B)  t muối (M) + oxit (G) + oxit (N) + nước (5) Muối (A) + muối (D) + nước hidroxit (F) + muối (C) (6) Muối (M) + muối (E) + nước muối (C) + hidroxit (O) + oxit (G) (7) Hidroxit (O) + muối (I) muối (C) + muối (M) + nước (8) Biết muối (C) khi đốt phát ra ánh sáng màu vàng, (F) lưỡng tính, (O) có màu nâu. Câu 5: (2,0 điểm). Bằng kiến thức hóa học, em hãy giải thích vì sao trong sản xuất nông nghiệp khi bón phân cho cây trồng, người nông dân không trộn phân đạm một lá (NH4)2SO4, phân đạm hai lá NH4NO3 hoặc nước tiểu với vôi trong Ca(OH)2 hay tro bếp (có hàm lượng K2CO3 cao). Câu 6: (2,0 điểm). Khi làm nguội 1026,4 gam đung dịch bão hòa của hydrat R2SO4.nH2O (trong đó R là kim loại kiềm và n nguyên, thỏa mãn điều kiện 7 < n < 12) từ 800C xuống 100C thì có 395,4 gam tinh thể R2SO4.nH2O tách ra khỏi dung dịch. Tìm công thức đúng của hydrat trên. Biết độ tan của R2SO4 ở 800C và 100C lần lượt là 28,3 gam và 29 gam. Câu 7: (2,0 điểm). Chỉ dùng thêm thuốc thử phenolphtalein, nêu cách nhận ra từng lọ chất sau: KOH, KCl, KHSO4, BaCl2, H2O. Biết rằng 4 lọ đựng các dung dịch đều có cùng nồng độ mol/lit.
  2. Câu 8: (1,0 điểm). Trong phòng thí nghiệm, khí SO2 được điều chế bằng dụng cụ như hình bên dưới. Lắp ống dẫn khí vào 4 bình mắc nối tiếp lần lượt chứa các dung dịch: Br2, FeCl3, KMnO4 và Ba(OH)2 dư. Cho biết hiện tượng gì xảy ra trong mỗi bình, viết phương trình phản ứng. Câu 9: (3,5 điểm). Cho 3,03 gam hỗn hợp A gồm một kim loại kiềm M và một kim loại R có hóa trị III vào nước thấy tan hoàn toàn, tạo ra dung dịch B và 1,904 lít khí (đktc). Chia dung dịch B làm hai phần bằng nhau. Cô cạn phần 1, thu được 2,24 gam chất rắn. Thêm V lít dung dịch HCl 1M vào phần 2 thấy xuất hiện 0,39 gam kết tủa. a) Xác định tên hai kim loại và tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp X. b) Tính giá tri của V. Câu 10: (2,5 điểm). A, B là hai hidrocacbon mạch hở, trong phân tử mỗi chất chứa không quá một liên kết ba hay hai liên kết đôi. Số nguyên tử cacbon trong phân tử mỗi chất tối đa bằng 7. Khi đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol hỗn hợp A, B thì thu được 0,25 mol CO2 và 0,23 mol H2O. Lập công thức phân tử của A và B. Cho biết: (C=12; O =16; Ba =137; H =1; K =39; Ag =108; N =14; Al =27; S =32; Na =23; Mn =55) HẾT