Đề thi tuyển sinh lớp 10 trường THPT chuyên môn: Hóa học (chuyên)

doc 2 trang hoaithuong97 7722
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh lớp 10 trường THPT chuyên môn: Hóa học (chuyên)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_sinh_lop_10_truong_thpt_chuyen_mon_hoa_hoc_chuy.doc

Nội dung text: Đề thi tuyển sinh lớp 10 trường THPT chuyên môn: Hóa học (chuyên)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRƯỜNG THPT CHUYÊN NAM ĐỊNH Năm học 2014 - 2015 Môn: HÓA HỌC (chuyên) ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 150 phút. (Đề thi gồm: 02 trang) Câu 1: (1,5 điểm) 1. Hãy viết 1 phương trình hóa học (PTHH) minh họa cho mỗi trường hợp sau: a) Trộn dung dịch muối X với dung dịch muối Y thấy có 1 kết tủa và 1 khí bay ra. b) Dung dịch chứa 1 muối tác dụng với dung dịch chứa 1 bazơ thu được dung dịch chứa 2 muối. c) Một đơn chất tác dụng với dung dịch chứa 1 bazơ thu được dung dịch chứa 2 muối. 2. Hợp chất X tạo bởi 2 nguyên tố A và B có công thức phân tử AB 2. Số hạt mang điện trong nguyên tử B nhiều hơn số hạt mang điện trong nguyên tử A là 4; tổng số hạt proton trong phân tử X là 22. Cho số hiệu nguyên tử (Z) của một số nguyên tố S (Z = 16), C (Z = 6), O (Z = 8), H (Z = 1), N (Z = 7), Na (Z = 11), K (Z = 19). a) Tìm công thức phân tử và viết công thức cấu tạo của X. b) Viết PTHH khi cho X lần lượt tác dụng với các dung dịch sau: KOH dư, Ca(OH)2 thiếu, Na2CO3. Câu 2: (2,0 điểm) 1. Hỗn hợp X gồm Na, BaO và Al2O3 trong đó Oxi chiếm 21,776% về khối lượng. Hòa tan 30,86 gam hỗn hợp X vào nước, khuấy kỹ cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 1,12 lít H2 (đktc) và dung dịch Y. Nhỏ từ từ 400 ml dung dịch H2SO4 0,5M vào dung dịch Y, thu được m gam kết tủa. a) Viết các PTHH xảy ra. Tính % về khối lượng các chất trong hỗn hợp X. b) Tính m. 2. Nhỏ từ từ V ml dung dịch HCl 2M vào 200 ml dung dịch Na 2CO3 1M thu được dung dịch X có khả năng tác dụng tối đa với 200 ml dung dịch KOH 0,5M. Tính V. Câu 3: (2,5 điểm) 1. Trong hóa học có những phản ứng xảy ra rất nhanh như phản ứng nổ nhưng cũng có những phản ứng xảy ra rất chậm như quá trình ăn mòn sắt trong không khí tạo thành gỉ. Để đánh giá mức độ xảy ra nhanh hay chậm của các phản ứng hóa học, người ta dùng khái niệm tốc độ phản ứng: “Tốc độ phản ứng là độ biến thiên nồng độ của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm trong o một đơn vị thời gian”. Ví dụ, ở 25 C cho 0,2 gam bột kẽm (dư) vào dung dịch H2SO4 loãng có nồng độ bằng 2M thì thực nghiệm cho thấy sau 67 giây phản ứng xảy ra hoàn toàn và kết thúc. Như vậy, tốc độ trung bình của phản ứng tính bằng độ biến thiên nồng độ của H 2SO4 là: (2M – 0M)/67 giây = 3.10-2 M/giây. Bảng dưới đây cho biết kết quả của 6 thí nghiệm xảy ra giữa Fe và dung dịch H 2SO4 loãng. Trong mỗi thí nghiệm, người ta dùng 0,2 gam Fe (dư) tác dụng với thể tích bằng nhau của axit. Thí nghiệm Nồng độ axit Nhiệt độ (oC) Sắt ở dạng Thời gian phản ứng xong (giây) 1 1M 25 Lá 190 2 2M 25 Bột 85 3 2M 35 Lá 62 4 2M 50 Bột 15 5 2M 35 Bột 45 6 3M 50 Bột 11 a) Trong các thí nghiệm trên, có thể dùng phương pháp nào để xác định xem phản ứng đã xảy ra hoàn toàn hay chưa? b) Tính tốc độ trung bình của phản ứng trong mỗi thí nghiệm trên? Nêu 3 nhận xét về các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng, nhận xét đó được rút ra từ kết quả những thí nghiệm nào trong số các thí nghiệm trên? 2. Để ước lượng thành phần không khí, người ta tiến hành thí nghiệm đơn giản sau: Chuẩn bị dụng cụ như hình 1 và 2. Đốt photpho đỏ trong muỗng sắt như hình 2 rồi đưa nhanh photpho đỏ Trang 01/02
  2. đang cháy vào ống hình trụ (có vạch chỉ thể tích trên thành) và đậy kín miệng ống bằng nút cao su. Lượng photpho đỏ được dùng dư. Khi nhiệt độ ổn định, quan sát thấy kết quả như hình 3. Hình 1 Hình 2 Hình 3 a) Khi photpho cháy, mực nước trong ống thủy tinh thay đổi thế nào, tại sao? b) Tại sao ban đầu thấy trong ống hình trụ xuất hiện khói trắng, sau đó khói biến mất dần? c) Ước lượng thành phần không khí (coi không khí chỉ gồm khí oxy và nitơ). Câu 4: (2,0 điểm) 1. Cho sơ đồ hóa học sau, trong đó các chất A, B, E, F, G, K đều là các hợp chất hữu cơ. t 0 XT ,t 0 A  B + D (1) B + D  E (2) XT ,t 0 XT ,t 0 E + H2O  F (3) F + O2  G + H2O (4) XT ,t 0 G + F  K + H2O (5) t 0 Biết khi đốt cháy F thì xảy ra PTHH: F + 3O2  2CO2 + 3H2O. Hãy lựa chọn các chất A, B, D, E, F, G, K thỏa mãn các sơ đồ hóa học trên. Viết PTHH minh họa. 2. Hỗn hợp khí X gồm hiđrocacbon Y và oxi có tỉ lệ mol 1 : 10. Bật tia lửa điện để đốt cháy hết Y, dẫn hỗn hợp khí và hơi sau phản ứng qua bình đựng H 2SO4 đặc dư, thu được khí Z (tỉ khối của Z so với khí H2 là 19). Xác định công thức phân tử và viết công thức cấu tạo của Y. Câu 5: (2,0 điểm) 1. Oxi hóa 4 gam ancol X có công thức CnH2n+1OH bằng oxi có mặt xúc tác và nhiệt độ thích hợp, sau một thời gian phản ứng thu được 7,2 gam hỗn hợp lỏng Y gồm X dư, axit cacboxylic tương ứng Z có công thức CmH2m+1COOH (n = m +1) và H2O. Cho Y tác dụng hết với Na thì thu được V lít H2 (đktc). Tính V biết rằng X và Z có phản ứng với Na tương tự như ancol etylic và axit axetic. 2. a) Có thể tẩy sạch vết dầu ăn dính trên quần áo bằng nước hay xăng? Giải thích. b) Hỗn hợp khí M gồm CO 2, SO2 và C2H4. Dẫn M vào dung dịch chứa chất tan N, thấy có một chất khí P thoát ra khỏi dung dịch. Hãy cho biết khí P có thể là chất khí nào trong hỗn hợp M? Viết PTHH minh họa. - Cho: Ba = 137; O = 16; H = 1; S = 32; C = 12; Al = 27, Na = 23, P = 31. - Các chữ kí hiệu ở các câu, các bài riêng trong các câu độc lập với nhau. * Thí sinh không được sử dụng bảng hệ thống tuần hoàn. HẾT Họ và tên thí sinh: Chữ ký của giám thị số 1: Số báo danh: Chữ ký của giám thị số 2: Trang 02/02